Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam...

Tài liệu Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

.DOC
223
1277
152

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN CÔNG TIỆP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI DIỄN Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 62.31.10.01 Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Ngô Thị Thuận 2. PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn HÀ NỘI - 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào hoặc chưa từng được ai công bố trong bất ký công trình nghiên cứu nào. Tất cả các tài liệu trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều đã được cảm ơn. Tác giá luận án Nguyễn Công Tiệp ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS.Ngô Thị Thuận, PGS.TS.Nguyễn Tuấn Sơn, hai thầy cô hướng dẫn khoa học đã giành hết tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tập thể Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Kế toán và Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Quản trị kinh doanh, Phòng Hành chính - Tổng hợp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành bản luận án. Tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận án Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Hưng Yên, lãnh đạo các huyện Từ Liêm, Hiệp Hòa, Văn Giang, các xã Phú Diễn, Minh Khai, Hùng Sơn, Lương Phong, Liên Nghĩa, Mễ Sở đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tài liệu. Tác giả xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tác giả luận án NCS.Nguyễn Công Tiệp iii MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Những đóng góp mới của luận án về mặt học thuật và lý luận Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI DIỄN 1.1 Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi 1.1.1 Phát triển và phát triển sản xuất 1.1.2 Tiêu thụ và phát triển tiêu thụ sản phẩm 1.1.3 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật trong sản xuất cây bưởi 1.1.4 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tiêu thụ cây ăn quả nói chung và bưởi nói riêng 1.2 Thực tiễn, bài học kinh nghiệm của phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi 1.2.1 Phát triển sản xuất và tiêu thụ cây có múi, cây bưởi trên thế giới 1.2.2 Phát triển sản xuất và tiêu thụ cây bưởi ở Việt Nam 1.2.3 Chuỗi cung ứng bưởi tại Việt Nam 1.2.4 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU iv 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Các phương pháp tiếp cận 2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI DIỄN Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM 3.1 Thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 3.1.1 Thực trạng sản xuất 3.1.2 Thực trạng về phát triển tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 3.2 Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn và tiêu thụ bưởi Diễn ở các điểm điều tra tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 3.2.1 Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn của hộ nông dân ở một số tỉnh miền Bắc 3.2.2 Thực trạng tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn 3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Diễn 3.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu thụ bưởi Diễn 3.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam v Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI DIỄN Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM 4.1 4.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp Căn cứ vào thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miển Bắc Việt Nam 4.1.2 Căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng 4.1.3 Căn cứ hệ thống chính sách khuyến khích phát triển bưởi Diễn và cây ăn quả của Việt Nam 4.2 Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 4.2.1 Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn 4.2.2 Dự báo những thuận lợi và thách thức trong phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn 4.2.3 Mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn cùng với cây ăn quả khác tại một số tỉnh miền Bắc 4.3 Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 4.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất 4.3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng 4.3.3 Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng 4.3.4 Liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản phẩm bưởi Diễn 4.3.5 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây có múi nói chung và bưởi Diễn nói riêng hướng ra xuất khẩu 4.3.6 Xây dựng, thực hiện, nhân diện các mô hình sản xuất có hiệu quả 4.3.7 Một số giải pháp về chính sách vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kiến nghị Danh mục các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BVTV Bảo vệ thực vật CNH Công nghiệp hóa CLB Câu lạc bộ CP Chính phủ ĐB Đồng bằng ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc GDP Tổng sản phẩm trong nước HĐH Hiện đại hóa HQKT Hiệu quả kinh tế HTX Hợp tác xã LĐ Lao động LĐGĐ Lao động gia đình NQTW Nghị quyết Trung ương NXB Nhà xuất bản NXBNN Nhà xuất bản Nông nghiệp NXBTK Nhà xuất bản Thống kê PTNT Phát triển nông thôn KTCB Kiến thiết cơ bản QĐ Quyết định TBKT Tiến bộ kỹ thuật THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMDV Thương mại dịch vụ TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh VietGAP Quy trình thực hình nông nghiệp tốt VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1.1 Tên Bảng Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi và bưởi trên thế giới Trang 1.2 Diện tích cây ăn quả có múi phân theo vùng của Việt Nam 1.3 Sản lượng cây có múi phân theo vùng 1.4 Mức tiêu thụ sản phẩm quả ở các vùng và thành phố lớn của Việt Nam 2.1 Số lượng các hộ nông dân được chọn điều tra 2.2 Số lượng của các tác nhân trong chuỗi cung ứng bưởi Diễn và người tiêu dùng điều tra 3.1 Diện tích bưởi Diễn ở ba địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Hưng Yên 3.2 Năng suất, sản lượng Bưởi Diễn 3.3 Năng suất bưởi Diễn năm 2008 3.4 Giá bán bưởi Diễn trên thị trường Hà Nội 3.5 Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi tại 03 địa phương 3.6 Đặc điểm cơ bản của hộ trồng bưởi phân theo nhóm hộ 3.7 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra tại 03 địa phương năm 2010 3.8 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của các hộ điều tra theo nhóm hộ năm 2010 3.9 Chi phí trồng mới 1 ha bưởi Diễn thời kỳ KTCB 3.10 Chi phí sản xuất bình 1 ha bưởi Diễn trong giai đoạn SXKD năm 2010 3.11 Kết quả và hiệu quả của hộ trồng bưởi của 03 địa phương 3.12 Kết quả và hiệu quả của hộ trồng bưởi 3.13 Giá trị hiện tại ròng (NPV) đối với bưởi Diễn 3.14 So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn và trồng cam bình quân/1 ha 3.15 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng bưởi Diễn ix 3.16 Một số đặc điểm khác biệt của hai loại giao dịch 3.17 Khó khăn trong khâu trồng bưởi và hướng khắc phục 3.18 Đặc điểm và quy mô hoạt động của người thu gom bưởi Diễn 3.19 Phân loại bưởi Diễn 3.20 Chi phí hoạt động của hộ thu gom 3.21 Kết quả và hiệu quả của hộ thu gom bưởi 3.22 Khó khăn và hướng khắc phục của người thu gom bưởi Diễn 3.23 Đặc điểm và quy mô hoạt động của người bán buôn 3.24 Chi phí hoạt động của người bán buôn 3.25 Kết quả và hiệu quả của người bán buôn 3.26 Đặc điểm và quy mô hoạt động của người bán lẻ 3.27 Chi phí hoạt động của người bán lẻ 3.28 Kết quả và hiệu quả của người bán lẻ 3.29 Khó khăn và hướng hỗ trợ đối với người bán lẻ bưởi Diễn 3.30 Đặc điểm và quy mô hoạt động của siêu thị 3.31 Chi phí, kết quả và hiệu quả của siêu thị 3.32 Những khó khăn người tiêu dùng bưởi Diễn gặp phải và hướng khắc phục 3.33 Giá bán bưởi Diễn qua các tác nhân trong chuỗi 3.34 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới giá bán bưởi Diễn 3.35 So sánh kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia tiêu thụ bưởi Diễn 3.36 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia kênh phân phối số 1 3.37 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia kênh phân phối số 2 3.38 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia kênh phân phối số 3 x 3.39 Giá trị gia tăng từng tác nhân trong từng kênh và trong toàn chuỗi cung ứng bưởi Diễn 3.40 Bảng so sánh năng suất quả giữa 2 giống ghép và chiết xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT 1.1 Tên biểu đồ Tổng sản lượng bưởi toàn thế giới từ năm 1990 – 2005 1.2 Bưởi sản xuất trong 10 nước hàng đầu (2005) 1.3 Tổng sản lượng tiêu thụ bưởi tươi toàn thế giới từ năm 1990 – 2005 1.4 Sản lượng tiêu thụ bưởi ở các khu vực khác nhau. 1.5 Việt Nam sản xuất bưởi trong năm 2007 1.6 Việt Nam tiêu thụ nội địa và xuất khẩu sản xuất trong năm 2007 3.1 Các hình thức cung ứng bưởi Diễn Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1.1 Tên sơ đồ Quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm 1.2 Chuỗi cung ứng bưởi quả tại Việt Nam 2008 3.1 Kênh tiêu thụ bưởi Diễn 3.2 Các kênh tiêu thụ bưởi Diễn tại các điểm điều tra 3.3 Quy trình thu hoạch bưởi Diễn 3.4 Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng bưởi Diễn Trang 1 MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Các tỉnh, thành miền Bắc là một trong những khu vực có sản lượng cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước (sau khu vực miền Tây Nam Bộ), một số tỉnh miền Bắc Việt Nam như Hà Nội, Hưng Yên (nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng) và Bắc Giang (nằm trong khu vực trung du miền núi phía Bắc) có nhiều loại cây ăn quả đặc sản nổi tiếng như Hồng xiêm Xuân Đỉnh (Hà Nội), chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), đặc biệt bưởi Diễn (Hà Nội). Bưởi Diễn là một trong nhiều loại trái cây có múi đặc sản nổi tiếng của Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Bưởi Diễn có đặc trưng là quả vừa phải, vỏ mỏng, múi dầy, căng, mọng nước, và ngọt đậm mát nên người tiêu dùng rất ưa thích. Bưởi Diễn này có nguồn gốc từ xã Phú Diễn huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội. Diện tích trồng bưởi Diễn hiện nay chủ yếu là quy mô gia đình, sản xuất nhỏ và manh mún, diện tích trồng phân tán. Hơn nữa, cũng giống như các loại cây ăn quả khác bưởi Diễn cũng có tình trạng được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa. Chính vì vậy, các câu hỏi sản xuất như thế nào, tiêu thụ ở đâu và tiêu thụ như thế nào đối với người nông dân vẫn còn rất nan giải đặc biệt là khi thông tin thị trường và truyền thông cho nông dân về kiến thức thị trường, giá cả, chất lượng sản phẩm và hình thức tiêu thụ còn rất hạn chế. Trên thực tế, thị trường bưởi hiện nay vẫn trong giai đoạn phát triển tự phát, hoàn toàn chưa có sự quản lý và định hướng, người mua thì không phải ai cũng biết phân biệt đâu là bưởi Diễn đặc sản, đâu là các giống bưởi khác. Vì lợi nhuận, người bán thu mua nhiều loại bưởi rồi trà trộn với nhau dẫn đến người tiêu dùng mất dần niềm tin khi lựa chọn mua bưởi Diễn. Hộ trồng bưởi thì lại khó khăn do năng suất, chất lượng bưởi không ổn định. Đã có một số đề tài nghiên cứu trên địa bàn các địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Hưng Yên chọn cây bưởi Diễn làm đối tượng nghiên cứu nhưng nội dung 2 của các đề tài nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào phân tích đặc điểm thổ nhưỡng và sinh thái vùng trồng bưởi, nghiên cứu kỹ thuật chọn giống, nhân giống nhằm bảo tồn giống cây đặc sản và một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cho bưởi Diễn như các công trình của Trần Thế Tục và cộng tác viên (1998), Vũ Công Hậu (2000), Viện Bảo vệ Thực vật (2003); Đường Hồng Dật (1998), Dự án sản xuất “Hoàn thiện công nghệ sản xuất cây có múi đặc sản (cam, quýt, bưởi) sạch bệnh Greening và các bệnh virus khác ở các tỉnh phía Bắc”… Đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn. Diện tích bưởi Diễn của Thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và Bắc Giang năm 2010 ước đạt trên 4000 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội và các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, huyện Hiệp Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang. Những năm qua, các địa phương đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển cây ăn trái nói chung và cây bưởi Diễn nói riêng như đầu tư vốn, khoa học công nghệ, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả. Tuy nhiên, sản lượng bưởi Diễn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới bởi nguyên nhân như sau: Một là: Sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, phân tán, thiếu quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung; Hai là: Các tiến bộ kỹ thuật như chọn giống, lai, ghép và chăm sóc chưa được chú ý, nên chất lượng bưởi Diễn ở các địa phương rất khác nhau; Ba là: Sản xuất và tiêu thụ chủ yếu là hộ nông dân, tự phát, các kênh phân phối nhỏ và hẹp đôi khi chưa tới được người tiêu dùng, một số thị trường tiêu thụ bưởi Diễn theo liên kết chuỗi mới bắt đầu được thiết lập. Bốn là: Người sản xuất vẫn bị thiệt do tư thương ép giá, người tiêu dùng thì chưa chọn đúng được loại bưởi cần mua, Năm là: Sản lượng bưởi Diễn xuất khẩu ra nước ngoài chưa nhiều, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và mẫu mã chưa thực sự đẹp, hấp dẫn nên chưa 3 chưa thu hút được sự quan tâm của thị trường quốc tế. Sáu là: Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu có liên quan đến sản xuất bưởi Diễn, nhưng các nghiên cứu này mới tập trung vào qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, chứ chưa chú trọng nghiên cứu sâu về lý luận phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn. Cây bưởi có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi và tạo nên những vùng quả đặc sản cho từng vùng sinh thái như bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch. Mỗi loại có hương vị riêng đặc trưng cho các vùng miền của đất nước và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Cây bưởi đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất quả tươi của các vùng kinh tế. Do được trồng trọt lâu đời cùng với kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc mang tính kinh nghiệm, sự phát sinh của sâu bệnh hại, sự biến đổi của điều kiện thời tiết nên các vùng trồng bưởi của nước ta trong đó có vùng bưởi của Đồng bằng sông Hồng đang đặt ra các vấn đề cần được quan tâm như suy thoái giống, năng suất, chất lượng giảm quả bưởi sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của một loại quả hàng hóa. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cây ăn quả nói chung và bưởi Diễn nói riêng cả trong ngắn hạn, cũng như chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Đề tài được tiến hành nhằm góp phần hệ thống hóa và luận giải những lý thuyết và thực tiễn cơ bản về phát triển sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi nói chung và bưởi Diễn nói riêng. 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc từ đó đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền vững phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương Hà Nội, Bắc Giang và Hưng Yên trong thời điểm hiện tại và trong tương lai. 4 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi nói chung và bưởi Diễn nói riêng; - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc - Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc nước ta. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng sau: - Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn như: hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, người thu gom, đại lý, siêu thị, cửa hàng và người tiêu dùng. - Các tổ chức, cá nhân tiêu thụ bưởi Diễn như nhà hàng, khách sạn, người tiêu dùng. - Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn từ Trung ương đến các xã trên địa bàn ba địa phương Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang. - Các cơ quan viện nghiên cứu, trường đại học với các nghiên cứu có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn. - Các luận điểm, quy luật, quy trình kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp về phát triển sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi nói chung (cam, quýt, bưởi), bưởi Diễn nói riêng. - Các tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng, người tiêu dùng là người nước ngoài ở các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn. - Những vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý, mô hình sản xuất có liên quan đến 5 phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn trên địa bàn ba địa phương Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang. - Những vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách, vấn đề kinh tế, liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn trên địa bàn ba địa phương Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Các thông tin phục vụ cho luận án được thu thập từ năm 2000 đến nay; - Về không gian, địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện ở ba địa phương là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang. Với 3 huyện là Từ Liêm, - Hà Nội, Văn Giang – Hưng Yên, Hiệp Hòa – Bắc Giang, đây là 3 huyện có diện tích cây bưởi Diễn lớn nhất của các địa phương. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các mô hình phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số huyện khác như Xuân Mai, Phúc Thọ - Hà Nội, Yên Thế - Bắc Giang, vùng ven thành phố Hưng Yên. - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, luận giải, hệ thống và phát triển những lý luận cơ bản và thực tiễn phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cây ăn quả có múi và bưởi những năm qua trên thế giới và Việt Nam. + Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn ba địa phương là Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Giang, tập trung vào các hộ nông dân ở 9 xã tại ba huyện là Văn Giang, Từ Liêm và Hiệp Hòa. Đồng thời đánh giá thực trạng tiêu thụ bưởi Diễn tại mốt số hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, cửa hàng, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ, người thu gom và các tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình tiêu thụ bưởi Diễn. + Phân tích những kết quả đạt được, cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế, cơ hội và thách thức, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn trong thời gian tới. + Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn theo hướng bền vững. - Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập, phân tích, xử lý từ năm 2000 đến nay và số liệu điều tra hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp, người tiêu dùng năm 2010. 6 4 Những đóng góp mới của luận án về mặt học thuật và lý luận 4.1 Về mặt lý luận Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi nói chung và bưởi Diễn nói riêng trên thế giới và Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đúc kết những vấn đề từ thực tế nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án đã chỉ ra mối liên kết giữa phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, cung cấp cơ sở lý luận về phát triển sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm trái cây mang tính đặc sản theo vùng, miền. 4.2 Về mặt thực tiễn Bằng nguồn dẫn liệu phong phú được điều tra nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã đánh giá một cách khách quan về thực trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn, những kết quả và hiệu quả sản xuất bưởi Diễn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn; làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở miền Bắc Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, luận án đã đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn có tính khả thi đến năm 2020 ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước địa phương, các cơ quan chỉ đạo chuyên môn ở một số tỉnh miền Bắc trong chỉ đạo, phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn. Luận án có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm đến phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi Diễn. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI DIỄN 1.1 Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi 1.1.1 Phát triển và phát triển sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất * Phát triển: Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard Crellet, phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản (Gerard Crellet, 1993). Ở đây, phát triển được xem là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả mãn các nhu cầu cơ bản. Định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà còn có nội dung xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raman Weitz – Rehovot, 1995). Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị con người, phát triển là : “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ với Nhà nước, với cộng đồng…” (FAO, 1999). Khi nghiên cứu phát triển ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mức sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội (Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, 2005). Ngoài ra, việc đảm bảo các 8 quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ thể hiện một phần, một yếu tố chưa đầy đủ của sự phát triển. Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, theo chúng tôi cho rằng, phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh lương thực, an toàn, không có bạo lực. Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống. Các quá trình phát triển đã thể hiện một dấu hiệu tốt là sự tăng thu nhập, tăng vốn, tăng năng suất; tuy nhiên phải trả giá cao cho sự phát triển, tăng trưởng trong quá trình thay đổi cơ cấu, hiện đại hoá, quốc tế hoá và phát triển rộng khắp do có xung đột giữa các khu vực. Ví dụ, nông nghiệp phải mất đất cho công nghiệp và dịch vụ; xung đột giai cấp công nhân, nông dân và các chủ đất với các nhà kinh doanh tư bản, các chủ sở hữu các công ty công nghiệp và dịch vụ. Năng suất này có được là do những biến đổi cơ bản về công nghệ nhưng chỉ đưa lại lợi cho những người này và mất mát cho những người khác (J.B.Nugent, 1991). Phát triển bền vững: Mở rộng khái niệm phát triển ta có “Phát triển bền vững”. Theo Ủy ban Quốc tế về phát triển và Môi trường năm 1987 thì phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Phát
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan