Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hó...

Tài liệu Phát triển sinh kế bền vững của nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa (nghiên cứu trường hợp huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh)

.PDF
156
34
109

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÒA PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÒA PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NÔNG HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Ngành: Xã hội học Mã số: 9310301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH SANG HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện từ tháng 01/4/2014 đến 01/3/2018. Luận án sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và các thông tin này được chỉ rõ các nguồn gốc. Thông tin, số liệu thu thập từ điều tra thực nghiệm được tổng hợp và xử lý trên phần mềm SPSS. Đối với thông tin định tính, mã hoá trực tiếp các nội dung theo nhóm chủ đề và các đặc điểm địa bàn cư trú, điều kiện kinh tế - xã hội của hộ gia đình. Tôi cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................... 11 1.1. Những quan điểm về phát triển nông thôn và sinh kế người nông dân ... 11 1.2. Những chủ đề nghiên cứu về sinh kế ....................................................... 19 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................. 28 2.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận án .............................................. 28 2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 35 2.3. Khái quát chung về chính sách quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất và việc thực hiện trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 44 2.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 53 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI NÔNG DÂN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ............................................. 56 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 56 3.2. Bối cảnh sinh kế của người nông dân tại huyện Nhà Bè trong quá trình đô thị hóa ........................................................................................................................................................ 57 3.3. Đánh giá một số yếu tố chính sách của Nhà nước đối với sinh kế của người nông dân bị thu hồi đất ở huyện Nhà Bè .............................................. 70 Chƣơng 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................... 81 4.1. Một số yếu tố về nguồn lực sinh kế của nông hộ bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất tại huyện Nhà Bè .................................................................. 81 4.2. Đánh giá mô hình sinh kế của nông hộ sau khi bị thu hồi đất ............... 112 4.3. Kết quả sinh kế của nông hộ sau khi bị thu hồi đất ............................... 117 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................122 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..........................................128 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................129 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ gia đình bị thu hồi đất chia theo loại đất và nhóm diện tích thu hồi. .............................................................................................. 58 Biểu 3.1: Diện tích trung bình các loại đất bị thu hồi chia theo 3 nhóm 2 hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau (m ) ....................................... 59 Bảng 3.2: Số lao động trong hộ gia đình bị mất việc làm chia theo 3 nhóm hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau ..................................... 61 Bảng 3.3: Tỷ lệ các nguồn thu nhập của hộ gia đình chia theo 3 nhóm có diện tích thu hồi đất khác nhau trong 12 tháng qua ................................................. 67 Bảng 3.4: Mức thu nhập của hộ gia đình hiện nay so với trước khi thu hồi đất chia theo 3 nhóm có diện tích thu hồi đất khác nhau. .................................. 68 Bảng 3.5: Đánh giá về giá cả đền bù/giải tỏa chia theo 3 nhóm hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau........................................................... 72 Bảng 3.6: Những hỗ trợ khác ngoài tiền đền bù chia theo 3 nhóm hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau........................................................... 77 Bảng 4.1: Trung bình các khoản thu nhập của hộ gia đình trong 12 tháng qua chia theo 3 nhóm có diện tích thu hồi khác nhau (triệu đồng/hộ). . 84 Bảng 4.2: Giá trị đền bù/hỗ trợ chia theo 3 nhóm hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau (triệu đồng/hộ) ...................................................... 86 Bảng 4.3: Tình trạng sử dụng tiền đền bù/hỗ trợ chia theo 3 nhóm hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau..................................................... 88 Bảng 4.4: Nguồn nước ăn uống chính của hộ gia đình trước khi thu hồi đất và hiện nay................................................................................................. 91 Bảng 4.5: Nguồn điện thắp sáng trước khi thu hồi đất và hiện nay........ 92 Bảng 4.6: Loại nhà ở của các hộ gia đình trước khi thu hồi đất và hiện nay ......................................................................................................................................................... 92 Bảng 4.7: Các tiện nghi, trang thiết bị sinh hoạt của hộ gia đình trước khi thu hồi đất và hiện nay .............................................................................. 93 Bảng 4.8: Ma trận dịch chuyển nghề nghiệp trước khi thu hồi đất và hiện nay của những người từ 15 tuổi trở lên ...................................................................... 97 Bảng 4.9: Tình trạng việc làm hiện nay của các thành viên hộ gia đình từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi ............................................................. 99 Bảng 4.10: Cơ cấu việc làm hiện nay của những người tại thời điểm trước khi thu hồi đất là nông dân chia theo nhóm tuổi. ................................ 101 Bảng 4.11: Tình trạng việc làm hiện nay của các thành viên hộ gia đình chia theo nhóm trình độ học vấn. .................................................................. 103 Bảng 4.12: Cơ cấu việc làm hiện nay của những người tại thời điểm trước khi thu hồi đất là nông dân chia theo trình độ học vấn. ...................... 104 Bảng 4.13: Chuyên môn tay nghề chính đã/đang được đào tạo của những người từ 15 tuổi trở lên ...................................................................... 105 Bảng 4.14: Tỷ lệ vay mượn của hộ gia đình trong 12 tháng qua chia theo 3 nhóm có diện tích thu hồi khác nhau (%) .......................................................... 110 Bảng 4.15: Trung bình các khoản tiền vay mượn của hộ gia đình trong 12 tháng qua chia theo 3 nhóm có diện tích thu hồi đất khác nhau (triệu đồng/hộ) ................................................................................................................................................ 111 Bảng 4.16: Thu nhập bình quân nhân khẩu chia theo 3 nhóm hộ gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau (đồng/người/tháng) ........................ 119 DANH MỤC BIỂU Biểu 4.1: Diện tích trung bình các loại đất còn lại chia theo 3 nhóm hộ 2 gia đình có diện tích thu hồi đất khác nhau (m ) ............................................ 82 Biểu 4.2: Tỷ lệ các hộ gia đình có người là thành viên của các tổ chức 109 Biểu 4.3: Những sự giúp đỡ đối với hộ gia đình từ khi bị thu hồi đất đến nay ................................................................................................................. 109 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTH Đô thị hoá CNH Công nghiệp hoá KT-XH Kinh tế - xã hội TP Thành phố BĐBV Biết đọc biết viết THCN Trung học chuyên nghiệp CN – XDCB Công nhân – Xây dựng cơ bản Quản lý NN Quản lý Nhà nước BHYT Bảo hiểm y tế CN-TTC Công nhân – Thợ thủ công LĐ giản đơn Lao động giản đơn HS/SV Học sinh/sinh viên THPT Trung học phổ thông SX,KD Sản xuất, kinh doanh Phi NN Phi nông nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoảng 20 năm trở lại đây, đô thị hóa (ĐTH) đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến ở các địa phương trên cả nước. Dưới tác động của quá trình ĐTH, cơ cấu kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi địa phương có sự chuyển dịch rõ rệt. Tuy nhiên đi kèm với đó, quá trình thu hồi đất cũng diễn ra vô cùng mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn, trong đó đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong vòng 12 năm (20012013), diện tích đất nông nghiệp của cả nước giảm khoảng nửa triệu ha, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm tại các vùng đồng bằng, vùng ven các thành phố, thị xã [8]. Chỉ tính riêng trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, cả nước đã có 2.194 công trình, dự án được triển khai, với diện tích thu hồi trên 7.882 ha, trong đó đất nông nghiệp bị thu hồi hơn 6.810 ha [5]. Trong định hướng công nghiệp hóa (CNH) - ĐTH đất nước, ngày 09 tháng 4 năm 2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp quốc gia; theo đó diện tích đất nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm mạnh. Trong khi đó, hiện nay có tới 69,7% lực lượng lao động cả nước vẫn đang tập trung ở khu vực nông thôn [87]. Điều này sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho lao động nông nghiệp khi họ phải chuyển đổi việc làm do mất đất canh tác. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, quá trình ĐTH tại Thành phố (TP) Hồ Chí Minh cũng đang diễn ra vô cùng sôi động và có xu hướng mở rộng không gian đô thị ra vùng ven của thành phố, trong đó có huyện Nhà Bè. Trong thời gian qua, ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, cụm cảng thì hàng loạt dự án bất động sản cũng đã và đang được hình thành tại huyện này, mỗi dự án có diện tích từ 10ha đến vài chục ha trở lên và 1 liên kết với nhau thành các khu đô thị sầm uất. Chỉ trong vòng 10 năm, từ 2004 đến 2014, trên địa bàn huyện đã có hơn 814 ha đất được thu hồi, trong đó nhiều nhất vẫn là đất nông nghiệp với 787 ha, làm mất việc làm truyền thống của 2.448 hộ nông dân có đất bị thu hồi [4, tr. 8]. Một câu hỏi đặt ra là lao động nông dân bị thu hồi đất sẽ làm gì để duy trì, ổn định sinh kế và vai trò của chính quyền địa phương như thế nào trong việc hỗ trợ chuyển đổi sinh kế khi mà người nông dân không còn hay còn lại ít đất canh tác. Đây chính là vấn đề mà tác giả quyết định chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu thực trạng và mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của những nông hộ bị mất đất sản xuất dưới tác động của quá trình ĐTH tại huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2004-2014. Từ các kết quả nghiên cứu này, đề tài đề xuất một số ý kiến mang tính gợi mở về mặt chính sách nhằm phát triển sinh kế bền vững cho những hộ nông dân bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích thực trạng sinh kế của người nông dân tại huyện Nhà Bè trong quá trình ĐTH; - Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất tại địa bàn nghiên cứu; - Tìm hiểu các chính sách của Nhà nước cùng với sự hỗ trợ xã hội đối với việc cải thiện sinh kế của những nông hộ bị thu hồi đất; 2 - Đề xuất giải pháp chính sách hướng đến phát triển sinh kế bền vững cho cá nhân và hộ gia đình sau khi bị mất đất sản xuất. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển sinh kế bền vững của những nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình ĐHT tại huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu của đề tài luận án là những nông hộ bị ảnh hưởng của việc thu hồi đất trong quá trình ĐTH tại huyện Nhà Bè từ năm 2004 đến năm 2014 (chỉ chọn những hộ là người địa phương và có đất sản xuất bị thu hồi tại địa bàn nghiên cứu). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm toàn bộ 7 xã/thị trấn trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Về mặt thời gian, nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014, vì đây là giai đoạn diễn ra quá trình ĐTH nhanh và khoảng thời gian này là đủ dài để phân tích các thay đổi sinh kế của nông hộ bị thu hồi đất dưới tác động của quá trình ĐTH tại huyện Nhà Bè, tính bền vững sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững này như thế nào. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Trong đề tài luận án của mình, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính bổ sung và phối kiểm với nhau, cụ thể như sau: 4.1. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có Đề tài tập hợp và phân tích các tài liệu có liên quan đến: nghiên cứu về sinh kế; các chính sách của Nhà nước đối với người nông dân bị thu hồi đất; các số liệu thống kê, các báo cáo về tình hình KT-XH, các báo cáo khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai tại địa bàn nghiên cứu,... nhằm 3 xây dựng một bức tranh tổng quát về bối cảnh nghiên cứu, các cách tiếp cận nghiên cứu, các luận điểm, luận cứ, các kết quả phân tích thực nghiệm, các khác biệt và tranh luận đối với các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài này là nghiên cứu định lượng bằng bảng hỏi, liên quan đến: các khía cạnh và mức độ ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến điều kiện sống, sinh kế của người nông dân; các nguồn lực cá nhân, cộng đồng, sự trợ giúp của chính quyền và khả năng thích ứng cũng như các chiến lược sinh kế của nông hộ; các cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với nông hộ bị thu hồi đất; các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân. 4.3. Phương pháp nghiên cứu định tính Để có thông tin sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, đề tài cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu đối với những người nông dân bị thu hồi đất có các hoạt động sinh kế khác nhau và các điều kiện kinh tế khác nhau; phỏng vấn chiến lược đối với các cán bộ địa phương và các tổ chức chính trị xã hội liên quan. Nghiên cứu định tính giúp hiểu sâu hơn các bối cảnh chuyển đổi, các chính sách phát triển và chính sách xã hội được áp dụng cụ thể, các vấn đề nằm bên dưới và các mối quan hệ phức tạp hơn những tương quan được lượng hóa. 4.4. Chọn mẫu và qui mô mẫu 4.4.1. Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (systematic sampling method) theo quy trình như sau: Bước 1: Thu thập toàn bộ danh sách những nông hộ bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Nhà Bè từ năm 2004 đến năm 2014. 4 Bước 2: Dựa trên danh sách thu thập được ở bước 1, gửi địa phương để xác định lại những hộ hiện còn sinh sống trên địa bàn huyện. Kết quả thu thập ở bước 2 đã xác định được 733 hộ có đất bị thu hồi và hiện còn sinh sống trên địa bàn huyện. Bước 3: Trên cơ sở danh sách 733 hộ đã được xác định, tiến hành sắp xếp và đánh số thứ tự alphabet theo tên chủ hộ và theo từng xã, thị trấn trong huyện để tạo thành khung lấy mẫu (sampling frame). Bước 4: Dựa trên khung lấy mẫu trên, 400 hộ gia đình (cỡ mẫu nghiên cứu dự kiến), chiếm 54,6% tổng số hộ bị thu hồi đất trong giai đoạn 2004-2014 hiện còn cư trú tại huyện Nhà Bè nên có tính đại diện cao cho toàn bộ đối tượng khảo sát. Qui trình chọn mẫu với khoảng cách chọn mẫu (bước nhảy) theo công thức sau: k=N/n Trong đó: + N là tổng thể khảo sát (733 hộ gia đình) + n là cỡ mẫu khảo sát (400 hộ gia đình) + k là khoảng cách chọn mẫu (bước nhảy) với k = 733/400 = 1,83 Trên thực tế không thể tính bước nhảy k=1,83 mà phải làm tròn k=2, nên với bước nhảy này chỉ có thể chọn được 366 hộ (733/2=366,5) trong số 400 hộ cần khảo sát. Để tổng số mẫu khảo sát gồm 400 hộ, chúng tôi điều chỉnh bước nhảy trên thực tế theo cách: cứ 6 hộ được chọn theo bước nhảy k=2, chúng tôi bắt đầu chọn hộ tiếp theo cho chu kỳ 6 hộ kế tiếp nhằm bù đắp cho bước nhảy thực tế lớn hơn bước nhảy tính toán (2-1,83=0,17). Cụ thể, chọn hộ số 1 trong khung chọn mẫu làm đơn vị mẫu đầu tiên thì danh sách hộ được chọn sẽ là: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 23,…., 400. Về cơ bản, phương thức chọn mẫu này cho phép các hộ trong mẫu khảo sát có tính 5 đại diện cao nhất đối với tổng số hộ nông dân bị mất đất ở huyện Nhà Bè trong giai đoạn 2004-2014 hiện vẫn còn cư trú tại huyện. Đổi mẫu: Nguyên tắc chung trong trường hợp sau 3 lần không tiếp cận được hộ được chọn thì thay thế bằng hộ kế tiếp liền kề (trước hoặc sau) trong danh sách khung lấy mẫu. Kết quả có 5 trường hợp đổi mẫu (1,25%) với lý do đi vắng dài ngày không tiếp cận được. Tỷ lệ đổi mẫu thấp là một trong những yếu tố đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu thập được. Xác định người đại diện cho hộ gia đình để trả lời: Đối tượng ưu tiên thứ nhất là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ. Trong trường hợp đối tượng ưu tiên thứ nhất không tham gia trả lời được (quá lớn tuổi, không đủ năng lực, không gặp được) thì người thay thế phải là người trên 18 tuổi, có quan hệ mật thiết với chủ hộ và hiểu biết các vấn đề chung của hộ. Trong trường hợp không tiếp cận được với người đủ điều kiện trả lời thì đổi mẫu. Qui mô và cơ cấu mẫu phỏng vấn định tính bao gồm: phỏng vấn sâu 1/10 số hộ được phỏng vấn định lượng (40 hộ nông dân) và phỏng vấn chiến lược đối với 18 cán bộ lãnh đạo tại 6 xã của huyện (mỗi xã phỏng vấn 1 lãnh đạo Hội Nông dân, 1 lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) và 1 cán bộ chuyên trách Lao động Thương binh Xã hội của xã). Bên cạnh đó, tiến hành 03 thảo luận nhóm ở 02 xã và 01 thị trấn gồm các cán bộ xã/thị trấn, ấp/khu phố, các hộ gia đình nông dân bị thu hồi đất. 4.4.2. Đo lường biến số Trong nghiên cứu này, sinh kế của các nông hộ bị thu hồi đất và các vấn đề liên quan có thể được đo lường và phân tích ở cả góc độ cá nhân hoặc hộ gia đình tùy vào từng nội dung cụ thể. Các biến số được đo lường với nhiều thang đo khác nhau trên các chiều kích chính sau: các thông tin chung về hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất; hoạt động sinh kế và các nguồn 6 lực sinh kế; các chính sách đền bù, hỗ trợ; các kết quả sinh kế; mức độ hài lòng,... Các biến số chính về nguồn vốn sinh kế được đo lường như sau: Vấn đề nghiên cứu Cấp độ Biến số Đo lƣờng biến số phụ thuộc phân tích Các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, Vốn tự nước,… mà người dân có được hay tiếp cận Hộ gia nhiên được nhằm phục vụ cho mục tiêu hoạt động đình sinh kế. Vốn tài Sinh kế chính bền vững Nguồn tiền đền bù, hỗ trợ, nguồn đầu tư, nguồn thu nhập từ sinh kế của cá nhân và hộ Cá nhân và hộ gia đình Cấp độ cộng đồng: điện, đường giao thông, y của các nông hộ Vốn vật bị thu chất hồi đất tế, nước sinh hoạt, môi trường,… Cấp độ gia đình: Điều kiện nhà ở, các tiện nghi, trang thiết bị sinh hoạt, phương tiện Hộ gia đình phục vụ sinh kế,… Vốn con người Lực lượng lao động, độ tuổi, học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe,… Mức độ tham gia, đóng góp vào các tổ chức Vốn xã hội chính trị - xã hội, Nhà nước, và các hỗ trợ nhận được,… Cá nhân Cá nhân và hộ gia đình 4.4.3. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích chủ yếu trong nghiên cứu này là phân loại, thiết lập các bảng chéo về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Sinh kế của các nông hộ sẽ được phân tích và so sánh giữa trước khi thu hồi đất và hiện nay dựa trên 5 nguồn vốn sinh kế, để thấy được sự thay 7 đổi tương ứng với quá trình ĐTH trên địa bàn cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển sinh kế bền vững của nông hộ trong mối quan hệ với các tác tố bên ngoài theo khung sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, việc phân chia và so sánh giữa các nhóm hộ có diện tích thu hồi đất khác nhau sẽ giúp tìm hiểu sâu hơn về tác động của các nguồn lực sinh kế tới quá trình phát triển sinh kế bền vững của nông hộ, đặc biệt là đối với những hộ có nguồn lực hạn chế. Các phân tích này được kết hợp chặt chẽ với những kết quả thu được từ các phân tích định tính để phối kiểm và bổ sung lẫn nhau. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, thông qua phân tích thực nghiệm, luận án kiểm chứng một số lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về sinh kế của người nông dân bị thu hồi đất trước những tác động của quá trình ĐTH tại một địa phương cụ thể. Thứ hai, kết quả nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho việc khuyến nghị các giải pháp dưới góc nhìn xã hội học để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có thêm luận cứ, luận chứng khi đưa ra các chính sách khả thi đối với phát triển sinh kế bền vững cho nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH, nhất là tại một đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh. Thứ ba, luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, qua đó phần nào có thể mở rộng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu của luận án làm sáng tỏ việc vận dụng những kiến thức liên ngành trong nghiên cứu về sinh kế bền vững, dựa trên các lý thuyết khung sinh kế bền vững, lý thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết xung đột xã hội. Cùng với đó, qui trình thiết kế và phân tích dựa trên cơ sở khoa học và được thực hiện nghiêm cẩn, trung thực giúp tạo ra 8 những bằng chứng có độ tin cậy cao, làm rõ hơn các yếu tố và các cơ chế tác động đến chiến lược và kết quả sinh kế của hộ nông dân bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp một phân tích thực tiễn về thực trạng sinh kế, chính sách và thực thi chính sách đền bù, hỗ trợ đối với hộ nông dân bị thu hồi đất tại một huyện ven đô của TP Hồ Chí Minh – một trong những địa bàn có quá trình ĐTH sôi động nhất. Kết quả nghiên cứu này do vậy có tính thực tiễn cao, giúp các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước và đặc biệt là chính quyền địa phương có thể nhận diện sâu sắc hơn tình hình thực tiễn, thấy được những ưu điểm và hạn chế của các chính sách hiện hành, đưa ra các chính sách phù hợp hơn nhằm phát triển sinh kế cho những nông hộ bị thu hồi đất theo hướng bền vững trong bối cảnh CNH-ĐTH mạnh mẽ hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan một số quan điểm và công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương này tập trung trình bày tổng quan hai nhóm vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu là: Những quan điểm về phát triển nông thôn và sinh kế người nông dân, và những chủ đề nghiên cứu về sinh kế. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương này trình bày các vấn đề quan trọng về mặt phương pháp luận như: thao tác các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu; các tiếp cận lý thuyết áp dụng trong đề tài; tổng quan các chính sách quy định của pháp luật về thu hồi đất, bồi 9 thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất; câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích đề tài của luận án. Chương 3: Thực trạng sinh kế của người nông dân tại huyện Nhà Bè trong quá trình ĐTH. Chương này trước tiên khái quát tình hình KT-XH ở địa bàn nghiên cứu, tiếp theo tập trung phân tích bối cảnh sinh kế của người nông dân tại huyện Nhà Bè trong quá trình ĐTH và cuối cùng đánh giá một số yếu tố chính sách của Nhà nước đối với sinh kế của người nông dân bị thu hồi đất ở huyện Nhà Bè Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển sinh kế của hộ nông dân có đất bị thu hồi trên địa bàn huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Chương này tập trung phân tích một số yếu tố về nguồn lực sinh kế của nông hộ bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất tại huyện Nhà Bè; đánh giá mô hình sinh kế và kết quả sinh kế của nông hộ sau khi bị thu hồi đất. 10 Chƣơng 1 TỔNG QUAN MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong phần tổng quan nghiên cứu của luận án, các tư liệu tham khảo chính thuộc phạm vi chuyên ngành Xã hội học. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận án hàm chứa tính liên ngành, nên tác giả cũng đã sử dụng các tài liệu chuyên ngành Kinh tế học, Nhân học văn hóa, và Tâm lý học để kết nối, bổ sung. Các quan điểm và công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được trình bày trong phần này tập trung vào hai nhóm vấn đề liên quan chính đến đề tài nghiên cứu như sau: 1.1. Những quan điểm về phát triển nông thôn và sinh kế ngƣời nông dân Quan điểm phát triển nông thôn là một phạm trù có nội hàm rất rộng, với nhiều ý tưởng khác nhau, được vận dụng ở các nước đang phát triển và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của các quốc gia này. Đặc biệt với các quốc gia đang phát triển vốn có nền kinh tế sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, đóng góp của nông thôn cho sự phát triển chung của quốc gia là vô cùng quan trọng. 1.1.1. Một số quan điểm trên thế giới Vào những thập niên 1950 -1960, một số lý thuyết kinh tế phát triển được hình thành và nhận thức còn đơn giản khi coi ngành công nghiệp là động lực tăng trưởng còn nông nghiệp là ngành lạc hậu. Đại diện cho trường phái này là mô hình kinh tế nhị nguyên của Authur Lewis, nhằm giải thích sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa CNH. Ông cho rằng, nông thôn là nguồn cung cấp lao động thặng dư chủ yếu. Tiền công cao hơn trong ngành công nghiệp hiện đại thu hút lao động thặng dư, và mở rộng cho đến khi tất cả lao động đều được tiếp nhận. Đối với 11 khu vực nông thôn, sự suy giảm của lao động thặng dư dẫn đến thương mại hóa nông nghiệp và theo ông quá trình đó sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Bởi vì, trong khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, đất đai ít, lao động lại nhiều nên lao động dôi dư và số lao động dôi dư này có năng suất giới hạn bằng không, nghĩa là không có thu nhập. Như vậy, việc chuyển giao lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp sẽ có tác dụng vừa chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp và chỉ để lại số lượng vừa đủ để tạo ra sản lượng cố định, từ đó sẽ tạo được việc làm cho số lao động dôi dư trong khu vực nông nghiệp. Mặt khác, sự chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, nâng cao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế [41, tr: 304]. Lập luận trên cho thấy, trường phái lý thuyết phát triển này không ý thức được vai trò của khu vực nông thôn trong quá trình phát triển. Việc ưu tiên cho công nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn đã dẫn tới sự di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, và như vậy khu vực nông thôn lại là nơi sản xuất lương thực cho cư dân nông thôn, cư dân đô thị và cung cấp lao động cho ngành công nghiệp. Bản chất của trường phái lý thuyết này không thừa nhận vai trò đổi mới của khu vực nông thôn và không xem xét đến khả năng thay đổi trong trình tự phát triển. Trên thực tế, không có việc gì được coi là giai đoạn cuối cùng của sự phát triển. Khu vực nông thôn có thể đóng vai trò đổi mới ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Khác với Authur Lewis, nhà kinh tế học người Nhật Bản Harry Toshima đưa ra trường phái lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở Châu Á gió mùa. Theo ông, mô hình kinh tế nhị nguyên của Authur Lewis không phù hợp với các nước Châu Á bởi lẽ nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong lúc nhàn rỗi. Vì vậy, ông cho rằng lao động trong nông nghiệp cần phải giữ lại và chỉ tạo ra thêm nhiều việc làm 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan