Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển thị trường dịch vụ mytv tại vnpt thừa thiên huế...

Tài liệu Phát triển thị trường dịch vụ mytv tại vnpt thừa thiên huế

.PDF
26
439
146

Mô tả:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- LÊ MẠNH HÙNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ MYTV TẠI VNPT THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2012 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Vinh Phản biện 1: ………………….…………………………………………… Phản biện 2: ……………………..……….……………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ............... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua tình hình cạnh tranh về các dịch vụ viễn thông ở nước ta nói chung và Viễn thông Thừa Thiên Huế diễn ra hết sức gay gắt. Từ chỗ VNPT độc quyền cung cấp các dịch vụ viễn thông, đến nay đã có rất nhiều nhà cung cấp mới đã tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông như Viettel, EVN Telecom, FPT, Sphone, SPT, Vietnammobile, Gtel,vv.. Nhận thức được những cơ hội và thách thức trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để tồn tại và phát triển, cùng với sự phát triển chóng mặt về khoa học kỹ thuật và công nghệ, VNPT đã không ngừng nỗ lực cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ MyTV . Tuy mới ra đời nhưng dịch vụ này đã được khách hàng đón nhận rất nhiều và dự báo sẽ bùng nổ trong vòng 5 năm tới. Vì vậy việc nghiên cứu phương hướng và xây dựng giải pháp Marketing hỗn hợp phát triển thị trường dịch vụ MyTV là một việc làm hết sức cần thiết. Với mong muốn cùng Viễn thông Thừa Thiên Huế cạnh tranh thắng lợi trong thời gian tới, cùng với những lý do đã trình bày ở trên em đã chọn đề tài “ Phát triển thị trường dịch vụ MyTV tại VNPT Thừa Thiên Huế ” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích cuối cùng là đưa ra phương hướng, giải pháp Marketing phát triển thị trường dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế. Để làm được điều này, một số vấn đề cần giải quyết trong luận văn thạc sĩ này là: - Hệ thống hóa lý luận Marketing hỗn hợp trong phát triển thị trường dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng trên mạng băng rộng trong đó có dịch vụ MyTV - Phân tích đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ MyTV tại VNPT Thừa Thiên Huế . - Phương hướng và đề xuất các giải pháp Marketing hỗn hợp nhằm phát triển thị trường dịch vụ MYTV của VNPT Thừa Thiên Huế . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các hoạt động cung cấp dịch vụ MyTV và Marketing hỗn hợp của VNPT Thừa Thiên Huế .  Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu các quyết định Marketing hỗn hợp nhằm phát triển thị trường dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau để tiếp cận với lý thuyết và thực tiễn. Cụ thể là: 2 - Về lý thuyết : tổng hợp các lý thuyết về Marketing hỗn hợp - Về thực tế : dựa vào các phương pháp sau :  Dựa và kinh nghiệm làm việc của tác giả ở VNPT Thừa Thiên Huế  Thu thập thông tin thứ cấp về thị trường dịch vụ truyền hình có thu tiền ở địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế và về hoạt động Marketing của VNPT Thừa Thiên Huế.  Nghiên cứu định tính (phỏng vấn hoặc hỏi ý kiến chuyên gia) Ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp như :phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá… để đưa ra những kết luận và đề xuất các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế. 5. Kết cấu nội dung Nội dung của đề tài bao gồm mục lục, phần mở đầu, 3 chương, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Phần mở đầu : nói lên tính cấp thiết của đề tài, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu nội dung của luận văn Chương 1 :nêu lên những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường dịch vụ MyTV và Marketing hỗn hợp trong doanh nghiệp Chương 2 : Thực trạng thị trường dịch vụ MyTV và các hoạt động Marketing của VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay. Chuơng 3 : Phương hướng và giải pháp Marketing hỗn hợp phát triển thị trường dịch vụ MyTV tại VNPT Thừa Thiên Huế. Phần kết luận : tổng kết lại những nội dung chính của đề tài Phần tài liệu tham khảo : nêu lên những tài liệu đã nghiên cứu tham khảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Phần phụ lục : đưa ra các phụ lục phục vụ cho luận văn 3 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ MYTV VÀ MARKETING HỖN HỢP TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về thị trường và phát triển thị trường dịch vụ MyTV 1.1.1. Khái niệm về thị trường Thị trường được hiểu một cách đơn giản là bao gồm các yếu tố cung, cầu và giá cả theo lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá . Tuỳ theo góc độ tiếp cận thị trường khác nhau và phương pháp thể hiện khác nhau mà người ta có các khái niệm khác nhau. Theo quan điểm Marketing khái niệm thị trường được phân định trên hai góc độ : - Xét ở góc độ vĩ mô : Thị trường được hiểu là một tập phức hợp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh, các quan hệ trao đổi hàng hoá được hấp dẫn, được thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất và kinh doanh . - Xét ở góc độ vi mô : thị trường được hiểu là một tập khách hàng hiện thực và tiềm năng cùng có nhu cầu về những mặt hàng mà Công ty có dự án kinh doanh và tập người bán - đối thủ cạnh tranh của nó. 1.1.2. Khái niệm về thị trường dịch vụ MyTV 1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ MyTV MyTV – là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet được cung cấp tới khách hàng dựa trên công nghệ IPTV , tín hiệu truyền hình được chuyển hoá thành tín hiệu IP, truyền qua hạ tầng mạng ADSL của VNPT đến thiết bị đầu cuối STB tại thuê bao của khách hàng. MyTV là dịch vụ truyền hình đa phương tiện do VNPT phối hợp với VASC cung cấp mang đến cho khách hàng nhiều hình thức giải trí khác biệt : TRUYỀN HÌNH THEO YÊU CẦU . 1.1.2.2 . Khái niệm về thị trường dịch vụ MyTV Thị trường dịch vụ truyền hình là một tập bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình và các khách hàng đang sử dụng dịch vụ truyền hình và các khách hàng tiềm năng . Thị trường dịch vụ truyền hình hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang diễn ra hết sức sôi động, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, khách hàng có rất nhiều lựa chọn khi sử dụng các dịch vụ truyền hình. 1.1.3. Phát triển thị trường Phát triển thị trường một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó là các hoạt động của chủ thể tác động đến thị trường (bao gồm cả bên cung và bên cầu) nhằm làm cho thị trường mở rộng, tăng trưởng. Để phát triển thị trường, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc kết hợp một số các hướng như sau : 4 a) Phát triển thị trường hiện tại bằng cách đẩy mạnh việc bán dịch vụ hiện tại (nói cách khác, xâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại) b) Phát triển thị trường hiện tại bằng cách đưa thêm dịch vụ mới vào (nói cách khác, phát triển dịch vụ mới) c) Phát triển thị trường mới để tiêu thụ dịch vụ hiện tại (nói cách khác, phát triển thị trường) d) Phát triển thị trường mới với dịch vụ mới (nói cách khác, đa dạng hóa) 1.1.4. Cơ sở phân đoạn thị trường dịch vụ MyTV Để phân đoạn thị trường dịch vụ MyTV , người ta căn cứ vào một số tiêu thức sau :  Phân đoạn theo tiêu thức địa lý  Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu học  Phân đoạn theo tiêu thức tâm lý học  Phân đoạn theo tiêu thức hành vi tiêu dùng 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dịch vụ MyTV 1.1.5.1. Thu nhập người tiêu dùng Thu nhập có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của khách hàng, nhất là đối với những dịch vụ không phải là thiết yếu như dịch vụ truyền hình MyTV. Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hoá ,dịch vụ đều tăng . 1.1.5.2. Giá cả của các dịch vụ tương đồng Hiện nay về các dịch vụ truyền hình đã có rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ, vì vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ MyTV cũng bị ảnh hưởng rất lớn đến giá cả và sự cạnh tranh của các nhà cung cấp 1.1.5.3. Nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Xã hội ngày càng phát triển, những nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng ngày càng cao. 1.1.5.4. Qui mô của thị trường Số người tiêu dùng trên thị trường càng lớn thì nhu cầu sử dụng dịch vụ nói chung và dịch vụ MyTV nói riêng sẽ tăng theo. 1.1.5.5. Thị hiếu của người tiêu dùng Sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán, môi trường văn hoá – xã hội, thói quen tiêu dùng ,v.v… 1.1.6. Xu hướng vận động của thị trường sử dụng dịch vụ truyền hình trong thời gian tới Đăng ký sử dụng truyền hình chất lượng cao là một xu hướng đang phát triển nhất là đối với các gia đình đang có mức thu nhập trung bình khá trở lên. Trong đó MyTV chính là dịch vụ 5 truyền hình tốt nhất để có thể đáp ứng nhu cầu đó cũng như các tiện ích kèm theo như truyền hình theo yêu cầu, xem phim, hát Karaoke, học tập,... 1.2. Marketing hỗn hợp trong thị trường dịch vụ MyTV 1.2.1. Khái niệm Marketing và Marketing hỗn hợp ( Marketing – Mix) 1.2.1.1 Khái niệm Marketing Có nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing :  Định nghĩa Marketing theo nghĩa rộng : Marketing bao gồm tất cả các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao đổi nào nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của con người.  Định nghĩa của Philip Kotler : Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.  Định nghĩa của Marketing theo nghĩa hẹp : Marketing là quá trình phát hiện ra các nhu cầu và thoả mãn các nhu cầu đó bằng các sản phẩm dịch vụ phù hợp thông qua việc xây dựng và thực hiện các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. 1.2.1.2 Khái niệm Marketing hỗn hợp Marketing – Mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường mục tiêu. Marketing - Mix là một bộ các biến số có thể điều khiển được, chúng được quản lý để thoả mãn thị trường mục tiêu và đạt các mục tiêu của tổ chức. Trong Marketing-mix có rất nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ là mỗi biến số có thể điều khiển được, và được phân loại theo bốn yếu tố ( 4 p) là : - Sản phẩm ( Product ) : - Giá cả ( Price ) - Phân phối ( Place ) - Xúc tiến khuyếch trương ( Promotion ) Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, ngoài bốn yếu tố ( 4p) ở trên, còn có ba yếu tố khác ( 3p khác ) cũng có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến việc mua hàng hay không của khách hàng . Đó là - Tiến trình ( Process) - Con người (People) - Các yếu tố hữu hình ( Physical Evidence ) 1.2.2 Các quyết định về Marketing hỗn hợp 1.2.2.1 Các quyết định về giá 6 Giá cả là một công cụ Marketing – mix có tác động nhanh nhất đến thị trường so với các chiến lược khác. Đối với doanh nghiệp, giá cả sản phẩm dịch vụ là yếu tố quyết định đến cầu của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ đó. Giá cả có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh, đến thị phần, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Có ba nhân tố cơ bản tác động tới giá cả của sản phẩm đó là : o Nhu cầu của khách hàng o Giá của đối thủ cạnh tranh o Chi phí cho một đơn vị sản phẩm 1.2.2.2 Các quyết định về phân phối Phân phối là toàn bộ các công việc để đưa một sản phẩm dịch vụ từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, đảm bảo về chất lượng, thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc… mà người tiêu dùng mong muốn. Kênh phân phối ( kênh Marketing) là tập hợp các tổ chức, cá nhân có liên hệ qua lại với nhau, tham gia vào quá trình mua bán và quá trình chuyển quyền sở hữu đối với sản phẩm hữu hình hay chuyển quyền sử dụng đối với dịch vụ từ nhà sản xuất đến người sử dụng cuối cùng. Xét theo chiều dài của kênh thì có ba loại kênh phân phối : kênh trực tiếp ( kênh không cấp ) , kênh ngắn ( kênh một cấp ), kênh dài ( kênh nhiều cấp ). Đối với ngành dịch vụ thì kênh phân phối thường là kênh trực tiếp hoặc kênh một cấp. Hệ thống phân phối gồm có các kiểu sau :  Hệ thống Marketing theo chiều dọc  Hệ thống Marketing theo chiều ngang  Hệ thống kênh phân phối trực tiếp  Hệ thống kênh phân phối các kênh song song Để lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp cần phải xác định rõ các căn cứ để lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp. 1.2.2.3. Các quyết định về sản phẩm Sản phẩm theo quan điểm thông thường chỉ bao hàm các yếu tố hữu hình mà thôi. Còn sản phẩm theo quan điểm của Marketing có nội dung rộng hơn, bao gồm cả yếu tố vật chất hữu hình và các yếu tố phi vật chất vô hình. Sản phẩm được chia thành ba cấp độ như sau :  Cấp độ cơ bản - Sản phẩm cốt lõi  Cấp độ hai - Sản phẩm hiện thực  Cấp độ 3 - Sản phẩm bổ sung ( nâng cao) 7 Hình 1. 1 Ba cấp độ của sản phẩm S¶n phÈm bæ sung Lîi Ých Cèt lâi S¶n phÈm hiÖn thùc S¶n phÈm cèt lâi Đối với dịch vụ thì có thể chia thành hai cấp độ như sau : dịch vụ cốt lõi và dịch vụ thứ cấp. Hỗn hợp sản phẩm ( product-mix) là toàn bộ các sản phẩm mà một doanh nghiệp cung cấp ra thị trường ( danh mục sản phẩm ) Các quyết định về hỗn hợp sản phẩm bao gồm:  Quyết định về mở rộng chiều rộng hỗn hợp sản phẩm  Quyết định về thu hẹp chiều rộng hỗn hợp sản phẩm  Quyết định về mở rộng chiều sâu của dòng sản phẩm  Quyết định về thu hẹp chiều sâu của dòng sản phẩm  Quyết định về chiến lược phát triển chủng loại sản phẩm 1.2.2.4 Các quyết định về xúc tiến Xúc tiến ( promotion) là các hoạt động truyền tin về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp đến khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng và mua sản phẩm. Hoạt động xúc tiến bao gồm các thành tố :  Quảng cáo ( Advertisement)  Quan hệ với công chúng ( Public Relation )  Tuyên truyền ( Publicity)  Khuyến mại ( Sale promotion)  Bán hàng trực tiếp ( Personal selling) 8 1.2.3 Marketing hỗn hợp đối với dịch vụ MyTV VNPT Thừa Thiên Huế đã chọn thị trường mục tiêu là các khách hàng đang sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định, internet của VNPT trên địa bàn tỉnh để tập trung các nỗ lực Marketing của mình để đáp ứng nhu cầu của khu vực thị trường này. Bên cạnh chiến lược sản phẩm để tạo sự khác biệt hoá với những tiện ích vượt trội so với các dịch vụ truyền hình khác, công ty cũng đẩy mạnh chiến lược xúc tiến hỗn hợp cụ thể là tăng cường các hoạt động quảng cáo, PR, tuyên truyền, tổ chức các sự kiện để giới thiệu dịch vụ, tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp. Ngoài ra để phát triển khách hàng công ty cũng đã tận dụng hệ thống các đại lý, điểm bán lẻ sẵn có để đẩy mạnh công tác bán hàng. 1.3. Tham khảo kinh nghiệm ứng dụng lý thuyết Marketing hỗn hợp vào thực tế của các doanh nghiệp 1.3.1. Một số doanh nghiệp của các nước - Kinh nghiệm của Cocacola là một công ty hàng đầu thế giới về cung cấp nước giải khát có ga. Chiến lược Marketing Mix mà Cocacola Việt Nam lựa chọn là chiến lược tạo sự khác biệt hoá. 1.3.2. Một số doanh nghiệp của Việt Nam - Kinh nghiệm của Tổng công ty cà phê Việt Nam ( viết tắt là VINACAFE) là một doanh nghiệp khá thành công trong chiến lược xuất khẩu cà phê. Thành công đó do rất nhiều yếu tố nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố Marketing, nhất là chiến lược Marketing- Mix. - Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Trung Nguyên cũng là một doanh nghiệp rất thành công trong lĩnh vực cà phê . Trung Nguyên đã vận dụng chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược xúc tiến hỗn hợp, và chiến lược phân phối một cách sáng tạo để đi đến thành công. 9 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ MYTV VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA VNPT THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY 2.1. Tổng quan về Viễn thông Thừa Thiên Huế 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của VNPT Thừa Thiên Huế Sau ngày Huế giải phóng, ngày 21/01/1976 Bưu Điện Bình Trị Thiên được thành lập . Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Bưu Điện Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ra đời trên cơ sở tách Bưu Điện Bình Trị Thiên thành ba đơn vị . Ngày 01/01/2008, Viễn thông Thừa Thiên Huế ra đời sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức mới của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tách Bưu Điện Tỉnh Thừa Thiên Huế thành hai đơn vị là Viễn thông Thừa Thiên Huế và Bưu Điện Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của VNPT Thừa Thiên Huế 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VNPT Thừa Thiên Huế gồm có :  Bộ máy quản lý : gồm có Giám Đốc và hai phó Giám Đốc giúp việc, các phòng ban chức năng tham mưu cho Giám Đốc trên các lĩnh vực được giao  Có 12 trung tâm trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn thông Thừa Thiên Huế Hiện tại Viễn thông Tỉnh có 6 phòng quản lý, 12 trung tâm. Tổng số có 497 CBCNV, trong đó có 373 nam, 124 nữ Bảng 2.1 Số lượng lao động và trình độ chuyên môn của VNPT Thừa Thiên Huế Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số 497 100 Trên Đại học 12 2.4 Đại học 208 41.9 Cao Đẳng 30 6.0 Trung cấp 38 7.6 Sơ cấp 209 42.1 Nguồn : Phòng Tổ chức- lao động Viễn thông TT Huế 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ VNPT Thừa Thiên Huế có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin như sau : - Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sữa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh . 10 - Tổ chức, quản lý và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin - Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin - Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng - Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên - Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Viễn thông Thừa Thiên Huế GIÁM ĐỐC P.GĐ2 P. GĐ1 Phòng KHKD Phòng THHC Trung tâm DVKH Trung tâm DV BC-VT đa phương tiện Phòng TC LD Phòng KT-TC Trung tâm chuyển mạch truyền dẫn Phòng ĐT-PT Phòng Mạng -DV Các trung tâm Viễn thông huyện, thị 2.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Thừa Thiên Huế VNPT Thừa Thiên Huế là nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm các dịch vụ : điện thoại cố định , điện thoại vô tuyến cố định Gphone, Internet tốc độ cao , Internet cáp quang , điện thoại di động Vinaphone, truyền hình IPTV theo yêu cầu , thuê kênh riêng, các dịch vụ gia tăng như Educare, VN-tracking, VNPT-CA,… 11 Tính đến 31/12/2011, Viễn thông Thừa Thiên Huế đã có hơn hơn 400.000 khách hàng các loại với tổng doanh thu năm 2011 đạt 411,5 tỷ đồng. Năm 2012, tổng doanh thu Tập đoàn giao 430 tỷ đồng, phát triển thực tăng 220.900 thuê bao, trong đó phát triển thực tăng 10.000 thuê bao MyTV. 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh một số năm gần đây Bảng 2.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 STT Các chỉ tiêu 1 Tổng doanh thu Kế hoạch giao Thực hiện Tỷ lệ % 270 266,5 99% 3.000 5.075 169,2% 2.000 6.041 302% 15.600 12.901 82,7% 11.000 11.914 108,3% 0 0 ( tỷ đồng) 2 Phát triển ĐTCĐ ( máy) 3 Phát triển VNP trả sau ( thuê bao ) 4 Phát triển ADSL ( thuê bao ) 5 Phát triển Gphone ( thuê bao ) 6 Phát triển MyTV Nguồn : Phòng kinh doanh Viễn thông TT Huế Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 STT Các chỉ tiêu 1 Tổng doanh thu Kế hoạch giao Thực hiện Tỷ lệ % 289,4 293,6 101,5% 3.500 3.354 95,8% 4.200 7.119 169,5% 8.500 7.831 92,1% 7.000 3.501 50% ( tỷ đồng) 2 Phát triển ĐTCĐ ( máy) 3 Phát triển VNP trả sau ( thuê bao ) 4 Phát triển ADSL ( thuê bao ) 5 Phát triển Gphone 12 ( thuê bao ) Phát triển MyTV 6 2000 1.306 65,3% Nguồn : Phòng kinh doanh Viễn thông TT Huế Bảng 2.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 STT Các chỉ tiêu Kế hoạch giao 1 Tổng doanh thu Thực hiện Tỷ lệ % 485,5 411,7 84,8% 3.000 2.344 78,1% 4.500 7.908 175,7% 6.000 7.724 128,7% 2.000 574 28,7% 8.000 2.880 36% 200.000 84.000 42% 150 75 50% ( tỷ đồng) Phát triển ĐTCĐ 2 ( máy) Phát triển VNP trả sau 3 ( thuê bao ) Phát triển ADSL 4 ( thuê bao ) Phát triển Gphone 5 ( thuê bao ) 6 Phát triển MyTV 7 Phát triển VNP trả trước ( thuê bao ) Bán thẻ VNP ( tỷ ) 8 Nguồn : Phòng kinh doanh Viễn thông TT Huế Dịch vụ MyTV chính thức phát triển ở VNPT Thừa Thiên Huế vào năm 2010. Trong hai năm 2010 và 2011 tình hình phát triển dịch vụ MyTV không tốt, với tỉ lệ hoàn thành kế hoạch phát triển thuê bao lần lượt là 65,3 % và 36%. Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh dịch vụ MyTV Năm Số thuê bao phát triển Số thuê bao hiện có trên Doanh thu mới mạng đến cuối năm ( đồng ) 2010 1.306 1.306 491.855.552 2011 2.880 4.186 2.539.994.378 Nguồn : Phòng kinh doanh Viễn thông TT Huế Năm 2012, kế hoạch của Tập đoàn giao về phát triển MyTV là 10.000 thuê bao, doanh thu dịch vụ MyTV là 5,05 tỷ đồng. 2.2. Thực trạng thị trường dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế 13 2.2.1. Thực trạng thị trường dịch vụ MyTV và tình hình kinh doanh dịch vụ MyTV Dịch vụ MyTV ra đời vào cuối năm 2009 tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, muộn hơn rất nhiều so với truyền hình cáp HTC nên thị phần của MyTV trên địa bàn vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của VNPT Thừa Thiên Huế. Bảng 2.6 Tình hình phát triển thuê bao MyTV các tháng năm 2011 Số thuê bao MyTV phát Số thuê bao MyTV cắt Số thuê bao MyTV thực triển giảm tăng 01/2011 563 4 559 02/2011 42 1 41 03/2011 27 0 27 04/2011 82 1 81 05/2011 393 1 392 06/2011 605 3 602 07/2011 327 1 326 08/2011 30 3 27 09/2011 25 1 24 10/2011 124 2 122 11/2011 352 0 352 12/2011 310 1 309 2.880 18 2862 Tháng Tổng Nguồn : Phòng Kinh Doanh – VNPT Thừa Thiên Huế Bảng 2.7 Số hộ gia đình tại đia bàn tỉnh Thừa Thiên Huế TT ĐƠN VỊ SỐ HỘ DÂN 1 Tp Huế 65.551 2 Huyện Phong Điền 20.204 3 Huyện Quảng Điền 18.971 4 Thị xã Hương Trà 21.587 5 Huyện Phú Vang 34.402 6 Thị xã Hương Thuỷ 19.761 7 Huyện Phú Lộc 28.449 8 Huyện Nam Đông 4.210 9 Huyện A Lưới 7.528 Tổng cộng 220.663 14 Nguồn : VNPT Thừa Thiên Huế - 2011 Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tổng số hộ dân 220.663 hộ, trong đó mới chỉ có khoảng 22.550 thuê bao sử dụng các dịch vụ truyền hình trả tiền của các nhà cung cấp dịch vụ, chiếm tỉ lệ rất thấp khoảng 10% . Như vậy rõ ràng nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới vẫn còn rất nhiều. 2.2.2. Tình hình cạnh tranh các dịch vụ tương đồng trên địa bàn Tỉnh Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có thu tiền, tình hình cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đang diễn ra ngày càng quyết liệt và sôi động. Dịch vụ 1.MyTV Thuận lợi Khó khăn - Là dịch vụ truyền hình có chất - Ra đời muộn nên khách hàng đã sử dụng lượng cao, có thể xem theo yêu cầu, dịch vụ truyền hình cáp của HTC khá giải trí : xem phim , hát karaoke, nhiều. nghe nhạc… - VNPT đang cung cấp quá nhiều dịch vụ - Khả năng đáp ứng rộng khắp nên việc phân bổ các nguồn lực dành cho - Có mạng lưới kênh phân phối rộng dịch vụ MyTV bị hạn chế lớn - Chưa cung cấp được kênh K+ - Được hưởng lợi từ thương hiệu uy tín của tập đoàn VNPT 2. - là dịch vụ truyền hình xuất hiện - Khả năng đáp ứng cho khách hàng còn bị sớm nhất trên thị trường Thừa Thiên hạn chế, chủ yếu là đáp ứng cho khách Huế ( năm 2005) nên đến nay đã có hàng ở địa bàn thành phố Huế . Truyền lượng khách hàng đông đảo. - Không có hệ thông cống bể mà phải đi hình cáp - Chỉ tập trung kinh doanh vào một thuê lại của VNPT. HTC dịch vụ nên nguồn lực được tập - Hệ thống kênh phân phối còn ít trung, không bị phân tán. - Chất lượng dịch vụ cũng như các tiện ích không cao bằng MyTV - Chưa cung cấp được kênh K+ - Mạng lưới phân phối rộng - Xuất hiện khá muộn nên thị phần rất hạn 3. Dịch vụ - Được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Bộ chế truyền hình Quốc Phòng - Khả năng đáp ứng cho khách hàng vẫn của Viettel - Có mạng lưới Internet và điện thoại còn hạn chế (Net TV) cố định cũng khá lớn. - Chưa cung cấp được kênh K+ 4. Truyền - Tận dụng mạng lưới phân phối của - Xuất hiện muộn nên thị phần thấp 15 An Bưu Điện các tỉnh thành hình - Khả năng đáp ứng vẫn còn hạn chế - Chưa cung cấp được kênh K+ Viên ( AVG ) 5. Dịch vụ - Đã cung cấp được kênh bóng đá K+ - Khả năng đáp ứng vẫn còn hạn chế truyền hình - Có hệ thống khách hàng sử dụng - Thị phần còn thấp One TV ( internet sẵn có của FPT, tuy số lượng - Hệ thống phân phối còn ít của FPT) còn hạn chế * Nhận xét : Qua bảng phân tích các thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình ở trên, có thể thấy rằng mặc dù hiện tại Truyền hình Cáp Huế vẫn là doanh nghiệp đang chiếm thị phần khống chế trên thị trường, tuy nhiên nếu VNPT Thừa Thiên Huế nếu tận dụng tốt các thuận lợi ở trên và có chiến lược đúng đắn thì sẽ có cơ hội vươn lên chiếm lĩnh thị trường, thu hút các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp khác và đặc biệt là các khách hàng mới. Viettel cũng hứa hẹn là một đối trọng của VNPT trong tương lai do họ có tiềm lực tài chính dồi dài và đội ngũ nhân viên có kỷ luật rất cao . Ngoài ra VNPT cũng cần chú ý đến các doanh nghiệp còn lại nếu không muốn thị phần bị chia sẽ nhiều cho các doanh nghiệp này. Tuy nhiên điểm yếu chung của các doanh nghiệp này là công tác xử lý sự cố cho khách hàng rất chậm vì đội ngũ nhân viên xử lý ít, chưa có kinh nghiệm. Bảng 2.8 Thị phần dịch vụ truyền hình có thu tiền trên địa bàn tỉnh Số lượng khách hàng Thị phần (%) Truyền hình cáp HTC 16.500 73,2 % Dịch vụ MyTV 4.850 21,5 % Dịch vụ HueTV 500 2,2 % Dịch vụ truyền hình của Viettel 400 1,8 % 200 0,9 % 100 0,4% 22.550 100 % Dịch vụ ( Net TV ) Dịch vụ truyền hình của FPT ( One TV) Truyền hình An Viên (AVG) Tổng cộng Nguồn : Số liệu phòng Kinh doanh – VNPT Thừa Thiên Huế tháng 1/2012 2.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế Hiện nay với hệ thống hạ tầng mạng băng rộng IP rộng lớn của mình, VNPT Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ truyền hình có thu tiền lớn nhất trên địa bàn tỉnh . Tại tất cả các khu vực huyện, thị, các khu vực đông dân cư VNPT Thừa Thiên Huế đều có 16 khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, đây là một lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra với tiềm lực tài chính dồi dào của mình, VNPT rất thuận lợi để đầu tư cung cấp dịch vụ cho những khu vực, các địa bàn có tiềm năng, các dự án lớn ở trên địa bàn tỉnh như Khu du lịch LaGuna ở Lăng Cô, các khách sạn lớn từ bốn sao trở lên trên địa bàn tỉnh , vv… 2.4. Thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay Nhìn chung hoạt động Marketing dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay không rõ nét, hầu như chỉ lồng vào trong các chương trình khuyến mãi các dịch vụ viễn thông khác của VNPT hoặc nếu có riêng dịch vụ MyTV thì cũng chỉ thực hiện một cách hời hợt, nhỏ lẻ, không tạo được nhiều ấn tượng trong lòng khách hàng. Có thể tóm tắt thực trạng hoạt động Marketing dịch vụ MyTV của VNPT Thừa Thiên Huế như sau : 2.4.1. Về việc lựa chọn thị trường mục tiêu Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình gồm khách hàng đang sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định và internet trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra đối với dịch vụ MyTV, công ty cũng xác định đối tượng khách hàng chủ yếu là các hộ gia đình, các khách sạn trên địa bàn đặc biệt là các khách sạn có tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên, những khách sạn này có nhu cầu cung cấp những dịch vụ truyền hình tốt nhất cho khách hàng. 2.4.2. Về kênh phân phối Hiện tại VNPT có hệ thống phân phối rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại các địa bàn các huyện thị đều có các cửa hàng giao dịch của VNPT, các điểm giao dịch của Bưu Điện Tỉnh và đội ngũ đại lý, cộng tác viên phát triển dịch vụ . Đội ngũ nhân viên tiếp thị bán hàng trực tiếp của VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay lên đến hơn 150 người, ngoài ra còn có hơn 750 đại lý, cộng tác viên phát triển dịch vụ trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. VNPT Thừa Thiên Huế trong thời gian qua quá chú trọng về phát triển về số lượng hệ thống đại lý, cộng tác viên mà chưa quan tâm đến chất lượng đội ngũ này, vì vậy mặc dù số lượng tham gia phát triển dịch vụ khá lớn nhưng chất lượng và hiệu quả phát triển dịch vụ vẫn còn khá thấp.Việc kiểm soát kênh phân phối là điều mà VNPT Thừa Thiên Huế hiện nay thực hiện chưa tốt. 2.4.3. Về chính sách giá Do giá cước sử dụng dịch vụ MyTV hoàn toàn do phía VASC qui định nên VNPT Thừa Thiên Huế chỉ có thể chủ động xây dựng các chính sách ưu đãi về giá cho khách hàng như chính sách giảm giá thiết bị STB , miễn phí cước hoà mạng dịch vụ, chính sách ưu đãi khi khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của VNPT . 2.4.4. Về các hoạt động xúc tiến 17 Hiện nay các phương thức truyền thông quảng cáo chủ yếu của VNPT Thừa Thiên Huế là : Quảng cáo qua truyền hình, báo đài, tờ rơi, tiếp thị trực tiếp, quảng cáo qua điện thoại và SMS . Các kênh quảng cáo này tuy vẫn mang lại một hiệu quả nhất định nào đó, tuy nhiên hiện có rất nhiều phương thức quảng cáo mới như Email Marketing, Internet Marketing, Online Marketing thì VNPT Thừa Thiên Huế vẫn chưa nghiên cứu triển khai. Ngoài ra VNPT Thừa Thiên Huế cũng chưa quảng cáo qua hệ thống Catalogue, thư gởi khách hàng để quảng bá, tiếp thị giới thiệu dịch vụ MyTV . Trong những năm qua, Công ty đã thường xuyên tài trợ cho các chương trình có tính xã hội hoá cao. Điều này mang lại hình ảnh tốt đẹp trong lòng của khách hàng. Ngoài ra trong những năm qua VNPT Thừa Thiên Huế chủ yếu dùng “ Chiến lược kéo” để thu hút khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ, chứ chưa có “ Chiến lược đẩy” để kích thích các kênh phân phối hăng hái phát triển dịch vụ cho doanh nghiệp. 2.5. Đánh giá nhận xét chung 2.5.1. Điểm mạnh - VNPT Thừa Thiên Huế có mạng lưới rộng khắp trên toàn tỉnh - VNPT là thương hiệu lớn, có uy tín trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay đã có hơn 400.000 khách hàng đang sử dụng các dịch vụ viễn thông của VNPT Thừa Thiên Huế cung cấp. - Với việc đang có hơn 130.000 thuê bao sử dụng điện thoại cố định và hơn 50.000 thuê bao internet là điều kiện rất thuận lợi để phát triển dịch vụ MyTV bởi vì tận dụng được các đường dây sẵn có, tiết kiệm được nhiều chi phí lắp đặt ban đầu cho khách hàng. - Đội ngũ nhân lực hùng hậu để có thể thực hiện tốt công tác lắp đặt, xử lý sự cố cho khách hàng, đây cũng là một lợi thế rất lớn của VNPT Thừa Thiên Huế so với các đối thủ cạnh tranh. - Đội ngũ nhân viên bán hàng và đại lý, cộng tác viên phát triển dịch vụ đông đảo, rộng khắp trên toàn tỉnh với hơn 900 nhân viên tham gia phát triển dịch vụ - Ban lãnh đạo VNPT Thừa Thiên Huế bao gồm những người có trình độ, có tâm huyết, năng động đã có những quan điểm và chiến lược đúng đắn. - VNPT Thừa Thiên Huế có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với chính quyền địa phương các cấp. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên với truyền thống 65 năm phát triển của ngành Bưu Điện luôn yêu ngành, yêu nghề, luôn phấn đấu vì sự nghiệp phát triển của ngành và của VNPT. 2.5.2. Điểm yếu - VNPT Thừa Thiên Huế chưa có chiến lược Marketing đúng đắn, chưa có chiến lược Marketing tổng thể và cho từng dịch vụ riêng biệt, trong đó có dịch vụ MyTV. 18 - Nội dung của các chương trình truyền thông cũng không làm nổi bật được các sản phẩm dịch vụ cụ thể, không để lại nhiều ấn tượng trong tâm trí khách hàng. - Đội ngũ nhân lực làm việc trong lĩnh vực Marketing có trình độ chuyên môn không cao, không đáp ứng được các yêu cầu của công việc. - Đội ngũ nhân viên làm công tác tiếp thị bán hàng hầu hết chưa qua trường lớp đào tạo bài bản mà chủ yếu được tuyển chọn từ các bộ phận . - Chính sách đãi ngộ dành cho các kênh phân phối, các đại lý, các nhân viên tiếp thị bán hàng trực tiếp chưa thật tốt - Sự phối hợp của các phòng ban, của các trung tâm trực thuộc VNPT Thừa Thiên Huế không tốt. Rất nhiều sự việc bị chậm trễ, tắc trách do sự phối hợp không đồng bộ giữa các phòng ban. 2.5.3. Nguyên nhân sự hạn chế - Lãnh đạo VNPT Thừa Thiên Huế chưa thực sự xem trọng vai trò của Marketing. - Công tác tuyển chọn, đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác Marketing chưa hợp lý. - Bộ phận xây dựng chính sách chưa làm tốt công việc của mình - Đơn vị cũng chưa tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư cho phát triển dịch vụ - Bộ máy tổ chức sản xuất của VNPT còn cồng kềnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan