Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư từ thực tiễn vùng hồ thủy ...

Tài liệu Phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư từ thực tiễn vùng hồ thủy điện lai châu

.PDF
121
808
54

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ KIM ANH PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ TỪ THỰC TIỄN VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN LAI CHÂU Chuyên ngành: Mã số: Phát triển bền vững Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC KHÁNH Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn LÊ KIM ANH LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh; các Thầy cô giáo trong Khoa Phát triển Bền vững, Học Viện Khoa học xã hội; Ban Quản lý Dự án thủy điện Sơn La; Ban di dân, đền bù - tái định cư tỉnh Lai Châu, Sở NN&PTNT, Sở TNMT tỉnh Lai Châu; phòng di dân đền bù và tái định cư, các phòng ban, trung tâm khuyến nông huyện Nậm Nhùn, huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu; Các cán bộ dự án của AFConsult Switzerland Ltd cùng bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quí báu đó. Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn LÊ KIM ANH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1........................................................................................................................ 8 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ............................................................................................................................... 8 1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 8 1.2. Những kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong vấn đề khôi phục, phát triển sinh kế bền vững cho dân tái định cư các công trình thủy điện ........ 18 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA NGƢỜI DÂN......... 24 TÁI ĐỊNH CƢ CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU ................................. 24 2.1. Tổng quan đặc điểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................... 24 2.2. Sơ lược dự án thủy điện Lai Châu và công tác phát triển sinh kế bền vững cho dân tái định cư của dự án ...................................................................... 28 2.3. Thực trạng phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư công trình thủy điện Lai Châu ....................................................................................... 39 2.4. Hiện trạng công tác phát triển sinh kế bền vững của người dân tái định cư ........................................................................................................................ 45 2.5. Các vấn đề còn tồn tại trong công tác phát triển sinh kế bền vững cho người dân TĐC thủy điện Lai Châu. ...................................................................... 51 Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU.......................................................................................... 54 3.1. Bối cảnh chung, cơ hội và thách thức ......................................................... 54 3.2. Định hướng phát triển sinh kế bền vững cho người dân trong các khu tái định cư thủy điện Lai Châu .......................................................................... 56 3.3. Kiến nghị các giải pháp để phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư công trình thủy điện Lai Châu ...... Error! Bookmark not defined. 3.4. Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, các hội, các hộ gia đình .............. 69 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á AFD : Công ty AF-Consult Switzerland Ltd BAH : Bị ảnh hưởng CTTL : Công trình thủy lợi CTTĐ : Công trình thủy điện EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam HGĐ : Hộ gia đình NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PECC1 : Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 PTNT : Phát triển Nông thôn QH & TKNN : Qui hoạch và thiết kế nông nghiệp QLDA : Quản lý dự án KT-XH : Kinh tế xã hội TNMT : Tài nguyên Môi trường TT : Thị trấn TĐC : Tái định cư UBND : Uỷ ban nhân dân WB : Ngân hàng Thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo trong các khu tái định cư ............................................ 38 Bảng 2.2: Mức hỗ trợ di chuyển mồ mả .............................................................. 42 Bảng 3.1: Cao trình mốc viền lòng hồ thủy điện Lai Châu ................................. 62 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế 8 Hình 1.2: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) 14 Hình 2.1: Biểu đồ số hộ và nhân khẩu phải di dời trong khu vực dự án 35 Hình 2.2: Biểu đồ số khu tái định cư và số bản trong khu vực dự án 36 Hình 2.3: Sơ đồ phân bố các điểm tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu 37 Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các nhóm dân tộc tại khu tái định cư 38 Hình 2.5: Biểu đồ mức thu nhập trung bình cho 1 người/năm (trước và sau tái định cư) 46 Hình 3.1: Biểu đồ nhu cầu sử dụng hồ thủy điện cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các công trình điện nói chung và thủy điện nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng trong đời sống và sản xuất của nhân dân. Xây dựng một công trình thủy điện lớn, công tác giải phóng mặt bằng là rất quan trọng, trong đó công tác điều tra thiệt hại, đền bù và và tái định cư (TĐC) cho nhân dân bị ảnh hưởng phải được thực hiện trước đó một bước. Khi xây dựng công trình, sẽ không tránh khỏi phải di chuyển những cộng đồng dân cư sinh sống nằm trong phạm vi lòng hồ thủy điện và tại khu vực bố trí các hạng mục công trình đầu mối. Cộng đồng dân cư này chủ yếu là các dân tộc ít người, mỗi một dân tộc lại có các phong tục tập quán sinh hoạt, phương thức sản xuất và bản sắc văn hóa khác nhau. Việc di chuyển người dân dời khỏi bản làng cũ, nơi đã sống bao đời để đến nơi ở mới sẽ khiến cho đời sống của người dân vùng TĐC gặp nhiều biến động, khó khăn và phức tạp về các vấn đề xã hội. Vì thế rất cần có những chính sách đặc biệt trong công tác di dân, TĐC nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên, con người, bảo đảm cho người dân TĐC có cuộc sống nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã xác định theo định hướng phát triển bền vững. Trên thực tế việc xây dựng phương án đền bù bồi thường thiệt hại và di dân TĐC, ổn định cuộc sống cho nhân dân vùng ảnh hưởng của các dự án thủy điện đã và đang nảy sinh một số bất cập về các vấn đề văn hóa xã hội và đặc biệt là đời sống kinh tế của người dân sinh sống ở các khu TĐC. Công tác đền bù, TĐC và hỗ trợ cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tuy đã được Chính phủ quan tâm, có những chính sách đền bù và đảm bảo cuộc sống cho người dân ở các khu TĐC mới sớm ổn định, phát triển. Thực tế ở một số dự án vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó công tác khôi phục, phát triển sinh kế cho những người dân phải TĐC đến nơi ở mới vẫn chưa được quan tâm đúng mức cũng như chưa được thực hiện một cách hoàn chỉnh, có hiệu quả. 1 Khôi phục kinh tế và phát triển sinh kế bền vững đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cho những hộ dân phải TĐC bắt buộc, vì đây là cộng đồng dân cư chẳng những bị mất tài sản, nhà cửa, đất đai sản xuất mà còn bị ảnh hưởng tới phong tục sống, hoặc có thể phải thay đổi những tập tục sinh sống, tập quán sản xuất vốn có của mình... để chuyển đến một môi trường mới với những điều kiện sản xuất mới, văn hóa, cộng đồng mới đòi hỏi sự thích nghi, vì thế, họ rất dễ bị cô lập hoặc bị nghèo đi so với cuộc sống trước khi phải TĐC. Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu tối đa những tác động bất lợi đến đời sống, kinh tế xã hội đối với người dân phải TĐC thông qua việc xây dựng, phát triển sinh kế bền vững cho người dân ở các khu TĐC mới là điều cần được quan tâm hàng đầu. Trong quá trình triển khai thực hiện công tác đền bù thiệt hại, di dân TĐC và phát triển ổn định cuộc sống cho người dân ở khu TĐC mới đã bộc lộ nhiều thiếu sót, vướng mắc, điều này làm không ít hộ TĐC trở nên rất khó khăn về đời sống kinh tế, cơ hội phục hồi cuộc sống bằng nơi ở cũ rất khó. Trong công tác TĐC cho dân vùng ảnh hưởng bởi dự án, các đơn vị được lựa chọn thực hiện thường quan tâm xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các khu TĐC hơn là quan tâm về lĩnh vực quy hoạch phát triển sản xuất, khôi phục, phát sinh kế bền vững và các vấn đề xã hội khác cho người dân các khu TĐC. Công trình thủy điện Lai Châu nằm trên dòng chính sông Đà có công trình đầu mối nằm ở xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, phần lớn vùng hồ nằm trên địa phận huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Đây là công trình có quy mô di chuyển dân để giải phóng mặt bằng xây dựng và khu vực lòng hồ khá lớn với 1.950 hộ, 7.772 nhân khẩu [7, trg 4] thuộc 7 xã và thị trấn. Vấn đề di dân và TĐC cho dân cư ảnh hưởng bởi thủy điện Lai Châu đã và đang có những vấn đề nảy sinh trong công tác ổn định đời sống người dân cần được nghiên cứu. Từ những vấn đề nêu trên, học viên đã chọn đề tài luận văn là: "Phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư từ thực tiễn vùng hồ thủy điện Lai Châu". 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện trạng công tác TĐC ổn định và phát triển cuộc sống của người dân các điểm TĐC từ công trình thủy điện Lai Châu được đề cập khá nhiều trên thông tin đại chúng. Các bài viết đã đề cập đến một số các vấn đề khó khăn, bất cập trong công tác thực hiện các chính sách đền bù, hỗ trợ và TĐC cho người dân vùng dự án, hoặc có bài viết đề cập, giới thiệu một số mô hình, hướng phát triển kinh tế tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế, xã hội và nhân văn tại các khu TĐC. Đầu năm 2015, AF-Consult Switzerland Ltd đã phối hợp với Ban QLDA thủy điện Sơn La (chủ đầu tư dự án CTTĐ Lai Châu) đã có nghiên cứu ―Chương trình hỗ trợ thực hiện kế hoạch hành động môi trường xã hội cho nhà máy thủy điện Lai Châu‖, dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành. Đến nay, chưa có được công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp đầy đủ trên quan điểm xã hội nhân văn về công tác TĐC của công trình này. Mặt khác, công tác di dân TĐC của thủy điện Lai Châu cũng vừa mới hoàn thành, vì vậy vấn đề ổn định cuộc sống, việc phục hồi và phát triển sinh kế bền vững cho nhân dân các vùng TĐC thủy điện Lai Châu là chưa được các tổ chức hay cá nhân nào đề cập một cách hệ thống, hoàn chỉnh. Đó là khoảng trống mà học viên mong muốn đi sâu tập trung giải quyết. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề khôi phục và phát triển sinh kế bền vững trong công tác TĐC cho các công trình thủy điện trên quan điểm xã hội nhân văn. Đánh giá đúng thực trạng đời sống kinh tế xã hội, việc xây dựng sinh kế tại các khu TĐC của công trình thủy điện Lai Châu phù hợp với định hướng phát triển bền vững. 3.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích và đưa ra kết luận mà công tác TĐC ở công trình thủy điện Lai Châu đã đạt được và chưa đạt được; xác định nguyên nhân bất cập và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết. 3 Dựa trên kế hoạch TĐC đã triển khai của dự án thủy điện Lai Châu và kinh nghiệm phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống người dân TĐC của một số của dự án thủy điện trong nước. Dựa vào hiện trạng nguồn lực tự nhiên, xã hội, đề xuất các biện pháp phục hồi, phát triển sinh kế bền vững cho người dân TĐC công trình thủy điện Lai Châu trong điều kiện và hoàn cảnh mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sinh kế bền vững của các cộng đồng dân cư buộc phải di dời nơi ở cũ và TĐC tại nơi ở mới từ các công trình thủy điện. Vấn đề nghiên cứu liên quan đến công tác phục hồi, phát triển sinh kế cho những người dân TĐC của công trình thủy điện Lai Châu theo hướng bền vững. Phạm vi nghiên cứu: các khu TĐC thủy điện Lai Châu thuộc huyện Mường Tè, và huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu. Thời gian nghiên cứu: Từ khi bắt đầu bản Noong Kiềng, xã Nậm Nhùn TĐC (năm 2010) cho đến 7/2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Công tác di dân, TĐC từ các công trình thủy điện đã được thực hiện từ nhiều năm nay ở các dự án, tuy nhiên nó cũng để lại không ít hệ luỵ, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của người dân phải TĐC từ các dự án trên cần được quan tâm, nhất là vấn đề đảm bảo sinh kế ổn định, bền vững trong hoàn cảnh mới. Nhiều tài liệu nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn đã nhận định, công tác di dân-TĐC là một áp lực có thể làm xuất hiện khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng sống dựa vào rừng, núi (nương rẫy, săn bắn, nguồn nước...). Giảm khả năng bị tổn thương đến sinh kế và tăng cường năng lực phù hợp với điều kiện sống ở nơi TĐC mới được coi là trách nhiệm chính của các hộ gia đình và cộng đồng thông qua các biện pháp thích ứng về sinh kế. Bên cạnh các hoạt động của hộ gia đình, sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tăng cường năng lực thích ứng của các hộ trong các vùng TĐC trước những khó khăn do TĐC gây ra có vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thu nhập bền vững và an ninh lương thực cho các cộng đồng người dân TĐC và người dân sở tại (tiếp nhận 4 dân TĐC) trong dài hạn. 5.2. Tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu chung Trong nghiên cứu đề tài luận văn, các tiếp cận chính được sử dụng là: - Tiếp cận biện chứng và tiếp cận lịch sử để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề TĐC một cách khoa học và khách quan. - Tiếp cận sinh kế bền vững để xây dựng các sinh kế phù hợp với hoàn cảnh địa lý, với các nguồn lực tự nhiên, môi trường; nguồn lực xã hội; nguồn lực con người; nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất trong bối cảnh phát triển hiện nay ở huyện Mường Tè, Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu phù hợp với tiến trình phát triển KT-XH. - Tiếp cận hệ thống để xem xét các vấn đề trong một hệ thống thống nhất các mối quan hệ ràng buộc mang tính nhân - quả và phát triển trên quan điểm giải quyết mâu thuẫn của các mặt đối lập. 5.3. Các phương pháp cụ thể - Các phương pháp thu thập thông tin: Luận văn tiến hành cập nhật, phân loại, sắp xếp các nguồn tài liệu, văn bản, báo cáo và các công trình nghiên cứu hiện có tại các Ban Di dân TĐC, Sở NNPTNN, Sở TNMT và ban ngành liên quan; tỉnh Lai Châu và các huyện Nậm Nhùn, huyện Mường Tè, Ban QLDA thủy điện Sơn La; EVN; WB, ADB, Ngân hàng Tái thiết Đức (kFW), Bộ NNPTNT, các cơ quan trong nước, nguồn mở từ Internet, v.v... nhằm xây dựng khung nghiên cứu và nguồn tư liệu hiện trạng về vấn đề di dân-TĐC từ các công trình thủy điện đã triển khai để áp dụng cho nghiên cứu sinh kế của người dân-TĐC công trình thủy điện Lai Châu. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực TĐC trong môi trường xã hội (MTXH) nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét ý kiến của các chuyên gia về vấn đề TĐC nói chung và các khía cạnh cụ thể (đền bù, di dân, hỗ trợ và phục hồi cuộc sống, quy hoạch, phát triển bền vững cuộc sống cho người dân TĐC...) trong từng tình huống cụ thể tại các dự án phát triển đã và đang thực hiện tại công trình thủy điện Lai Châu. - Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện phân tích và đánh giá tổng hợp các nguồn tài liệu cơ sở, các nguồn thông tin chính thức thu được để đưa ra nhận xét và kết luận về tác động của hoạt động TĐC tới người dân bị ảnh hưởng. Nghiên cứu 5 đánh giá dựa trên các nguồn tài liệu, các nguồn thông tin được định lượng cụ thể, được thu thập từ điều tra khảo sát người dân bị ảnh hưởng tại các khu TĐC công trình thủy điện Lai Châu về tác động của việc TĐC đến tài sản, thu nhập, việc làm và tính ổn định cuộc sống. - Điều tra xã hội học: + Điều tra điểm tất cả các khu TĐC thủy điện Lai Châu, vì đây là các xã nghèo thuộc huyện nghèo nhất tỉnh Lai Châu. + Xác định đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra mẫu là các hộ thuộc nhóm hộ phải di dời TĐC đến nơi ở mới thuộc các khu TĐC từ CTTĐ Lai Châu. + Kích thước mẫu điều tra: Dựa trên quy mô số hộ của các xã điều tra để lựa chọn số hộ điều tra. Số hộ điều tra điểm khoảng 20% số hộ phải TĐC, thuộc huyện Mường Tè và Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu. + Phương pháp điều tra: Phỏng vấn sâu (theo mẫu điều tra) các hộ TĐC, nhằm thu thập thông tin từ những cá nhân có vị trí chủ chốt trong cộng đồng như già làng, trưởng bản, và lãnh đạo chính quyền địa phương. + Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và tính toán, xử lý bằng phần mềm Excel. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Sinh kế bền vững (sustainable livelihoods) từ lâu đã là chủ đề được quan tâm trong các tranh luận về phát triển, giảm nghèo và quản lý môi trường cả trên phương diện lý luận và thực tiễn trong nhiều dự án phát triển. Vì vậy, nghiên cứu và đưa ra phương án sớm ổn định, phát triển sinh kế bền vững cho người dân TĐC của các dự án nói chung và dự án thủy đện nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cần thực hiện cấp bách. - Tính thực tiễn của luận văn: luận văn nghiên cứu hiện trạng công tác phục hồi sinh kế của các hộ dân TĐC thủy điện Lai Châu, từ đó tổng hợp, rút ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong công tác qui hoạch, tổ chức sản xuất cho người dân TĐC. Nghiên cứu tình hình thực tiễn về điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương (nơi TĐC), các nguồn lực tổng hợp, các qui hoạch ngắn hạn, dài hạn 6 của địa phương, từ đó kiến nghị các phương án phát triển sản xuất để sớm ổn định và phát triển sinh kế bền vững cho người dân các vùng TĐC của thủy điện Lai Châu. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn có cấu trúc như sau: Mở đầu. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sinh kế bền vững cho người dân TĐC từ các công trình thủy điện Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thủy điện Lai Châu Chƣơng 3: Kiến nghị các giải pháp cơ bản để phát triển sinh kế bền vững cho người dân tái định cư của công trình thủy điện Lai Châu Kết luận Tài liệu tham khảo 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƢỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƢ TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Sinh kế Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế ―bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người‖. Khái niệm này về cơ bản hoàn toàn giống với khái niệm về sinh kế của Chambers và Conway (1992) và Scoones (1998). Khái niệm về sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó, sinh kế theo cách hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ hơn của Chambers và Conway về sinh kế là: ―sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người‖. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế: Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai khác nhau. Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ bản dưới đây (hình 1.1). Hình 1.1: Các nguồn lực tạo thành sinh kế 8 Trong đó: Nguồn lực con người: gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất lượng nhân lực có sẵn. Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội của hộ. Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai, nguồn nước, địa hình, khí hậu, vật nuôi, cây trồng... Trong thực tế, sinh kế của người dân thường bị tác động rất lớn bởi những biến động của nguồn lực tự nhiên. Trong các chương trình di dân TĐC, việc di chuyển dân đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên ở một nơi cụ thể (nơi đến) của người dân và qua đó đã làm thay đổi sinh kế của họ. Nguồn lực vật chất: bao gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin... Nguồn lực tài chính: là những liên quan đến tài chính mà con người có được như: nguồn thu nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn khác như lương, bổng, nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài cho hộ gia đình và cho cộng đồng. Mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sản và nguồn lực của cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ đều có sự tương đồng và phù hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cộng đồng. Khác với chiến lược sinh kế hộ, chiến lược sinh kế cộng đồng cũng dựa trên năm loại nguồn lực trên nhưng mang ý nghĩa rộng hơn cho cả cộng đồng, đó là: (1)Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của cộng đồng; (2) Thể chế chính trị, phong tục, tập quán, uy tín của cả cộng đồng; (3) Điều kiện tự nhiên của địa bàn cộng đồng sinh sống; (4) Cơ sở hạ tầng xã hội hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống ngăn, tiêu nước, cung cấp năng lượng, thông tin... và (5) 9 Nguồn tài chính của cộng đồng đó có được từ công tác thu ngân sách, các dự án tài trợ, hoặc thu nhập từ nguồn thu của cộng đồng đó. 1.1.2. Sinh kế bền vững Cách tiếp cận sinh kế bền vững đã làm thay đổi các cách tiếp cận đối với phát triển trong thời kỳ những năm 1980 và 1990 theo hướng tập trung vào phúc lợi của con người và tính bền vững hơn là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, được khởi nguồn từ tư tưởng phát triển bền vững trong Báo cáo Bruntland (1987) và Báo cáo Phát triển con người đầu tiên (1990). Khái niệm sinh kế bền vững sau đó đã được các nhà nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển và áp dụng vào các dự án phát triển quốc tế về xóa đói giảm nghèo 1.1.2.1 Khái niệm Một sinh kế là bền vững ―khi có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn‖ [17]. 1.1.2.2 Tính bền vững của sinh kế Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 2 phương diện: bền vững về môi trường và bền vững về xã hội. Sau này, Scoones (1998), Ashley, C. và Carney, D. (1999), DFID (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhất đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. • Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì một mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa các khu vực. • Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội được giảm thiểu và công bằng xã hội đạt được mức tối đa, phát triển môi trường sinh sống, sản xuất. • Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năng 10 suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai. • Một sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc qui trình hiện hành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định theo thời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Có thể nói, một sinh kế sẽ là bền vững khi: (i) Có khả năng thích ứng và phục hồi trước những cú sốc hoặc đột biến từ bên ngoài; (ii) Không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài; (iii) Duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên và (iv) Không làm phương hại đến các sinh kế khác. 1.1.2.3 Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên bốn phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. • Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập của hộ gia đình, nâng cao đời sống sản xuất. Cuộc sống của người dân TĐC nơi ở mới phải ít nhất là bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ trước khi TĐC. • Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực. • Bền vững về môi trường: được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy hoại môi trường (như làm ô nhiễm, suy thoái môi trường). • Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian. Các hệ thống pháp lý này được chi phối, liên kết bởi Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội ... để tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi cho phát triển cuộc sống của cộng đồng dân cư. 11 1.1.2.4 Khung sinh kế bền vững a. Các yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững Về cơ bản, các khung sinh kế bền vững đều phân tích sự tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) hoạt động sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài [17]. * Nguồn lực (resources) sinh kế: Có 5 loại nguồn lực sinh kế: - Nguồn lực tự nhiên: gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ: đất đai, rừng, tài nguyên nước, không khí, đa dạng sinh học,… - Nguồn lực vật chất: gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản, ví dụ: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thóat nước, năng lượng (điện), thông tin,… - Nguồn lực tài chính: gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,… - Nguồn lực con người: gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục, … giúp con người thực hiện các hoạt động sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. - Nguồn lực xã hội: gồm các mối quan hệ trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu là các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng đồng, … * Hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm KT-XH và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế khác nhau. Các hoạt động sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp qui mô nhỏ, buôn bán, du lịch,… * Kết quả sinh kế Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế. Kết quả sinh kế chủ 12 yếu gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. * Thể chế, chính sách Các thể chế và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện thành công các sinh kế. Các thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến các cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Các thể chế và chính sách quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các hoạt động sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau. * Bối cảnh bên ngoài. Sinh kế bị ảnh hưởng rất lớn bởi ba yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là (i)các xu hướng (về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, sự thay đổi công nghệ), (ii)các cú sốc (về sức khỏe do bệnh dịch, về tự nhiên do thời tiết và thiên tai, về kinh tế do khủng hoảng, về mùa màng/vật nuôi) và (iii)tính mùa vụ (sự thay đổi giá cả, hoạt động sản xuất, các cơ hội việc làm có tính thời vụ). * Nguồn vốn (capital) sinh kế. Là những nguồn lực sinh kế của một vùng dùng để quay vòng sản xuất ra của cải vật chất một cách có hiệu quả để phát triển sinh kế cộng đồng một cách bền vững. Nguồn vốn sinh kế càng được sử dụng hiệu quả thì tính bền vững của sinh kế hộ gia đình/cộng đồng càng cao. b. Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) Năm 2001, cơ quan Phát triển Quốc tế vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững, theo đó, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (hoạt động sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt và các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan