Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển vận tải biển tại tỉnh bình định...

Tài liệu Phát triển vận tải biển tại tỉnh bình định

.PDF
108
127
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN CAO PHÁT PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN CAO PHÁT PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy Đà Nẵng – Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Cao Phát MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục đề tài 3 6. Tổng quan nghiên cứu đề tài 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN 10 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI BIỂN 10 1.1.1. Khái niệm vận tải biển 10 1.1.2. Đặc điểm của vận tải biển 16 1.1.3. Vai trò của vận tải biển 18 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN 20 1.2.1. Phát triển hệ thống cảng biển 20 1.2.2. Phát triển đội tàu biển 22 1.2.3. Phát triển quy mô vận tải biển 24 1.2.4. Phát triển dịch vụ logistics 25 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN 27 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 27 1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội 29 1.3.3. Chính sách phát triển kinh tế biển 30 1.3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương 31 1.3.5. Khả năng huy động vốn 33 1.3.6. Nguồn nhân lực vận tải biển 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 38 2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH 38 2.1.1. Thực trạng phát triển hệ thống cảng biển 38 2.1.2. Thực trạng hoạt động của đội tàu vận tải biển 42 2.1.3. Tình hình phát triển quy mô vận tải biển tại tỉnh Bình Định 46 2.1.4. Tình hình phát triển dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Định 50 2.2. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 56 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 56 2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 57 2.2.3. Chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định 62 2.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế tỉnh Bình Định 64 2.2.5. Khả năng huy động vốn 66 2.2.6. Tình hình nguồn nhân lực 67 2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 70 2.3.1. Những thành công của vận tải biển Bình Định 70 2.3.2. Những hạn chế của vận tải biển Bình Định 72 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN ĐẾN 79 3.1. NHỮNG CĂN CỨ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 79 3.1.1. Các dự báo 79 3.1.2. Chiến lược phát triển vận tải biển 81 3.1.3. Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển vận tải biển 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN 82 83 3.2.1. Giải pháp phát triển hệ thống cảng biển 83 3.2.2. Giải pháp phát triển đội tàu biển 85 3.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ Logistic 87 2.3.4. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng 89 3.2.5. Giải pháp về vốn 90 3.2.6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực vận tải biển 91 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 92 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 93 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ : Cao đẳng CP : Cổ phần CNTT : Công nghiệp tàu thủy CS : Công suất DN : Doanh nghiệp DHMT : Duyên hải Miền Trung DN : Doanh nghiệp DT : Diện tích DWT : Tấn tàu (Deadweight tonnage) ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam ĐV : Đơn vị ĐVT : Đơn vị tính GDP : Tổng sản phẩm nội địa GT : Tổng dung tích (Gross tonnage) HH : Hàng hóa KCN : Khu công nghiệp LĐ : Lao động MT : Miền Trung MT-TN : Miền trung - Tây nguyên PT : Phương tiện TC : Trung cấp TEU : Thể tích tiêu chuẩn công ten nơ bằng 20 Feets vuông TCTT : Tổng cục thống kê THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TV : Thuyền viên VN : Việt Nam VT : Vận tải VTB : Vận tải biển DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1 Trang Tình hình sản xuất kinh doanh của các cảng tại Bình Định 40 2.2 Tình hình năng lực của các cảng tại Bình Định 41 2.3 Danh sách các đội tàu VTB tại tỉnh Bình Định 43 2.4 Tình hình năng lực các đội tàu biển tại tỉnh Bình Định 43 2.5 Tình hình vận chuyển hàng hóa của đội tàu tại tỉnh Bình Định 45 2.6 Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng tại Bình Định 48 2.7 Năng lực sản xuất/lao động của các cảng tại tỉnh Bình Định 2.8 Danh sách các doanh nghiệp dịch vụ Logistic tại tỉnh Bình Định 2.9 50 51 Tình hình hoạt động của các dịch vụ logistics tại tỉnh Bình Định 52 2.10 Cơ cấu hàng hóa thông qua các cảng tại tỉnh Bình Định 53 2.11 Tăng trưởng phân theo khu vực kinh tế của Bình Định 57 2.12 Tỷ lệ số DN của các tỉnh, thành phố Duyên hải Miền trung 59 2.13 Chỉ số về môi trường kinh doanh PCI các tỉnh DHMT 63 2.14 Đánh giá của các DN về cơ sở hạ tầng ở các tỉnh DHMT 65 2.15 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển Vận tải biển tại tỉnh Bình Định 66 2.16 Tình hình vốn đầu tư cho đội tàu của tỉnh Bình Định 2.17 66 Tình hình vốn đầu tư cho hạ tầng cảng biển của tỉnh Bình Định 67 2.18 Số lượng và cơ cấu lao động vận tải biển Bình Định 68 2.19 Tình hình chất lượng sĩ quan và thuyền viên Bình Định 69 2.20 Tình hình chất lượng lao động cảng biển và logistics 70 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Sản lượng hàng hóa các cảng tại Bình Định 47 2.2 Sản lượng công ten nơ qua các cảng tại Bình Định 49 2.3 Số chuyến tàu thông qua các cảng tại Bình Định 49 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phấn đấu đưa nước Việt Nam ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên Biển - Đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị Quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, là đòi hỏi rất lớn đang được đặt ra đối với Vận tải biển trong giai đoạn hiện nay. Trong “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” có xác định 5 ngành, lĩnh vực trọng điểm đó là: Khai thác, chế biến dầu, khí hóa lỏng; Kinh tế Hàng hải; Khai thác và chế biến thủy, hải sản; Du lịch biển và kinh tế hải đảo; Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị dọc dải ven biển. Việc thực hiện thành công 5 ngành, lĩnh vực nói trên sẽ là điều kiện và tiền đề rất cơ bản để kinh tế biển của nước ta phát triển nhanh, hiệu quả theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Muốn vậy, việc gắn kết giữa các ngành, lĩnh vực trong kinh tế biển được đặt ra như là một yếu tố khách quan nhằm hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau để phát triển đồng bộ và có hiệu quả; trong đó, các ngành kinh tế hàng hải, khai thác chế biến dầu, khí gắn với việc phát triển các khu công nghiệp lớn ven biển được coi là ngành, lĩnh vực có lợi thế lớn hàng đầu trong kinh tế biển. Vận tải biển được coi là một ngành công nghiệp dịch vụ, làm tăng giá trị hàng hoá thông qua việc di chuyển hàng hoá đó từ nơi này đến nơi khác. Ở Việt Nam, vận tải biển chiếm khoảng 80% việc lưu chuyển hàng hoá thương mại. Ngành này có một vị trí quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu. Do tốc độ phát triển mạnh của nền 2 kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành vận tải biển cũng có tốc độ tăng trưởng đều đặn, bình quân khoảng 16% trong suốt thập niên qua. Bình Định là một tỉnh ven biển, với độ sâu trung bình khu vực Cảng Quy Nhơn là -11m, nằm ở trung tâm khu vực các tỉnh nam trung bộ và là ngã ba giao thương giữa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho việc tàu bè qua lại. Mặt khác, khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế khu vực các nước ASEAN và gia nhập WTO, nhu cầu về trao đổi hàng hóa sẽ rất lớn. Khi đó, vận tải biển sẽ trở thành một trong những ngành kinh doanh rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh nhà và cho đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, ngành vận tải biển của tỉnh Bình Định vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Lãnh đạo các cấp của tỉnh cũng rất quan tâm đến lĩnh vực này, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào để có những giải pháp chiến lược (Chỉ mới có những công trình nghiên cứu riêng rẽ về tàu thuyền, về nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng cảng biển...) để tận dụng được những lợi thế sẵn có của tỉnh để phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự phát triển của ngành vận tải biển bao gồm: Phát triển hệ thống cảng biển, phát triển đội tàu, phát triển hệ thống khai thác và dịch vụ hậu cần hỗ trợ… sẽ là cơ sở để khai thác tiềm năng biển, khai thác nguồn hàng và phát triển mạnh hoạt động dịch vụ của khu vực này. Đây có thể coi như khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế của khu vực này. Vì những cấp thiết trên nên tác giả chọn đề tài “Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định” cho luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế Phát triển của tác giả. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Khái quát về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển vận tải biển từ đó làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu cho đề tài. - Đánh giá tiềm năng phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định. 3 - Đưa ra những thành công và hạn chế trong thực trạng của vận tải biển tại tỉnh Bình Định cùng với các nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đưa ra các giải pháp để phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phát triển vận tải biển. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi là vận tải hàng hóa; tập trung phát triển hệ thống cảng biển, đội tàu và dịch vụ logistics. + Về mặt không gian: Tại tỉnh Bình Định. + Về mặt thời gian: Từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu này sử dụng một số các phương pháp cụ thể như phân tích thống kê, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khảo sát thực tế, chuyên gia … theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. - Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê của tỉnh Bình Định, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, các cảng ở khu vực Đầm Thị Nại và một số các tham luận trên các diễn đàn Phát triển Kinh tế biển trong và ngoài nước. - Công cụ chính: Sử dụng chương trình sử lý số liệu bằng excel, kết hợp với thống kê mô tả, so sánh, đánh giá, tổng hợp … 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm có 3 chương cụ thể: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển vận tải biển - Chương 2: Thực trạng phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định - Chương 3: Giải pháp phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định trong thời gian đến 4 6. Tổng quan nghiên cứu đề tài Ở Việt nam cũng như ở nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển vận tải biển cũng như về kinh tế biển trong thời gian qua. Dưới đây tác giả nêu ra một số bài báo và một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn: - Bài báo: “Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức - Một thách thức lớn đối với Việt Nam trước thềm hội nhập”, tác giả: TS. Nguyễn Hoàng Tiệm, Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2011. Bài báo phân tích vận tải đa phương thức là mô hình dịch vụ vận tải hiện đại và vận tải biển là khâu quan trọng nhất và chi phối lớn nhất trong mô hình vận tải đa phương thức. Từ đây tác giả có thể tiến đến cụ thể hóa các giải pháp phát triển vận tải biển. - Bài báo: “Thực trạng hoạt động vận tải biển trên thế giới và kinh doanh vận tải biển ở nước ta” theo Visaba Times, số ngày 8/12/ 2005, Việt Báo. Bài báo phân tích thực trạng tình hình hoạt động vận tải biển trên thế giới và ở nước ta giai đoạn 2003 - 2005. Từ bài báo, tác giả hướng tới một số chính sách tăng cường khả năng quản lý, đào tạo, giáo dục sĩ quan (thuyền viên), nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm (pháp luật), yêu cầu về an ninh, an toàn hàng hải nhằm vừa tổ chức khai thác hiệu quả con tàu, vừa thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ con người và bảo vệ môi trường. - Bài báo: “Thách thức của ngành vận tải biển năm 2012”, theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, số ngày 1/3/2012. Bài báo chỉ ra những thành tựu và chiến lược phát triển, những khó khăn và thách thức, giải pháp nào để vượt qua những khó khăn thách thức của ngành vận tải biển. Tác giả thu hoạch được về những lợi thế của ngành và tính cấp thiết phải xây dựng một hệ thống giải pháp cho sự phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định. - Bài báo: “Vận tải biển Việt Nam: Thành tựu và thách thức”, Bài viết tham khảo, Tin tức - Sự kiện, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số ngày 1/1/2012. 5 Bài báo phỏng vấn cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Ngọc Huệ về một số những quy hoạch định hướng chiến lược biển của Việt Nam. Tác giả thu hoạch được tính cấp thiết cũng như chiến lược biển của nước ta. Từ đó đề xuất những chính sách chiến lược phát triển vận tải biển Bình Định phù hợp với hoạch định chung của chiến lược biển của Việt Nam. - Cao Ngọc Thành (2009), Phát triển vận tải biển Việt Nam từ kinh nghiệm Á Đông, Tạp chí Vietnam Logistics Review, số 7/2009. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của các nước Đông Á làm bài học cho Việt Nam. Kinh nghiệm quan trọng để giúp một cảng biển có thể phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế gồm các yếu tố: Cảng phải đặt ở vị trí địa lý thuận lợi, có độ sâu ngập nước đủ lớn để tàu lớn có thể ra vào cảng dễ dàng; Cảng phải có phương tiện thiết bị xếp dỡ hàng hóa hiện đại và có công suất lớn; Cảng hoạt động gần như 24 giờ/ngày và có chi phí cạnh tranh so với các cảng biển khác trong khu vực; Cảng phải được đặt ở vị trí địa kinh tế thuận lợi, tức có nguồn cung cấp hàng hóa nội địa (gọi là chân hàng) ổn định và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng; Hệ thống vận tải nội địa hỗ trợ bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa kết nối với cảng phải đồng bộ, góp phần tập kết và phân phối hàng hóa thật nhanh, có chi phí thấp; Phải có chính sách, kế hoạch khuyến khích đầu tư nước ngoài vào xây dựng và khai thác cảng biển. Đồng thời lập các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế gần cảng; Thành lập các trung tâm giao dịch tài chính ngân hàng nằm ngay trong khu vực cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ và kinh tế trong phạm vi cảng. - Cao Ngọc Thành (2010), Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, Phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo phân tích những hạn chế của hệ thống cảng biển Việt Nam như: Do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phố lớn và ở sâu phía trong 6 khu vực cửa sông nơi chịu ảnh hưởng bởi sa bồi và thủy triều. Phương tiện bốc dỡ và hệ thống kho hàng có năng lực hạn chế đã làm giảm tốc độ lưu chuyển hàng hóa thông qua cảng. Hệ thống phân phối hậu cần nội địa chưa phát triển, còn nghèo nàn và hoạt động kém hiệu quả, góp phần làm tăng tổng chi phí vận tải hàng hóa. Còn ít các dịch vụ liên quan đến cảng và vận tải biển. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất định hướng phát triển vận tải biển gồm: Nâng cao chất lượng vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, giành thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho đội tàu biển Việt Nam, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển cự ly dài. Tăng khối lượng vận tải cho đội tàu Việt Nam đảm nhận. Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu công ten nơ, tàu dầu, tàu khí hóa lỏng, tàu hóa chất ...) và tàu có trọng tải lớn. Năm 2010 đội tàu biển của Việt Nam có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; phấn đấu đến năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT và năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi tàu bình quân là 12 năm. - Từ Tâm (2010), Cảng biển Việt Nam tầm nhìn mới, Tạp chí Vietnam Logistics Review, số 4/2010. Theo phân tích tình hình phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam với những dấu hiệu tích cực trong kinh doanh. Năm 2009 khi lượng hàng qua các cảng tăng từ 25% lên 40%. Sự gia tăng lượng hàng qua các cảng có ý nghĩa rất lớn trong lưu thông hàng hóa của xã hội và sự phát triển hệ thống cảng biển phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên, trong thực tế cũng còn tồn tại nhiều vấn đề như năng lực xếp dỡ, cơ sở hạ tầng ... của các cảng biển ở các khu vực trọng điểm của Miền Nam, Miền Trung và Miền Bắc đang tụt hậu so với thực tế. Tình hình này do nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự yếu kém trong công tác quy hoạch lẫn hệ thống văn bản pháp lý phục vụ cho quy hoạch. Ngoài ra các hoạt động dịch vụ khai thác cảng biển cũng còn 7 nhiều hạn chế và không theo kịp sự phát triển chung của vận tải biển khu vực và thế giới. - Xuân Thái (2010), Vận hội mới cho Miền Trung thịnh vượng, Tạp chí Vietnam Logistics Review, số 4/2010. Theo cơ sở phân tích sự phát triển kinh tế của khu vực Kinh tế Trọng điểm Miền Trung đã nhận định khu vực này đã thay đổi lớn từ một vùng kinh tế nghèo nàn, công nông nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, thì ngày nay các tỉnh Miền Trung đã nhanh chóng hình thành trục kinh tế biển phát triển của Việt Nam. Các tỉnh cần liên kết vùng để có quy hoạch tổng thể phát triển các ngành trọng điểm, có thế mạnh như vận tải biển nhằm thúc đẩy kinh tế biển. Liên kết chặt chẽ khu vực là khâu quyết định trong phát triển vận tải biển nhưng phải liên kết với sự phân công chặt chẽ. - Kevin Cullinan (2005), Shipping Economics, school of Marine Science and Technology University of Newcastle, UK. Đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích hành vi của nhà đầu tư để đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh vào hoạt động vận tải biển và người sử dụng các dịch vụ vận tải biển trong việc lựa chọn sử dụng hàng hóa. - Kevin Cullinane, P. Ji, T. Wang (2005), The relationship between privatization and DEA estimates of efficiency in the container port industry Journal of Economics and Business. Đã phân tích ảnh hưởng của việc tư nhân hóa hoạt động vận tải biển trong đó tập trung vào hoạt động cảng công ten nơ. Kết luận quan trọng rút ra từ nghiên cứu này khẳng định đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này không đem lại hiệu quả như mong đợi. Nghĩa là dịch vụ này đầu tư nhà nước vẫn giữ vai trò then chốt. - Wayne K. Talley (2009), Port Economics, the publishers Routledge 2009. Trong nghiên cứu phát triển ngành vận tải biển, trên cơ sở nghiên cứu việc phân bổ nguồn lực cảng biển, đã khẳng định vai trò của cung cấp dịch vụ vận tải biển cho nền kinh tế và hoạt động của vận tải biển ảnh hưởng rất lớn 8 đến nền kinh tế. Điều đáng quan tâm trong nghiên cứu này là nội dung phân bổ nguồn lực phát triển cảng biển chính là phân bổ nguồn lực phát triển cả đội tàu và thúc đẩy các hoạt động khai thác dịch vụ logistics … - Harrod, R, F (1939), An essay in dynamic theory, economic journal. Theo quan điểm của Roy Hadod - Evsey Domar, muốn phát triển ngành vận tải biển đòi hỏi phải đầu tư vốn cho sản xuất này nhưng cũng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hạn chế của Roy Hadod - Evsey Domar là không chỉ ra được hạn chế của việc đầu tư vốn cho sản xuất là chỉ tạo ra tăng trưởng trong ngắn hạn. Do vậy mà Robert Solow (1956) đã phát triển kết quả của Roy Hadod - Evsey Domar và lập luận rằng việc tăng lượng vốn cho sản xuất qua đầu tư chỉ có tác dụng tăng trưởng trong ngắn hạn chứ không có tác dụng trong dài hạn. - Torado (1990), Economics for the third world, Third Edition, Publishers Longman. Theo ông, quá trình phát triển kinh tế nói chung là quá trình chuyên môn hóa sản xuất và tiến hành đổi mới công cụ sản xuất. Dựa trên quan điểm đó, tác giả xem xét nâng cao tổ chức sản xuất và tập trung cải tiến công nghệ kỹ thuật sản xuất. Ngoài các công trình nghiên cứu, tài liệu nêu trên còn có các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, các trang mạng điện tử của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng Quy Nhơn, Báo Bình Định ... đề cập đến những vấn đề liên quan vận tải biển. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu vận tải biển còn rời rạc, riêng rẽ chưa mang tính xâu chuỗi và nhất là trong lĩnh vực logistics, chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, vì vậy, khi nghiên cứu đề tài “Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định” tác giả đã dựa trên tổng quan tiếp cận từ các công trình nghiên cứu nêu trên và sự hướng dẫn của Tiến sĩ Ninh Thị Thu Thủy để chọn lọc một số nội dung cần nghiên cứu: 9 - Phát triển vận tải biển dựa trên lợi thế địa kinh tế biển của tỉnh Bình Định. - Điều kiện để phát triển vận tải biển trong nền kinh tế. - Phát triển hệ thống cảng biển. - Phát triển đội tàu vận tải biển. - Phát triển dịch vụ logistics. - Phát triển hệ thống vận tải nội địa hỗ trợ như đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. - Liên kết vùng miền trong phát triển vận tải biển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan