Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông...

Tài liệu phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

.DOC
111
318
62

Mô tả:

Từ thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil giai đoạn 2010-2015 có nhiều biến động về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm; Để cây cà phê trồng trên địa bàn huyện Đắk Mil ổn định diện tích theo quy hoạch, năng suất tăng một cách hợp lý, chất lượng cà phê bảo đảm tiêu chuẩn, thu nhập của hộ nông dân được nâng lên; trước mắt cũng như lâu dài thì rất cần có sự tham gia nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhằm đưa ra những giải pháp để phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên đến nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về Phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” .
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN PHẠM TIẾN HÙNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Đăk Lăk, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN PHẠM TIẾN HÙNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60620115 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Nguyễn Văn Hóa Đăk Lăk, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Tiến Hùng i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu đề tài tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế nói riêng và trường Đại học Tây Nguyên nói chung đã trang bị các kiến thức quý báu cho em trong suốt 2 năm học vừa qua. Đă ăc biê ăt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Tiến sĩ Nguyễn Văn Hóa, trưởng bộ môn Thông tin Kinh Tế, trường Đại học Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn. Các cấp lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Mil, cùng người dân tại các xã, thôn, buôn trên địa bàn huyện Đăk Mil, đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, tháng 08 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Tiến Hùng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ..............................................................................................vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 3.1 Mục tiêu chung......................................................................................................2 3.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3 4. Những đóng góp của Luận văn..............................................................................3 5. Các nghiên cứu có liên quan..................................................................................3 6. Kết cấu của Luận văn..............................................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUÂ ÂN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ.........5 1.1 Cơ sở lý luận..........................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp...........................................5 1.1.2 Khái quát về nông nghiệp trồng cà phê............................................................6 1.1.3 Khái quát về cây cà phê và đặc điểm sản xuất cà phê.....................................6 1.1.4 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân................................................................9 1.1.5 Khái niệm, nội dung, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế...................11 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê.................................16 1.2 Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................17 1.3 Kết luận...............................................................................................................22 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................24 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................24 2.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................24 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................32 2.1.3 Đặc điểm về khoa học kỹ thuật........................................................................42 2.1.4 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với tình hình phát triển sản xuất cà phê ở huyện Đắk Mil..............................42 iii 2.2 Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................45 2.2.1 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................45 2.2.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................45 2.2.3 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................45 2.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................45 2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................45 2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu....................................................46 2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu..........................................................47 2.3.4 Phương pháp phân tích số liệu........................................................................47 2.3.5 Phương pháp SWOT........................................................................................48 2.4 Các chỉ tiêu dự định nghiên cứu........................................................................48 2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả hoạt động sản xuất cà phê...................48 2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê..............................50 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................51 3.1 Thực trạng phát triển sản xuất cà phê ở huyện Đắk Mil.................................51 3.1.1 Đóng góp của phát triển cà phê đối với phát triển kinh tế huyện Đắk Mil. .51 3.1.2 Tình hình chung về phát triển cà phê tại huyện Đắk Mil.............................52 3.1.3 Tình hình lao động trên địa bàn huyện Đắk Mil...........................................54 3.1.4 Tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Mil......................................56 3.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil .....................................................................................................................................57 3.2.1 Tình hình chung của các hộ điều tra..............................................................57 3.2.2 Tình hình sản xuất cà phê của các hộ điều tra..............................................59 3.2.3 Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ.......................................67 3.2.4 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà phê của nông hộ..........................70 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê....................73 3.3.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................73 3.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất.......................................................75 3.3.3 Nhân tố về thị trường.......................................................................................77 3.3.4 Tác động của chính sách nhà nước và chính phủ đối với sản xuất cà phê. 78 3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil.......78 3.4.1 Phát triển quy mô sản xuất cây cà phê...........................................................78 3.4.2 Tăng cường các nguồn lực cho phát triển cây cà phê...................................79 3.4.3 Tăng cường thâm canh sản xuất cây cà phê..................................................83 iv 3.4.4 Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê.............................................................85 3.4.5 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất......................................................86 3.4.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm..........................................................................88 3.4.7 Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê................................................89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................91 1. Kết luận..................................................................................................................91 2. Kiến nghị................................................................................................................92 2.1 Đối với Nhà nước................................................................................................92 2.2 Đối với chính quyền địa phương huyện Đắk Mil..............................................92 2.3 Đối với hộ nông dân............................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................93 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ.....................................................96 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sản lượng, diện tích cà phê Việt Nam qua các giai đoạn........................................20 Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Nông qua các năm...................................21 Bảng 2.1: Phân loại đất huyên Đắk Mil.....................................................................................29 Â Bảng 3.1: Đóng góp của ngành sản xuất cà phê trong phát triển kinh tế của huyện Đắk Mil ........................................................................................................................................................51 Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011-2015..............................................52 Bảng 3.3: Cơ cấu các loại cây trồng lâu năm tại huyện Đắk Mil 2011-2015..........................53 Bảng 3.4: Tình hình lao động trên địa bàn huyện Đắk Mil năm 2013-2015..........................55 Bảng 3.5: Tình hình giảm nghèo ở huyện Đắk Mil năm 2011-2015.......................................56 Bảng 3.6: Tuổi trung bình của chủ hộ.......................................................................................57 Bảng 3.7: Sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra................................................................57 Bảng 3.8: Số năm kinh nghiệm sản xuất cà phê của hộ điều tra.............................................58 Bảng 3.9: Tình hình kiến thức nông nghiệp của các hộ điều tra............................................59 Bảng 3.10: Tình hình lao động của các nhóm hộ.....................................................................59 Bảng 3.11: Công cụ phục vụ sản xuất cà phê theo diện tích....................................................61 Bảng 3.12: Tình hình đầu tư vốn cho SXCP kinh doanh năm 2016 của các nhóm hộ ........................................................................................................................................................62 Bảng 3.13: Chi phí 1 ha cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản.........................................................63 Bảng 3.14: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh 1 ha cà phê năm 2016.................................64 Bảng 3.15: Phương pháp thu hoạch cà phê của các hộ điều tra.............................................66 Bảng 3.16: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê của nông hộ năm 2016...........................67 Bảng 3.17: Kết quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra năm 2016........................................68 Bảng 3.18: Hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ điều tra năm 2016......................................69 Bảng 3.19: Phân tích SWOT.......................................................................................................70 Bảng 3.20: Nguồn cung cấp nước tưới của các hộ điều tra.....................................................74 Bảng 3.21: Vai trò của nguồn nước tưới đối với sản xuất cà phê............................................74 Bảng 3.22: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln.........................................76 Bảng 3.23: Tác động của giá cả đối với sản xuất cà phê.........................................................77 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Nông qua các năm. 21 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu diện tích thu hoạch các loại cây trồng huyện Đắk Mil.................54 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. BQ: 2. BQC: 3. BVTV: 4. BVHQVCFCLSB: 5. CPSX: 6. ĐVT: 7. GCVSDBV: 8. HQKT: 9. HQKT: 10. HQPB: 11. LĐ: 12. SL: 13. UBND: 14. TB: 15. TC: 16. TCLCF: 17. TNSCF: 18. TSTN: 19. KTCB: 20. GO: 21. IC: 22. VA: Bình quân Bình quân chung Bảo vệ thực vật Bảo vệ hiệu quả về cà phê chống lại sâu bệnh Chi phí sản xuất Đơn vị tính Giúp cho việc sử dụng đất bền vững Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả phân bổ Lao động Số lượng Ủy ban nhân dân Trung bình Trung cấp Tăng chất lượng cà phê Tăng năng suất cà phê Tỷ suất thu nhập Kiến thiết cơ bản Giá trị sản xuất nông nghiệp Chi phí trung gian Giá trị gia tăng vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cà phê được trồng ở nước ta hơn 100 năm nay và nó đã dần khẳng định được chỗ đứng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước nói chung và vùng Tây nguyên nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ngày càng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu lớn trong GDP, không chỉ đem lại nguồn thu cho các tỉnh Tây nguyên mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn. Đắk Nông là tỉnh thuộc Tây Nguyên Nam Trung Bộ có vị trí kinh tế - xã hội chiến lược, là vùng đất đỏ Bazan lớn với điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, ca cao, điều, tiêu, …trong đó cà phê là cây trồng chủ lực, đến nay diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 122.000 ha, với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 240.000 tấn, cà phê là một trong những loại cây trồng cho sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, năm 2015 đạt 81.000 tấn, giá trị gần 155 triệu USD, chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh và khoảng 1/3 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. (nguồn... Huyện Đắk Mil là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông, cách Thị xã Gia Nghĩa 67 km và cách thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo đường quốc lộ 14; Với tổng diện tích tự nhiên là 68.299 ha, chủ yếu là đất đỏ BaZan, thích hợp với cây cà phê, hồ tiêu và nhiều loại cây nông, công nghiệp khác; trong đó đất lâm nghiệp 25.174 ha, đất nông nghiệp 36.872 ha, đất trồng cây cà phê là 21.102 ha, chiếm 30,9% diện tích đất tự nhiên và cây cà phê được xác định là cây chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đạt giá trị trên 130 triệu đồng/ha/năm, tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của địa phương. (nguồn...... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự phát triển tăng nhanh diện tích cà phê một cách tự phát, nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế; Sự tăng nhanh diện tích không theo quy hoạch dẫn đến rừng bị tàn phá, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy giảm; Môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sinh kế của 1 người dân; Việc lấy hạt không lựa chọn để ươm giống, làm cho năng suất cà phê còn thấp, cây dễ bị sâu bệnh, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức và bón phân không cân đối nên đất đai bị thoái hoá; Công tác thu hoạch và bảo quản chưa đạt tiêu chuẩn, sản lượng hàng năm tăng nhưng chất lượng chưa cao, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ manh mún, nên sức cạnh tranh và hiệu quả mang lại rất thấp. Từ thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil giai đoạn 2010-2015 có nhiều biến động về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm; Để cây cà phê trồng trên địa bàn huyện Đắk Mil ổn định diện tích theo quy hoạch, năng suất tăng một cách hợp lý, chất lượng cà phê bảo đảm tiêu chuẩn, thu nhập của hộ nông dân được nâng lên; trước mắt cũng như lâu dài thì rất cần có sự tham gia nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhằm đưa ra những giải pháp để phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên đến nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về Phát triển sản xuất cà phê trên địa bàn. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” . 2. Câu hỏi nghiên cứu - Các quan điểm về lý luận và thực tiễn phát triển sản xuất cà phê ? - Thực trạng phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa huyện Đắk Mil trong những năm qua và hiện nay như thế nào ? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil ? - Những giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, hạn chế nhằm phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới ? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất cà phê của các nông hộ tại huyện Đắk Mil, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ đạt hiệu quả cao hơn tại huyện Đắk Mil trong thời gian tới. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cà phê. 2 - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ tại huyện Đắk Mil. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ tại huyện Đắk Mil. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ của huyện Đắk Mil đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. 4. Những đóng góp của Luận văn Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về sự phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ, bao gồm các khái niệm về hộ nông dân, sản xuất cà phê, đặc điểm sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất cà phê và một số bài học kinh nghiệm về sản xuất cà phê. Thông qua nghiên cứu sự phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê, vai trò của sản xuất cà phê đối với phát triển kinh tế hộ nông dân, luân văn đã chỉ ra những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ, từ đó luận văn đã đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sản xuất cà phê của các nông hộ tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 5. Các nghiên cứu có liên quan Bùi Quang Bình (2008), “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây nguyên” là luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ ....Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng: Đã khẳng định vai trò to lớn của ngành sản xuất cà phê đối sự phát triển kinh tế của Tây Nguyên, đánh giá tính bền vững của ngành sản xuất cà phê ở đây, và đưa ra một số định hướng chính và giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. (nguồn....) cho đúng phần tài liệu tham khảo... Phạm Ngọc Toản (2008), “Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đắk Nông”, Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê, chỉ rõ sự tác động của từng yếu tố đến năng suất, sản lượng của sản xuất cà phê, từ đó đề ra các giải pháp dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê để giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trong thời gian tới. 3 Nguyễn Văn Hóa (2014), “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk” Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Huế: Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cà phê bền vững, đánh giá được thực trạng phát triển cà phê bền vững ở Đắk Lắk trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường, phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến phát triển cà phê bền vững, đồng thời đưa ra một số giải pháp bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (nguồn ...đúng với phần TL tham khảo) Đỗ Thị Nga (2012), “Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk”, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp - Hà Nội: Đã chỉ ra rằng “Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của một quốc gia (vùng hay doanh nghiệp) là sự vượt trội so với sản phẩm cà phê nhân của các đối thủ cạnh tranh về hiệu quả, chất lượng, thị phần và khả năng đáp ứng cầu”. Tác giả đã sử dụng một số phương pháp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk [36], [37]. không trùng với pần tài liệu tham khảo.... Một quốc gia, vùng hay lãnh thổ nếu có lợi thế cạnh tranh về một sản phẩm nào đó, sẽ là cơ sở góp phần phát triển bền vững về sản phẩm đó. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Thị Nga chỉ dừng lại ở nghiên cứu tĩnh, cố định về mặt thời gian trong nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUÂÂN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi gia súc, gia cầm… (Đinh Phi Hổ, 2008) không có ở phần tài liệu tham khảo. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch… Trong nông nghiệp có hai loại chính: thứ nhất, đó là nông nghiệp thuần nông tức là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, không có sự cơ giới hóa trong sản xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân; thứ hai, nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Ngày nay, nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo ra các sản phẩm lương thực, thực phẩm phục vụ cho con người mà còn tạo ra các loại khác như: sợi dệt, chất đốt, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học, lai tạo giống...( trích nguồn..) 1.1.1.2 Đặc điểm Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Trong sản xuất nông nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực. 5 1.1.2 Khái quát về nông nghiệp trồng cà phê Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Nông nghiệp Việt Nam từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nông nghiệp nước ta là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số lao động của xã hội, phát triển sản xuất cà phê là một trong những ngành nông nghiệp đang phát triển mạnh, hiệu quả kinh tế cây cà phê phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu... và từ cây cà phê tạo ra thu nhập chủ yếu cho các hộ nông dân. Việt Nam là nơi có số dân nông thôn đông chiếm khoảng 80% dân số cả nước và 70% lao động xã hội. Ngoài ra nước ta là một nước có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái để sản xuất mặt hàng cà phê xuất khẩu, tạo điều kiện cho lao động nông thôn nước ta có công ăn việc làm, ổn định đời sống cho nông dân. Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp đã có những bước phát triển đáng kể làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn của cả nước, trong đó ngành nông nghiệp là ngành mũi nhọn đã đem về cho người dân nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Một trong những thành tựu nổi bật là các mặt hàng cà phê tiếp tục tăng. (trích nguồn....) Những năm qua giá cả thị trường thế giới biến đổi, không ổn định trên thị trường mặc dù về phương diện kỹ thuật như năng suất thì cà phê nước ta có lợi thế so sánh cao nhưng sản phẩm xuất khẩu của nước ta còn nghèo nàn, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô chưa chế biến, chất lượng sản phẩm còn thấp, còn nhiều bất cập trong đầu từ công nghệ và chế biến đầu từ của sản phẩm. (nguồn..... 1.1.3 Khái quát về cây cà phê và đặc điểm sản xuất cà phê 1.1.3.1 Khái quát về cây cà phê Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên vào thế kỷ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập, sau đó nó được trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay cây cà phê được trồng tại hơn 75 quốc gia trên thế giới. Cây cà phê được các nhà truyền đạo đưa vào trồng tại Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum,…song mãi tới đầu thế kỷ XX trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người pháp tại Phủ Quỳ – Nghệ An và 6 sau đó là ở Đắk Lắk, Lâm đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài hecta. Năm 1905 người pháp đưa cây cà phê vối và cà phê mít vào trồng thay thế cà phê chè ở những vùng có độ cao thấp không thích hợp với cây cà phê chè, tới năm 1925 cà phê mới được trồng ở Tây Nguyên. Hiện nay nước ta chủ yếu trồng cà phê vối (Robusta) chiếm 95% tổng diện tích cà phê của cả nước và là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới sau Brazil, cà phê cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu nhiều thứ 2 của Việt Nam sau lúa gạo. (nguồn.............. Cà phê là loại cây thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích ứng từ 24 oC đến 30oC. Lượng mưa để cây sinh trưởng phát triển tốt là từ 1500mm đến 2000mm. Độ ẩm thích hợp là khoảng 80%, ưa ánh sáng dồi dào. Đất trồng cà phê phải có tầng sâu tối thiểu 70 cm. Cây cà phê yêu cầu phải có thời gian khô hạn từ 2 đến 3 tháng sau thu hoạch để phân hóa mầm hoa, khi hoa nở thời tiết phải khô ráo không có sương mù. Cà phê là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong 3 đồ uống quan trọng của nhân dân thế giới. Ngoài ra cà phê còn là nguyên liệu dùng trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm như bánh, kẹo…, hiện nay cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thế giới, hoạt động mậu dịch cà pê chỉ xếp sau dầu mỏ. Ngày nay cà phê được sử dụng rộng rãi vì trong hạt cà phê có chứa 1-2,5% chất cofein có tác dụng kích thích tinh thần, tăng cường hoạt động của tế bào não. Cà phê có các chủng loại:  Cà phê chè (Arabica): Có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma Etiopia, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất khá, có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển sớm và chiếm hơn 60% lượng cà phê thế giới. Cà phê chè có rất nhiều chủng loại, bao gồm: Cà phê dịu êm Colombia, cà phê chè Brazil.  Cà phê vối (Robusta): loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông CôngGô, thích hợp với khí hâ u nhiê t đới. Đây là chủng dễ trồng, chịu hạn tốt â â nhưng phẩm chất không cao. Chủng được trồng nhiều nhất là chủng cà phê vối Robusta với sản lượng chiếm hơn 30% trên thế giới.  Cà phê mít (Exellsa): Đây là loại cà phê sinh trưởng khoẻ, ít sâu bê nh, chịu â hạn hán nhưng phẩm chất kém, ít hương vị thơm và có vị chua, diê ân tích trồng thấp. 7 Ở Viê ât Nam diê ân tích cà phê vối được trồng phổ biến, rô âng rãi nhất chiếm 90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm 9%, còn lại là cà phê mít. 1.1.......Bổ sung phần lý luận về phát triển cà phê.......................................... .............................................................................................. 1.1.3.2 Đặc điểm về sản xuất cà phê  Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu, người sản xuất cần có một kế hoạch sử dụng ruộng đất hợp lý và có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng của đất đai, nhằm tăng năng suất, và chất lượng cây trồng.  Cây cà phê có chu kỳ sản xuất tương đối dài và được tiến hành ngoài trời. Do đó phụ thuộc vào điều kiện tư nhiên là chủ yếu. Từ khi trồng cho đến khi có sản phẩm thu hoạch mất 3 năm, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư của nông dân nhất là vấn đề về vốn và thu hồi vốn.  Sản xuất cà phê mang tính thời vụ cao và chi phí phát sinh liên tục, dẫn tới khó khăn cho việc phơi khô, chế biến và bảo quản sản phẩm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, đồng thời khó khăn cho việc hoạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm. Cây cà phê chịu tác động và ảnh hưởng lớn của các yếu tố tự nhiên như: mưa, gió, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, nguồn nước…đặc biệt cây cà phê không chịu được khô hạn, nên vấn đề nước tưới là rất quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng cà phê. Do vậy trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần tính đến sự rủi ro có thể xảy ra và phải có kế hoạch dự phòng. (nguồn.....  Trong chu kỳ kinh tế của cây cà phê thông qua hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản khoảng 3 năm và thời kỳ sản xuất kinh doanh khoảng 18-20 năm.  Thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 2-3 năm, đòi hỏi phải có vốn đầu tư tương đối lớn (bình quân từ 50 - 60 triê âu đồng/ha) so với mô ât số cây trồng khác. Chất lượng đầu tư thời kỳ này quyết định năng suất, chất lượng và hiê âu quả kinh tế của cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh sau này nói riêng và cả chu kỳ kinh tế của cây cà phê nói chung. Do đó, để mang lại hiê âu quả cao, cần phải xác định cơ cấu số vốn đầu tư hợp lý và kiểm soát chất lượng đầu tư đối với từng diê n tích vườn cây theo từng â năm và toàn bô â thời kỳ này.  Thời kỳ kinh doanh từ 18-20 năm, cây cà phê vừa tiếp tục tăng trưởng vừa cho sản lượng. Do vâ y, phải tiếp tục đầu tư đảm bảo chất lượng vườn cây cho năng â 8 suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cao nhất. Ngoài ra, cần thực hiê ân nghiêm ngă ât các quy trình kỹ thuâ t khác như: tạo hình, tỉa nhánh, cắt cành, thu hoạch,... â mới đảm bảo ổn định và phát triển vườn cây lâu dài. Thời vụ thu hoạch mô ât năm mô t lần vào khoảng từ tháng 11 đến giữa tháng 1 â năm sau. Lao đô ng sử dụng cho viê âc trồng chăm sóc, thu hoạch rải đều quanh năm â nên có thể sử dụng lao đô âng gia đình. 1.1.4 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 1.1.4.1 Hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt cá.c hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988) [24]. không đúng với phần tài liệu tham khảo....... 1.1.4.2 Kinh tế hộ nông dân Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm: + Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất. + Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân. 9 + Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động). + Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp. + Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra. + Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. (trích nguồn.... Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường. Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn). Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định 10 cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định. (trích nguồn... Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. 1.1.5 Khái niệm, nội dung, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế 1.1.5.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối...Ngày nay, khi đánh giá HQ đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện. Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”[11]. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó” [3]. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ. Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính được HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối” [3]. không khớp TLTK HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan