Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương...

Tài liệu Phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (shb) chi nhánh thái nguyên

.PDF
132
129
89

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái) được thành lập vào ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ với tổng vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng. Với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, SHB đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 30/6/2019, SHB có vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng, tổng tài sản gần 342 nghìn tỷ đồng; vốn tự có hơn 23.000 tỷ đồng. Từ một ngân hàng chỉ có 8 nhân viên nghiệp vụ, 2 điểm giao dịch, SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại hơn 500 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp”, chiến lược của SHB là trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2020, SHB đứng trong Top 3 Ngân hàng cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam và trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) - chi nhánh Thái Nguyên được thành lập ngày 07 tháng 04 năm 2014, trải qua hơn 5 năm đi vào hoạt động, SHB Thái Nguyên đã tạo dựng được uy tín, chiếm lĩnh thị phần và trở thành Ngân hàng top đầu trong các Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. SHB nói chung và SHB Thái Nguyên nói riêng đã không ngừng nỗ lực trong công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, và phát triển tín dụng mạnh mẽ. Trong đó đẩy mạnh phát triển tín dụng là mũi nhọn, là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của mục tiêu chiến lược. Nhìn chung hiện nay tại Việt Nam, lợi nhuận của một ngân hàng thương mại được mang lại từ các nguồn bao gồm từ hoạt động cấp tín dụng
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC SƠN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN, 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC SƠN PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quang Huy THÁI NGUYÊN, 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện với đề tài “Phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên” dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Quang Huy. Các số liệu được dựa trên nguồn tin cậy và thực tế tiến hành khảo sát của tôi. kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong những công trình được nghiên cứu từ trước đến nay. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Sơn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết bản luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo, khoa sau Đại học.Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, quý thầy cô giáo, Khoa sau Đại học, và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS. Trần Quang Huy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các anh, chị đang công tác tại các sở: Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Chi nhánh các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng đề hoàn thiện luận văn của mình, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Sơn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................................... x MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài ..................................................... 4 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm tín dụng ..........................................................................................6 1.1.2. Bản chất của tín dụng ......................................................................................6 1.1.3. Vai trò của tín dụng .........................................................................................7 1.1.4. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .............................................7 1.1.5. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................10 1.1.6. Phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................17 1.2 Cơ sở thực tiễn về tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số TCTD tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho địa bàn tỉnh Thái Nguyên. ........................................................................................................... 18 1.2.1. Kinh nghiệm tại ngân hàng TMCP Quân đội (MB)....................................19 1.2.2. Kinh nghiệm tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) .........19 iv 1.2.3. Kinh nghiệm tại ngân hàng Bảo Việt ...........................................................21 1.2.4. Kinh nghiệm của một số chi nhánh ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................21 1.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng SHB chi nhánh Thái Nguyên.24 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 27 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 27 2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 27 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .........................................................27 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp .......................................................28 2.3 Phương pháp phân tích thông tin .............................................................. 30 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 31 2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính .........................................................................31 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng .............................................................................33 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI (SHB) - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN .................... 39 3.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội .................................. 39 3.1.1 Thông tin khái quát .........................................................................................39 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng SHB .........................................39 3.1.3 Sơ lược về ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Thái Nguyên ...40 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2016-2019 .47 3.2 Thực trạng phát triển tín dụng cho vay đối với DN NVV của SHB Chi nhánh Thái Nguyên ......................................................................................... 58 3.2.1 Những quy định chung về hoạt động cho vay đối với DN NVV của ngân hàng ...........................................................................................................................58 3.2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên .............................................................................................................60 3.2.3 Thực trạng phát triển tín dụng cho vay đối với DN NVV tại SHB chi nhánh v Thái Nguyên .............................................................................................................64 3.3. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển tín dụng cho vay DNNVV tại chi nhánh Thái Nguyên ........................................................ 75 3.3.1. Kết quả điều tra ý kiến các khách hàng doanh nghiệp ................................75 3.3.2. Kết quả điều tra lấy ý kiến một số chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp và chuyên viên thẩm định tín dụng liên quan đến cho vay đối với doanh nghiệp NVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................................................79 3.3.3. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng DN NVV tại ngân hàng SHB – Chi nhánh Thái Nguyên.............................................82 3.4. Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế liên quan đến phát triển tín dụng cho vay đối với DN NVV của SHB Chi nhánh Thái Nguyên.. 89 3.4.1. Những kết quả đạt được của SHB Thái Nguyên .........................................89 3.4.2. Những hạn chế tồn tại về phát triển tín dụng của chi nhánh.......................90 3.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên .......................................91 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN........................................................................................................ 93 4.1. Chủ trương phát triển DN NVV của tỉnh Thái Nguyên ........................... 93 4.2 Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của DN NVV trên địa bàn .................. 93 4.3 Định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với DN NVV của SHB- Chi nhánh Thái Nguyên ......................................................................................... 94 4.4 Thuận lợi ................................................................................................... 94 4.5. Khó khăn .................................................................................................. 95 4.6. Giải pháp phát triển tín dụng cho vay đối với DN NVV tại SHB Thái Nguyên ............................................................................................................ 95 4.6.1. Giải pháp mở rộng, phát triển dư nợ cho vay đối với DN VVN ................96 4.6.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nợ đối với DN NVV tại chi nhánh ........ 101 vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 107 1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 107 2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 109 2.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ............................................... 109 2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 110 2.3. Kiến nghị đối với các DN NVV ............................................................. 110 2.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ....................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 113 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 117 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TT CV Chuyên viên 1 CVHTTD Chuyên viên hỗ trợ tín dụng 2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ vừa 3 DVKH Dịch vụ khách hàng 4 DPRR Dự phòng rủi ro 5 DN Doanh nghiệp 6 GĐCN Giám đốc chi nhánh 7 GĐPGD Giám đốc phòng giao dịch 8 GS.TS Giáo sư. Tiến sĩ 9 PGS. TS Phó giáo sư tiến sĩ 10 KTQD Kinh tế quốc dân 11 KHCN Khách hàng cá nhân 12 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 13 KH Khách hàng 14 LĐTBXH Lao động thương binh xã hội 15 NĐ-CP Nghị định- Chính Phủ 16 NHTM Ngân hàng thương mại 17 NXBGD Nhà xuất bản giáo dục 18 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 19 QĐ- NHNN Quyết định ngân hàng nhà nước 20 QĐ-HĐQT Quyết định hội đồng quản trị 21 QH Quốc hội 22 TMCP Thương mại cổ phần 23 TCTD Tổ chức tín dụng 24 TP Trưởng phòng 25 TSCĐ Tài sản cố định viii TT CV Chuyên viên 26 TW Trung ương 27 TT-NHNN Thông tư ngân hàng nhà nước 28 SHB 29 UBND Uỷ ban nhân dân 30 USD Đô la mỹ 31 VNĐ Việt Nam đồng 32 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam ...........................10 Bảng 3.1: Tổng số CBCNV tại SHB CN Thái Nguyên tính đến hết 31/12/201942 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp Doanh thu thuần và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016- 2019 Chi nhánh SHB Thái Nguyên ...........................47 Bảng 3.3. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-2019 tại SHB Thái Nguyên...49 Bảng 3.4. Kết quả huy động vốn giai đoạn 2016-2019 của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trừ NH chính sách, Ngân hàng phát triển và các quỹ tín dụng) ....................................................................................50 Bảng 3.5. Kết quả Phát triển hoạt động tín dụng giai đoạn 2016- 2019 của Chi nhánh SHB Thái Nguyên .......................................................................53 Bảng 3.6. Kết quả cho vay vốn giai đoạn 2016-2019 của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trừ NH chính sách, Ngân hàng phát triển và các quỹ tín dụng) ...........................................................................................54 Bảng 3.7 Số lượng DN NVV, dư nợ cho vay và tỷ trọng dư nợ cho vay của DN NVV của chi nhánh qua các năm 2016 – 2019 ....................................65 Bảng 3.8 Bảng tổng hợp số lượng và dư nợ của khách hàng DN NVV phân chia theo mục đích vay vốn tại chi nhánh Thái Nguyên năm 2016 - 201966 Bảng 3.9 Bảng tổng hợp số lượng và dư nợ của khách hàng DN NVV phân chia theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng tại SHB chi nhánh Thái Nguyên năm 2016 - 2019.......................................................................67 Bảng 3.10. Cơ cấu dư nợ hoạt động cho vay khách hàng DN NVV Chi nhánh SHB Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2019..............................................68 Bảng 3.11. Kết quả cho vay KHDN NVV giai đoạn 2016-2019 của các NHTM CP ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..........................69 Bảng 3.12 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay các DN NVV tại chi nhánh qua các năm ..........................................................................................................71 Bảng 3.13: Dư nợ cho vay và thu thuần từ hoạt động cho vay DN NVV tại SHB x Thái Nguyên ...........................................................................................73 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát qua Phiếu thu thập thông tin khách hàng DNNVV vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên ....................................................................................................76 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát qua Phiếu thu thập thông tin khách hàng DNNVV vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Chi nhánh Thái Nguyên ....................................................................................................80 Bảng 3.16. Đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Chi nhánh SHB Thái Nguyên ...........................................................................................86 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức và quản lý tại Chi nhánh SHB Thái Nguyên ...........43 Sơ đồ 3.2. Quy trình cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại SHB Thái Nguyên61 Biểu đồ 3.1. Thị phần HĐV của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2019 .........................................................................................................52 Biểu đồ 3.2. Thị phần dư nợ cho vay của các NHTM CP ngoài quốc doanh tại Thái Nguyên ...........................................................................................56 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu thu tuần từ KHDN NVV năm 2019 – SHB Thái Nguyên .75 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái) được thành lập vào ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ với tổng vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng. Với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, SHB đã đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 30/6/2019, SHB có vốn điều lệ hơn 12.000 tỷ đồng, tổng tài sản gần 342 nghìn tỷ đồng; vốn tự có hơn 23.000 tỷ đồng. Từ một ngân hàng chỉ có 8 nhân viên nghiệp vụ, 2 điểm giao dịch, SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.000 cán bộ nhân viên đang làm việc tại hơn 500 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp”, chiến lược của SHB là trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2020, SHB đứng trong Top 3 Ngân hàng cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam và trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) - chi nhánh Thái Nguyên được thành lập ngày 07 tháng 04 năm 2014, trải qua hơn 5 năm đi vào hoạt động, SHB Thái Nguyên đã tạo dựng được uy tín, chiếm lĩnh thị phần và trở thành Ngân hàng top đầu trong các Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. SHB nói chung và SHB Thái Nguyên nói riêng đã không ngừng nỗ lực trong công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, và phát triển tín dụng mạnh mẽ. Trong đó đẩy mạnh phát triển tín dụng là mũi nhọn, là mối quan tâm hàng đầu, là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công của mục tiêu chiến lược. Nhìn chung hiện nay tại Việt Nam, lợi nhuận của một ngân hàng thương mại được mang lại từ các nguồn bao gồm từ hoạt động cấp tín dụng, từ 2 cung cấp dịch vụ thanh toán và từ nguồn huy động vốn trong đó cơ cấu đóng góp từ tín dụng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng từ 60 – 85% lợi nhuận của cả ngân hàng). Trong cơ cấu lợi nhuận trên thì lợi nhuận thu được từ cho vay, cung cấp dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm khoảng 60 – 70%. SHB chi nhánh Thái Nguyên trong năm những năm đầu thành lập, số lượng khách hàng doanh nghiệp giao dịch tín dụng tại SHB Thái Nguyên ít, dư nợ thấp, chủ yếu là các khách hàng nhỏ mới thành lập, chưa có nhiều uy tín trên địa bàn, dư nợ tín dụng còn ở mức thấp. Bên cạnh đó,chỉ số dư nợ cho vay còn là chỉ tiêu chính trên báo cáo tài chính thể hiện quy mô tài sản của một ngân hàng, là tiêu chí đánh giá sự lớn mạnh, uy tín cũng như khẳng định vị thế của tổ chức tín dụng đó so với các đối thủ cạnh tranh. Với mục tiêu phát triển bền vững, chiếm lĩnh thị phần và trở thành ngân hàng trong top 3 các ngân hàng TMCP tư nhân trên địa bàn, việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một định hướng chính của SHB Thái Nguyên. Trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) thì việc nghiên cứu để đưa ra các chính sách, sản phẩm phù hợp với thị trường là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Chỉ có việc đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp thì mới có thể hợp tác với khách hàng một cách bền vững lâu dài và ngày càng nâng tầm uy tín thương hiệu của SHB. Để nhận diện chính xác nhu cầu của thị trường/DNNVV đối với tín dụng cho vay về số lượng và chất lượng, khả năng đáp ứng của SHB về nhu cầu này như thế nào, từ đó lựa chọn thị trường/khách hàng mục tiêu, xây dựng các chính sách sản phẩm, giá, cung ứng, đẩy mạnh phát triển tín dụng cho vay đối với DNNVV, tôi chọn “Phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên trong những năm tới như mục tiêu tăng trưởng về quy mô, thị phần, lợi nhuận và vị thế cạnh tranh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên. - Đánh giá thực trạng những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 + Phạm vi không gian: Ngân hàng SHB chi nhánh Thái Nguyên. + Phạm vi nội dung: Phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại SHB Thái Nguyên. 4 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Tìm ra yếu tố chính tác động đến quyết định vay vốn tại các tổ chức tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất giải pháp tối ưu trong phát triển tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó tăng cường các hoạt động hướng tới mục tiêu phát triển tín dụng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 4.2. Đóng góp của đề tài - Thứ nhất, góp phần hệ thống hóa để làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và những kinh nghiệm trong việc phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên. - Thứ hai, Đánh giá được thực trạng, các hạn chế trong quá trình phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua; chỉ ra các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh; đưa ra các cơ sở khai thác các tiềm năng to lớn của địa phương; Giải pháp quan trọng nhằm tối ưu việc phát triển tín dụng cho vay bền vững đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. - Thứ ba, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong quá trình kinh doanh và phát triển của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng, sơ đồ, mục lục bố cục của đề tài bao gồm 4 chương. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn- Hà Nội (SHB) Chi nhánh Thái Nguyên 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng chính là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa người có vốn và người cần vốn dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Quan hệ giữa hai bên trong hoạt động tín dụng bị ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, đó là thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả, các cam kết có điều kiện khác... Trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng biểu hiện các mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Trên cơ sở khái niệm, tín dụng có thể nhận dạng qua một số đặc điểm cơ bản sau: - Chỉ sự chuyển giao quyền sử dụng nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu; - Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả, có thời hạn; - Hoạt động của tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả; - Giá trị cho vay có thể là tiền hoặc vật chất; - Giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng; - Là sự vay mượn uy tín của người khác dưới hình thức bảo lãnh. (Nguyễn Quốc Khánh - Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2012, Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, NXBGD, trang 363). 1.1.2. Bản chất của tín dụng Thực chất tín dụng là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình cho vay và đi vay. Có rất nhiều hình thức tín dụng, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này tác giả chỉ tập trung phân tích tín dụng ngân hàng bằng phương thức cho vay. 7 Tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng chuyên nghiệp, phản ánh quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. 1.1.3. Vai trò của tín dụng - Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển Tín dụng là nguồn cung ứng vốn, tập trung vốn hiện hữu và thúc đẩy tích tụ vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế. Tín dụng cung ứng vốn ngắn hạn và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh. - Góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế, kiểm soát lạm phát: Tín dụng làm tăng tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền vốn, làm giảm lượng tiền trong lưu thông, thông qua việc thiết lập các mối quan hệ cân đối giữa tiền và hàng tín dụng tạo sự ổn định cho hệ thống giá cả, góp phần giúp nhà nước thu hút số lượng tiền thừa trong lưu thông, giải quyết được tình trạng thiếu tiền cục bộ, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặtt - Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội: Tín dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng đời sống của nhân dân qua đó góp phần hỗ trợ cho nhà nước trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thông qua các chính sách cho vay giải quyết công ăn việc làm, tín dụng góp phần quan trọng trong việc làm giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp, từng bước ổn định trật tự xã hội. 1.1.4. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.4.1 Khái niệm và đặc điểm Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) là hoạt động trong đó ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác. Tuy nhiên, tín dụng ngân hàng lại thường được nói đến như nghiệp vụ cho vay của NHTM, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời 8 gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm sau: Một là, tín dụng ngân hàng được thực hiện cho vay và thu nợ chủ yếu dưới hình thức tiền tệ, nguồn vốn tín dụng mà các ngân hàng sử dụng cho vay hình thành từ những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội mà ngân hàng huy động được; Hai là, trong quan hệ tín dụng ngân hàng, người đi vay là các doanh nghiệp, các cá nhân, người cho vay là các ngân hàng; Ba là, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng gián tiếp; Bốn là, tín dụng ngân hàng vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh, tính chất thương mại gắn với hoạt động của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng. Vì vậy quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. 1.1.4.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Có thể phân loại tín dụng ngân hàng theo một số tiêu thức phổ biến sau: a) Phân loại theo nghiệp vụ Thứ nhất, nghiệp vụ cho vay Thứ hai, nghiệp vụ bảo lãnh Thứ ba, tín dụng chứng từ (Documentary letter of credit - L/C): Thứ tư, chiết khấu thương phiếu: Ngoài ra còn các hình thức tín dụng khác như: cho thuê tài chính, bao thanh toán… b) Dựa vào thời hạn tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau: Một là, cho vay ngắn hạn: Là những khoản cho vay có thời hạn tối đa 01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan