Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an...

Tài liệu Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

.DOC
132
36
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- LÊ HOÀNG NGỌC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------------------- LÊ HOÀNG NGỌC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Lê Hoàng Ngọc Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài Học viện. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Dương Nga, giảng viên Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các hộ, trang trại trồng cam, cán bộ và nhân dân các xã Tam Hợp, Văn Lợi và xã Nghĩa Xuân huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Lê Hoàng Ngọc Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 MỤC LỤC Lờ i Lờ i M ục Da nh Da nh Da nh PH Ầ 1.1 Tí 1.2 M 1.2 .1 1.2 .2 1.3 Ph 1.3 .1 1.3 .2 1.3 .3 PH Ầ 2.1 Cơ 2.1 .1 2.1 .2 2.1 .3 2.1 .4 2.1 .5 2.2 Cơ 2.2 .1 2.2 .2 PH Ầ 3.1 Đặ 3.1 .1 3.1 .2 1 iii iv vii vii i x 1 1 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 12 22 24 25 29 29 31 40 40 40 43 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 3.1.3 49 Tình 3.1.4 53 Đánh 3.2 53 Phươn 3.2.1 53 Chọn 3.2.2 53 Chọn 3.2.3 54 Phươn 3.2.4 56 Phươn 3.3 57 Các hệ PHẦN 60 IV 4.1 Th 60 ực 4.1 Lị 60 .1 ch 4.1 Cá 61 .2 c 4.1 Ph 63 .3 át 4.1 C 64 .4 ơ 4.1 Ti 65 .5 êu 4.2 Th 65 ực 4.2 N 65 .1 gu 4.2 Đ 71 .2 ầu 4.2 Ti 76 .4 êu 4.2 Kế 77 .5 t 3.3 Cá 82 c 4.3 Đ 83 .1 ất 4.3 Tr 84 .2 ìn 4.3 Gi 85 .3 ốn 4.3 Gi 87 .4 á 4.3 C 88 .5 hê 4.3 Sâ 89 .6 u 4.3 Bả 90 .7 o 4.3 Th 90 .8 ủy 4.3 Th 91 .9 ị Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 4.4 4.4 .1 4.4 .2 PH Ầ 5.1 Kế 5.2 Ki 5.2 .1 5.2 .2 TÀ I PH Ụ Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cam tại huyện Quỳ Hợp 94 94 96 10 3 10 3 10 4 10 4 10 4 10 5 10 7 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT S T T 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 C h ữ B Q C C Đ V S L S C K Q L Đ N N N D N T T H T N T V N d g B h C c Đ v S l S g K q Lao độ N g N g N g Tập hu T ch T n Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Sinh trưởng của một số giống cam quýt ở Phủ Quỳ - Nghệ An 14 2.2 Lượng phân bón cho cây cam vào thời kỳ kiến thiết cơ bản 21 2.3 Lượng phân bón cho cây cam vào thời kỳ kiến thiết cơ bản 21 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi năm 2005 - 2012 33 2.5 Diện tích các loại cây có múi phân theo vùng năm 2012 37 3.1 Tình hình sử dụng đất đai huyện Quỳ Hợp qua 3 năm 2012 – 2014 44 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Qùy Hợp từ 2012 – 2014 46 3.3 Một số chi tiêu về Y tế văn hóa hàng năm của huyện Quỳ Hợp 47 3.4 Giá trị và cơ cấu GTSX của huyện Qùy Hợp qua 3 năm 2012 – 2014 50 3.5 Diện tích, sản lượng, năng suất một số cây trồng chính trên địa bàn huyện Quỳ Hợp qua các năm 52 3.6 Chọn mẫu điều tra 54 3.7 Nguồn thu thập thông tin thứ cấp 55 3.8 Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 56 4.1 Số lượng hộ và trang trại trồng cam tại huyện Quỳ Hợp 63 4.2 Diện tích, sản lượng và năng suất cam của huyện Quỳ Hợp qua các năm 64 4.3 Thông tin chung về các trang trại và hộ điều tra 66 4.4 Đất trồng cam của các trang trại và hộ nông dân 67 4.5 Dụng cụ sử dụng trong sản xuất cam 69 4.6 Vốn trong sản xuất cam 70 4.7 Thông tin về vườn cam của hộ và trang trại năm vụ cam 2014 - 2015 71 4.8 Tuổi của vườn cam 72 4.9 Chi phí biến đổi cho vườn cam thời kỳ kinh doanh 73 4.10 Chi phí đầu tư cho vườn cam thời kỳ kinh doanh 74 4.11 Năng suất cam của các hộ và trang trại theo giống cam 75 4.12 Sản lượng cam của hộ và trang trại vụ 2014 - 2015 76 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 4.13 Khối lượng bán cam quả cho các tác nhân 77 4.14 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam 78 4.15 Bảng tính NPV và IRR trong đầu tư sản xuất cam của các hộ và trang trại điều tra 4.1 6 4.1 7 4.1 8 4.1 9 4.2 0 4.2 1 4.2 2 4.2 3 4.2 4 4.2 5 4.2 6 4.2 7 4.2 8 4.2 9 4.3 0 80 Một số Đ sả á n x 82 u H 84 i K 86 h H 86 i B 87 i T 88 h C 89 á K 90 h K 91 h K 92 h K 92 h Đ 93 á P 95 h Đ 95 ị Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 DANH MỤC ĐỒ THỊ Số đồ thị 4.1 4.2 K h B i Tên đồ thị Trang 8 4 8 7 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đối với Việt Nam, ngành trồng trọt đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển trở thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và nông thôn nước ta. Trồng trọt nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ gia đình. Nước ta là một nước có khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng và phát triển các vườn cây ăn quả đặc biệt là các loại cây ăn trái đặc sản. Vì vậy, phát triển những sản phẩm đặc sản có chất lượng cao đang là một trong những hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, trước tình hình kinh tế hội nhập, ngành trái cây Việt Nam được quan tâm sâu sắc để phục vụ nhu cầu trong nước và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Quỳ Hợp là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Do đặc điểm thổ nhưỡng, Quỳ Hợp có điều kiện phát triển trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: Chè, cao su, cà phê, mía,... cây ăn quả như: cam, vải, nhãn,... Đặc biệt, huyện Quỳ Hợp có diện tích trồng cam rộng lớn với các giống cam như V2, Xã Đoài, Valencia, Vân Du…. đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, tạo nguồn thu nhập lớn cho các hộ nông dân trồng cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Từ lâu nhắc tới Quỳ Hợp là nhắc tới thương hiệu “Cam Vinh” nổi tiếng là biểu tượng cho nền nông nghiệp của vùng Tây Bắc Nghệ An. Cam là giống cây ăn quả đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Quỳ Hợp nói riêng và góp phần xây dựng thương hiệu “Cam Vinh” ngày càng vững chắc cho tỉnh Nghệ An nói chung bởi vị thơm ngon đặc biệt của cam nơi đây. Theo thống kê diện tích trồng cam của huyện Quỳ Hợp năm 2014gần 1100 ha cho sản lượng 17 -21 tấn/ha. Những năm qua, diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp được mở rộng thay thế những cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Sản lượng cam không những đủ cung cấp cho huyện mà còn phân phối rộng rãi ra toàn tỉnh Nghệ An và một số tỉnh lân cận. Tuy nhiên ngành Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 trồng cam ở Quỳ Hợp cũng gặp phải một số khó khăn thử thách như thiên tai, sâu bệnh hại... Ngoài ra do việc quảng bá sản phẩm cam chưa tìm được lối đi đúng hướng nên nguồn tiêu thụ chủ yếu là do các thương lái, việc bị đẩy giá lên quá cao làm cho sản phẩm mang tính khó cạnh tranh với các sản phẩm cam khác như cam Canh, cam Bù, cam Cao Phong….. và chưa được phân phối rộng rãi đến mọi người, tiêu thụ cam bị bó hẹp trong một phạm vi nhất định (Phòng Nông nghiệp huyện Quỳ Hợp, 2014). Vấn đề đặt ra ở đây là cần làm gì để đẩy mạnh và phát triển ngành sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp và cũng như tìm cách mở rộng thị trường cho sản phẩm cam đem lại hiểu quả kinh tế cao này. Nhằm giải quyết những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 chung Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam của các hộ nông dân ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cam, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại huyện Quỳ Hợp trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản xuất cam. - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi về nội dung - Nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 1.3.2 Phạm vi không gian Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 1.3.3 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 4/2014 – tháng 4/2015 - Thời gian được nghiên cứu thông qua các số liệu thu thập qua 3 năm 2012 – 2014. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN II 2.1 Cơ sở lý luận CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Hộ nông dân Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp, chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất của hộ nông dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận và có các cách nhìn khác nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ không hoàn hảo (Đỗ Kim Chung và CS, 2009). 2.1.1.2 Kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà và ăn chung. Mọi quyết định sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển (Trần Đình Đằng và Đinh Văn Đãn, 2008). 2.1.1.3 Trang trại, kinh tế trang trại Khái niệm kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà nước ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản (Hoàng Việt, 2000). Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm cả kinh tế, xã hội, môi trường. Như vậy, nói đến trang trại là nói đến chủ thể của các Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 yếu tố đó. Còn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu đề cập đến yếu tố kinh tế của trang trại và cũng là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế (Hoàng Việt, 2000). Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), trong nền nông nghiệp nước ta, trang trại ra đời là kết quả của chính sách tích tụ tập trung đất đai trong nông nghiệp. Trang trại theo nghĩa tiếng Việt – là nông trại có giá trị hàng hóa lớn. Trang trại có điểm giống nhau và khác nhau so với hộ nông dân. Sự giống nhau ở chỗ cùng tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cùng được gọi là nông trại. Nét khác nhau là ở chỗ, trong khi nông hộ sử dụng nguồn lực chủ yếu của gia đình và tham gia thành phần vào thị trường (nghĩa là cả thị trường đầu vào và đầu ra). Trang trại có quy mô sản xuất kinh doanh, hiệu quả và có giá trị hàng hóa lớn. Do đó, trang trại còn được gọi theo từ tiếng Anh là Commercia Fam. Trong khi nông hộ thuộc sở hữu tư nhân thì trang trại có thể thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể. Tiêu chí cơ bản để đánh giá trang trại là giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra trên một đơn vị nguồn lực (ruộng đất, lao động…). Ngoài ra, người ta cũng dựa theo quy mô nguồn lực như diện tích đất trồng, số lao động, số đầu con vật nuôi để đánh giá. Tiêu chí này khác nhau ở tùng vùng miền và từng thời kỳ. 2.1.1.4 Nông trường quốc doanh Trước đổi mới, nông lâm trường tham gia vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông lâm nghiệp, theo chế độ bao cấp, sản xuất theo chế độ kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên sản xuất trong các nông trường kém hiệu quả. Ngày 16 tháng 6 năm 2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 28, nông lâm trường quốc doanh được sắp xếp và dổi mới theo các hướng sau: những nông lâm trường sản xuất có hiệu quả thì chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tiếp tục hình thức khoán ổn định lâu dài cho hộ. Các nông trường ở vùng sâu, xa, hải đảo, biên giới chuyển sang làm dịch vụ công ích. Bản chất của nông lâm trường quốc doanh là nông trại của kinh tế nhà nước, hạch toán và sử dụng ngân sách, phục vụ chủ yếu vì mục tiêu công ích. Nông lâm trường hoạt động theo Luật doanh nghiệp, là những nông trại đặc biệt của nhà nước và là công cụ cơ bản của nhà nước can thiệp vào nền nông nghiệp (Đỗ Kim Chung và CS, 2009). 2.1.1.5 Khái niệm tăng trưởng và phát triển Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngày nay thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội. Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Theo Đỗ Kim Chung và CS (2009), nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu. Thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Cần phân biệt giữa tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp tăng lên về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. 2.1.1.6 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Có 2 phương thức sản xuất là: - Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. - Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? (Phí Mạnh Hùng, 2009). Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. 2.1.1.7 Phát triển sản xuất cam Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (Đào Thị Mỹ Dung, 2012). Phát triển theo chiều rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển theo chiều sâu là việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững (Đào Thị Mỹ Dung, 2012). Cam là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên. Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng thấp sang trồng cây ăn quả như cam sẽ tạo ra những vùng chuyên môn sản xuất hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) phát triển ở khu vực nông thôn (Đào Thị Mỹ Dung, 2012). Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng góp phần làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân (Trần Đăng Khoa, 2010). Phát triển sản xuất cam còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng…(Trần Đăng Khoa, 2010). Việc phát triển sản xuất cam còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam nói riêng đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển cây ăn quả nói chung, cam nói riêng không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà nó còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bền vững. Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. 2.1.1.8 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa - Văn kiện đại hội X của Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 nhấn mạnh: Hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất