Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bình thuận...

Tài liệu Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh bình thuận

.PDF
112
141
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÕ THỊ MỸ DUYÊN PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƢ VIỆN HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÕ THỊ MỸ DUYÊN PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Mã số: Khoa học thông tin thư viện 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THÔNG TIN THƢ VIỆN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN VIẾT HÀ NỘI - 2013 ii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn đã chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ, gồm một số nội dung sau: 1. Trong mục 1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin của chƣơng 1 đã làm rõ hơn nội dung về khái niệm nguồn lực thông tin và khái niệm về phát triển về tổ chức khai thác nguồn lực thông tin. 2. Trong mục 2.2.2. Tổ chức khai thác thông tin hiện đại của chƣơng 2 đã bổ sung thêm nội dung. 3. Tại phần bảng hỏi đã bỏ đi phần mục đích. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS. TS. TRẦN THỊ MINH NGUYỆT iii LỜI CẢM ƠN Để có đƣợc bản luận văn nhƣ hôm nay, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và sự kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Văn Viết ngƣời đã hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Thông tin - thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Phòng sau đại học Trƣờng Đạị học Sài Gòn cùng các đơn vị liên quan của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và Đại học Sài Gòn: những ngƣời đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành công trình này. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô đã truyền những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đồng thời Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ, cung cấp tƣ liệu và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Võ Thị Mỹ Duyên iv MỤC LỤC Trang Danh mục ký hiệu, từ viết tắt Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC 7 KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN TRƢỚC NHIỆM VỤ DỔI MỚI ĐẤT NƢỚC 1.1 Cơ sở lý luận về công tác phát triển và tổ chức khai thác 7 nguồn lực thông tin 1.1.1 Khái niệm nguồn lực thông tin 7 1.1.2 Vai trò của công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn 12 lực thông tin 1.1.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phát triển và tổ chức 14 khai thác nguồn lực thông tin Khái quát về thƣ viện tỉnh Bình Thuận 17 1.2.1 Sơ lƣợc lịch sử ra đời và phát triển thƣ viện Tỉnh 17 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ 19 1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 21 1.2.4 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin 24 Đặc điểm nguồn lực thông tin tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận 25 1.3.1 Nguồn lực thông tin truyền thống 25 1.3.2 Nguồn lực thông tin hiện đại 26 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại thƣ viện Tỉnh 27 1.2 1.3 1.4 Bình Thuận 1.4.1 Đặc điểm chung 27 1.4.2 Các nhóm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin 29 v Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC 33 KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin 33 2.1.1 Chính sách bổ sung 33 2.1.2 Nguồn bổ sung 36 2.1.3 Kinh phí bổ sung 38 2.1.4 Quy trình bổ sung 40 2.1.5 Thanh lọc, thanh lý tài liệu 43 2.1.6 Liên thông và chia sẻ nguồn lực thông tin 44 Thực trạng công tác tổ chức khai thác nguồn lực thông tin 45 2.2.1 Tổ chức khai thác thông tin truyền thống 46 2.2.2 Tổ chức khai thác thông tin hiện đại 53 Đánh giá hiệu quả công tác phát triển và tổ chức khai thác 57 2.1 2.2. 2.3 nguồn lực thông tin Nhận xét chung 64 2.4.1 Điểm mạnh 64 2.4.2 Hạn chế 64 2.4.3 Nguyên nhân 65 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC 66 2.4 Chƣơng 3 NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN Giải pháp phát triển nguồn lực thông tin 66 3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin 66 3.1.2 Hợp tác chia sẽ nguồn lực thông tin 70 Giải pháp tổ chức khai thác nguồn lực thông tin 71 3.2.1 Thu hút bạn đọc mới 71 3.2.2 Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với ngƣời dùng tin 72 3.1 3.2 vi 3.2.3 Nâng cao chất lƣợng tổ chức khai thác nguồn lực thông tin 73 3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 74 3.2.5 Truyền thông marketing 77 3.2.6 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin 79 Phát huy yếu tố con ngƣời 83 3.3.1 Nâng cao trình độ cán bộ 83 3.3.2 Hƣớng dẫn ngƣời dùng tin 86 Các giải pháp khác 88 3.4.1 Gải pháp kinh phí 88 3.4.2 Tăng cƣờng cơ sở vật chất 90 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 97 3.3 3.4 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH: Công nghiệp hoá- hiện đại hoá CNTT : Công nghệ thông tin CONSORTIUM: Liên hợp thƣ viện CQTTTV: Cơ quan thông tin thƣ viện CSDL: Cơ sở dữ liệu DL: Dữ liệu ĐKTQ: Đăng ký tổng quát KHTH: Khoa học tổng hợp MĐNB&CNTB: Miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ NCC: Nhà cung cấp NLTT: Nguồn lực thông tin NXB: Nhà xuất bản TDTT: Thể dục Thể thao THPT: Trung học phổ thông TL: Tài liệu TT-TV: Thông tin - Thƣ viện TV: Thƣ vịên OPAC: Hệ thống các mục lục tra cứu trực tuyến (Online Public Access Catalog) QĐ: Quyết định UB: Ủy ban UBNN: Ủy ban Nhân dân UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) VHTT: Văn hóa Thể thao VHTTDL: Văn hóa thể thao du lịch XLKT: Xử lý kỹ thuật viii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HOẠ Trang Bảng 1.1. Thống kê vốn tài liệu tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận năm 2011 25 Bảng 1.2. Biểu đồ thành phần nhóm ngƣời dùng tin tại TV Tỉnh Bình Thuận 29 Bảng 2.1. Biểu đồ cơ cấu tỉ lệ tài liệu tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận Bảng 2.2. Biểu đồ thống kê kết quả bổ sung sách tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận từ 34 37 năm 2008-2012 Bảng 2.3. Biểu đồ thống kê kinh phí bổ sung tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận từ năm 40 2008-2012 Bảng 2.4. Sơ đồ Quy trình bổ sung tài liệu tại Thƣ viện Tỉnh Bình Thuận) 41 Bảng 2.5. Khả Biểu đồ thống kê lƣợt bạn đọc đến thƣ viện Tỉnh Bình Thuận từ năm 2008-2012 Bảng 2.6. Khảo sát mức độ sử dụng tài liệu điện tử tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận 53 Bảng 2.7. Khảo sát nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận Bảng 2.8. Khảo sát nhu cầù khai thác thông tin theo từng lĩnh vực 56 Bảng 2.9. Khảo sát nhu cầù khai thác thông tin theo ngôn ngữ 58 Bảng 2.10. Khảo sát mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại Thƣ viện tỉnh Bình Thuận 59 Bảng 2.11. Khảo sát mức độ cập nhật của nguồn lực thông tin tại Thƣ viện tỉnh 60 56 58 Bình Thuận Bảng 2.12. Khảo sát mức độ tin tƣởng của nguồn lực thông tin tại Thƣ viện tỉnh 60 Bình Thuận Bảng 2.13. Đánh giá của ngƣời dùng tin về hệ thống tra cứu Bảng 2.15. Khảo sát về thái độ phục vụ của nhân viên tại Thƣ viện tỉnh Bình Thuận 61 62 63 Hình 1.1. Giao diện webside của Thƣ viện Tỉnh Bình Thuận Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của thƣ viện Tỉnh Bình Thuận Hình 2.1. Giao diện mục lục tra cứu điện tử 1 17 23 48 Hình 2.2. Giao diện mục lục tra cứu điện tử 2 49 Hình 2.3. Giao diện mục lục tra cứu tài liệu số hóa 1 55 Hình 2.4. Giao diện mục lục tra cứu điện tử 2 55 Bảng 2.14. Đánh giá của ngƣời dùng tin về hiệu quả của các hình thức phục ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, nền kinh tế đang hƣớng tới kinh tế tri thức. Cùng với sự phát triển của mạng lƣới truyền thông và công nghệ thông tin, hiện nay trên thế giới thƣ viện đƣợc xem nhƣ sự lựa chọn để tra cứu thông tin hiệu quả nhất, nhƣng ở Việt Nam ta thì sao? Với thực tế nhƣ hiện nay, các thƣ viện ở nƣớc ta hầu hết phuc vụ môt cách thụ động, ngƣời dùng tin có thói quen thích tìm kiếm thông tin có trên internet, báo, đài....chỉ đến thƣ viện khi họ thật sự cần nhiều tài liệu hơn để học tập nghiên cứu; bên cạnh đó rất nhiều trung tâm cung cấp thông tin ra đời: tổng đài 1080 của VNPT, 106x của Viettel, một số website…Thực tế này đòi hỏi mỗi thƣ viện, cơ quan thông tin cần phải nhìn nhận lại mình, cần thay đổi cách thức hoạt động để phù hợp với ngƣời dùng tin hiện nay. Để làm đƣợc việc này không dễ chút nào, nhƣng cũng không phải là khó không thể thực hiện đƣợc; nó đòi hỏi các thƣ viện, cơ quan thông tin cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn trong hoạt động phát triển và khai thác nguồn lực thông tin. Vậy muốn phát triển hoạt động này ta cần phải làm gì, những nhân viên cần mẫn trong lĩnh vực thông tin-thƣ viện cần phải có kiến thức và kỹ năng nhƣ thế nào? Nếu chúng ta trả lời đƣợc những câu hỏi này một cách xuất sắc, chắc chắn các thƣ viện, cơ quan thông tin sẽ trở thành ngƣời bạn tin cậy không thể thiếu của mỗi ngƣời trong xã hội. Bình Thuận là Tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chủ trƣơng hiện nay của Tỉnh là xây dựng và phát triển nền kinh tế đến năm 2020 trở thành một Tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hƣớng hiện đại, năng động; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, đồng bộ, liên thông với cả nƣớc và quốc tế; quan hệ sản xuất tiến bộ; đời sống nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện, nâng cao; nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Để đạt đƣợc mục đích này đòi hỏi mỗi cơ quan tổ chức, cá nhân trong Tỉnh phải tự xây dựng cho mình một chiến lƣợc tiếp cận với nguồn thông tin đang bùng nổ từng ngày, từng giờ. Muốn tiếp cận có chọn lọc hiệu quả nguồn thông tin khổng lồ hiện nay là một điều rất khó khăn với mỗi ngƣời dùng tin, nó cần phải có sự định hƣớng từ các trung tâm thông tin-thƣ viện, chỉ có tại những trung tâm thông tin – thƣ viện 1 chúng ta mới nhận đƣợc những nguồn thông tin đáng tin cậy, có giá trị cao. Xuất phát từ tình hình thực tế này, Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận đang cố gắng hoàn thiện hơn, phát triển nguồn thông tin có giá trị và tổ chức khai thác tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị...của Tỉnh nhà nói riêng và tất cả ngƣời dùng tin nói chung. Với nội dung là “Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận” tôi xin phép đƣợc chọn đây là đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành khoa học thƣ viện của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nguồn lực thông tin trong các cơ quan thông tin thƣ viện. Đặc biệt Trong nƣớc có một số luận văn , khóa luận, sách đề cập đến vấn đề phát triển, tổ chức khai thác nguồn lực thông tin và một số đề tài nghiên cứu về Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận nhƣ: - Nguyễn Thị Quỳnh Lê (2009), Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin tại doanh nghiệp truyền thông Vĩ An, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Đại học KHXH & NV Hà Nội, Hà Nội. - Phạm Thanh Bình (2010), Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội. - Nguyễn Đức Hào (2004), Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin ở Học viện Chính trị quân sự, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. - Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. - Nguyễn Trung Thành (2005), Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Quân y, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. 2 - Phạm Bích Thuỷ (2001), Tăng cường nguồn lực thông tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. - Nguyễn Thuý Lê (2008), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm thông tin - thư viện và Nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. - Nguyễn Thị Kim Cúc (2006), Tăng cường hoạt động địa chí tại thư viện tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội. Bên cạnh sách, luận văn, khóa luận trên còn có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề phát triển, tổ chức khai thác nguồn lực thông tin trên cả nƣớc: - Vũ Văn Sơn (1994), “Một số quan niệm về chính sách phát triển nguồn tƣ liệu”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (3), tr. 1-4. - Nguyễn Hữu Hùng (1995), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (2), tr. 11-14. - Nguyễn Hữu Hùng (1998), “Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (4), tr. 2-7. - Nguyễn Hữu Hùng (2002), “Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ thông trong công tác thƣ viện nhằm nâng cao chất lƣợng nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu KH&CN, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, tr. 1-7. - Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Phát triển thông tin khoa học và công nghệ trở thành nguồn lực”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1), tr. 2-7. - Tạ Bá Hƣng (1998), “Tổ chức quản lý hoạt động thông tin khoa học công nghệ ở các tỉnh/thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá”, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, (1), tr. 1-4. 3 Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thƣ viện Tỉnh Bình Thuận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận liên quan đến phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, khảo sát phân tích thực trạng nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu ngƣời dùng tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận trong tình hình đổi mới đất nƣớc, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác phát triển và khai thác nguồn tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận, phục vụ hiệu quả cho hoạt động phát triển văn hóa kinh tế xã hội.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về nguồn lực thông tin, các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận. - Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận, đánh giá kết quả của quá trình xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin. - Đề xuất các giải pháp phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Cùng với hệ thống thƣ viện công cộng trên cả nƣớc Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuân đã và đang có những bƣớc tiến đáng kể trong hoạt động thông tin thƣ viện. Nhƣng hiện tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận còn rất nhiều hạn chế trong công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, nếu đề tài thành công sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận phát triển nguồn lực thông tin đảm về số lƣợng và chất lƣợng, cung cấp thông tin cho nhân dân trong Tỉnh một cách có hệ thống, nhanh chóng, chính xác. 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng Công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin  Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012 và định hƣớng đến năm 2015  Phạm vi nội dung và không gian Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình thuận 6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp luận Trong quá trình nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong phạm vi của đề tài, tác giả dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quán triệt các quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng.  Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Để thực hiện đề tài, tác giả thực hiện một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác sau đây: - Thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp thông tin. - Phƣơng pháp quan sát. - Điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp. 7.  Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài Về mặt khoa học - Góp phần làm rõ hơn khái niệm và những vấn đề chung về phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin. - Góp phần làm định hƣớng cho các công trình nghiên cứu về phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin.  Về mặt ứng dụng - Góp phần nhận dạng đƣợc công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thƣ viện để đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tại thƣ viện. 5 - Giúp cho Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận nâng cao chất lƣợng công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hóa hiên đại hóa của Tỉnh - Là tài liệu tham khảo đối với các cơ quan thông tin thƣ viện trong quá trình hoạt động. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Dự kiến kết quả nghiên cứu của đề tài gồm ba chƣơng, với số trang khoảng 100, bàn về hai vấn đề: phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận. - Với kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo, giúp Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận sẽ xây dựng đƣợc nguồn lực thông tin đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, để phục vụ cho toàn thể nhân dân trong tỉnh nói riêng và tất cả ngƣời dùng tin nói chung. Từ nguồn lực thông tin này thƣ viện sẽ tạo ra nhiều sản phẫm, dịch vụ thông tin tốt hơn, nhanh hơn, tiết kiệm đƣợc nhiều kinh phí trong việc thu thập thông tin - Đồng thời với kết quả nghiên cứu này Thƣ Viện Tỉnh Bình sẽ phát huy tốt hơn vai trò của mình, trở thành một trung tâm cung cấp thông tin có định hƣớng tốt. - Kết quả đề tài này cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại các trung tâm thông tin thƣ viện khác. 9. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận trƣớc nhiệm vụ đổi mới đất Chương 2: Thực trạng công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận Chương 3: Giải pháp phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN TRƢỚC NHIỆM VỤ DỔI MỚI ĐẤT NƢỚC 1.1. Cơ sở lý luận về công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin 1.1.1. Khái niệm nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin ( NLTT) là một trong bốn thành tố cơ bản cấu thành cơ quan thông tin và thƣ viện. NLTT đƣợc coi nhƣ là nhân tố khởi đầu, là chìa khóa thành công của mọi hoạt động trong chiến lƣợc phát triển sự nghiệp thông tin - thƣ viện. Đồng thời nó còn phản ánh tiềm lực của mỗi thƣ viện và cơ quan thông tin trong quá trình xây dựng và phát triển. Đặc biệt đối với hệ thống thƣ viện công cộng hiện nay, một thực tế đáng buồn cho thấy số lƣợng tài liệu chết dần trong kho đang tồn tại ngày càng nhiều. Vì vậy để hoạt động của các thƣ viện công cộng đi lên, nguồn lực thông tin cần phải đƣơc phát triển. Do đó các cơ quan thông tin thƣ viện cần phải xây dựng, bổ sung, phát triển NLTT của cơ quan mình nhƣ thế nào để từ đó có thể tổ chức khai thác thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ là một câu hỏi mà tất cả các thƣ viện và cơ quan thông tin cần phải nghiên cứu và trả lời. Nhƣ đã nói một cơ quan thông tin - thƣ viện muốn hoạt động có hiệu quả, trƣớc tiên cần phải phụ thuộc vào chất lƣợng, sự đầy đủ, phong phú và đa dạng của nguồn lực thông tin. Vậy nguồn lực thông tin là gì? Hiện nay NLTT là một định nghĩa rất phổ biến trong mọi ngành nghề của xã hội, thuật ngữ này dịch từ thuật ngữ tiếng Anh "Information Resource". Đây cũng là thuật ngữ mà nội hàm của nó chƣa đƣợc xác định một cách rõ ràng [25], có rất nhiều khái niệm về nguồn lực thông tin trong các tài liệu khác nhau, nhƣng nhìn chung hầu nhƣ khái niệm về nguồn lực thông tin đƣợc hiểu với hai nghĩa nhƣ sau: Một số ngƣời cho rằng nguồn lực thông tin đƣợc hiểu là bao gồm cả bốn yếu tố nhân lực, tin lực, tài lực, vật lực, tức là tổng hợp các yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng; nguồn kinh phí; đội ngũ cán bộ phục vụ và ngƣời dùng tin có trình độ; nguồn tin đầy đủ về số lƣợng, phong phú đa dạng về hình thức nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả phục vụ ngƣời dùng tin. Bên cạnh đó 7 cũng có cách hiểu khác cho rằng nguồn lực thông tin (information resources) là tập hợp có tổ chức các loại hình tài liệu dƣới mọi định dạng khác nhau của một cơ quan thông tin, thƣ viện nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin [15]. Trong phạm vi luận văn này, NLTT đƣợc tác giả hiểu theo cách thứ hai, nguồn lực thông tin đƣợc hiểu nhƣ là tổ hợp các tin nhận đƣợc và tích luỹ đƣợc trong quá trình phát triển khoa học và hoạt động thực tiễn của con ngƣời, để sử dụng nhiều lần trong sản xuất và quản lý xã hội. Nguồn lực thông tin phản ánh các quá trình và hiện tƣợng tự nhiên đƣợc ghi nhận trong kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và trong các dạng tài liệu khác của hoạt động nhận thức và thực tiễn [25]. Nguồn lực thông tin bao gồm các dữ liệu thể hiện dƣới dạng văn bản, dữ liệu số, hình ảnh hoặc âm thanh đƣợc ghi lại trên các phƣơng tiện theo quy ƣớc và không theo quy ƣớc. Từ sự xác định trên ta thấy rằng nguồn lực thông tin không thể bao hàm cả nhân lực thông tin, tài lực thông tin...Đó là những bộ phận ngang nhau, độc lập với nhau nhƣng liên hệ hữu cơ với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Nguồn lực thông tin, nhân lực thông tin còn là những bộ phận trong khái niệm rộng lớn hơn - cơ sở hạ tầng thông tin. [26] 1.1.1.1. Khái niệm phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin Thuật ngữ phát triển nguồn lực thông tin xuất hiện khá phổ biến ở các công trình nghiên cứu cũng nhƣ các tài liệu về khoa học thông tin thƣ viện. Phát triển có nghĩa là khuynh hƣớng vận động đã xác định về hƣớng của sự vật: hƣớng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Vì vậy trong đề tài này tác giả xin đƣa ra khái niệm phát triển nguồn lực thông tin là đƣa nguồn lực thông tin tại các cơ quan thông tin hoặc thƣ viện từ vốn hiện có lên cao hơn cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tổ chức khai khác nguồn lực thông tin là sắp xếp, tổ chức, nghiên cứu nhiều phƣơng pháp, cách thức nhằm mang thông tin đến ngƣời dùng tin sao cho hiệu quả nhất. 1.1.1.2. Các yếu tố tác động đến công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin Qua việc khảo sát hoạt động thực tế của Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận và nghiên cứu mức độ thoả mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin, so với nguồn lực thông tin 8 hiện có tại thƣ viện, đã cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin. Những yếu tố đó bao gồm: nhân lực (đó là cán bộ tại Thƣ viện và ngƣời dùng tin); tin lực( nguồn lực thông tin hiện có); vật lực (trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Thƣ viện); tài lực ( kinh phí cho hoạt động của Thƣ viện); chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu các bộ phận phục vụ nguời dùng; chính sách phát triển NLTT; công tác xuất bản – phát hành ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, sẽ là tiền đề cho việc xây dựng một Thƣ viện Tỉnh đảm bảo đầy đủ cơ sở phục vụ ngƣời dùng tin tốt nhất. Nhân lực: Có thể nói rằng chủ thể con ngƣời có quyết định chủ yếu tới thành bại của mọi công việc, công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn thông tin cũng không nằm ngoài thực tế trên. Yếu tố nhân lực ở đây theo tác giả là bao gồm cả nhân viên và ngƣời dùng tin tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận. Mỗi cán bộ thƣ viện phải có hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, có tƣ duy để nhìn nhận quá trình hoạt động của thƣ viện nhằm phục vụ ngƣời dùng tin tốt nhất. Đổi mới và nâng cao chất lƣợng phục vụ luôn luôn đƣợc lãnh đạo cùng cán bộ, nhân viên tại Thƣ viện quan tâm và xem đó là kim chỉ nam để đƣa thƣ viện phát triển hơn. Nếu một thƣ viện có nguồn nhân lực đƣợc đảm bảo đầy đủ về số lƣợng và chất lƣợng thì đó là tiền đề tốt, để có thể tạo ra các phòng phục vụ mới phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời dùng tin. Đồng thời một nguồn nhân lực tốt có thể tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ thông tin thƣ viện hơn, làm phong phú nguồn lực thông tin phục vụ nhu cầu tin tốt nhất. Chính nhờ có nguồn nhân lực mà Thƣ viện có thể thực hiện đƣợc nhiều công tác, để duy trì hoạt động sống của cả Thƣ viện nói chung và hoạt động của từng phòng ban nói riêng, trong đó có phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin. Để minh chứng cho vai trò của yếu tố này, ngƣời dùng tin có thể thấy toàn thể các cán bộ, công nhân viên làm việc tại Thƣ Viện Tỉnh Bình Thuận đã không ngừng lao động, học tâp nhằm phát triển cơ quan mình. Thƣ viện thƣờng xuyên tổ chức các cuộc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, lấy ý kiến thăm dò...từ tất cả các thành phần bạn đọc tại Thƣ viện. Để từ đó biết đƣợc nhu cầu tất 9 yếu của họ, kịp thời bổ sung sách và các tài liệu mới, hạn chế bổ sung số sách trùng bản, tăng cƣờng chất lƣợng kho sách, xây dựng thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới. Và cũng chính nhờ có nguồn nhân lực mà các phòng ban đƣợc bố trí phù hợp hơn, phục vụ tốt hơn. [4] Vật lực: Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin, thì yếu tố vật lực tức là cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin là yếu tố không thể thiếu, đặc biệt là sự ảnh hƣởng của trang thiết bị kỹ thuật tới công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin. Một vấn đề rất quan trọng nữa là ở yếu tố này ta cần chú ý tới vấn đề về khảo sát số lƣợng tài liệu hiện có cũng nhƣ thực lực trang thiết bị của cơ quan có đủ đáp ứng không. Nếu hai yếu tố này phát triển hài hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển tốt mọi hoạt động của Thƣ viện. Nếu ta cố gắng phát triển nguồn lực thông tin thì các phòng ban, kho bãi có đảm bảo lƣu trữ, bảo quản tốt không; giá, kệ, bàn ghế có đảm bảo để phục vụ không. Và đặc biệt hệ thống máy tính, các thiết bị hiện đại phải xử lý và lƣu trữ thông tin khoa học, kịp thời; hệ thống mạng cần đủ nhanh để mọi ngƣời có thể truy cập. Tài lực: Đây là yếu tố mà hiện tại mỗi một cơ quan một tổ chức hay một doanh nghiệp nào cũng cần phải xem xét cẩn thận. Chính nhờ có nguồn tài lực mà cơ quan đó mới đƣợc thành lập, duy trì hoạt động và phát triển. Có kinh phí tốt một thƣ viện mới mua đƣợc nhiều tài liệu, đặc biệt là tài liệu điện tử với kinh phí đắt hơn nhiều so với tài liệu truyền thống. Nhờ có đủ kinh phí mới tạo ra thêm các sản phẫm, dịch vụ mới, đồng thời có thể cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có để đƣa thông tin, tài liệu tới đông đảo ngƣời dùng. Hiện nay do sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ xuất bản và công nghệ thông tin, dẫn đến số lƣợng tài liệu tăng lên nhanh chóng và giá cả tài liệu cũng tăng lên liên tục, nên không một thƣ viện hay cơ quan thông tin nào có đủ kinh phí để có thể bổ sung đầy đủ số lƣợng tài liệu phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dùng tin tại thƣ viện mình . Vì vậy đòi hỏi mỗi cơ quan thƣ viện cần phải nhìn nhận lại mình, có chính sách hợp lý hơn trong việc cân đối giữa nguồn kinh phí với tất cả hoạt động của cơ quan. 10 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu các bộ phận phục vụ nguời dùng: Yếu tố này cũng là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lƣợng công tác phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thƣ viện. Mỗi thƣ viện cần phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của bộ phận phục vụ là một bộ phận có trách nhiệm trực tiếp phục vụ ngƣời dùng tin, để phát triển và tổ chức nguồn thông tin tại thƣ viện mình phù hợp nhất. Nếu một thƣ viện có cơ cấu các bộ phận phục vụ ngừoi dùng đa dạng, đƣợc tổ chức nhiều loại hình thì cần phải có nguồn lực thông tin đủ mạnh để phục vụ nhu cầu đa dạng của ngƣời dùng tin. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin: Chính sách bổ sung cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng phát triển nguồn lực thông tin.Với vai trò mới của một cơ quan thông tin thƣ viện ngày nay trong kỷ nguyên thông tin, thƣ viện không chỉ là một cơ quan cung cấp thông tin mà nơi hƣớng dẫn, định hƣớng thông tin tốt nhất cho mọi ngƣời. Vì vậy mỗi một cơ quan thông tin thƣ viện cần phải có nguồn lực thông tin đủ mạnh để đảm bảo phục vụ tốt nhất. Để làm đƣợc điều này chúng ta cần phải chú ý đến công tác xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin, điều mà các thƣ viện trên thế giới đã và đang làm rất tốt, trong khi các thƣ viện tại Việt Nam thì hầu nhƣ chƣa thực hiện đƣợc. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin chính là xác định những nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài của ngƣời dùng tin, đặt ra những ƣu tiên trong sự phân bố kinh phí sao cho phù hợp nhất. Đồng thời đƣa ra các tiêu chuẩn để thanh lọc thanh lý tài liệu và các tiêu chí để bổ sung tài liệu cũng nhƣ xây dựng các sản phẫm và dịch vụ thông tin tại cơ quan mình, trên cơ sở đó làm giảm tính chủ quan của nhân viên thƣ viện khi lựa chọn tài liệu nhằm đảm bảo sự hài hòa cân đối giữa các loại hình tài liệu và tính nhất quán, liên tục trong các giai đoạn phát triển nguồn lực thông tin. Công tác xuất bản – phát hành: Công tác xuất bản - phát hành có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là với các cơ quan thông tin thƣ viện. Thƣ viện là khách hàng của công tác xuất bản - phát hành và là nguời mang sản phẩm, hàng hoá của xuất bản dến với nguời dùng. Ngày nay, sách đuợc in ra với nhiều loại hình khác nhau, nội dung khá phong phú, song chất lƣợng vẫn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan