Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...

Tài liệu PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

.PDF
148
439
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Vũ Thị Diễm Hương PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Vũ Thị Diễm Hương PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH KIÊN GIANG – HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Xuân Hậu đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Xin gửi lời tri ân chân thành đến quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Địa lí, Phòng Sau đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng gửi lời cảm ơn Chi cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ, cung cấp nhiều thông tin, tư liệu hữu ích trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, luôn quan tâm và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi. Xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian qua! Trân trọng! Vũ Thị Diễm Hương Lời cảm ơn T 5 Mục lục T 5 MỤC LỤC 5T 5T Danh mục chữ viết tắt T 5 5T Danh mục các bảng số liệu T 5 5T Danh mục các hình ảnh, đồ thị T 5 T 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 T 5 5T Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN T 5 .....................................................................................................................................9 1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................9 T 5 5T 1.2. Đặc điểm của ngành thủy sản.............................................................................15 T 5 T 5 1.3. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân .....................................18 T 5 T 5 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản .................................21 T 5 T 5 1.4.1. Nhân tố tự nhiên ......................................................................................21 T 5 5T 1.4.2. Nhân tố kinh tế - xã hội ...........................................................................24 T 5 T 5 1.5. Kinh nghiệm nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ở một số nước trên thế T 5 giới và ở Việt Nam ....................................................................................................26 5T Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH T 5 KIÊN GIANG ............................................................................................................................ 33 2.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang ............................................................................33 T 5 T 5 2.2. Các điều kiện phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang .................................35 T 5 T 5 2.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................35 T 5 5T 2.2.2. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................36 T 5 5T 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................46 T 5 T 5 2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển...................................................57 T 5 T 5 2.3. Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang .................................................61 T 5 T 5 2.3.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản .................................................................61 T 5 T 5 2.3.2. Tình hình khai thác thủy sản ...................................................................69 T 5 T 5 2.3.3. Tình hình chế biến thủy sản và tiêu thụ sản phẩm ..................................78 T 5 T 5 2.3.4. Sự kết hợp giữa nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ...................88 T 5 T 5 2.3.5. Giá trị tổng thu nhập của ngành thủy ......................................................90 T 5 T 5 2.3.6. Sử dụng lao động trong ngành ................................................................93 T 5 T 5 2.3.7. Đánh giá thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản .............96 T 5 T 5 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY T 5 SẢN KIÊN GIANG .................................................................................................99 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp .............................................99 T 5 T 5 3.2. Định hướng phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang ..................................106 T 5 T 5 3.3. Giải pháp thực hiện ..........................................................................................116 T 5 5T 3.4. Một số kiến nghị...............................................................................................127 T 5 5T KẾT LUẬN ............................................................................................................129 T 5 5T TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................131 T 5 PHỤ LỤC 5T DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Thuật ngữ BĐKH – NBD Biến đổi khí hậu-nước biển dâng BVNL Bảo vệ nguồn lợi CBTS Chế biến thủy sản CN-BCN Công nghiệp – Bán công nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT Đơn vị tính HTX Hợp tác xã KTTS Khai thác thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản QCCT Quãng canh cải tiến Stt Số thứ tự THT Tổ hợp tác TW Trung ương XKTS Xuất khẩu thủy sản DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. T 5 Giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế qua các năm ............................................................... T 5 Bảng 2.1: T 5 19 Diện tích và cơ cấu nhóm đất tỉnh Kiên Giang phân theo mục đích sử dụng năm 2011 ............................................................................ 40 Bảng 2.2: Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo các ngành kinh tế ................. 48 Bảng 2.3: Năng lực sản xuất giống thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn T 5 T 5 T 5 T 5 2002-2011 ......................................................................................... 5T Bảng 2.4: T 5 53 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang (2001 – 2011) ................................................................................................. 62 Bảng 2.5: Số lượng, thể tích lồng bè nuôi cá tỉnh Kiên Giang ......................... 62 Bảng 2.6: Sản lượng, diện tích và năng suất NTTS tỉnh Kiên Giang (2001 – 5T T 5 T 5 T 5 2011) ................................................................................................. 5T 64 Bảng 2.7: Tình hình nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương năm 2011 ..... Bảng 2.8: Diễn biến tàu thuyền và công suất qua các năm 2001 – 2011 ......... 69 Bảng 2.9: Số lượng và công suất tàu thuyền ở một số huyện năm 2011 .......... 70 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 Bảng 2.10: Sản lượng hải sản khai thác tỉnh Kiên Giang (2001 – 2011) ........... T 5 68 T 5 73 T 5 Bảng 2.11: Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản tỉnh Kiên Giang năm 2001 và T 5 2011 .................................................................................................. 5T 74 Bảng 2.12: Danh sách cảng – bến cá kết hợp trú bão tỉnh Kiên Giang năm T 5 2011 .................................................................................................. 5T 78 Bảng 2.13: Năng lực chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2002 – T 5 2011 .................................................................................................. 5T 79 Bảng 2.14: Sản lượng chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 T 5 2011 .................................................................................................. 5T 80 Bảng 2.15: Giá trị sản lượng chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn T 5 2001 -2011 ........................................................................................ 5T 81 Bảng 2.16: Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa giai đoạn 2001 – T 5 2011 .................................................................................................. 5T 84 Bảng 2.17: Giá trị sản lượng chế biến tiêu thụ nội địa theo giá so sánh (1994) T 5 giai đoạn 2001 -2011 ........................................................................ 84 Bảng 2.18: Giá trị và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (2006 – 2011)...... 85 T 5 T 5 T 5 Bảng 2.19: Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nước ngoài giai đoạn 2001 – T 5 2011 .................................................................................................. 86 Bảng 2.20: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2003-2011 ............ 87 Bảng 2.21: Nguồn cung cấp nguyên liệu thuỷ sản.............................................. 88 5T T 5 T 5 T 5 T 5 Bảng 2.22: Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Kiên Giang (2001 – 2011) theo giá T 5 cố định năm 1994 ............................................................................. 90 T 5 Bảng 2.23: Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang (2001T 5 2011) theo giá hiện hành .................................................................. 91 Bảng 2.24: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá so sánh 1994 .... 92 Bảng 2.25: Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế ............. 93 Bảng 2.26: Số lượng và cơ cấu lao động thủy sản giai đoạn 2001 – 2011 ......... 94 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 Bảng 3.1: T 5 T 5 Dự báo sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới đến năm 2030 .......................................................................................... 102 5T Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ cá trên thế giới đến năm 2030 ................... 102 Bảng 3.3: Chỉ tiêu về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Kiên Giang T 5 T 5 T 5 đến năm 2020 ................................................................................... 107 5T Bảng 3.4: T 5 Chỉ tiêu nguồn lao động thủy sản tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 .. 113 T 5 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình cơ cấu ngành thủy sản ........................................................ 10 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang ................................................. 34 Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất tỉnh Kiên Giang năm 2011 ................... 40 Hình 2.3. Bản đồ Hiện trạng thủy sản tỉnh Kiên Giang năm 2011 .................. 63 Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu sản lượng NTTS tỉnh Kiên Giang năm 2001 và T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 T 5 2011 .................................................................................................. Hình 2.5: T 5 T 5 64 Biểu đồ số lượng và công suất tàu thuyền tỉnh Kiên Giang (20012011) ................................................................................................. 69 Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu ngành nghề khai thác tỉnh Kiên Giang năm 2011 ... 71 Hình 2.7: Biểu đồ sản lượng và giá trị khai thác thủy sản Kiên Giang (2001 5T T 5 T 5 T 5 – 2011) .............................................................................................. 5T Hình 2.8: T 5 Biểu đồ năng suất khai thác hải sản theo sản lượng giai đoạn 2001-2011 ......................................................................................... 5T Hình 2.9: T 5 73 75 Biểu đồ năng suất khai thác hải sản theo giá trị giai đoạn 20012011 .................................................................................................. 5T 75 Hình 2.10: Biểu đồ cơ cấu giá trị ngành chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang T 5 năm 2011 .......................................................................................... 5T 81 Hình 2.11: Biểu đồ tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tổng kim T 5 ngạch xuất khẩu nông nghiệp (2006 – 2011) ................................... T 5 85 Hình 2.12. Biểu đồ cơ cấu thị trường theo sản lượng xuất khẩu và theo giá trị T 5 kim ngạch xuất khẩu năm 2011 ........................................................ 87 Hình 2.13: Biểu đồ giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2001 - 2011 .................. 90 T 5 T 5 T 5 Hình 2.14: Biểu đồ cơ cấu sản xuất ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang năm T 5 2001 và 2011 .................................................................................... 5T 91 Hình 2.15: Biểu đồ tỷ trọng GDP thủy sản so với GDP toàn tỉnh giai đoạn T 5 2005-2011 ......................................................................................... 93 Hình 2.16: Biểu đồ số lượng lao động thủy sản giai đoạn 2001 – 2011 ............ 94 Hình 2.17: Biểu đồ cơ cấu lao động thủy sản giai đoạn 2001 - 2011 ................ 95 5T T 5 T 5 T 5 T 5 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủy sản là ngành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Những thành tựu đạt được của ngành thủy sản trong lĩnh vực xuất khẩu thời gian vừa qua đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, đồng thời đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc phòng của quốc gia. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang là tỉnh có vị trí thuận lợi và nhiều tiềm năng để phát triển thủy sản. Với đường bờ biển dài 200 km, Kiên Giang có ngư trường khai thác rộng 63.290 km2, 105 đảo nổi lớn nhỏ, nhiều cửa P P sông, kênh rạch, nguồn thủy sản đa dạng, phong phú với trữ lượng khoảng 464.600 tấn, chiếm 29% trữ lượng thủy sản vùng Nam Bộ. Hiện nay, ngành thủy sản Kiên Giang có điều kiện để phát triển tổng hợp cả trên biển, hải đảo và đất liền với các hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ nghề cá. Trong thời gian qua, ngành thủy sản Kiên Giang đã đạt được những thành tựu đáng mừng. Năm 2011, tổng sản lượng thủy sản đạt 506.458 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 152 triệu USD. Thủy sản nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, có nhiều đóng góp cho thủy sản trong vùng và cả nước. Tuy nhiên, thủy sản Kiên Giang vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, dịch vụ nghề cá còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, các vấn đề về môi trường, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, biến động thị trường, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,… đang đặt ngành này trước những khó khăn, thách thức lớn. Để phát huy những lợi thế vốn có, giải quyết những khó khăn đưa ngành phát triển, đòi hỏi phải đánh giá đúng tiềm năng và hiện trạng phát triển, từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp hiệu quả cho ngành. Đề tài “Phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang – Hiện trạng và giải pháp” của tác giả sẽ góp phần giải quyết những nội dung trên. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của các nước và Việt Nam vào nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khai thác tiềm năng phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản ở một địa phương cụ thể (tỉnh Kiên Giang). Qua đó, đưa ra những định hướng, giải pháp hợp lý phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ - Sưu tầm, tổng hợp tư liệu, tài liệu cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành thủy sản của một số nước trên thế giới và Việt Nam vào phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Thu thập, tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu về hiện trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển thủy sản Kiên Giang giai đoạn 2001 – 2011. - Đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý nhằm thực hiện thành công có hiệu quả việc phát triển ngành thủy sản của tỉnh. 3. Giới hạn của đề tài Về không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh Kiên Giang (có thể có sự phân tích một số nội dung có liên quan của các địa phương lân cận) Về thời gian: Đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 – 2011. Về nội dung: Đề tài tập trung vào những nội dung sau: - Phân tích tiềm năng phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang. - Đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Kiên Giang giai đoạn 20012011 - Đưa ra những định hướng và giải pháp hợp lý phát triển ngành nâng cao hiệu quả, tương xứng với tiềm năng của tỉnh. 3 4. Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu 4.1. Những công trình nghiên cứu liên quan Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy sản Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long và một số địa phương, như: - Đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản - Tổng cục thủy sản. - Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” của Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015” của tác giả Lâm Văn Mẫn. - Luận văn thạc sĩ địa lí học: “Thủy sản An Giang – Hiện trạng phát triển và định hướng giải pháp” của tác giả Ngô Thị Kiều Huệ. - Luận văn thạc sĩ địa lí học: “Thủy sản Bến Tre: hiện trạng và định hướng phát triển” của tác giả Lê Xinh Nhân. Các công trình nghiên cứu này đã làm rõ nguồn lực phát triển thủy sản, hiện trạng khai thác và đưa ra được định hướng, giải pháp để phát triển ngành thủy sản của Việt Nam, vùng ĐBSCL và một số tỉnh lân cận. Các đề tài liên quan đến thủy sản tỉnh Kiên Giang như: - Luận văn tốt nghiệp đại học: “Khảo sát hiện trạng và hiệu quả khai thác của nghề lưới cào gần bờ ở Kiên Hải – Kiên Giang” của tác giả Nguyễn Thành Được. - Luận văn thạc sĩ: “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển thủy sản Kiên Giang đến năm 2010” của tác giả Nguyễn An Lạc. Tác giả nhận thấy rằng, ở hầu hết các đề tài nghiên cứu có liên quan đến thủy sản Kiên Giang đều đi sâu vào một vấn đề cụ thể của ngành mà chưa có cái nhìn tổng thể trên toàn tỉnh để đưa ra những định hướng, giải pháp phù hợp trong giai đoạn mới. Đứng trên góc độ nghiên cứu của Địa lí kinh tế - xã hội, với đề tài này tác giả nhìn nhận thủy sản Kiên Giang một cách tổng thể nhất, thông qua các mặt khai thác, 4 nuôi trồng và chế biến, đồng thời kế thừa và đưa ra những định hướng, giải pháp mới, phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Xu hướng phát triển ngành thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam 4.2.1. Thế giới Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do đáp ứng nhu cầu thị trường thủy sản, nhiều quốc gia tập trung phát triển ngành khai thác cá biển, nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị khai thác quá mức ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới. Sản lượng cá biển của nhiều cường quốc nghề cá liên tục sút giảm. Điển hình như Nhật Bản sản lượng khai thác giảm sút từ 11,1 triệu tấn năm 1990 còn 5,14 triệu tấn năm 2004; các nước thuộc EU sản lượng khai thác giảm mạnh do nguồn lợi nhiều loài suy giảm nên phải cắt giảm hạn ngạch khai thác; Trung Quốc thực hiện chính sách “tăng trưởng 0” trong lĩnh vực khai thác từ năm 1999 để bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản; Hàn Quốc đang thực hiện chính sách cắt giảm tàu thuyền nghề cá. Trước thực trạng này, các quốc gia có nghề cá biển phát triển đều phải điều chỉnh chiến lược phát triển thủy sản ở quốc gia mình. Các nước đều tăng cường bảo vệ nguồn lợi hải sản, quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nhất là khai thác gần bờ; đồng thời tăng cường hợp tác để đánh bắt ở các vùng biển có tiềm năng ở các quốc gia khác. Mặt khác, để đảm bảo nguồn thực phẩm thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu, hướng phát triển chiến lược của hầu hết các quốc gia là chuyển sang phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Chính phủ nhiều nước đã xây dựng chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản bao gồm cả nuôi trên biển, ven biển và nội địa. Nhiều quốc gia thu được những thành tựu quan trọng. Xu thế chung là sản phẩm thủy sản nuôi trồng đóng vai trò quyết định đối với nguồn cung thực phẩm thủy sản thế giới trong tương lai. 4.2.2. Việt Nam Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển thủy sản mạnh mẽ theo các xu hướng mới: Sản lượng thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên sẽ chậm hơn so với giai đoạn 5 trước. Tăng sản lượng thủy sản chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản không tăng về sản lượng nhưng sẽ chuyển dịch trong cơ cấu sản lượng để tăng giá trị. Khai thác hải sản xa bờ được đẩy mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng sản lượng khai thác. Khai thác gần bờ được chọn lọc các nghề thân thiện với môi trường và một số nghề chuyển đổi sang nghề khác có thu nhập cao hơn và bảo vệ được môi trường sinh thái. Xu thế phát triển nuôi biển ngày càng được đẩy mạnh trong việc gắn đa dạng hóa đối tượng nuôi ven bờ với nhóm nhuyễn thể và thực vật biển và phát triển nuôi cá biển khơi. Tiếp tục phát triển nuôi theo các vùng sinh thái để sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước. Chủ động quản lý các hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Phát triển sản xuất ở quy mô hàng hóa, thương mại. Đối với nuôi biển đảo, phát triển nuôi ở những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để khai thác được tiềm năng, giảm rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất. Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt là các loài có giá trị cao để tận dụng tiềm năng các hệ sinh thái. Đa dạng các đối tượng nuôi còn có ý nghĩa tránh rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnh. Các biện pháp quản lý tiên tiến như BAP, GAP,…, sẽ được áp dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Các quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống Đối tượng nghiên cứu được xem là một hệ thống. Hệ thống này bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, khi một phân hệ có sự thay đổi nhỏ sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống. Trong nghiên cứu đề tài này, ngành thủy sản được xem là một hệ thống, được cấu thành từ nhiều phân hệ khác nhau, trong đó có sự tác động tương hỗ chặt chẽ giữa các 6 hợp phần tự nhiên và kinh tế - xã hội. Hệ thống này cũng được xem xét, đánh giá, đặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Kiên Giang. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm đặc thù của địa lý. Bất kì đối tượng địa lý nào cũng gắn với một không gian lãnh thổ nhất định, chính điều này làm nên “sự sai biệt lãnh thổ”. Quán triệt quan điểm này, các đối tượng nghiên cứu trong đề tài được đặt vào trong một lãnh thổ nhất định là tỉnh Kiên Giang. Đồng thời cũng cần xem xét sự phân hóa không gian lãnh thổ đó trong từng đối tượng cụ thể và mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh. 5.1.3. Quan điểm tổng hợp Thuộc tính chung nhất của thế giới khách quan là mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau bằng sự tác động, ảnh hưởng, liên kết, chuyển hóa, thúc đẩy hay ức chế lẫn nhau một cách phức tạp, tạo thành một thể thống nhất. Trong nghiên cứu địa lý thì quan điểm tổng hợp là quan điểm đặc thù cho mọi quá trình nghiên cứu, đòi hỏi người nghiên cứu phải xem xét các sự vật, hiện tượng địa lý trong mối quan hệ tác động giữa chúng, tránh xem xét một cách riêng lẻ. Đối với đề tài này, quan điểm tổng hợp được vận dụng để xem xét, phân tích một cách đồng bộ, toàn diện các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, nhận ra mối liên hệ mật thiết giữa các nguồn lực trong quá trình tác động đến ngành thủy sản. Bên cạnh đó cũng xem xét hiện trạng phát triển ngành thủy sản trong sự tác động chung của kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển ngành thủy sản dựa trên việc phân tích tổng hợp sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các sự vật, hiện tượng mà địa lý nghiên cứu luôn có tính lịch sử, tức là chúng có sự vận động, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu là phải chú ý đến sự hình thành, phát triển và đảm bảo tính dự báo cho tương lai của sự vật, hiện tượng nghiên cứu. 7 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh được vận dụng trong đề tài này để nghiên cứu sự vận động, phát triển của các thành phần tự nhiên, các yếu tố kinh tế - xã hội qua từng thời gian cụ thể và dự báo xu thế biến đổi của các đối tượng này trong tương lai nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Đây là một quan điểm còn khá mới mẻ nhưng rất quan trọng đối với mọi công trình nghiên cứu. Phát triển bền vững là sự phát triển nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai. Quan điểm này đòi hỏi đảm bảo sự bền vững cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Khi nghiên cứu đề tài, quan điểm này là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản Kiên Giang một cách hiệu quả và bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê Đề tài được làm dựa trên nguồn tài liệu của nhiều lĩnh vực, được thu thập từ các cơ quan ban ngành như: Chi cục Thủy sản Kiên Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, Chi cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, Sở Tài nguyên Môi trường Kiên Giang.... Ngoài ra, thông tin còn được lấy từ sách, báo một số đề tài khoa học, báo cáo của các tác giả trong nước và nước ngoài. Số liệu sau khi thu thập sẽ được chọn lọc, tổng hợp, phân tích, tính toán phù hợp với từng nội dung cụ thể nhằm phục vụ cho quá trình phân tích vấn đề, dự đoán và đưa ra quyết định. 5.2.2. Phương pháp bản đồ Đây là phương pháp đặc trưng, không thể thiếu trong nghiên cứu địa lí. Xây dựng biểu đồ, bản đồ phù hợp với từng nội dung cụ thể để minh chứng, làm sáng tỏ hơn vấn đề, thấy được mối quan hệ không gian, lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu. 8 5.2.3. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là địa lí kinh tế - xã hội. Việc khảo sát, thâm nhập thực tế phát triển ngành thủy sản ở địa phương là vô cùng cần thiết để có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu, gắn kết những nội dung lý luận với thực tiễn phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Kiên Giang. 5.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trong quá trình thực địa, việc lấy ý kiến các chuyên gia về thủy sản được sử dụng kết hợp, nhằm hiểu rõ hơn về các vấn đề lý luận và thực tiễn tình hình phát triển thủy sản ở địa phương nghiên cứu. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thủy sản. Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang. 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Thủy sản Thủy sản là những loài sinh vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp xác,… có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm. Ngành thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản, dịch vụ trong hoạt động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. 1.1.2. Cơ cấu ngành thủy sản Cơ cấu ngành thủy sản là tổng hợp các bộ phận cấu thành hệ thống sản xuất kinh doanh thủy sản và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quá trình phát triển. Cơ cấu ngành thủy sản được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Kết quả của sự phân công lao động xã hội trong ngành thủy sản chia thành hai bộ phận: ngành nuôi trồng và ngành công nghiệp thủy sản. - Ngành NTTS có nhiệm vụ duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp sản xuất cho tiêu dùng, xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp thủy sản. - Công nghiệp thủy sản bao gồm ngành khai thác và chế biến thủy sản. Đây là những ngành có nhiệm vụ khai thác các nguồn lợi tự nhiên động thực vật sống trong môi trường nước, chế biến chúng thành những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội. Bên cạnh đó, để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thủy sản còn có các ngành phụ trợ khác như: đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, ngành sản xuất nước đá, sản xuất bao bì, phụ tùng, ngư lưới cụ,… 10 Tất cả các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau hợp thành cơ cấu ngành thủy sản. Ngành thủy sản Nuôi trồng thủy sản - Nuôi tôm, cá - Nuôi trồng các loại thủy sản khác - Sản xuất giống Công nghiệp thủy sản Các ngành phụ trợ và phục vụ: - Đóng sửa tàu thuyền - Sản xuất ngư lưới cụ - Vận tải - Hệ thống cảng, kho lạnh - Sản xuất nước đá - Sản xuất bao bì - Sản xuất thức ăn cho tôm cá… Khai thác thủy sản: - Đánh cá - Khai thác hải sản khác Chế biến thủy sản: - Đông lạnh - Đồ hộp - Nước mắm… Hình 1.1. Mô hình cơ cấu ngành thủy sản 1.1.3. Nuôi trồng thủy sản  Khái niệm Là hình thức nuôi trồng các giống loài động thực vật sống ở trong nước, đem lại cho con người các giá trị về dinh dưỡng, y dược, thưởng ngoạn,… Theo FAO (2008), Nuôi trồng thủy sản (NTTS) còn được gọi là canh tác dưới nước. Nuôi các loài động vật (cá, giáp xác, nhuyễn thể…) và trồng các loại thực vật (rong biển,…) trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.  Các hình thức nuôi trồng thủy sản 11 - Nuôi thủy sản siêu thâm canh: Nuôi thủy sản siêu thâm canh là nuôi có năng suất cao, trung bình hơn 200 tấn/ha/năm, sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi, giống được sản xuất từ các trại (hay là giống nhận tạo), không dùng phân bón và loại bỏ hết địch hại, kiểm soát hoàn toàn các điều kiện nuôi (nước được bơm hay tự chảy, thay nước hoàn toàn chủ động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí,…). Nuôi chủ yếu trong ao nước chảy, trong lồng, bể hay trong hệ thống máng nước chảy. - Nuôi thủy sản thâm canh: Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm; kiểm soát tốt các điều kiện nuôi, chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều cao và có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước) và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo. - Nuôi thủy sản bán thâm canh: Nuôi thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi có năng suất từ 2-20 tấn/ha/năm, lệ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ vào bón phân hay cho ăn bổ sung, giống được sản xuất từ các trại (hay là giống nhân tạo), bón phân định 4 kỳ, trao đổi nước hay sục khí định kỳ, cấp nước bằng máy bơm hay tự chảy. Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản. - Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến: Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến là hình thức nuôi có năng suất từ 0,5-5 tấn/ha/năm, có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp, giống được sản xuất từ các trại (giống nhân tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên, bón phân vô hay hữu cơ thường xuyên, quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản. Nuôi ao, lồng đơn giản. - Nuôi thủy sản quảng canh: Nuôi thủy sản quảng canh là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp (môi trường, thức ăn, địch hại, bệnh,…), mức độ đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp (năng suất <500 kg/ha/năm), phụ thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước, nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên (ví dụ: đầm phá, vịnh, eo ngách) và không chủ động được loại thức ăn tự nhiên cho cá. - Nuôi thủy sản kết hợp: Nuôi thủy sản kết hợp là hình thức nuôi thủy sản chia sẻ tài nguyên như nước, thức ăn, quản lý,… với các họat động khác, thường là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan