Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển rừng tại huyện đông giang tỉnh quảng nam...

Tài liệu Phát triển rừng tại huyện đông giang tỉnh quảng nam

.PDF
121
130
58

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, là nghề sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu đời sống con người. Sản phẩm của rừng không chỉ đem lại những giá trị trực tiếp như những loại lâm sản mà còn đem lại những giá trị gián tiếp như bảo vệ môi trường cảnh quan, điều tiết và lưu giữ nguồn nước, cải tạo đất, cân bằng hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu, bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm... Rừng là cơ sở để phát triển ngành lâm nghiệp vững mạnh và trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, rừng ngày càng khẳng định vị trí của mình thông qua các mặt hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ lâm sản, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. Hằng năm rừng mang về nguồn thu hàng tỷ đôla, góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ đó ta thấy được sự đóng góp to lớn của rừng đối với đời sống xã hội. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế chúng ta không thể tách rời với việc bảo vệ và phát triển rừng. Đông Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, dân số chủ yếu là người đồng bào Cơtu, chiếm 73,11%. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp và dựa vào rừng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 55,47%. Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20112020, được Đảng bộ, chính quyền huyện xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệpdịch vụ-công nghiệp, quan tâm phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, xác định phát triển kinh tế rừng là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của huyện bởi huyện Đông Giang có thế mạnh về phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp lớn là 66.175 ha, chiếm 81,56% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, diện tích đất nông nghiệp rất ít chỉ có 4.961,40 ha, chiếm 5,11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tiềm năng phát triển rừng khá dồi dào, nguồn lợi lâm sản có giá trị kinh tế cao. 2 Xuất phát từ nền kinh tế thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện chậm, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cấp tự túc, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều, phát triển kinh tế rừng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có, hiệu quả kinh tế chưa cao, bộc lộ nhiều yếu kém, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp. Người dân còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn hướng đi thích hợp để phát triển kinh tế hộ, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt rừng có vị trí rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, là không gian sinh tồn và phát triển. Trước đây sản phẩm từ rừng đã giúp đồng bào vượt qua những lúc khốn khó, ngày nay rừng mang lại giá trị kinh tế cao giúp cho người dân sống gần rừng có thu nhập, cải thiện đời sống. Trong những năm gần đây hiện trạng rừng có nhiều biến động do nhiều nguyên nhân: do nạn phá rừng, khai thác lâm khoáng sản, do đời sống đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, cháy rừng, xây dựng các công trình như thủy điện, giao thông, chuyển đổi cho các thành phần kinh tế khác thuê, do tổ chức quản lý chưa hiệu quả... làm cho tài nguyên rừng cạn kiệt, môi trường sinh thái rừng có chiều hướng suy thoái, đời sống người dân có nguy cơ tách khỏi rừng, người dân sống phụ thuộc vào rừng chưa tìm được kế mưu sinh bền vững. Từ thực trạng trên, để đánh giá tác động thiết thực của rừng với đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương và đề ra một số giải pháp để phát triển rừng trên địa bàn huyện một cách hiệu quả, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài "Phát triển rừng tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam". 2. Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài - William D.Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005) “Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam’’, nhà xuất bản: Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế, xuất bản năm 2005: Nội dung nổi bật của cuốn sách này đã đưa ra những lời giải đáp cho một số câu hỏi cơ bản có liên quan đến khả năng và mức độ tài nguyên rừng đã 3 và sẽ đóng góp cho mục đích giảm nghèo ở Việt Nam. Từ đó vận dụng vào huyện Đông Giang. - GS.TS Nguyễn Trần Trọng ‘’Phát triển Lâm nghiệp Tây Nguyên’’, Tạp chí cộng sản số 7 (199) năm 2010: đã khái quát đánh giá được thực trạng của ngành lâm nghiệp Tây Nguyên, chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, đề ra các giải pháp thiết thực tại Tây Nguyên. - TS. Lê Trọng Hùng ‘’Nghiên cứu sự vận động của đất rừng sản xuất sau khi giao cho các hộ gia đình tại một số tỉnh’’, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 7, tháng 7/2008, thể hiện 3 vấn đề: thứ nhất, khi nhận thức của người dân về sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi, các hộ gia đình được phỏng vấn đều mong muốn có thêm đất để sản xuất rừng. Thứ hai, nhóm hộ có quyền sử dụng đất lâm nghiệp có thu nhập tăng. Thứ ba, nhóm hộ khá và trung bình cơ bản là mua, thuê thêm quyền sử dụng đất rừng sản xuất và liên doanh, còn các hộ nghèo thì bán hay cho thuê. Như vậy các hộ khá giả có thêm đất và các hộ nghèo thì giảm diện tích, tình trạng người nghèo sẽ không có đất sẽ gia tăng. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về phát triển rừng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng hợp những vấn đề lý luận về phát triển rừng để làm cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. - Phân tích thực trạng phát triển rừng tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra những tồn tại trong hoạt động phát triển rừng và nguyên nhân, cơ bản của những tồn tại đó. - Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp nhằm phát triển rừng phù hợp với điều kiện của địa phương; gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề kinh tế về phát triển rừng. 4 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển rừng trên địa bàn huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Tham khảo ý kiến chuyên gia, các cán bộ đầu ngành thuộc lĩnh vực quản lý, cán bộ lãnh đạo am hiểu tình hình thực tế địa phương... 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển rừng. Chương 2: Thực trạng phát triển rừng tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp phát triển rừng tại huyện Đông Giang đến năm 2020. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG 1.1. Vai trò của rừng và đặc điểm của nghề rừng 1.1.1. Khái niệm và phân loại rừng 1.1.1.1. Khái niệm Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Tức là con người đã lấy từ rừng các thức ăn, chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của con người. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng ghi: Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc. Khái niệm Rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng [8]. Khái niệm Lâm nghiệp: là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản, phát huy tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường [7, tr 2]. Nói đến Lâm nghiệp người ta thường nghĩ ngay đến rừng, rừng là đối tượng của ngành lâm nghiệp, mọi hoạt động của ngành lâm nghiệp tác động vào đối tượng rừng tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, lâm nghiệp có chức năng tạo rừng, quản lý rừng, vừa có chức năng sử dụng rừng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm rừng cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội vừa có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Quá trình sản xuất lâm nghiệp vừa có tính chất của sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của 6 công nghiệp khai thác, vừa có tính chất của công nghiệp chế biến. Từ đó đặt ra hàng loạt vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết đối với ngành lâm nghiệp như: vấn đề đầu tư, tổ chức quản lý, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đánh dấu hiệu quả lâm nghiệp, chính sách phát triển lâm nghiệp…Do vậy phát triển kinh tế rừng là phát triển ngành Lâm nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại rừng - Phân loại rừng theo chức năng sử dụng: + Rừng phòng hộ: Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. + Rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. + Rừng sản xuất: Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. - Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành: + Rừng tự nhiên: là rừng có nguồn gốc từ tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên thủy, rừng thứ sinh (hệ quả của rừng nguyên sinh bị tác động, rừng thứ sinh được làm giàu bằng tái tự nhiên hay nhân tạo). 7 + Rừng trồng: là do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc trồng lại trên đất trước đây đã có rừng. 1.1.2. Vai trò của rừng Bất kỳ khu rừng nào cũng có khả năng cung cấp lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái, hai lợi ích này không mâu thuẫn nhau, xây dựng được nhiều diện tích rừng thì lợi ích kinh tế càng tăng và môi trường sinh thái được đảm bảo. Rừng có các vai trò sau: 1.1.2.1. Vai trò cung cấp Rừng cung cấp sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Hàng năm, một phần trong tổng số sản phẩm do ngành lâm nghiệp sản xuất ra dưới dạng hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội như: gỗ, củi và lâm sản trong khai thác chính, gỗ chặt trong giai đoạn tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng, chặt vệ sinh, hạt giống, cây con, đặc sản rừng ... Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu như không có một ngành nào không dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công chế biến, thân thiện môi trường và được nhiều người ưa chuộng. Trong quá trình phát triển của xã hội dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, các đặc sản rừng, động vật rừng có giá trị cho tiêu dùng và xuất khẩu, dược liệu để chữa bệnh... Phát triển rừng có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như công nghiệp, xây dựng,... vì rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế đó. 8 1.1.2.2. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn hoá xã hội Rừng có vị thế về mặt cung cấp lâm sản nhưng đang trong quá trình sinh trưởng phát triển, rừng lại có vai trò bảo vệ môi trường sống, hoàn cảnh văn hóa xã hội, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường như: rừng có tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, điều hoà khí hậu, làm sạch không khí, bảo tồn đa dạng sinh học, tiêu giảm tiếng ồn, tạo điều kiện sức khoẻ tốt cho con người... Trên những vùng đất bị úng nước chua, phèn rừng tràm có tác dụng cải tạo dần dần vùng đất hoang này thành những vùng sản xuất thuận lợi; trên các dãi cát ven biển rừng đã hạn chế gió bão, ngăn chặn sự di động của cồn cát phủ lấp đồng ruộng và các công trình khác; rừng cây ngập mặn là yếu tố bảo vệ đất đai ven biển, cố định phù sa và tạo điều kiện thuận lợi cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê biển; rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ điều tiết và cung cấp nguồn nước cho các dòng sông, dòng suối, chống xói mòn rửa trôi, vừa chống mọi biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng bồi lóng trong các dòng sông góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi lấp các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu cửa sông, các công trình thuỷ điện. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng, do phá rừng nghiêm trọng mà nạn sa mạc hoá phát triển, rừng mất đi là mất cả môi trường sống của tất cả các loài động vật, thực vật và ngay cả đối với con người. Mặc khác, vai trò bảo vệ môi trường của rừng còn ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt là ngành nông nghiệp. 1.1.2.3. Tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nông dân miền núi Là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội. Các vùng miền núi có thế mạnh là rừng, rừng đã cung cấp gỗ và các 9 lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nguồn thu nhập chính của cư dân sống ở ven rừng, gần rừng. Người dân tham gia và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp họ sẽ được hưởng các lợi ích nhất là các vùng có kinh doanh đặc sản như: quế, hồi, song mây, lá đốt, lá nón... Ngành lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng rừng, nuôi dưỡng rừng chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay của vùng trung du và miền núi. 1.1.2.4. Vai trò của tài nguyên rừng trong phát triển ngành lâm nghiệp Trong quá trình phát triển lâm nghiệp, tài nguyên rừng là cơ sở vật chất-kỹ thuật, là nguồn vốn, là yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu sản xuất, phân bố lực lượng sản xuất, mức độ chuyên môn hóa, tổ chức sản xuất kinh doanh trong lâm nghiệp. Quy mô và tốc độ tái sản xuất tài nguyên rừng có quan hệ tới sự phát triển của ngành tiêu dùng gỗ. Nguồn tài nguyên rừng là cơ sở cho việc xây dựng các công nghiệp dựa vào rừng. Quyết định số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm lâm nghiệp. Nguồn tài nguyên rừng phong phú sẽ tạo điều kiện cho lâm nghiệp phát triển cân đối và ổn định. Ngành lâm nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt nó khác với những ngành khác bởi lẽ sản phẩm của nó tạo ra vừa có giá trị kinh tế vừa bảo vệ được môi trường. 1.1.3. Đặc điểm của nghề rừng 1.1.3.1. Chu kỳ sản xuất tương đối dài: Cây rừng có quy luật sinh trưởng và phát triển khác nhau tuỳ thuộc vào đặc tính sinh thái, sinh học của chúng. Dù các loài cây rừng có khác nhau như thế 10 nào đi chăng nữa nhưng nhìn chung chu kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng tương đối dài (hàng chục năm đến hàng trăm năm). Cho nên chu kỳ sản xuất của nghề rừng cũng tương đối dài và thường được chia làm hai thời kỳ rõ nét: Thời kỳ kiến thiết cơ bản - thời kỳ xây dựng rừng. Thời kỳ kinh doanh lợi dụng rừng - thời kỳ lợi dụng khai thác rừng. Do chu kỳ sản xuất của nghề rừng, cây rừng dài đã ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư ban đầu, thời kỳ tích lũy và tái sản xuất, thời kỳ mở rộng quy mô sản xuất. 1.1.3.2. Quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên Tài nguyên rừng có khả năng tự lớn lên theo thời gian kể cả không cần tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh của con người. Đây chính là quá trình tái sản xuất tự nhiên của rừng. Nhưng nếu chỉ chú ý đến quá trình tái sản xuất tự nhiên mà không chú ý đến tái sản xuất kinh tế thì hiệu quả sẽ thấp như: cứ để tái sinh tự nhiên, sử dụng giống cũ thoái hoá năng suất sẽ thấp, kỹ thuật thâm canh còn lạc hậu, không phù hợp vơi nhu cầu phát triển của con người của xã hội. Mặt khác nếu chỉ chú ý đến tái sản xuất kinh tế, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục đích kinh doanh, chỉ chú ý đến cây trồng có năng suất cao, giống mới mà không quan tâm đến điều kiện đất đai, khí hậu thì có thể đem lại năng suất thấp và thậm chí không cho sản phẩm. Từ đặc điểm này còn cho ta thấy: cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài. Mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu khu vực đều tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đến kết quả thu hoạch sản phẩm và có thể gặp nhiều rủi ro trong sản xuất rừng. 1.1.3.3. Sản xuất rừng có tính thời vụ Cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, sinh trưởng, phát triển tuân theo những quy luật nhất định. Mọi tác động kỹ thuật vào cây rừng đều phải phù hợp với đặc điểm đặc thù của mỗi loài cây và mối 11 quan hệ của nó với môi trường khí hậu, đất đai. Quá trình ra hoa, kết quả, gieo ươm, trồng cây là những quá trình sinh học phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu. Sự biến thiên về thời tiết khí hậu đã làm cho loài cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó. Vì vậy nghề rừng mang tính thời vụ: mùa trồng cây phải là mùa mưa, trái lại mùa khai thác phải là mùa khô. 1.1.3.4. Phát triển rừng có đa tác dụng Rừng đến tuổi thành thục công nghệ có tác dụng cung cấp lâm đặc sản cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội. Rừng đang ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển như rừng non, rừng sào, rừng khép tán có tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn hóa xã hội như chống gió bão, duy trì và điều tiết nguồn nước, chống xói mòn đất, đa dạng sinh học, giữ gìn và cải thiện lâm phần khu vực... Rừng có khả năng tái sinh, nếu chúng ta biết khai thác sử dụng tài nguyên rừng hợp lý, bền vững, kết hợp giữa khai thác và tái sinh rừng thì luôn luôn tồn tại và phát triển. Mối quan hệ này có thể hiểu như sau: Tái sinh – khai thác – tái sinh… Khai thác và tái sinh rừng được coi là hai giai đoạn, hai mặt biện chứng của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Nếu bảo đảm được tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng thì rừng sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô tận. 1.1.3.5. Hoạt động phát triển rừng diễn ra trên địa bàn rộng lớn, có kết cấu hạ tầng thấp Mọi hoạt động của nghề rừng phân bố trên địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp hiểm trở, làm khó khăn đến quản lý sản xuất kinh doanh. Nghề rừng thực hiện chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi, có cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống thấp, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người dân thấp đã ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất. Trên một diện tích đất lâm nghiệp rộng lớn có rất nhiều người dân đang sinh sống lao động và sản xuất. Đời sống, sinh kế của họ dựa vào rừng là chủ yếu. Họ vừa là nhân tố tác động tiêu cực đến rừng nhưng cũng là nhân tố trung 12 tâm nhằm tái tạo rừng nếu có chính sách hợp lòng dân. Từ đặc điểm này đặt ra hàng loạt các vấn đề được nghiên cứu như: nghề rừng cần đi sâu vào chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp vì phạm vi không gian rộng và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi của từng vùng. Nó đòi hỏi lao động lâm nghiệp phải có khả năng thích nghi rộng, làm một nghề biết nhiều nghề. Cần có chính sách nhằm gắn người lao động với kết quả trực tiếp của họ, phát triển rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội nhằm thu hút người dân tại chỗ tham gia tái tạo rừng và các chính sách xã hội khác. 1.1.3.6. Phát triển rừng có nhiều thành phần kinh tế tham gia: Trên diện tích đất lâm nghiệp có hàng ngàn người dân đang sinh sống gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác cũng đều tham gia vào hoạt động sản xuất ngành lâm nghiệp. Tất cả những hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho nhiều ngành công nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay có nhiều thành phần kinh tế đang tham gia vào quá trình phát triển rừng: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ… Trong đó kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lượng chủ yếu trực tiếp tạo ra sản phẩm lâm nghiệp, kinh tế quốc doanh giữ vai trò định hướng. Phát triển mạnh nhất là kinh tế hộ và kinh tế trang trại. 1.2. Phát triển rừng 1.2.1. Khái niệm Phát triển rừng: là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng [8]. Phát triển kinh tế là khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn. Xuất phát từ đặc điểm của sản 13 xuất rừng: đối tượng sản xuất là sinh vật, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế được. Có thể hiểu phát triển kinh tế rừng là dựa vào chuỗi giá trị của tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp mà thông qua đó làm tăng thêm khối lượng sản phẩm và dịch vụ của ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế, gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản xuất, làm thay đổi tình trạng kinh tế, xã hội và ổn định môi trường. Hoạt động phát triển kinh tế rừng bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng. Phát triển kinh tế rừng dựa vào nguồn lực sẵn có ở địa phương: để quá trình sản xuất được tiến hành nhằm tạo ra của cải vật chất hay dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội người ta sử dụng một lượng nhất định các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động theo một công nghệ nhất định. Các yếu tố này được coi là nguồn đầu vào và việc sử dụng nó có quan hệ nhân quả tới sản lượng đầu ra của một quá trình sản xuất. Các nguồn lực sử dụng trong quá trình phát triển rừng bao gồm: Đất lâm nghiệp, tài nguyên rừng, lao động, vốn, khoa học và công nghệ. Trong đó đất đai trong lâm nghiệp, tài nguyên rừng, lao động là những nguồn lực sẵn có ở địa phương sẵn sàng huy động vào hoạt động kinh tế kết hợp với vốn, khoa học và công nghệ để tạo ra những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc sử dụng các nguồn lực trong phát triển rừng có tính thời vụ và tính khu vực rõ nét do đặc điểm của nghề sản xuất chi phối, đặc biệt là các nguồn lực có nguồn gốc sinh học. Hiện nay việc khai thác và sử dụng các nguồn lực chưa cao do vốn đầu tư thấp, tình trạng lạc hậu về công nghệ, trình độ tổ chức quản lý thấp, chưa khai thác lợi thế so sánh của nguồn lực sản xuất lâm nghiệp nhiệt đới sẵn có. 14 Phát triển kinh tế rừng nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc sống gần rừng: kinh tế rừng ngày càng phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang lợi ích cho cộng đồng dân cư. Hiện nay, thu nhập của nông dân nông nghiệp nói chung và của huyện Đông Giang nói riêng chủ yếu dựa vào rừng, thu nhập thấp do canh tác nông nghiệp nương rẫy năng suất thấp. Phát triển kinh tế rừng là một trong những biện pháp cơ bản góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân miền núi. Từ đó mức sống của dân cư sẽ được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Phát triển kinh tế rừng là phù hợp với kế sinh nhai của đồng bào dân tộc miền núi: khẳng định phát triển kinh tế rừng là hướng đi phù hợp, bởi quy luật tất yếu xảy ra là kinh tế vùng miền núi là nông nghiệp nương rẫy, địa hình phức tạp, đồi núi dốc, trồng trọt vài vụ là đất bạc màu, rửa trôi, năng suất cây trồng thấp, không đủ lương thực trong khi dân số ngày càng tăng. Hơn nữa hiện nay rừng và đất rừng đã có chủ quản lý, quản lý bằng luật, cấm mọi tổ chức, cá nhân xâm hại đến rừng, người dân không thể vào rừng khai thác củi, thu nhặt lâm sản ngoài gỗ một cách tự do nữa. Giải pháp thay thế tạo sinh kế bền vững cho người dân là phát triển kinh tế rừng, thực hiện chuyên môn hóa nghề rừng với kỹ thuật thâm canh cao trên diện tích đất và rừng nhà nước giao, diện tích đất nông nghiệp vườn đồi bằng cách tổ chức sản xuất nông lâm kết hợp, trồng rừng thay thế nương rẫy, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên được nhà nước giao khoán và hưởng lợi… tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, gắn bó lâu lài gắn bó với người dân địa phương. Thực tế trong các năm qua nhà nước đã đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng núi với các chính sách như chương trình định canh định cư, giao đất giao rừng, trồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình giải quyết lương thực, phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp…Huyện Đông Giang đã cụ thể thành các chương 15 trình, dự án phù hợp, sát thực với địa phương, người dân được hưởng lợi các chính sách, từ chỗ tổ chức cuộc sống du canh du cư, thường xuyên phá rừng làm rẫy chuyển sang tu bổ, bảo vệ và trồng rừng có kết quả, xuất huyện nhiều mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp… từng bước hình thành vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp có sản phẩm hàng hóa, góp phần tích cực ổn định sản xuất và cuộc sống cho hơn 10 nghìn người dân sống cuộc sống du canh du cư trước đây. Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Giang có khoảng 30% số hộ nông nghiệp có đời sống ổn định, có thu nhập, nhà cửa khang trang, có phương tiện sản xuất, có phương tiện đi lại và điều đó chứng tỏ rằng: miền núi nói chung và huyện Đông Giang nói riêng có khả năng phát triển nghề rừng, sống được và làm giàu được bằng nghề rừng, xóa đi quan niệm củ cho rằng miền núi vùng cao luôn đi liền với đói nghèo và lạc hậu. Tuy nhiên nguy cơ lớn hiện nay là rừng tự nhiên bị suy thoái đến mức báo động, nhu cầu gỗ ngày càng cao và sự giới hạn về nguồn thu nhập thay thế dẫn đến tình trạng khai thác rừng bất hợp pháp, đất rừng nhường chỗ cho các công trình xây dựng cơ bản, đất lâm nghiệp bị bán dần hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê thời hạn 50 năm với giá rẻ, liệu trong thời gian đến những người nông dân từ 40 tuổi trở lên không có đất họ sống bằng nghề gì, trong tương lai con cháu của họ sẽ sống ra sao, đây là mối quan tâm đối với nông dân miền núi nói chung và chính quyền huyện Đông Giang nói riêng. Trước thực trạng như vậy, phải chọn hướng đi giúp người nông dân bám đất, bám rừng, tạo kế sinh nhai bền vững, bằng không họ không có đất sản xuất, không có việc làm, họ tiếp tục trông chờ vào chính sách dân tộc của Chính phủ, khi đó sẽ tạo gánh nặng cho quốc gia ngày càng tăng. 1.2.2. Nội dung và các tiêu chí về phát triển rừng 1.2.2.1. Phát triển qui mô sản xuất Phát triển quy mô là tăng diện tích tạo rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tăng trữ lượng gỗ cây đứng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu lâm sản và dịch vụ cho 16 xã hội, thể hiện vị trí vai trò của rừng đối với việc giải quyết những mục tiêu quan trọng của nền kinh tế. Nó gắn liền với việc tăng trưởng, tạo công ăn việc làm nhằm sử dụng các nguồn lực để xây dựng rừng hiệu quả. Qui mô đưa lại hiệu quả khi quy mô được xác định một cách hợp lý, không phải quy mô càng lớn càng hiệu quả. Phát triển rừng về mặt qui mô có hai phương thức sau: + Phương thức phát triển quy mô theo chiều rộng: Phương thức này nhằm mở rộng diện tích gây trồng rừng với cơ sở vật chất thấp, kỹ thuật thô sơ chủ yếu dựa vào độ phì nhiêu tự nhiên của đất. Cụ thể là làm tăng thêm khối lượng lâm sản cung cấp cho nền kinh tế quốc dân dựa vào việc mở rộng diện tích đất đai, khai hoang phục hóa, đưa diện tích đất trống đồi núi trọc vào kinh doanh rừng với kỹ thuật và vốn đầu tư không thay đổi. Phương thức này gắn với kiểu quản canh. Tuy nhiên khả năng mở rộng diện tích đất bị hạn chế, hơn nữa do phát triển rừng theo lối quản canh đã không chú ý đúng mức đến vấn đề kinh tế, kỹ thuật, sử dụng đất đai, tài nguyên không những mang lại giá trị thấp mà còn gây ra những thiệt hại. Vì vậy phải chuyển sang việc nâng cao chất lượng canh tác thông qua đầu tư thêm tư liệu sản xuất và lao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích. Theo xu hướng đó, phương thức phát triển rừng theo chiều sâu đã giữ ưu thế. + Phương thức phát triển theo chiều sâu: Hình thức của phương thức này là đầu tư thêm tư liệu sản xuất và lao động có chất lượng cao hơn trên một đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh kế của đất nhằm thu được sản phẩm nhiều hơn trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất. Phương thức này trở thành khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với sự phát triển khoa học công nghệ. Đây là quá trình kinh tế đa dạng và phức tạp. Phương thức này gắn liền với phương thức thâm canh. 17 Tuy nhiên, phương thức này không hoàn toàn thay thế phương thức theo chiều rộng. Trên thực tế hai phương thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phương thức thứ nhất không phải đã ngừng hoạt động mà tùy thuộc điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn, từng vùng mà có sự vận dụng cho thích hợp. * Một số tiêu chí đánh giá: - Tăng diện tích rừng, nâng độ che phủ của rừng: là gia tăng diện tích rừng gắn liền với việc tăng trữ lượng gỗ cây đứng, tăng diện tích tạo rừng, bằng cách trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Trồng rừng: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng rừng nhân tạo trên đất lâm nghiệp, gồm trồng mới, trồng rừng sau khai thác, trồng bổ sung... nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên: khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đã qua khai thác, rừng cây bản địa, rừng nghèo, thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tạo thành rừng giàu đáp ứng nhu cầu lâm sản trong tương lai bằng cách trồng bổ sung một số lượng cây nhất định có giá trị kinh tế cao, đồng thời tận dụng cây tái sinh và cây đứng có giá trị sẵn trong rừng tự nghiên, chặt tỉa thưa tận thu gỗ từ rừng tự nhiên thành thục. Diện tích rừng: là chỉ tiêu chủ yếu trong xây dựng và phát triển rừng, vì hiện nay ở huyện Đông Giang có 48.403 ha rừng tự nhiên với rừng nghèo là chủ yếu và còn 14.097 ha đất trống đồi núi trọc, cho nên việc phát triển diện tích rừng là vấn đề bức xúc. Trữ lượng rừng: là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá quy mô rừng, đặc biệt là gỗ rừng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục đích kinh doanh rừng và từng loại rừng. - Gia tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ: khối lượng lâm sản và dịch vụ của nghề rừng tạo ra đáp ứng ngày càng cao yêu cầu cho xã hội như lâm sản khai thác, sản phẩm thu nhặt từ rừng, dịch vụ cung cấp cây giống, dịch vụ chi trả môi trường rừng…Tiêu chí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức khai 18 thác, chủng loại khai thác, chủng loại sản phẩm…Khối lượng sản phẩm, dịch vụ bao gồm: Gỗ: gỗ trong thời kỳ khai thác chính, gỗ trong giai đoạn chặt chăm sóc, chặt vệ sinh, chặt tỉa thưa… Gỗ có giá trị thương mại, hàng năm ở các nước đang phát triển có rừng đem lại cho ngân sách quốc gia hàng tỷ đô la, đem lại thu nhập cho các hộ gia đình sống ở gần rừng. Lâm sản ngoài gỗ: bao gồm các thực vật, động vật rừng: mây, đót, tre, măng, mật ong, heo rừng, hưu, nai, mang, sóc… phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày và tạo nhu nhập của người dân sống gần rừng. Các hoạt động dịch vụ: gồm dịch vụ khoán bảo vệ rừng, dịch vụ cung cấp cây giống và đặc biệt dịch vụ môi trường rừng. Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống nhân dân. Giá trị môi trường rừng là giá trị mà rừng làm lợi cho môi trường, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu trữ cácbon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác,… Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định. Có nghĩa là những tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả giá dịch vụ đó cho các chủ rừng. Nguồn tài chính cho chi trả dịch vụ môi trường là tiền thu được từ các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bao gồm: các cơ sở thủy điện, các cơ sở cấp nước, những cơ sở phát thải khí CO2, cơ sở có sử dụng rừng cho du lịch… - Gia tăng giá trị sản xuất của kinh tế rừng: Giá trị sản xuất của nghề rừng hay giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bao gồm giá trị của các hoạt động trồng rừng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, 19 thu nhặt sản phẩm từ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp từ tất cả các nguồn kinh phí nhà nước, tư nhân, hộ gia đình, dự án về phát triển rừng do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ. Gia tăng giá trị sản xuất của nghề rừng là tăng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ từ rừng mang lại trong một chu kỳ nhất định thường là 1 năm. Giá trị của rừng xem xét theo quan điểm ‘’Tổng thể giá trị kinh tế’’, trước đây giá trị của rừng chỉ đề cập đến các lợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ. Ngày nay quan niệm này đã được thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện hơn, gồm: khai thác lâm sản, thu nhặt sản phẩm từ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp, qua đó tận dụng tối đa lợi ích kinh tế của rừng. Kinh tế rừng phát triển phải thể hiện thông qua giá trị sản xuất ngày càng cao. 1.2.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng Hiệu quả kinh tế thể hiện sự phát triển về chất của kinh tế rừng, hiệu quả kinh tế cao khi năng suất lao động cao, thu nhập cao dẫn đến tăng tích lũy, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải xác định được kết quả và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu... Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính chi phí cho từng yếu tố. Trong phạm vi nghiên cứu, mục đích của việc đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trong các năm qua để từ đó có cơ sở nên tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng sản xuất nghề rừng là chủ yếu hay sản xuất lương thực là chính đối với địa phương có lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp. Sau khi đã xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế và có thể dùng những phương pháp sau: 20 H= Q C , H: Hiệu quả kinh tế; Q: Kết quả; C: Chi phí Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh được hiệu quả ở các qui mô khác nhau. Cách khác, hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H= ∆ Q ∆ C , H: Hiệu quả kinh tế; ∆ : Q Phần tăng thêm của kết quả; ∆C : Phần tăng thêm của chi phí. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí thêm hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo bao nhiêu kết quả thu thêm. Với cách tính này nó sẽ cho ta biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được một cách chính xác cụ thể hơn và không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau. Như vậy theo như phân tích trên thì hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách tính khác nhau mỗi cách tính đều phản ảnh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tuỳ theo từng điều kiện của mỗi tổ chức kinh doanh để chọn cho mình một cách tính phù hợp. Hiệu quả kinh tế cao hay thấp nói lên trình độ phát triển và quản lý của đơn vị kinh tế. Về mặt logic toán học thì để nâng cao hiệu quả kinh tế thì phải giảm chi phí hoặc giảm phần tăng thêm của chi phí. * Các tiêu chí thể hiện kết quả sản xuất rừng: - Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do hoạt động động sản xuất của nghề rừng tạo ra (hay ngành Lâm nghiệp) đạt được trong một chu kỳ nhất định thường là 1 năm [9]. Giá trị sản xuất bao gồm: Giá trị sản phẩm vật chất: Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan