Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty bảo hiểm pvi khánh hòa...

Tài liệu Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty bảo hiểm pvi khánh hòa

.PDF
105
93
119

Mô tả:

i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ................................................................. v LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........ 4 1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp .................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp............................................................ 4 1.1.2. Khái niệm về văn hóa .................................................................... 4 1.1.3. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp .............................................. 5 1.1.4. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp............................................ 5 1.1.5. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp 8 1.2. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp ......................................... 11 1.2.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp ............................................ 11 1.2.2. Đạo đức kinh doanh ..................................................................... 12 1.2.3. Hệ thống sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) của doanh nghiệp ....... 15 1.2.4. Phương thức tổ chức của doanh nghiệp........................................ 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp ....................................................................................................... 19 1.3.1. Văn hóa dân tộc ........................................................................... 19 1.3.1.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ......... 20 1.3.1.2. Sự phân cấp quyền lực.......................................................... 21 1.3.1.3. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền ............................ 22 1.3.1.4. Tính cẩn trọng ....................................................................... 23 1.3.2. Nhà lãnh đạo................................................................................ 24 1.3.2.1. Sáng lập viên- Người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của Doanh nghiệp: ............................................... 26 1.3.2.2. Các nhà lãnh đạo kế cận ........................................................ 28 ii 1.3.3 Những giá trị văn hóa học hỏi được .............................................. 28 1.4. Các giai đoạn hình thành và cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp ... 31 1.4.1. Các giai đoạn hình thành văn hóa doanh nghiệp .......................... 31 1.4.2. Cơ cấu thay đổi văn hóa doanh nghiệp......................................... 33 1.4.3. Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp ......................... 35 1.5. Các dạng văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 39 1.5.1. Phân theo sự phân cấp quyền lực ................................................. 39 1.5.2. Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ ......... 40 1.5.3. Phân theo mối quan tâm dến nhân tố con người và mối quan tâm đến thành tích ........................................................................................ 42 1.5.4. Phân theo vai trò của nhà lãnh đạo ............................................... 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI KHÁNH HÒA ......................................................... 43 2.1. Giới thiệu chung về Công Ty Bảo Hiểm PVI Khánh Hòa. ................. 43 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty ................................... 43 2.1.1.1. Sự ra đời ................................................................................ 43 2.1.1.2. Quá trình phát triển................................................................ 43 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty ...................................... 44 2.1.3. Tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. ..... 46 2.1.3.1. Các sản phẩm và dịch vụ Công ty cung cấp: .......................... 46 2.1.3.2. Tình hình kinh doanh bảo hiểm của Công ty giai đoạn 2009 – 2011: ...................................................................................... 49 2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa của Công ty PVI Khánh Hòa. 52 2.2.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp mà Công ty đang theo đuổi:........ 52 2.2.2. Các hoạt động văn hóa của Công ty ............................................. 53 2.2.2.1. Hệ thống các giá trị cốt lõi..................................................... 53 2.2.2.2. Các thành tích mà Tổng Công ty Bảo hiểm PVI đạt được:..... 54 2.2.2.3. Các hoạt động xã hội mà Công ty PVI Khánh Hòa đã tham gia từ khi thành lập đến nay: .................................................................... 55 iii 2.2.2.4. Hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động của Công ty .......... 56 2.2.2.5. Hệ thống các chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin trong Công ty: .................................................................................... 63 2.2.2.6. Hệ thống các chuẩn mực về giao tiếp và truyền đạt thông tin bên ngoài Công ty: ............................................................................. 64 2.2.2.7. Hệ thống Giáo dục – Đào tạo của Công ty ............................. 65 2.2.2.8. Chế độ đãi ngộ của công ty.................................................... 67 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa của Công ty:................................................................................................. 68 2.2.3.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể ......... 68 2.2.3.2. Sự phân cấp quyền lực:.......................................................... 68 2.2.3.3. Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: ............................ 69 2.2.3.4. Nhà lãnh đạo – người tạo ra nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp cho Công ty ............................................................................ 70 2.2.4. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên Công ty về môi trường văn hóa của công ty:.................................................................. 71 2.2.5. Một số nhận xét và đánh giá văn hóa doanh nghiệp mà công ty đang xây dựng ....................................................................................... 76 2.2.5.1. Nhận xét: ............................................................................... 76 2.2.5.2. Đánh giá: ............................................................................... 77 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY PVI KHÁNH HÒA.......................................... 81 3.1. Các yếu tố thiết yếu cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay của công ty:............................................................................................... 81 3.1.1. Các yếu tố hữu hình: .................................................................... 81 3.1.2. Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên: ........................................ 81 3.1.3. Các quy định về văn hóa: ............................................................. 82 3.1.4. Các quy ước bất thành văn:.......................................................... 84 iv 3.2. Phương hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lai mà công ty đang theo đuổi:............................................................................. 85 3.2.1. Phương châm xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh..........................................................................................................85 3.2.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: ............................................ 86 3.2.3. Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng VHDN: ... 86 3.2.4. Các phương châm trong hoạt động kinh doanh của công ty: ........ 87 3.2.5. Phương hướng kinh doanh: .......................................................... 87 3.2.6. Mục tiêu kinh doanh của Công ty: ............................................... 88 3.3. Một số giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa: ....................................................................................... 89 3.3.1. Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững cho Doanh nghiệp:............................... 89 3.3.2. Khắc phục nhược điểm của mô hình văn hóa công ty đang theo đuổi ...................................................................................................... 90 3.3.3. Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp:.... 91 3.3.4. Tạo ra hình mẫu một nơi làm việc lý tưởng nhằm kích thích tinh thần làm việc hăng say của nhân viên: ................................................... 91 3.3.5. Tạo bầu không khí làm việc trong công ty: .................................. 93 3.3.6. Chính sách tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực phải thể hiện được văn hóa doanh nghiệp: ........................................................................... 94 3.3.7. Tác phong văn hóa thể hiện trong chế độ khen thưởng công nhân viên.95 3.3.8. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong sự quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên: ............................................................................ 96 3.3.9. Gây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí của đối tác, của khách hàng 96 KẾT LUẬN................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 100 v DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1: Thống kê nguồn nhân lực, doanh thu đạt được của công ty giai đoạn 2007 – 2011:....................................................................... 44 Bảng 2.2. Tình hình kinh doanh của Công ty PVI Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2011: ............................................................................... 50 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và lao động của công ty bảo hiểm PVI Khánh Hòa.......45 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tác phẩm “Sử ký”, sử gia Herodotus người Halicarnassus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) đã kể câu chuyện về một người tên Sophanes, trong cuộc chiến tranh lớn nhất lịch sử thế giới cổ đại giữa Hy Lạp và Ba Tư: “ Anh ta đeo trên thắt lưng áo giáp cái mỏ neo bằng sắt gắn vào sợi xích sắt. Mỗi khi đến gần kẻ thù, anh ta quăng nó xuống đất, để những kẻ tấn công không thể xê dịch anh ta; nếu đối thủ bắt đầu bỏ chạy, anh ta bèn nhấc cái mỏ neo lên và đuổi theo”. Thiết nghĩ, trong bất kỳ doanh nghiệp nào, nhân viên cũng cần một mỏ neo chắc chắn như vậy để có thể tự trói mình vào nhiệm vụ. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trên thế giới như hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hẳn cũng nhận ra rằng nhân viên sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chấp nhận giảm lương, tăng giờ làm… cùng chia sẻ khó khăn, góp phần đưa doanh nghiệp “ vượt bão”. Có được điều đó một phần nhờ cái “tình” của nhân viên với doanh nghiệp, và được vun đắp bởi văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp (VHDN) vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam. Tại Việt Nam chưa thực sự có một Doanh nghiệp nào xứng tầm khu vực, chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào làm lay động thị trường quốc tế; ngoài những lí do về trình độ quản lý, nguồn nhân lực, nguồn tài chính…thì thiếu VHDN cũng là một trong những yếu tố góp phần cho sự hổ thẹn ấy. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các nhà quản lý cần có một cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng văn hóa Doanh nghiệp của Công ty mình, không thể để cho nó phát triển tự phát. VHDN không hiện hữu một cách thường trực, đầu tư xây dựng VHDN không phải ngày một ngày hai mà hiệu quả của nó cũng khó có thể đong đếm 2 được nên nó không thực sự được các Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm một cách đúng mực. Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty bảo hiểm PVI Khánh Hòa” nêu lên cơ sở lý luận về Doanh nghiệp, Văn hoá, Văn hoá Doanh nghiệp; thực trạng Văn hoá Doanh nghiệp và một số biện pháp nhằm phát triển VHDN ở Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa với hy vọng công ty sẽ vận dụng sức mạnh VHDN để đạt được những thành công to lớn trong quá trình thành phố đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc TW nói riêng và lộ trình vươn mình ra thế giới của Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu:  Hệ thống lại kiến thức về Doanh nghiệp, Văn hóa, Văn hóa doanh nghiệp.  Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa hiện nay.  Nêu lên biện pháp nhằm phát triển Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Bảo hiểm PVI. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu mô hình VHDN mà Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa đang xây dựng. Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn xây dựng VHDN của các Doanh nghiệp trong nước cũng như thế giới mà nêu ra một số biện pháp nhằm phát triển mô hình VHDN của Công ty Bảo hiểm PVI thêm hoàn chỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và phân tích – tổng hợp dữ liệu chủ yếu được sử dụng xuyên suốt đề tài. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê để thấy được tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 3 5. Kết cấu chuyên đề Chương 1: Cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa Chương 3: Các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty PVI Khánh Hòa. Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Mai Thị Linh, sự hỗ trợ của Công ty thực tập. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo có những ý kiến đóng góp để đề tài tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Võ Nữ Bảo Trân 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp Là một tổ chức có trụ sở, con dấu, tài sản… thực hiện hoạt động kinh doanh, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, xét trong dài hạn thì mục tiêu của Doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay ở Việt Nam có 6 loại hình Doanh nghiệp, đó là: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Hợp tác xã. 1.1.2. Khái niệm về văn hóa Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn, bao gồm nhiều loại đối tượng, tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau. Tất cả những gì do con người tạo ra đều chứa đựng trong nó một ý nghĩa văn hóa nhất định. Văn hóa tồn tại ở cả thế giới vật chất và tinh thần của xã hội loài người, như: phố cổ Hội An, các đền thờ, các ngôi chùa, các công trình nghệ thuật… thuộc về văn hóa vật chất; Nhã nhạc Cung đình Huế., Ca trù, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên… thuộc về văn hóa tinh thần ( văn hóa phi vật thể). Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa:  Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồn chữ “văn” và chữ “hóa”. Trong đó, văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ của con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Chữ “hóa” trong văn hóa là việc đem cái văn( cái đẹp, cái đúng, cái tốt) để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống. Văn hóa chính là nhân hóa hay nhân văn hóa. 5  Ở phương Tây, văn hóa ( culture – tiếng Anh hay tiếng Pháp) đều xuất xứ từ chữ Latin ( cultus) có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực hay nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ Cultura được mở rộng nghĩa dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáp dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Như vậy, văn hóa theo quan niệm của cả phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp. 1.1.3. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp ( văn hóa công ty) là một dạng văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên bản sắc của doanh nghiệp, tác động tới suy nghĩ, lý trí, tình cảm và hành vi của tất cả thành viên trong doanh nghiệp. Hay nói khác đi, văn hóa doanh nghiệp là văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp đó Văn hóa doanh nghiệp bao gồm môi trường văn hóa của doanh nghiệp (đó là cách ứng xử, hành vi của thành viên trong doanh nghiệp), hệ thống các giá trị của doanh nghiệp và các nhân tố văn hóa khác trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp Theo Edgar H. Schein, văn hoá Doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị văn hoá Doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó . Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá đó. 6 a. Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của Doanh nghiệp: Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như: - Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm. - Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của Doanh nghiệp. - Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của Doanh nghiệp. - Lễ nghi và lễ hội hàng năm. - Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của Doanh nghiệp. - Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong Doanh nghiệp. - Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức. - Hình thức, mẫu mã của sản phẩm. - Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên Doanh nghiệp. Đây là cấp độ văn hoá có thể nhận thấy ngay khi trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất như: Kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo…Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong VHDN. b. Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý của Doanh nghiệp): Doanh nghiệp nào cũng có những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên 7 và thường được công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị được công bố, một bộ phận của nền VHDN. “Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong Doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường Doanh nghiệp. c. Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong Doanh nghiệp): Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Văn hoá Á Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng có quan niệm truyền thống: Nhiệm vụ quan trọng nhất của phụ nữ là chăm lo cho gia đình còn công việc ngoài xã hội là thứ yếu. Trong khi đó văn hoá phương Tây lại quan niệm: Người phụ nữ có quyền tự do cá nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo truyền thống. Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hoá (ở bất kỳ cấp độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chúng sẽ rất khó bị thay đổi. Không phải vô lý mà hàng chục năm nay, bình đẳng nam- nữ vẫn đang là một mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ở Châu Á hướng tới. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” vốn đã trở thành quan niệm chung của nhiều nền văn hoá, nhiều cấp độ văn hoá. Xã hội ngày càng 8 văn minh, con người có trình độ học vấn ngày càng cao và hầu như ai cũng được nghe và có thể nói về bình quyền, nhưng khi sinh con, nhiều ông bố bà mẹ vẫn “mong con trai hơn”, khi xét thăng chức cho nhân viên, giữa hai người một nam, một nữ thì ông chủ vẫn thích chọn người nam hơn vì “vấn đề sức khoẻ, thời gian cho công việc…”. Những hiện tượng này chính là xuất phát từ quan niệm ẩn, đã tồn tại bao đời nay và không thể thay đổi nhanh chóng (dù là khoảng thời gian hàng chục năm). Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung, tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Ví dụ, cùng một vấn đề trả lương cho người lao động, các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu thường có chung quan niệm trả theo năng lực. Chính vì vậy, một người lao động trẻ mới vào nghề có thể nhận được mức lương rất cao, nếu họ thực sự có tài. Trong khi đó, nhiều Doanh nghiệp Châu Á, trong đó có Việt Nam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên, người lao động thường được đánh giá và trả lương tăng dần theo thâm niên cống hiến cho Doanh nghiệp. Một người lao động trẻ rất khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu. 1.1.5. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp là một nguồn lực và cách thức phát triển kinh doanh lâu dài, bền vững. Giữa văn hóa và văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng và hữu cơ với nhau, là mối quan hệ giữa nhân tố văn hóa với hệ thống kinh doanh. Nhân tố văn hóa có thể mạnh, yếu, nhiều hay ít trong kinh doanh là tùy thuộc vào các chủ thể kinh doanh cụ thể, tùy thuộc vào sự nhận thức của họ về vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của hoạt động kinh doanh. 9 Hoạt động kinh doanh được thúc đẩy bằng những động cơ khác nhau, trong đó kiếm được nhiều lợi nhuận là động cơ quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, sẽ là đơn giản nếu chúng ta khẳng định mọi cuộc kinh doanh đều bị thúc đẩy, dẫn dắt chỉ bằng lợi nhuận và nhà kinh doanh nào cũng chỉ hoạt động vì sự giàu có ích kỷ cho bản thân. Động cơ kiếm lời không chỉ là nhu cầu sinh lý, bản năng mà còn là các nhu cầu có tính văn hóa như muốn được xã hội tôn trọng, muốn được tự thể hiện bản thân và sáng tạo. Trong thực tế có nhiều nhà kinh doanh, tổ chức kinh doanh đóng góp từ thiện, lập các quỹ phát triển khoa học, văn hóa, công nghệ… mà không vì mục đích tự quảng cáo. Bên cạnh lợi nhuận còn có sự điều chỉnh của pháp luật và văn hóa, cho nên có những hoạt động kinh doanh hứa hẹn mức lợi nhuận cao, thậm chí là siêu lợi nhuận nhưng phần lớn các nhà kinh doanh đều không muốn tham gia như buôn bán ma túy, buôn hàng lậu, hàng giả kém chất lượng… Nếu muốn hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, người kinh doanh chỉ có cách duy nhất là kinh doanh có văn hóa. Chỉ có kinh doanh một cách chân chính, trung thực giữ vững chữ tín với khách hàng và xã hội mới giúp doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự đồng tâm, thống nhất của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những nhân cách khác nhau. Tính đồng nhất, thống nhất của doanh nghiệp chỉ có được khi mọi thành viên của doanh nghiệp đều tự giác chấp nhận một bảng các giá trị chung của văn hóa doanh nghiệp do nhà lãnh đạo tạo ra. Với chức năng định hướng hoạt động một cách tự giác và rộng khắp, văn hóa doanh nghiệp co thể dẫn dắt các thành viên có suy nghĩ, hành vi ứng xử phù hợp và hoạt động có hiệu quả mà không cần phải có quá nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết, thường nhật từ cấp trên đưa xuống. 10 Thứ ba, văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của mỗi doanh nghiệp, là đặc tính để giúp khách hàng phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự chưa thể có một văn hóa doanh nghiệp ổn định, một bản sắc văn hóa doanh nghiệp đầy đủ. Trong quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp, cũng là quá trình chọn lọc và tạo lập văn hóa của nó thì vai trò của người lãnh đạo sẽ được “xã hội hóa” trong môi trường nhân văn của doanh nghiệp thấm sâu vào từng thành viên và dần định hình nền văn hóa của doanh nghiệp đó. Vậy nên, văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn nhân cách cá nhân của những người lãnh đạo và phong cách của họ. Hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị khác nhau là nguồn gốc của tính đặc thù trong văn hóa doanh nghiệp. Một khi văn hóa của doanh nghiệp được tạo ra thì nó sẽ được “di truyền”, bảo tồn qua nhiều thế hệ thành viên, tạo khả năng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Có thể ví văn hóa doanh nghiệp như một “bộ gen” của doanh nghiệp “ cho nên thách thức đối với những người sáng lập và tạo dựng các doanh nghiệp chính là khả năng sáng tạo ra “ bộ gen” tốt cho doanh nghiệp của mình” ( Vĩnh Thịnh 1999). Nếu doanh nghiệp nào có khả năng phát triển bền vững thì sẽ có khả năng bảo tồn và di truyền bản sắc. Bởi vậy trách nhiệm của những người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ làm việc kiếm lợi nhuận mà còn là tạo lập một nền văn hóa đậm đà màu sắc nhân văn và phù hợp với các giá trị của văn hóa dân tộc và loài người nói chung. Làm như vậy, doanh nghiệp sẽ thu hút được người có tài, có đức khiến mọi người đoàn kết một lòng tập trung trí tuệ, sức lực và thời gian cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, khiến mọi thành viên đồng cam cộng khổ vượt mọi khó khăn mà vẫn giữ được lòng trung thành với một lý tưởng cao cả. Vì vậy mà văn hóa doanh nghiệp được di truyền cho các thế hệ thành viên, thậm chí cho sức sống của doanh nghiệp còn lâu dài hơn cuộc đời của những nhà sáng lập và lãnh đạo nó. 11 Thứ tư, đưa văn hóa vào doanh nghiệp sẽ làm gia tăng giá trị sản phẩm, giúp các nhà kinh doanh tạo ra công nghệ và cách thức kinh doanh phù hợp. Có thể giá tăng được giá trị sản phẩm nếu người kinh doanh biết thổi các hồn văn hóa vào trong nó. Ví dụ: đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm truyền thống, những tác phẩm nghệ thuật đầy tính sáng tạo và tinh tế có thể thuyết phục bất kỳ ai khi nhìn nó, thâm chí còn được khách hàng trả giá cao ngoài mong đợi. Như các bức tranh thêu tay, đồ thủ công mỹ nghệ… Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa trong kinh doanh và giá trị to lớn do nó mang lại, các nhà kinh doanh luôn sáng tạo cho ra đời những công nghệ sản xuất kinh doanh tiên tiến, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ví dụ sử dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất để tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường; hay sản xuất rau sạch; du lịch sinh thái kết hợp bệnh viện khách sạn… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đó chính là giá trị nhân văn cao cả nhất. 1.2. Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp 1.2.1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp  Khái niệm: Triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư duy chung chỉ đạo toàn bộ suy nghĩ và hoạt động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ người lãnh đạo, các bộ phận quản lý và những người lao động trong doanh nghiệp. Cách thể hiện triết lý kinh doanh của từng doanh nghiệp có thể khác nhau nhưng nhìn chung, triết lý hoạt động của doanh nghiệp có thể bao hàm trong đó: - Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: hướng vào phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách hàng. 12 - Định hướng hoạt động của doanh nghiệp: hướng vào phục vụ lợi ích xã hội thông qua phục vụ khách hàng. - Đề cao giá trị con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.  Những ví dụ cụ thể về triết lý hoạt động của doanh nghiệp: 1. Triết lý kinh doanh của công ty HITACHI dựa trên triết lý của người sáng lập công ty, đó là: - Tính dung hòa: luôn tôn trọng ý kiến của mọi người và thảo luận với thái độ chân thành, công bằng và vô tư sau đó cùng nhau làm việc để đạt mục đích chung. - Sự chân thành: các thành viên trong công ty tránh chỉ trích lẫn nhau. - Tinh thần tiên phong: điểm xuất phát là sáng kiến cá nhân có khát vọng, đam mê để trở thành quân tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và đạt đỉnh cao trong kinh doanh. 2. Triết lý kinh doanh của SUZUKI: “ Trao sản phẩm hoàn thiện đến người tiêu dùng”. Đó chính là triết lý của SUZUKI. SUZUKI tin tưởng rằng sản phẩm hoàn thiện được tạo ra từ sự thấu hiểu người tiêu dùng. Thế giới không ngừng thay đổi, nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và SUZUKI luôn nỗ lực không ngừng bằng chính sự sáng tạo không mệt mỏi nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hoàn thiện cho cuộc sống tốt đẹp hơn. 1.2.2. Đạo đức kinh doanh Từ hàng nghìn năm, người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức. Tuy nhiên, cần một định nghĩa mang tính chất thiết 13 thực, vì nhờ nó mà chúng ta có một khung tổng quát để định rõ các vấn đề đạo đức kinh doanh. Tiến sĩ Albert Schweitzer đã đưa ra định nghĩa về đạo đức như sau: “ Xét về tổng thể, đạo đức là cái tên mà chúng ta đặt cho những hành vi đúng đắn. Chúng ta cảm thấy bắt buộc phải xem xét cái có lợi cho bản thân, mà còn phải xem xét đến những cái có lợi cho người khác và cho cả loài người nói chung”. Theo định nghĩa này, nếu doanh nghiệp hoạt động có lợi cho mình, đồng thời đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội thì hành động đó là có đạo đức. Còn nếu chỉ đem lại lợi ích cho mình mà làm tổn hại đến lợi ích người khác, của xã hội thì cũng không được xem là có đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một loại hình đạo đức điều chỉnh hoạt động kinh doanh có tác động và chi phối hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh tác động tới chủ thể kinh doanh thông qua sự thôi thúc lương tâm và sự kiểm soát, bình giá của dư luận xã hội bằng các quan niệm chung về thiện – ác, đúng – sai, nghĩa vụ, danh dự… có tính truyền thống bền vững. Kinh doanh là một nghề đầy rủi ro, phức tạp, nó đòi hỏi người làm kinh doanh vừa phải có tài, vừa phải có đức mới đảm bảo sự phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững được. Sở dĩ, nghề kinh doanh coi trọng đạo đức người kinh doanh vì các sản phẩm hay dịch vụ họ bán ra trên thị trường đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, ít hay nhiều đến sức khỏe, tính mạng, tư tưởng tinh thần của người tiêu dùng. Ví dụ kinh doanh các ngành thực phẩm, dược phẩm, văn hóa phẩm… Có thể chỉ ra một số tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh như sau: - Tính trung thực: kinh doanh đúng pháp luật, thể hiện sự nhất quán giữa nói và làm, danh và thực, không dùng thủ đoạn gian dối, không quảng cáo sai sự thật… 14 - Tôn trọng con người: coi trọng những nhu cầu và lợi ích chính đáng của con người, sở thích và tâm lý khách hàng, tôn trọng phẩm giá và tiềm năng phát triển của nhân viên; coi trọng chữ tín trong giao tiếp, quan hệ và hoạt động kinh doanh. - Vươn tới sự hoàn hảo: không ngừng tu dưỡng bản thân, không thỏa mãn những gì đã đạt được; có hoài bão lý tưởng nghề nghiệp; phấn đấu vươn lên để thành đạt bằng con đường kinh doanh chân chính. - Đương đầu với thử thách: không ngại và quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ mà nghề kinh doanh thường gặp phải. - Coi trọng hiệu quả kinh tế gắn liền với trách nhiệm xã hội. Tài năng của nhà kinh doanh – đây là yếu tố không thể thiếu để thành công trong kinh doanh. Tài năng đó là: - Hiểu biết về thị trường: hiểu biết về ngành hàng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. - Hiểu biết về nghề kinh doanh: đó là những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh như những kiến thức về quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, marketing, quản trị công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm… - Hiểu biết về con người và khả năng xử lý tốt các mối quan hệ: đó là năng lực giao tiếp, nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ phục vụ công việc kinh doanh như quan hệ với khách hàng, đối tác, ngân hàng, chính quyền địa phương… - Nhanh nhạy, quyết đoán, khôn ngoan. 15 1.2.3. Hệ thống sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) của doanh nghiệp Hệ thống sản phẩm – hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường phải trở thành một giá trị văn hóa và một lợi thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp một cách lâu bền. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tập trung xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và hệ thống sản phẩm – hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt và phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Cục sở hữu trí tuệ quốc gia hay tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) để tránh tranh chấp thương hiệu. Khái niệm thương hiệu là một cái tên, từ ngữ ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Khi doanh nghiệp đã xây dựng được thương hiệu cho riêng mình, điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với chính bản thân doanh nghiệp đó và cho cả khách hàng của họ Đối với doanh nghiệp: - Doanh nghiệp bảo đảm với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua đó mà tạo dựng được lòng tin, uy tín và thiện cảm của khách hàng. - Doanh nghiệp có thể quảng cáo và truyền đạt thông tin của một sản phẩm xác định tới người tiêu dùng. Qua đó có thể xây dựng và định vị được hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng, giúp họ nhận biết và phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả, hàng nhái và các sản phẩm cùng loại khác. Đối với khách hàng: - Yên tâm về chất lượng hàng hóa, sản phẩm dịch vụ và giảm thiểu rủi ro trong mua sắm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng