Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng ngh...

Tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga

.PDF
170
111
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ HOA PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở PHÚ THỌ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ HÙNG LÔ, SƠN VI, SAI NGA LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ HOA PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở PHÚ THỌ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ HÙNG LÔ, SƠN VI, SAI NGA Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch Mã số: 8810101.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thúy Anh Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan BÙI THỊ HOA MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...............................................................10 6. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................14 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................14 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ ..........................................................................................................15 1.1. Làng nghề ..........................................................................................................15 1.1.1. Khái niệm làng nghề .......................................................................................15 1.1.2. Phân loại làng nghề ........................................................................................19 1.2. Sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch làng nghề .............................................21 1.2.1. Sản phẩm du lịch .............................................................................................21 1.2.2. Sản phẩm du lịch làng nghề ............................................................................24 1.3. Các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ..................................26 1.3.1. Nhu cầu của du khách .....................................................................................26 1.3.2. Tài nguyên du lịch làng nghề ..........................................................................28 1.3.3. Nguồn nhân lực ...............................................................................................28 1.3.4. Chính sách phát triển du lịch làng nghề truyền thống ....................................29 1.3.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................................30 1.3.6. Vốn cho phát triển sản phẩm du lịch làng nghề .............................................31 1.4. Tầm quan trọng và xu thế của việc phát triển các SPDL làng nghề ...........31 1.4.1. Tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề và các sản phẩm du lịch làng nghề ............................................................................................................31 1.4.2. Xu thế phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam hiện nay ...............................34 1.5. Tổng quan về làng nghề ở Phú Thọ ................................................................36 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................38 CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở PHÚ THỌ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG NGHỀ HÙNG LÔ, SƠN VI, SAI NGA ...........................................................................................40 2.1. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ ......................40 2.1.1. Nhu cầu của du khách .....................................................................................40 2.1.2. Tài nguyên du lịch ...........................................................................................41 2.1.3. Nguồn nhân lực ...............................................................................................46 2.1.4. Đường lối chính sách phát triển du lịch làng nghề ........................................47 2.1.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ...................................................................................................................47 2.1.6. Đánh giá chung ...............................................................................................50 2.2. Thực trạng sản phẩm du lịch làng nghề tại Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ......53 2.2.1. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch của các làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ......................................................................................................................53 2.2.2. Đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch làng nghề ở Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ................................................................................................................65 2.3. Các sản phẩm du lịch làng nghề hoặc kết hợp với làng nghề đang khai thác ...76 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................78 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÙNG LÔ, SƠN VI, SAI NGA ................................................79 3.1. Căn cứ, cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................79 3.1.1. Chủ trương chính sách của tỉnh trong phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng ....................................................................................................79 3.1.2. Mục tiêu của việc phát triển sản phẩm du lịch làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ......................................................................................................................82 3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể ......................................................................83 3.2.1. Giải pháp về thị trường ...................................................................................83 3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch làng nghề .......................................................84 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm quà lưu niệm .................................93 3.2.4. Giải pháp về nhân lực du lịch .........................................................................93 3.2.5. Giải pháp về tăng cường sự liên kết, phân chia lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan ....................................................................................................................96 3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch ..........................................................96 3.2.7. Giải pháp về đầu tư vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................98 3.2.8. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương .....................................................98 3.2.9. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường ..................................................100 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................102 KẾT LUẬN ............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 PHỤ LỤC ...............................................................................................................110 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH CTDL Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Chương trình du lịch DV Dịch vụ ĐP Địa phương HĐND Hội đồng nhân dân HTGT Hệ thống giao thông KDL KT-XH LN LNTT NN&PTNT NXB SP SPDL SPLN UBND Khách du lịch Kinh tế - Xã hội Làng nghề Làng nghề truyền thống Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nhà xuất bản Sản phẩm Sản phẩm du lịch Sản phẩm làng nghề Ủy ban Nhân dân DANH MỤC BẢNG Bảng tổng hợp kết quả khảo sát khách du lịch vừa kết thúc chuyến tham quan tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ........................................................................13 Bảng 2.1. Lao động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Phú Thọ Giai đoạn 2013-2017, dự báo đến 2025 .............................................................................................................46 Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh Phú Thọ từ 2013 -2017 và dự kiến đến năm 2025 ..........................................................................................49 Bảng 2.3. Số đoàn khách và số lượt khách đến làng nghề Hùng Lô giai đoạn 2012 – 2017 và 05 tháng đầu năm 2018 ...............................................................................68 Bảng 2.4. Mục đích của khách du lịch khi mua quà lưu niệm tại làng nghề ............69 Bảng 3.1. Mô hình khai thác du lịch tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ........85 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu làng nghề Phú Thọ chia theo nhóm ngành nghề ......................41 Biểu đồ 2.2. Hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch vừa kết thúc chuyến tham quan ở làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai ..........................................................66 Biều đồ 2.3. Biều đồ thể hiện mục đích chuyến đi của khách du lịch khi đến với làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ........................................................................67 Biểu đồ 2.4. Các hoạt động cho khách du lịch tham gia khi đi du lịch tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ........................................................................................69 Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện sức hấp dẫn du lịch của các làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ................................................................................................................71 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách du lịch về cách phục vụ du lịch của người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch .............................................71 Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của KDL về lĩnh vực quản lý và các dịch vụ du lịch tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ..........................................72 Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về SPDL làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga ........................................................................................74 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề Việt Nam có lịch sử lâu đời với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa phương, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Mỗi làng nghề là tổng thể không gian – thời gian, một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội, được tích tụ và bồi đắp rất nhiều giá trị về mọi mặt. Giữa du lịch và làng nghề có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Các làng nghề còn là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, là điểm đến, điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Phát triển du lịch tại các làng nghề ngược lại chính là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề nói chung theo hướng bền vững. Hoạt động du lịch làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công của làng nghề, gia tăng giá trị sản phẩm thủ công; góp phần “xuất khẩu tại chỗ” sản phẩm làng nghề; kích thích khả năng sáng tạo, đổi mới bên cạnh việc giữ gìn, bảo vệ những giá trị truyền thống. Tuy nhiên, lịch sử các làng nghề Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, một số ngành nghề thủ công truyền thống có những lúc có nguy cơ bị mai một, thất truyền đặc biệt là giai đoạn những năm cuối của thế kỷ XX. Nhận thức được tầm quan trọng của sự tồn tại các làng nghề truyền thống, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề. Trong đó, Đảng và Nhà nước đặc biệt khuyến khích sự phát triển của loại hình du lịch làng nghề và các sản phẩm du lịch làng nghề đặc thù. Nằm ở vị trí cửa ngõ giữa thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là một vùng đất cổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp, người Phú Thọ qua bao đời còn lưu giữ nhiều tính cách đặc trưng của con người Việt Nam. Phú Thọ cũng là một địa phươngcó tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề và các loại hình du lịch kết hợp với tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống. Đến 2017, toàn tỉnh đã có 73 làng nghề nông thôn được UBND tỉnh công nhận, thu hút khoảng trên 20.000 lao động. Trong số 73 làng nghề có rất nhiều làng nghề có đầy đủ các điều kiện, tài nguyên cho phát triển du lịch. 1 Đây là một hướng giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững, và ngược lại khai thác du lịch làng nghề cũng là một biện pháp để duy trì, bảo vệ và phát triển nghề, làng nghề truyền thống cùng các giá trị của nó. Phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ dựa trên các điều kiện, tài nguyên sẵn có là yếu tố thúc đẩy việc gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích du lịch và công tác bảo tồn nghề truyền thống của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay của các làng nghề Phú Thọ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, giá trị sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn, chưa xây dựng được thương hiệu, cơ sở hạ tầng yếu kém. Nhiều làng nghề rất có tiềm năng cho khai thác du lịch, gắn với các tuyến, điểm du lịch tiêu biểu của Phú Thọ, hứa hẹn nhiều triển vọng trong cung cấp các SPDL đặc sắc như: làng nghề Hùng Lô, làng nghề Gia Thanh, làng nghề Sai Nga, làng nghề Sơn Vi, làng nghề rau an toàn Tân Đức, làng tương Dục Mỹ, làng nghề làng tương Bợ,... Nhưng trên thực tế, hoạt động du lịch làng nghề hầu như có, hoặc các hoạt động du lịch gắn với làng nghề còn rất yếu ớt, chưa tận dụng được lợi thế, tiềm năng. Những khó khăn này đang đẩy nhiều làng nghề truyền thống đến nguy cơ mai một, thất truyền. Từ những thực trạng và những nguyên nhân đã trình bày, việc"Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ - Nghiên cứu trường hợp làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga" là một nghiên cứu cần thiết trong việc thúc đẩy du lịch Phú Thọ phát triển trên cơ sở bảo tồn, khai thác hiệu quả giá trị từ các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các công trình nghiên cứu về làng nghề trên thế giới và ở Việt Nam khá phổ biến bởi nó thường được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch... Chính vì vậy, làng nghề chính là một đối tượng được rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm, tìm hiểu và đưa ra những phân tích, đánh giá, đề xuất cá nhân, những hướng tiếp cận trùng hợp, tương cận hoặc khác biệt dựa trên nhiều góc độc, quan điểm khác nhau. Các nghiên cứu về làng nghề và sự phát triển của làng nghề 2 Tác giả Yared Awgichew, chuyên gia chuyển giao công nghệ Nông nghiệp Ethiopia với công trình "Policy and Practical Measures to Promote Occupational Villages in Ethiopia" (tạm dịch: "Chính sách và các biện pháp thực tế để quảng bá các làng nghề ở Ethiopia") đã trình bày các kinh nghiệm của Chính phủ Ethiopia trong việc chú trọng nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giúp các làng nghề phát triển. Đặng Nguyên Anh, Cecilia, Hoàng Xuân Thành (2004) NXB Thế giới với công trình "Stay on the farm, weave in the village leave the home" (tạm dịch "Ly nông, bất ly hương, làm thủ công tại làng"; được viết bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt) đã báo cáo thành quả của một dự án nghiên cứu với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), và Bộ Hợp tác phát triển Thụy Sĩ về phát triển kinh tế làng nghề. Ở Việt Nam, có thể kể đến như công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Kính (1976) với bài “Một số nghề thủ công thế kỷ XIV, nghề dệt, nghề gốm, nghề khai khoáng luyện kim”. Tác phẩm viết về tình hình phát triển của một số nghề thủ công truyềnthống qua các thời kỳ. Thủ công nghiệp thời kỳ này chỉ là nghề phụ gia đình, bên cạnh nghề chính là nghề nông. Nhóm tác giả Tạ Phong Châu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn (1977) với tác phẩm “Truyện các ngành nghề” đã lược tả lịch sử hình thành và phát triển của một số nghề thủ công khác nhau ở Việt Nam như nghề làm gốm, lụa. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc(1998) cho ra đời tác phẩm “Những bàn tay tài hoa của cha ông", đã đề cập đến nhiều nghề thủ công, đưa ra những nhận định khái quát, sơ bộ về sự phát triển các ngành nghề thủ công theo lịch sử.Bốn năm sau đó (1992), Phan Đại Doãn xuất bản cuốn “Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế xã hội” đã đề cập đến nhiều khía cạnh của làng xã Việt Nam, như kinh tế nông thôn, tôn giáo, văn hóa. Tác giả có một phần nhỏ trình bày về thủ công nghiệp làng quê. Đặc điểm nổi bật của thủ công nghiệp truyền thống là sự kết hợp giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp ở nhiều cấp độ và sắc thái khác nhau. Sự hình thành các làng nghề là biểu hiện của trình độ phân công lao động xã hội, thủ công nghiệp nhà nước tách ra khỏi nông nghiệp nhưng không triệt để. 3 Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (1996), "Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam và các vị tổ nghề", đã giới thiệu một số vấn đề về các ngành nghề, làng nghề, phố nghề truyền thống Việt Nam, một số nghề truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề: Nghề đồng, nghề rèn sắt, nghề kim hoàn, nghề làm lược, nghề khắc ván in, nghề tạc tượng, nghề sơn vẽ, nghề chế tạo súng. Đến năm 2000, hai tác giả với cuốn "Làng nghề - Phố nghề Thăng Long – Hà Nội" đã giới thiệu những nét tổng quáti về Thăng Long- Hà nội, đất thiêng của muôn đời. Đồng thời các tác giả cũng tập trung giới thiệu về thủ công Việt Nam nói chung, nghề, làng nghề, phố nghề Thăng Long- Hà nội nói riêng cũng như đưa ra những phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển. Tô Ngọc Hân (1996) với nghiên cứu“Làng nghề thủ công truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra” đã khẳng định sự đa dạng của nghề truyền thống Việt Nam và nêu lên thực trạng của nghề truyền thống hiện nay. Tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt, đến năm 1998, Bùi Văn Vượng với tác phẩm“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” được coi là cuốn sách viết về làng nghề thủ công một cách toàn diện nhất. Tác giả đã hệ thống khái quát làng nghề thủ công truyền thống nước ta ở ba miền, những mặt tích cực và tồn tại, vai trò cua làng nghề, đặc điểm của làng nghề, các nhân tố tác động và định hướng giải pháp khắc phục tồn tại. Đồng thời, tác giả đưa ra những khái niệm về nghề cổ truyền, làng nghề truyền thống và đề cập đến vị trí của làng nghề thủ công trong lịch sử Việt Nam. Cuốn sách bao gồm 3 phần. Phần 1 giới thiệu tới các bạn về một số làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta như làng nghề Đúc đồng, làng nghề Kim hoàn, làng nghề Rèn, làng nghề Gốm. Tiếp theo phần 1, phần 2 trình bày về các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở nước ta như làng nghề Chạm khắc đá, làng nghề Dệt tơ, làng nghề Dệt chiếu, làng nghề Quạt giấy, làng nghề Mây tre đan, làng nghề làm trống,... Tác giả Dương Bá Phượng (2001) với cuốn "Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa" đã nghiên cứu một số làng nghề truyền thống ở Việt Nam, nghiên cứu những tác động của quá trình công nghiệp hóa đến các làng nghề từ đó đưa ra định hướng bảo tồn và phát triển nghề. 4 Trần Minh Yến (2004) với cuốn sách "Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của làng nghề truyền thống, phân tích và đánh giá thực trạng cũng như xu hướng vận động của làng nghề truyền thống ở nông thôn nước ta, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm định hướng và các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010, đặc biệt đến năm 2015. Cuốn sách giới hạn phạm vi nghiên cứu vào quá trình phát triển làng nghề truyền thống từ giai đoạn đổi mới đến nay.Việc khảo sát thực tiễn được thực hiện chủ yếu ở các làng nghề thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vì đây là vùng tập trung nhiều làng nghề truyền thống nhất so với các vùng khác trong cả nước. Tác phẩm tập trung vào các nội dung cơ bản: vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những yếu tố tác động, các giải pháp nhằm phát huy những thế mạnh và khắc phục hạn chế của làng nghề. Phạm Côn Sơn (2004) thông qua cuốn "Làng nghề truyền thống Việt Nam" cũng đã đưa ra những nghiên cứu khái quát lịch sử và quá trình phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, khái quát chúng và chi tiết một số làng nghề. Từ đó tác giả đánh giá những thành tựu to lớn và đưa ra những định hướng giải pháp, các mô hình nhằm phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn. Cũng nghiên cứu về làng nghề Việt Nam, với cuốn "Làng nghề Việt Nam và môi trường", Đặng Kim Chi và cộng sự (2005) đã khái quát đôi nét về lịch sử phát triển và phân loại làng nghề Việt Nam; hiện trạng kinh tế - xã hội các làng nghề Việt Nam; hiện trạng môi trường các làng nghề; những tồn tại ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường làng nghề Việt Nam; dự báo xu hướng phát triển và mức đọ ô nhiễm môi trường do hoạt động làng nghề đến năm 2010; nghiên cứu định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề. Đặng Văn Bài (2006) với bài viết "Bảo tồn giá trị nghề thủ công truyền thống" (Tham luận hội thảo"Bảo tồn bền vững làng nghề Hà Tây - Thực trạng và giải pháp") đã khẳng định giá trị, vai trò nhiều mặt của các làng nghề thủ công truyền thống; nêu lên các đặc điểm về nguồn gốc hình thành của làng nghề truyền thống, sự 5 gắn kết chặt chẽ với phát triển nông nghiệp, các lợi ích cộng đồng mà làng nghề truyền thống mang lại; các vấn đề cần giải quyết như: sự liên kết, hợp tác trong sản xuất, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, bảo lưu và giải quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững; đưa ra một số mô hình tham khảo nhằm bảo tồn nghề thủ công truyền thống. Bạch Thị Lan Anh (2011) với luận án tiến sĩ "Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ" đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiến về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Năm 2012, Trương Minh Hằng và cộng sự đã cho xuất bản một bộ sách khá hoàn chỉnh, đồ sộ và quy mô, gồm 6 tập, gần 7000 trang, với nhan đề "Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam". Tác phẩm cho độc giả một cái nhìn tổng quan nhất về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam. Ngoài ra, tác phẩm còn giới thiệu cho độc giả về lịch sử, đặc điểm, những nét độc đáo, đặc sắc của các nhóm nghề thủ công như: nghề chế tác kim loại; nghề mộc, chạm; nghề gốm;nghề đan lát, thêu dệt, làm giấy, đồ vàng mã, làm tranh dân gian; nghề chế tác đá và một số nghề khác. Kết quả nghiên cứu của nhóm công trình khoa học này đã cung cấp một hệ thống lý luận khoa học về LNTT của Việt Nam. Đồng thời, đã hệ thống hóa được nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng và thiết thực trong quá trình khôi phục và phát triển các LNTT, góp phần đưa sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Các nghiên cứu về du lịch làng nghề, sản phẩm du lịch làng nghề Trong du lịch, các làng nghề được coi là một yếu tố của tài nguyên du lịch, cũng có nơi biến những tiềm năng làng nghề thành SPDL, loại hình du lịch đặc trưng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết khai thác khía cạnh này như: Lê Hải (2006) với bài viết "Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững" đăng trong Tạp chí Du lịch Việt Nam số 03/2006 đã phân tích các tác động của làng nghề đến môi trướng, từ đó đưa ra định hướng phát triển du lịch làng 6 nghề theo hướng bền vững, chọn lựa một số làng nghề tiêu biểu để có quy hoạch hoàn chỉnh, ưu tiên xây dựng đường giao thông, vệ sinh cống rãnh trong làng, kênh mương dẫn nước thải… Cần quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề, bố trí lại khu sản xuất, khu giới thiệu sản phẩm, tránh được ô nhiễm. Hoàng Văn Châu và cộng sự (2008) với cuốn "Làng nghề du lịch Việt Nam" đã giới thiệu một các tổng quát về mạng lưới làng nghề ở Việt Nam; đưa ra vấn đề phát triển bền vững làng nghề Việt Nam; Xu hướng phát triển du lịch làng nghề trên thế giới và phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam. Từ đó đề xuất xây dựng mô hình làng nghề du lịch ở Việt Nam. Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các bài viết khoa học, luận văn thạc sĩ khác như Hoàng Văn Châu và cộng sự (2007) với công trình “Làng nghề du lịch Việt Nam”; Vũ Văn Đông (2010) với bài viết khoa học ''Mỗi làng một sản phẩm, là giải pháp để phát triển du lịch bền vững - kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam''; Nguyễn Phước Quý Quang (2013) với bài viết ''Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long - Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch''; An Vân Khánh (2013) với bài viết “Phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với du lịch”; Nguyễn Xuân Hoản, Đào Thế Anh (2013) với bài viết“Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và sự tham gia của các công ty du lịch lữ hành vào việc phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam”; Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2013) ''Tiềm năng phát triển làng nghề du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế''; Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) với luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh”... Kết quả của nhóm công trình khoa học này có ý nghĩa về mặt thực tiễn quan trọng đối với xu thế phát triển ngành du lịch gắn liền với LNTT ở Việt Nam. Kết quả này đã đưa ra được nhiều hướng mở cho quá trình phát triển ngành du lịch nói chung, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng. Các nghiên cứu về làng nghề Phú Thọ Qua khảo sát cho thấy các nghiên cứu về làng nghề Phú Thọ, coi làng nghề Phú Thọ là đối tượng của các ngành lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hóa...có số lượng rất hạn chế. 7 Nguyễn Khắc Xương (2004) có bài viết in trong Tổng tập Văn nghệ Dân gian Đất Tổ, tập 3, trang 16- 21 nhan đề "Về nghề thủ công thời Hùng Vương dựng nước", đã đề cập những nét khái quát nhất về vùng đất Cổ Phú Thọ thời Hùng Vương. Bài viết cũng đưa ra những lập luận, những bằng chứng khảo cổ học về lịch sử các nghề thủ công hình thành và tồn tại trên mảnh đất Phú Thọ từ thời kỳ Hùng Vương. Những thông tin đó minh chứng cho một lịch sử lâu bền của các làng nghề thủ công truyền thống Phú Thọ. Lịch sử các làng nghề Phú Thọ gắn bó chặt chẽ với quá trình dựng nước và lịch sử dân tộc Việt Nam. Trần Văn Hùng (2010) với luận văn Thạc sĩ bảo vệ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội "Làng nghề Phú Thọ từ 1997 đến 2009" coi làng nghề Phú Thọ là đối tượng của lịch sử. Luận văn đã nêu bật các điều kiện phát triển làng nghề ở tỉnh Phú Thọ trong thời hiện đại; khảo sát tình hình làng nghề Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2009, phân tích sự phát triển của một số làng nghề tiêu biểu ở Phú Thọ. Từ khảo sát, tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá cá nhân liên quan đến các tác động tích cực, tiêu cực của làng nghề đối với kinh tế - xã hội Phú Thọ giai đoạn 1997 – 2009 và đề xuất bài học kinh nghiệm từ phát triển làng nghề Phú Thọ nói chung. Ngoài ra còn có các bài viết tản mạn liên quan đến làng nghề Phú Thọ, hay một, một số làng nghề Phú Thọ nhưng chưa có một nghiên cứu nào coi làng nghề Phú Thọ là một trong những đối tượng của du lịch. Chủ trương chung của tỉnh là đẩy mạnh Phát triển du lịch, biến du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với sự phát triển của các làng nghề. Làng nghề Phú Thọ với lịch sử lâu đời, với sự đa dạng trong bối cảnh chung có rất nhiều tiềm năng, sức hấp dẫn cho khai thác du lịch. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động du lịch làng nghề Phú Thọ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm du lịch làng nghề còn rất ít, chưa tạo sức hấp dẫn lớn với du khách; việc gắn kết du lịch với làng nghề còn rất "yếu ớt" và chưa có nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ là cần thiết trong việc tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ gắn với phát triển làng nghề, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của họ. Các nghiên cứu về làng nghề nói chung, làng nghề Phú Thọ nói riêng chính là một trong những nền tảng, là hệ thống cơ sở lý luận cũng như thực tiễn hỗ trợ đắc lực trong quá trình nghiên cứu của tác giả. 8 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Mục đích Nghiên cứu, đánh giá đúng tiềm năng của một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển sản phẩm du lịch làng nghề. Sự phân tích, nhìn nhận, đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng, thế mạnh trong việc gắn kết hoạt động của các làng nghề với hoạt động du lịch để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, loại hình du lịch, tăng sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với Phú Thọ. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích đã trình bày, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, đưa ra và vận dụng hệ thống các cơ sở lý luận về làng nghề, về du lịch, du lịch làng nghề, sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch làng nghề, mối quan hệ giữa làng nghề và phát triển du lịch, các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch làng nghề. Thứ hai, nghiên cứu, khảo sát, tình hình hoạt động du lịch nói chung và sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ nói riêng. Trong đó đi sâu nghiên cứu, khảo sát 03 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga. Thứ ba, đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, đề xuất thiết kế, xây dựng tuyến hành trình, chương trình du lịch làng nghề nhằm phát triển sản phẩm du lịch làng nghề trên cơ sở gắn kết với các điểm, khu, tuyến du lịch tiêu biểu của tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các sản phẩm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tính đến năm 2017; Đặc biệt, tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát sản phẩm du lịch tại 03 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga. 4.2. Phạm vi - Không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó, tập trung nghiên cứu trên địa bàn 03 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga. 9 - Thời gian: đề tài được nghiên cứu từ tháng 05/2017 đến tháng 09/2018. Các thông tin, số liệu liên quan đến các làng nghề đang tồn tại và hoạt động ở Phú Thọ đến năm 2017. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề nào đó cần đặt trong mối tương quan với các vấn đề, các yếu tố tương đồng, trong hệ thống bao quát hơn, cao hơn và các cấp phân vị thấp hơn, các yêu tố nhỏ hơn. Nghiên cứu tiềm năng của một số làng nghề ở Phú Thọ phục vụ phát triển sản phẩm du lịch phải đặt trong mối quan hệ với tình hình tổng quan, định hướng phát triển chung của các làng nghề của Phú Thọ và của cả nước, cũng như định hướng phát triển du lịch nói chung, du lịch gắn với làng nghề, du lịch làng nghề nói riêng. Xét quan điểm này, các làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch ở đơn vị phân cấp rất nhỏ nhưng có những đặc điểm, quy luật vận động nằm trong mối quan hệ biện chứng, gắn kết chặt chẽ với các hệ thống khác và vận động theo quy luật của toàn hệ thống. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Hệ thống du lịch là một hệ thống xã hội được tạo thành bởi các thành tố: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người. Các thành tố này có mối quan hệ, gắn bó mật thiết với nhau một các hoàn chỉnh, biện chứng. Vì thế, nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực du lịch trong đó có làng nghề thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những mục đích, nhiệm vụ và giá trị hữu ích về mọi mặt (kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường). Nghiên cứu về tiềm năng của một số làng nghề ở Phú Thọ để phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề cũng cần tuân thủ nguyên tắc và quan điểm này để có thể đạt được mục đích, nhiệm vụ và có những đóng góp thiết thực. 5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Hiện nay, xu hướng phát triển bền vững là xu hướng phát triển chung của nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực. Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề như một "nguyên tắc sống còn" để đảm bảo 10 việc tránh làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Nguyên tắc bền vững đề cập đến các khía cạnh kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường. Một sự cân bằng thích hợp phải được thiết lập giữa 3 chiều cạnh để đảm bảo tính bền vững lâu dài của nó. Khi nghiên cứu việc phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ vận dụng quan điểm phát triển bền vững cần xem xét, giải quyết các vấn đề: Làng nghề đó có triển vọng phát triển gắn với du lịch lâu dài hay không? Có gây lãng phí tài nguyên? Có ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa? Có ảnh hưởng đến môi trường? Có gắn kết, thu hút và tạo ra nguồn lợi cho cộng đồng dân cư? Có thống nhất với quan điểm phát triển chung của tỉnh và đất nước? Có hướng đề xuất nhằm giải quyết những tồn tại hiện thời?... 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp mà người nghiên cứu tiến hành đi thực tế tại các làng nghề để thu được những thông tin, số liệu khách quan, sinh động, thuyết phục nhất. Đây là phương pháp mang lại tính chính xác cao đồng thời giúp tác giả có thể thấy được giá trị của đối tượng mà mình nghiên cứu. Phương pháp này được kết hợp với việc nghiên cứu thông qua các biểu đồ, bản đồ, tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài này. Quá trình khảo sát thực tế diễn ra trong khoảng tháng 5/2017 đến tháng 9/2018. Thông qua quá trình khảo sát, tác giả nắm rõ được hiện trạng hoạt động du lịch Phú Thọ nói chung, du lịch làng nghề Phú Thọ, đặc biệt là các hoạt động du lịch và các SPDL ở 03 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga nói riêng. Từ đó đưa ra những tổng hợp, phân tích, đánh giá về những thế mạnh, hiện trạng và đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả để phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề ở Phú Thọ. 5.2.2. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp tổng hợp các số liệu của các hiện tượng, đối tượng để tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng, đối tượng nghiên cứu. Qua các số liệu thống kê, ta có thể thấy được những đặc điểm, quy luật nội tại của các hiện tượng, đối tượng và rút ra được những nhận xét, kết luận đúng đắn. 5.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, số liệu 11 - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp (thu thập, nghiên cứu các tài liệu, số liệu có sẵn) thông qua các tài liệu, văn bản, sách báo, tạp chí, sổ sách, báo cáo, website và các tài liệu do địa phương cung cấp có liên quan đến đề tài. - Thu thập, xử lý thông tin sơ cấp (thông qua khảo sát điều tra). Thông tin, số liệu sẽ được thu thập thông qua quá trình tham quan, điền dã, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp tại các làng nghề. 5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp Thông qua các nguồn thông tin thu thập được (thứ cấp và sơ cấp) như các nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế tại 03 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga, tác giả tiến hành phân tích các thông tin, số liệu thu thập được. Sau quá trình phân tích, tác giả tiến hành tổng hợp các số liệu, tài liệu để làm cơ sở đánh giá các tiềm năng du lịch của một số làng nghề trên cơ sở mục đích và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra khi nghiên cứu vấn đề phát triển SPDL làng nghề ở Phú Thọ. 5.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Việc xây dựng, thiết kế bảng hỏi rất quan trọng, quyết định lớn đến kết quả điều tra. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát bảng hỏi trong phạm vi 03 làng nghề: làng nghề Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); làng nghề Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ); làng nghề Sai Nga (xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ). Đây là 03 làng nghề có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch làng nghề và hiện nay đã có các hoạt động du lịch diễn ra. Để đạt kết quả tối ưu nhất, thời gian điều tra bảng hỏi được tiến hành 2 đợt: đợt 1 (từ tháng 5/2017 đến tháng 9/2017) và đợt 2 (từ tháng 11/2017 đến tháng 6/2018). Tác giả đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát dành cho khách du lịch gồm có 11 nội dung, tập trung vào khảo sát phản hồi của du khách về hoạt động du lịch và các SPDL tại 03 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga. Số phiếu khảo sát phản hồi du khách vừa kết thúc chuyến tham quan tại 03 làng nghề với tổng là 500 phiếu, trong đó, khảo sát tại: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan