Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội...

Tài liệu Phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện mê linh, thành phố hà nội

.PDF
136
236
109

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THÀNH ĐÔ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Đình Thao NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thành Đô ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn này tôi được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô giáo, các cơ quan và các địa phương. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô giáo, các cơ quan và các địa phương đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Trần Đình Thao – Trưởng khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là người đã trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập để hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, cùng các thầy cô giáo trong khoa, Bộ môn đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành khoá học và luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo, các bộ trong UBND huyện Mê Linh, các phòng, ban của huyện Mê Linh: phòng kinh tế huyện Mê Linh, phòng Tài chính - kế hoạch, phòng Tài nguyên - Môi trường, Văn phòng HĐND - UBND huyện Mê Linh, các đơn vị: Chi cục Thống kê Mê Linh, Trạm Khuyến nông Mê Linh và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu một cách hệ thống, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Thành Đô iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. ix THESIS ABSTRACT ..................................................................................................... xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 5 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA .............................. 5 2.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm.................................................... 5 2.1.2. Lý luận về phát triển sản xuất hoa ......................................................................... 12 2.1.3. Nội dung phát triển sản xuất hoa ...........................................................................19 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hoa..............................................20 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 22 2.2.1. Khát quát tình hình phát triển sản xuất hoa trên thế giới ..................................... 22 2.2.2. Khát quát tình hình phát triển sản xuất hoa ở Việt Nam ...................................... 26 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển sản xuất hoa cho huyện Mê Linh ................. 31 2.2.4. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................................... 32 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 34 iv 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 34 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện ........................................................................ 36 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 44 3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu................................................... 44 3.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ...................................................................... 44 3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin nghiên cứu ................................................ 47 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 48 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................. 50 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA CỦA HUYỆN MÊ LINH .. 50 4.1.1. Tình hình phát triển sản xuất hoa của huyện Mê Linh....................................... 50 4.1.2. Thực trạng phát triển sản xuất hoa của các hộ ở huyện Mê Linh ................. 57 4.1.3. Tình hình đầu tư sản xuất và kết quả trồng hoa theo mô hình bố trí của các hộ điều tra .................................................................................................................67 4.1.4. Tình hình tiêu thụ hoa của huyện Mê Linh ........................................................... 71 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH ....................................................................... 75 4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh.................. 75 4.3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH ............................................................................... 81 4.3.1. Cơ sở khoa học của định hướng và các giải pháp ............................................... 81 4.3.2. Quan điểm định hướng trong phát triển sản xuất ................................................ 84 4.3.3. Các giải pháp để phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh ............... 87 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 98 5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 98 5.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 99 Phụ lục ...................................................................................................................... 103 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân QM Quy mô BVTV Bảo vệ thực vật ĐVT Đơn vị tính GTSX Giá trị sản xuất Ha Héc ta HQKT Hiệu quả kinh tế TTTT TTGT BB BL HTX Tiêu thụ trực tiếp Tiêu thụ gián tiếp Bán buôn Bán lẻ Hợp tác xã GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian L Công lao động VA Thuế giá trị gia tăng MI Thu nhập hỗn hợp Tr.đ Triệu đồng K Khá TB Trung bình TS Thủy sản TSCĐ Tài sản cố định TTCN&XDCB Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các loại hoa trồng phổ biến ở Việt Nam ..................................................... 29 Bảng 2.2. Chủng loại và giống hoa sản xuất ở các tỉnh trung du, miền núi bắc bộ ..... 30 Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số và lao động giai đoạn 2012 - 2015 .................. 37 Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai huyện Mê Linh giai đoạn 2013-2015................. 38 Bảng 3.3. Một số chỉ số cơ bản của Mê Linh và một số địa phương, năm 2015 ......... 41 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng GTSX trên địa bàn Mê Linh theo ngành (%) ............... 42 Bảng 3.5. Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2005-2010 ................... 42 Bảng 3.6. Tổng hợp mẫu điều tra đại diện các vùng trồng hoa của huyện năm 2015 ...................................................................................................... 46 Bảng 4.1. Diện tích trồng hoa của huyện Mê Linh 2013 - 2015 ................................. 50 Bảng 4.2. Số hộ tham gia sản xuất hoa của huyện Mê Linh trong những năm từ 2010 - 2015 .................................................................................................. 51 Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích một số loại hoa huyện Mê Linh, 2013 - 2015 .................. 53 Bảng 4.4. Số lượng hộ trồng hoa huyện Mê Linh giai đoạn 2013 - 2015 .................... 54 Bảng 4.5. Số hộ trồng từng loại hoa và diện tích trồng hoa bình quân/hộ ở huyện Mê Linh năm 2013 - 2015 ........................................................................... 55 Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng hoa, huyện Mê Linh 2013 - 2015 .............. 56 Bảng 4.7. Thông tin chung về các hộ điều tra, năm 2015 ............................................ 57 Bảng 4.8. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng các loại hoa ở các hộ năm 2015 (Tính bình quân cho 1 hộ) ................................................................... 59 Bảng 4.9. Giá trị sản xuất hoa của các nhóm hộ, năm 2015 ........................................ 60 Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hoa hồng của các nhóm hộ (Tính bình quân cho 1 sào/năm, 2015) .................................................................. 62 Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc ở các nhóm hộ (Tính bình quân cho 1 sào/năm, 2015) .................................................................. 64 Bảng 4.12a. Tình hình đầu tư chi phí trồng hoa theo mô hình bố trí sản xuất ở các nhóm hộ hoa , năm 2015 (Bình quân 1 sào canh tác/ 1 năm) ...................... 68 Bảng 4.12b.Kết quả trồng hoa theo mô hình bố trí sản xuất ở các hộn năm 2015 ......... 69 Bảng 4.13. So sánh sản xuất hoa với cây lúa của các hộ năm 2015 (Tính cho 1 sào canh tác/ 1 năm) ........................................................................................... 69 vii Bảng 4.14. Sản lượng, cơ cấu, thị phần tiêu thụ hoa của Mê Linh 2013 - 2105 ............ 71 Bảng 4.15. Phân phối sản phẩm theo các kênh tiêu thụ hoa ở Mê Linh, năm 2015 ...... 74 Bảng 4.16. Giá các loại hoa qua điều tra các kênh tiêu thụ tại Mê Linh, năm 2015 ...... 75 Bảng 4.17. Kinh nghiệm trồng hoa của các hộ năm 2015.............................................. 76 Bảng 4.18. Kinh nghiệm và hiệu quả sản xuất hoa hồng (tính cho 1 sào) ..................... 77 Bảng 4.19. Giống hoa và hiệu quả kinh tế của các hộ trồng hoa hồng (tính cho 1 sào) .............................................................................................................. 77 Bảng 4.20. Nguồn vốn sản xuất hoa của các nhóm hộ, năm 2015 ................................. 79 Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả sản xuất hoa hồng theo quy mô ở các nhóm hộ điều tra (tính cho 1 sào) ............................................................................... 80 Bảng 4.22. Dự kiến quy hoạch phát triển diện tích hoa ở huyện Mê Linh đến năm 2020. .......................................................................................... 9688 Bảng 4.23. Dự kiến phát triển số lượng hộ trồng hoa ở huyện Mê Linh năm 2020....... 89 Bảng 4.24. Dự kiến năng suất, sản lượng hoa ở huyện Mê Linh đến năm 2020 ........... 89 Bảng 4.25. Dự kiến hiệu quả tăng thêm do tuân thủ quy trình kỹ thuật mới và đưa giống hoa mới vào sản xuất ở huyện Mê Linh (tính bình quan cho 1 sào canh tác/năm) ......................................................................................... 92 Bảng 4.26. Dự kiến tình hình tiêu thụ hoa đến năm 2020 .............................................. 96 Bảng 4.27. Dự kiến số vốn cần được vay của các hộ để đầu tư vào sản xuất hoa ở huyện Mê Linh (BQ/hộ)............................................................................... 97 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Thành Đô Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Khoa: Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tên đề tài: “Phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” Trồng hoa là một trong những nghề truyền thống lâu đời của dân tộc ta, mang những nét đẹp văn hóa độc đáo. Việc phát triển nghề trồng hoa là một hướng đi đúng đắn đối với nhiều địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn khai thác triệt để nguồn lực sẵn có của địa phương. Mê Linh là huyện cửa ngõ thủ đô, là nơi nối liền các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc, có điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển trồng hoa. Phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu việc làm bức thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều (từ 10-44 lần) so với việc trồng lúa, đồng thời, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, trở thành một loại cây xoá đói giảm nghèo cho bà con huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất hoa ở Mê Linh vẫn còn tồn tại những bất cập đó là: Diện tích sản xuất hoa của một số hộ vẫn còn manh mún; các hộ dân chưa có một quy trình sản xuất hoa theo hướng chuyên môn hóa phù hợp, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, quan sát và học hỏi lẫn nhau; việc bón phân, phòng trừ sâu bệnh chưa đúng kỹ thuật; chưa có biện pháp bảo quản hữu hiệu;… Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” với mục đích phân tích các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất hoa, đánh giá thực tiễn phát triển sản xuất hoa của các hộ nông dân tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất hoa tại huyện Mê Linh. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất hoa, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hoa và các bài học kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng để phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh. - Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, đề tài đã tiến hành điều tra với bốn đối tượng: thứ nhất là 90 hộ gia đình sản xuất hoa, theo quy mô lớn, trung bình và nhỏ; thứ hai là 10 đại lý kinh doanh hoa; thứ ba là 10 cửa hàng bán lẻ hoa tươi, thứ tư là điều tra ngẫu nhiên 20 đối tượng là người tiêu dùng trên địa bàn thị trấn Mê Linh. ix - Với số lượng mẫu là 130 mẫu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu xử lý, tổng hợp dữ liệu; phương pháp phân tích số liệu, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển sản xuất hoa cả về chất và lượng. Sau khi phân tích các nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, đề tài rút ra được một số kết quả như sau: Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh đã xây dựng vùng quy hoạch sản xuất sản xuất hoa ở từng vùng. Diện tích trồng chủ yếu tập trung ở những xã như: Mê Linh, Tráng Việt, Đại Thịnh, Văn Khê với các loại hoa chủ yếu là: Hoa Hồng, Hoa cúc, Hoa loa kèn, Hoa ly,...; Sản lượng hoa của huyện được sản xuất ra hầu như không bị ế đọng và được tiêu thụ chủ yếu là tại địa bàn huyện và một số thị trường chính là Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Lượng hoa tiêu thụ chủ yếu thông qua trung gian là những người bán buôn, bán lẻ và bán rong. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đã đạt được, phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau: quy hoạch và hoàn thiện vùng sản xuất hoa còn gặp khó khăn ruộng do đất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, các hộ nông dẫn vẫn tự sản xuất trên thửa ruộng của mình; việc sản xuất hoa còn mang tính tự phát, theo sở thích của người trồng; thị trường tiêu thụ chưa ổn định, hình thức tiêu thụ còn ở cấp độ thấp, người dân trong vùng chưa có thói quen và tập quán sử dụng hoa quanh năm; biện pháp bảo quản chưa hữu hiệu, sản phẩm dễ bị dập nát, người trồng hoa không nắm vững quy trình áp dụng kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ dân do thiếu vốn nên hiệu quả cây trồng thấp,… Để phát triển sản xuất hoa huyện Mê Linh, đề tài đề xuất năm giải pháp như sau: (i) Hoàn thiện việc bố trí sản xuất hoa, hợp lý, ưu tiên phát triển những loại hoa có giá trị kinh tế cao và có lợi thế so sánh trong huyện; (ii) Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất hoa; (iii) Thực hiện các mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ hoa (iv) Sử dụng biện pháp kỹ thuật giúp cây ra hoa đúng thời điểm; (v) Mở rộng thị trường và kênh tiêu thụ đúng sản phẩm; (vi) Chính sách đầu tư và khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa. Từ khóa: sản xuất hoa, trồng hoa x THESIS ABSTRACT Name of author: Pham Thanh Do Major: Economic Management Code: 60.34.04.10 Faculty: Economics and Rural Development - Vietnam National University of Agriculture Title of the thesis: “Developing flower production in Me Linh district, Hanoi city” Flower cultivation is one of the traditional occupations which possess unique cultural beauty. Developing flower production is promising and appropriate for many places which are in the process of economic reforms from agriculture-based to sustainable development. That not only brings about high economic values, but also fully exploits the available resources in the district. Me Linh is a gateway district to the capital, which also connects the key economic regions of the North, with favorable climate, soil, and socio-economic conditions for flower production. Flower production in the district helps to meet the urgent employment requirement and also bring about much higher economic efficiency (from 10 to 44 times higher) than rice cultivation, moreover, it plays an important role in the economic development of the district, becoming a crop which helps to reduce hunger and poverty for residents in Me Linh district, Hanoi city. However, there were still many problems with flower production in Me Linh district, as follows: the land area for flower production of some households was still fragmented; farmers have not possessed an appropriate specialized production process, but still mainly produce based on their own experiences and observation and learning from each other; fertilization and pesticidation practices were not technical; no effective preservation measures applied; etc. Therefore, it becomes important to conduct the study “Developing flower production in Me Linh district, Hanoi city” with the main aim of analyzing theoretical issues concerning flower production development, evaluating the current development of flower production of households in Me Linh district, and then proposing solutions for developing flower production in Me Linh district. It is the aim of the study to systemize both theoretical and empirical literature review of developing flower production, analyze factors affecting flower production and find out valuable lessons learnt which could be applied for enhancing flower production in Me Linh district. - The main research methods employed in this study include study site selection method and primary data collection. The key survey respondents in this study xi consist of 4 main categories, including (i) 90 flower households with big, medium and small scales of production, (ii) 10 flower wholesalers; (iii) 10 flower shops (retailers), and finally (iv) 20 randomly selected flower consumers in Me Linh town. - The number of samples was 130 in total. The major research methodologies employed in the study consist of secondary data collection, primary data collection and processing, data analysis with the use of main criteria reflecting the current flower production situation, in terms of both quantity and quality. By analyzing research data and contents, the study found out the following main findings: Currently, Me Linh district has developed the flower planning production areas in each region of the district. More specifically, the planned flower production areas are mainly concentrated in a number of communes such as Me Linh , Trang Viet, Dai Thinh and Van Khe communes with the main flower varieties like roses, daisies, madona lily and lily, etc.; The district’s flower output was almost never slow-selling and mainly sold to Me Linh district and some other main markets such as Hanoi, Bac Ninh, Bac Giang. Flowers were sold mainly through intermediates, including wholesalers, retailers and street vendors. However, apart from the achievements, there were still some limitations regarding flower production in Me Linh district such as: difficulties in planning and completion of flower production areas because of small, fragmented and scattered plots for production and because farmers still grew flowers on their own land; unstable consumption market, low level of consumption form, the fact that local residents did not have the habits of using flowers all year around; ineffective preserving methods which meant products were easily bruised, while farmers did not deeply understand the technical process to apply in their production efficiently; some farmers lacked of desired investment, thereby achieving low production efficiency, etc. In order to improve flower production in Me Linh district, the following recommendations were proposed: (i) Completely re-arrange flower production areas appropriately, and prioritize the development of flower varieties with high value added and comparative advantages in the district; (ii) Strongly enhance the application of scientific and technological advances into flower production; (iii) Implement production and consumption models; (iv) Use technical measures to ensure that flowering takes place at the right time; (v) Expand appropriate market and consumption channels; (vi) Develop policies which help to encourage the investment, production and consumption of flowers. Key words: flower production, flower cultivation xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với lợi thế của một nền nông nghiệp lâu đời và hơn 70% dân số nông thôn sống bằng nghề nông, việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đáp ứng những nhu cầu to lớn của thị trường là một mục tiêu to lớn của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách chuyển dịch ngành kinh tế nông nghiệp để nhanh chóng bắt kịp với nền nông nghiệp thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Kinh tế nước ta ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người nâng cao. Những nhu cầu tinh thần ngày càng được quan tâm, một trong số đó là việc thưởng thức và chơi hoa. Nắm bắt được xu thế đó, nông dân huyện Mê Linh (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất hoa. Đây cũng chính là nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020. Hơn nữa, trồng hoa là một trong những nghề truyền thống lâu đời của dân tộc ta, mang những nét đẹp văn hóa độc đáo. Do ảnh hưởng của chiến tranh cùng với hệ lụy của cơ chế quản lý cũ kéo dài nên nghề trồng hoa bị mai một nhiều. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn giữ gìn và phát huy được những làng hoa truyền thống như Đà Lạt, Sài Gòn, Tây Tựu, Đàng Hải... đồng thời ngày càng xuất hiện nhiều làng hoa mới quy mô như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh... Việc phát triển nghề trồng hoa là một hướng đi đúng đắn đối với nhiều địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn khai thác triệt để nguồn lực sẵn có của địa phương. Mê Linh là cửa ngõ thủ đô, là nơi nối liền các vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc; có thuận lợi về giao thông đường không, đường bộ, đường thủy; được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng và sông Cà Lồ. Với lợi thế đó, địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh các giống hoa có chất lượng cao, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn. Việc trồng hoa đã đáp ứng được nhu cầu việc làm bức thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều (từ 10-44 lần) so với việc trồng lúa. Trung bình mỗi ha canh tác hoa ở Mê Linh trong 1 năm mang lại lợi nhuận từ 350 - 1.800 triệu. Thị trường hoa 1 Mê Linh ngày càng được mở rộng, không chỉ trong huyện và thành phố Hà Nội mà còn trải khắp các vùng trong cả nước và sang một số nước lân cận. Hiện nay địa phương đã đăng ký với sở KH&CN thành phố Hà Nội thực hiện thương hiệu hoa hồng Mê Linh trong năm 2016. Mê Linh cũng đang phấn đấu thực hiện mở rộng toàn bộ diện tích đã được thành phố quy hoạch vùng sản xuất hoa chất lượng cao với diện tích 170 ha tại các xã: Tự Lập, Liên Mạc, Vạn Yên, Tiến Thịnh; dự kiến nâng diện tích trồng hoa trên địa bàn huyện khoảng 600 ha. Từ đó tạo điều kiện cho việc duy trì và phát triển thương hiệu hoa hồng Mê Linh sau khi được công nhận. Diện tích sản xuất hoa trên địa bàn huyện đã quy hoạch thành vùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất hoa ở Mê Linh vẫn còn tồn tại những bất cập đó là: Diện tích sản xuất hoa trên địa bàn huyện còn ít, chưa tương xứng so với tiềm năng của huyện; Quy hoạch mở rộng vùng sản xuất đã được quan tâm song việc tổ chức thực hiện chưa quyết liệt; Việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ cho sản xuất, tiêu thụ hoa chưa được quan tâm; Sản xuất hoa của một số hộ vẫn còn manh mún; các hộ dân chưa có một quy trình sản xuất hoa theo hướng chuyên môn hóa phù hợp, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, quan sát và học hỏi lẫn nhau; việc bón phân, phòng trừ sâu bệnh chưa đúng kỹ thuật; chưa có biện pháp bảo quản hữu hiệu;… Trên cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” với mục đích phân tích các vấn đề lý luận về phát triển sản xuất hoa, đánh giá thực tiễn phát triển sản xuất hoa của các hộ nông dân tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất hoa tại huyện Mê Linh. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hoa trong những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất hoa. - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh. 2 - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hoa trên địa địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian tới. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh đang diễn ra như thế nào? - Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh? - Những giải pháp nào đã áp vào phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh? - Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hoa ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thời gian tới? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới phát triển sản xuất hoa của các hộ dân trên địa bàn huyện Mê Linh. - Đối tượng khảo sát gồm những hộ sản xuất hoa ở Mê Linh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi nội dung Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất một số loài hoa trồng trên địa bàn huyện Mê Linh như hoa hồng, hoa cúc, hoa loa kèn. 1.4.2.2. Phạm vi không gian Nghiên cứu tại địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 1.4.2.3. Phạm vi thời gian - Nghiên cứu thực trạng sản xuất hoa của các hộ nông dân trong huyện giai đoạn 2013-2015. - Dự báo chỉ tiêu phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất hoa đến năm 2020 của huyện. - Số liệu khảo sát ở các hộ sản xuất, tiêu thụ hoa trong năm 2015. 3 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Quá trình thực hiện đề tài mang lại cách nhìn mới, khách quan hơn trong đánh giá quá trình phát triển sản xuất hoa trên địa bàn huyện Mê Linh. - Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần làm cơ sở lý luận để đưa ra những đánh giá khách quan về phát triển sản xuất hoa hiện nay. - Qúa trình nghiên cứu đề tài đã giúp học viên hiểu rõ hơn về quá trình phát triển sản xuất hoa và thực tiễn việc phát triển sản xuất hoa tại huyện Mê Linh, góp phần giúp các hộ trồng hoa cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện Mê Linh thấy được thực tế những hạn chế, tồn tại qua những phản ánh, đánh giá của các hộ điều tra. Từ đó, đưa ra những giải pháp đúng đắn, khoa học, hiệu quả, phù hợp hơn với thực tiễn để giải quyết những khó khăn và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về phát triển sản xuất hoa trong thời gian tiếp theo. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HOA 2.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm 2.1.1.1. Các khái niệm và lý thuyết về phát triển a. Các khái niệm Một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt là Pháp, đã nêu rõ là khái niệm phát triển chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ phát triển ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson. Trong các tài liệu của Hội Quốc Liên năm 1919, khái niệm phát triển được sử dụng đi đôi với khái niệm không phát triển, chậm phát triển. Khái niệm phát triển lúc này gắn với khái niệm văn minh. Chính là với khái niệm đó mà chủ nghĩa thực dân phương tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng văn minh đến khai hóa cho các dân tộc lạc hậu (Bùi Đình Thanh, 2015). Mãi sau này, đến những năm 30, khái niệm phát triển mới gắn với kinh tế, và lúc này người ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi đã thành lập Liên Hiệp Quốc, các chuyên gia của tổ chức quốc tế này mới bắt đầu nêu ra lý thuyết về phát triển. Diễn văn của tổng thống Mỹ Truman năm 1949 nêu vấn đề trách nhiệm của Mỹ trong chương trình mang chủ đề phát triển các vùng chậm phát triển (Bùi Đình Thanh, 2015). Điều mà nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội macxít đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc là đi sâu phân tích những quan điểm của Mác và Ăngghen về sự phát triển của các phương thức sản xuất, các hình thái kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra trong lịch sử xã hội loài người. Trong lời nói đầu của bộ Tư bản, Mác viết: “Nước phát triển nhất về mặt công nghiệp chỉ cho các nước theo mình trong bậc thang công nghiệp hình ảnh của chính họ trong tương lai” (Bùi Đình Thanh, 2015). Cho đến thập kỷ 70, xuất hiện sự lạm phát các khái niệm về phát triển: phát triển về liên đới, phát triển về nội sinh, phát triển về cộng đồng, phát triển về hội nhập, phát triển về sinh thái, phát triển xã hội chủ nghĩa. 5 Phải đợi đến những năm 80 và đầu những năm 90 mới có những lý thuyết về phát triển kinh tế gắn với sự phát triển con người được xem như là nhân vật chủ thể, động lực chính trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Ở đây cần nói đến lý thuyết về sự phát triển bền vững (sustainable development), xuất phát từ sự phá hoại ghê gớm môi trường, đe dọa sự tồn tại của các thế hệ tương lai, Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (Ủy ban Brundtland) đưa ra trong báo cáo năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển lành mạnh, tồn tại lâu dài, vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ tương lai” (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2011). Khái niệm “phát triển bền vững” sau đó lại được mở rộng thêm, không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người qua các bản tuyên bố quan trọng. Lời kêu gọi Alma Ata năm 1987 đưa ra chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho con người (Bùi Đình Thanh, 2015). Tuyên bố Rio de Janeiro năm 1992 ngay trong nguyên tắc 1 đã nêu rõ: “Con người là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh mạnh hài hoà với thiện nhiện” (Bùi Đình Thanh, 2015). b. Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế + Lý thuyết tăng trưởng của trường phái cổ điển Theo các nhà kinh tế, lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển là các học thuyết và mô hình lý luận về tăng trưởng kinh tế với hai đại diện tiêu biểu là A.Smith và D.Ricacdo (Mai Ngọc Cường, 1995). A.Smith (17923 - 1790) là nhà kinh tế học người Anh, lần đầu tiên nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh tế một cách thống nhất. Với tác phẩm “Bàn về của cải”, ông cho rằng tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu người, đồng thời đã mô tả các nhân tố tăng trưởng kinh tế như sau (Mai Ngọc Cường, 1995): Y = F (K, L, N, T) Trong đó: Y: Là tổng sản phẩm xã hội K: Là khối lượng tư bản được sử dụng L: Lượng lao động 6 N: Đất đai và điều kiện tự nhiên được huy động vào sản xuất T: Tiến bộ kỹ thuật D.Ricacdo (1772-1823) là nhà kinh tế học người Anh, đã kế thừa một cách xuất sắc A.Smith. Ông có hàng loạt các lý thuyết kinh tế: lý thuyết giá trị lao động, lý thuyết về tiền lương, lợi nhuận, địa tô, lý thuyết về tư bản, lý thuyết về tín dụng và tiền tệ, lý thuyết thực hiện và khủng hoảng kinh tế, lý thuyết lợi thế so sánh. Hàm sản xuất Coob - Douglas đã ra đời trong thời kỳ này: Y = AKα Lβ Trong đó: Y: là đầu ra A: Là hệ số tỷ lệ giá α, β: Là hệ số của tư bản và lao động, là độ co giãn của Y đối với K và L. + Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W. Rostow Theo ông thì quá trình phát triển kinh tế của một nước phải trải qua 5 giai đoạn: * Giai đoạn xã hội truyền thống: đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, năng suất lao động thấp. * Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn xuất hiện các điều kiện cần thiết để cất cánh. * Giai đoạn cất cánh: Những yếu tố cơ bản cần thiết cho sự cất cánh là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng từ 5 - 10%; xây dựng các ngành công nghiệp và nông nghiệp có khả năng phát triển nhanh, giữ vai trò đầu tầu; phải xây dựng bộ máy chính trị-xã hội để tạo điều kiện phát huy năng lực của các khu vực hiện đại và tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. * Giai đoạn trưởng thành: Có nhiều ngành công nghiệp mới phát triển hiện đại, nông nghiệp được cơ giới hoá đạt năng suất lao động cao. Tỷ lệ đầu tư chiếm 10- 20% trong GNP. * Giai đoạn mức tiêu dùng cao (Kinh tế học phát triển, 1997). + Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých từ bên ngoài” Lý thuyết này là do nhiều nhà kinh tế học tư sản, trong đó có Paul 7 A. Samuelson đưa ra. Theo lý thuyết này, để tăng trưởng kinh tế nói chung phải có bốn nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật. Nhìn chung ở các nước đang phát triển thì bốn nhân tố trên đều khan hiếm, việc kết hợp chúng đều khó khăn. Để phát triển phải có “cú huých từ bên ngoài” nhằm phá “cái vòng luẩn quẩn” ở nhiều điểm. Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển (Mai Ngọc Cường, 1995). c. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và phát triển kinh tế - Các chỉ tiêu dùng để tính toán và đánh giá sự tăng trưởng kinh tế gồm: tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). - Để phản ánh nhịp độ tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu tỷ lệ tăng GNP hoặc tỷ lệ tăng GDP (GDP và GNP thực tế) thời kỳ sau so với thời kỳ trước. - Chỉ tiêu: GDP bình quân đầu người, GNP bình quân đầu người. - Các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội (Kinh tế học phát triển, 1997): - Các chỉ tiêu xã hội của phát triển: chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trình độ học vấn của dân cư. - Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế: Chỉ số cơ cấu ngành trong GDP, chỉ số cơ cấu ngành trong hoạt động ngoại thương, chỉ số tiết kiệm và mức đầu tư, tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn. - Chỉ số phát triển con người (HDI) 2.1.1.2. Lý luận về sản xuất và cung ứng sản phẩm a. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ (đầu ra)) (David Colman &Trevor Young, 1994). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản xuất: Q= f(X1, X2...Xn) Trong đó: Q: là biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định. X1, X2...Xn: là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá trình sản xuất. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan