Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh Quảng Nam...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục Tỉnh Quảng Nam

.PDF
26
259
68

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HỨA VIẾT TRỌNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Võ Xuân Tiến Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2 : TS. Lâm Minh Châu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 8 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu – Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực bao giờ cũng là nhân tố quyết định đến sự phát triển chung của đất nước. Trong lĩnh vực giáo dục, nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông lại càng trở nên quan trọng, quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực chung của xã hội. Vì vậy trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam nói chung và ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam nói riêng đã thường xuyên quan tâm, đầu tư, nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp để phát triển nguồn nhân lực và cơ bản đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Nam, đòi hỏi ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư, nghiên cứu, nhằm có những giải pháp hữu hiệu để phát triển đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông, đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay. Chính vì vậy, tôi chọn Đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam” làm hướng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. - Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 - Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh uảng Nam nói cách hác đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông, còn các bộ phận khác của nguồn nhân lực như cán bộ quản lý, nhân viên…đề tài không nghiên cứu). - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. + Về hông gian: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung trên tại tỉnh Quảng Nam. + Về thời gian: Giải pháp đề xuất trong luận văn có nghĩa trong những năm trước m t. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn t c. - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp… - Các phương pháp nghiên cứu hác… 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục. Đề tài được chia làm 3 chương như sau: - Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực - Chương 2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua 3 - Chương 3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1. Một số khái niệm a. Nhân lực Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người bao gồm thể lực, trí lực và nhân cách của họ, được vận dụng trong quá trình lao động, sản xuất. b. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người, trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động, bao gồm thể lực, trí lực, nhân cách của con người đáp ứng một cơ cấu kinh tế - xã hội đòi hỏi. c. Phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của một địa phương hay quốc gia. 1.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục - Phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ 4 thông) là một trong những nhân tố, điều kiện quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực chung của xã hội, từ đó quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. - Phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) là con đường giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. - Phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) còn tạo tính chuyên nghiệp cho giáo viên, giúp đội ngũ giáo viên có cái nhìn mới, cách tư duy mới trong công việc. - Phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) còn tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên của bậc học này được nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển kỹ năng, nâng cao nhận thức, đáp ứng được nhiệm vụ hiện tại và tương lai. 1.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực ngành giáo dục - Có trình độ học vấn khá cao, hầu hết được đào tạo cơ bản, hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ. - Kết quả hoạt động của nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội. - Chất lượng nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chung của nền kinh tế, tổ chức, đơn vị. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC 1.2.1. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực - Cơ cấu nguồn nhân lực trong một ngành, đơn vị là thành phần, tỷ lệ lao động và vai trò của nó trong ngành, đơn vị đó. 5 - Cơ cấu nguồn nhân lực có nghĩa quan trọng, tác dụng cộng hưởng làm tăng sức mạnh của tổ chức và từng cá thể để thực hiện mục tiêu đề ra. Cơ cấu các nhiệm vụ chỉ có thể hoàn thành khi có một cơ cấu lao động tương ứng. Tránh tình trạng có bộ phận nhiều người nhưng ít việc và ngược lại. - Để xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông phải căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược của địa phương để xác định. - Tiêu chí xác định cơ cấu nguồn nhân lực: + Cơ cấu nguồn nhân lực theo cấp học. + Cơ cấu nguồn nhân lực theo chuyên ngành đào tạo. + Cơ cấu nguồn nhân lực theo địa bàn công tác. + Cơ cấu nguồn nhân lực theo dân tộc. + Cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm tuổi. 1.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực - Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực thực chất là việc nâng cao trình độ đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng nhiệm vụ hiện tại và mục tiêu chiến lược trong tương lai. - Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bởi vì nó là cơ sở, là điều kiện để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc trong lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và mục tiêu, chiến lược trong tương lai của tổ chức. - Để phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải căn cứ vào mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của tổ chức để xác định nội dung cho phù hợp. 6 - Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực: + Trình độ đào tạo của từng loại lao động. + Cơ cấu về trình độ đào tạo. + Tốc độ phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực. 1.2.3. Phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực - Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là nâng cao khả năng của con người trên nhiều khía cạnh để đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp hiện tại hoặc để trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi công việc trong tương lai. - Gia tăng ỹ năng của nguồn nhân lực vì đó chính là yêu cầu của quá trình lao động trong tổ chức hay một cách tổng quát là từ nhu cầu của xã hội. - Để nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực cần phải huấn luyện, đào tạo, phải thường xuyên tiếp xúc, làm quen với công việc để tích lũy inh nghiệm. - Tiêu chí đánh giá ỹ năng nghề nghiệp là: + Trình độ các kỹ năng mà người lao động tích lũy được. + Khả năng vận dụng kiến thức vào thao tác. + Khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, ứng xử trong giao tiếp. + Sự thành thạo, khả năng xử lý tình huống. 1.2.4. Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực - Nhận thức là một quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới hách quan vào đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn. Nâng cao trình độ nhận thức có thể hiểu là một quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông tin, đến trình độ nhận thức khoa học… Trình 7 độ nhận thức được biểu hiện ở hành vi, thái độ của nguồn nhân lực. - Nâng cao trình độ nhận thức cho nguồn nhân lực để họ có thái độ, hành vi tích cực, từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả công việc trong lao động. - Để nâng cao năng lực nhận thức cho người lao động cần nâng cao chất lượng một cách toàn diện ở cả ba mặt: nâng cao kiến thức, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác để sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Tiêu chí đánh giá trình độ nhận thức: + Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác. + Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, năng động trong công việc. + Thái độ trong giao tiếp, ứng xử trong công việc và cuộc sống. 1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực - Nâng cao động lực thúc đẩy là cách thức duy trì, động viên, khích lệ người lao động phát huy hết khả năng làm việc. - Phải nâng cao động lực thúc đẩy người lao động vì: + Đối với người lao động: Nâng cao động lực thúc đẩy là điều kiện và nhân tố quyết định đến hành vi và hiệu quả làm việc. + Đối với tổ chức, đơn vị: Nâng cao động lực thúc đẩy làm cho mối quan hệ trong tổ chức trở nên tốt đẹp hơn và lành mạnh hơn, không khí làm việc thoải mái, mọi người hỗ trợ nhau trong công việc, đặc biệt là tạo ra được khả năng cạnh tranh của các cá nhân trong tổ chức cũng như tổ chức với các tổ chức bên ngoài khác. - Tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc bằng yếu tố tiền lương hoặc yếu tố thi đua hen thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, sự tôn trọng, sự thăng tiến… 8 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển nguồn nhân lực 1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài - Môi trường inh tế. - Yếu tố về dân số, lực lượng lao động. - Cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực. - Môi trường văn hóa. - Sự phát triển về hoa học công nghệ. 1.3.2. Nhân tố thuộc về tổ chức - Mục tiêu của tổ chức. - Chính sách, chiến lược về nhân sự của tổ chức. - Môi trường văn hóa của tổ chức. - uy mô, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành, tổ chức. - Khả năng tài chính đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. - Yếu tố quản l . 1.3.3. Các nhân tố thuộc về ngƣời lao động Người lao động phải tự thức được tầm quan trọng của việc học tập nâng cao iến thức để theo ịp với trình độ phát triển của hoa học, công nghiệp, qua đó giúp người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn trong hiện tại cũng như trong tương lai. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY PHỔ THÔNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quảng Nam là tỉnh duyên hải miền trung, có diện tích 10.417 9 km2. Địa hình tỉnh Quảng Nam phân thành 2 vùng rõ rệt là vùng đồng bằng ven biển và vùng miền núi, chính điều này dẫn đến nhiều hó hăn cho việc phát triển giáo dục, nhất là ở khu vực miền núi. 2.1.2. Đặc điểm xã hội - Quảng Nam có 18 huyện, thị, thành phố với quy mô dân số trung bình năm 2013 là 1.470.933 người, trong đó dân số thành thị chiếm 18,94% và dân số nông thôn chiếm 81,06%. - Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đến 93,2%, các dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Xơ Đăng… chỉ chiếm 6,8%. - Tỉnh Quảng Nam có dân số há đông, nhưng mặt bằng chung về chất lượng dân trí còn thấp, dân số tập trung há đông ở nông thôn, điều này khiến việc phát triển giáo dục gặp nhiều hó hăn. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - Tốc độ phát triển kinh tế năm 2013 đạt 12.5%, trong đó hu vực có mức tăng trưởng nhanh nhất là Công nghiệp - Xây dựng tăng gần 20%, tiếp đến là khu vực Dịch vụ tăng 14,2% và thấp nhất là khu vực Nông lâm thủy sản tăng 2,2% năm. - Cơ cấu kinh tế chuyển biến khá tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 17,2%; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm 82,8%. - Việc kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. 2.1.4. Tình hình phát triển bậc học phổ thông thuộc ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam thời gian qua a. Tình hình trường, lớp bậc phổ thông - Năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 269 trường tiểu học, 190 trường THCS, 50 trường THPT, 22 trường PTCS (ghép cấp I và cấp II), 04 trường phổ thông (ghép cấp II và cấp III). 10 - Năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 4.713 lớp tiểu học, 2.699 lớp THCS, 1.431 lớp THPT. Nhìn chung, hệ thống trường lớp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập. b. Tình hình học sinh bậc phổ thông - Năm học 2013-2014 toàn tỉnh Quảng Nam có 262.791 học sinh phổ thông, bao gồm: 112.387 học sinh tiểu học, 89.284 học sinh trung học cơ sở và 61.120 học sinh trung học phổ thông. - Cơ cấu số lượng học sinh phổ thông có sự chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố đồng bằng và các huyện miền núi, điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu giáo viên giữa các địa phương trong tỉnh. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY BẬC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực a. Cơ cấu theo chuyên ngành đào tạo của giáo viên - Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam theo chuyên ngành đào tạo năm học 2013-2014 về cơ bản là khá hợp lý khi các môn có số tiết học nhiều có tỷ trọng giáo viên chiếm tỉ lệ lớn như toán 9,05%), ngữ văn 33,46%)…; ngược lại những môn có số tiết học ít hơn nên cơ cấu giáo viên chiếm tỷ trọng nhỏ hơn như lịch sử 3,82%), địa l 3,13%)… - Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông theo chuyên ngành đào tạo cũng có sự chuyển biến theo hướng tích cực khi tỷ trọng giáo viên dạy các môn quan trọng hiện nay là tin học và Anh văn đều tăng qua các năm. b. Cơ cấu theo địa bàn huyện, thành phố Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo địa bàn huyện, thành phố tỉnh 11 Quảng Nam dù có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương nhưng về cơ bản là khá hợp lý. Ở các địa phương đồng bằng, số lượng học sinh lớn dẫn đến tỷ trọng giáo viên chiếm tỉ lệ cao như TP.Tam Kỳ 7,32%); Thăng Bình 12,77%)…; ngược lại các địa phương miền núi, số lượng học sinh ít nên tỷ trọng giáo viên chiếm tỉ lệ khá thấp như Nông Sơn 2,06%), Tây Giang 2,38%)… c. Cơ cấu theo cấp học Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam theo cấp học thời gian qua Năm học Tổng cộng Tiểu học THCS THPT 2011-2012 Tỷ lệ SL (ng) (%) 15.372 100 6.577 42,79 5.930 38,58 2.865 18,63 2012-2013 SL (ng) Tỷ lệ (%) 15.829 100 6.858 43,33 6.039 38,15 2.932 18,52 2013-2014 SL (ng) Tỷ lệ (%) 15.896 100 6.953 43,74 5.916 37,22 3.027 19,04 Nguồn: Báo cáo thống kê Sở GD&ĐT Quảng Nam - Theo bảng 2.1, nhìn chung cơ cấu đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam như vậy là khá hợp lý, bậc tiểu học có số lượng học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất nên cũng có tỷ lệ giáo viên cao nhất 43,74%), tương tự là tỷ trọng giáo viên bậc THCS và THPT. - Hiện nay, giáo viên cấp tiểu học có tỉ lệ là 1,48 giáo viên/lớp và cấp THCS là 2,19 giáo viên/lớp là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, giáo viên THPT chỉ đạt tỷ lệ 2,12 GV/lớp; thấp hơn chuẩn quy định. d. Cơ cấu theo dân tộc Số lượng giáo viên người dân tộc năm học 2013-2014 là 535 người chiếm tỷ lệ 3,37%, vẫn còn quá thấp so với 30.606 học sinh là người dân tộc chiếm đến 11,65% tổng số học sinh phổ thông toàn tỉnh. e. Cơ cấu theo nhóm tuổi Độ tuổi đội ngũ giáo viên tương đối trẻ với 89,9% giáo viên 12 dưới 50 tuổi, nên rất năng động, nhiệt tình và dễ học tập, nâng cao trình độ, nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. 2.2.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực Bảng 2.2. Trình độ đào tạo giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Tổng Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Khác Nam thời gian qua 2011 – 2012 2012 – 2013 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (ng) (%) (ng) (%) 15.372 15.829 820 5,33 940 5,94 6.062 39,44 6.314 39,89 8.175 53,18 8.471 53,52 107 0,7 104 0,65 0 0 0 0 208 1,35 0 0 2013 – 2014 SL Tỷ lệ (ng) (%) 15.896 828 5,21 5.620 35,35 9.112 57,32 170 1,07 1 0,01 165 1,04 Nguồn: Báo cáo thống kê Sở GD&ĐT Quảng Nam - Theo bảng 2.2, thời gian qua, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam không ngừng tăng cao. Năm học 2011-2012, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học chiếm 53,18%; trình độ thạc sĩ chiếm 0,7% và chưa có giáo viên đạt trình độ tiến sĩ thì đến năm học 2013-2014, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ đại học đã chiếm 57,32%; trình độ thạc sĩ chiếm 1,07% và đã có 1 giáo viên đạt trình độ tiến sĩ. - Cơ cấu trình độ chuyên môn chuyển biến theo hướng khá tích cực là tỷ trọng giáo viên có trình độ đại học và trên đại học không ngừng tăng cao và tỷ trọng giáo viên có trình độ cao đẳng, trung cấp luôn giảm qua các năm. 2.2.3. Thực trạng nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực - Kỹ năng của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông được thể 13 hiện qua thâm niên công tác. Theo thống kê của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Quảng Nam thì tỷ trọng giáo viên có thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 78,62% cao hơn nhiều so với tỷ lệ giáo viên có thâm niên công tác dưới 10, chỉ chiếm 21,38% nên nhìn chung, đội ngũ giáo viên bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam có kỹ năng nghề nghiệp, có kinh nghiệm, sự thuần thục, khéo léo, nhuần nhuyễn trong công tác. Ngược lại, đội ngũ giáo viên có thâm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ lớn nên tốc trẻ hóa của đội ngũ giáo viên còn thấp. - Tỷ trọng giáo viên phổ thông có kỹ năng sư phạm, giảng bài từ mức thành thạo trở lên chiếm 80%; kỹ năng soạn bài giảng, giáo án từ mức thành thạo trở lên chiếm 95%; kỹ năng xử lý tình huống đạt từ mức thành thạo trở lên chiếm 92%; kỹ năng giao tiếp, ứng xử từ mức thành thạo trở lên chiếm 88%; kỹ năng sử dụng thiết bị, dụng cụ dạy học đạt từ mức thành thạo trở lên chiếm 80%. - Như vậy, đội ngũ giáo viên bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam về cơ bản có kỹ năng há tốt, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác giảng dạy ở hiện tại cũng như trong tương lai. - Ngược lại, kỹ năng nghiên cứu khoa học của giáo viên bậc phổ thông đạt ở mức thành thạo trở lên chỉ chiếm 67%, điều này sẽ khiến đội ngũ giáo viên gặp hó hăn trong công tác nghiên cứu cũng như quá trình học lên sau này nếu có điều kiện. 2.2.4. Thực trạng nâng cao trình độ nhận thức của nguồn nhân lực - Qua các kết quả thống kê của Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Nam cho thấy có đến 90% đội ngũ giáo viên cho rằng các chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai kịp thời; 100% đội ngũ giáo viên đều chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục; 70% giáo viên cho rằng các quy 14 định của ngành giáo dục đều phát huy tốt hiệu quả. - Như vậy, hầu hết các giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam đều có nhận thức đúng đ n về chủ trương, đường lối của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, nhận thức đúng đ n về tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với trường học và với ngành giáo dục. - Tuy nhiên, vẫn còn 30% giáo viên cho rằng đa phần các quy định của trường học và ngành giáo dục chưa phát huy được tác dung tốt; 44% giáo viên cho rằng các ý kiến đóng góp tham gia xây dựng trường học, xây dựng ngành giáo dục chưa được tiếp thu, phản hồi kịp thời và có đến 80% giáo viên cho rằng sự phối hợp giữa các giáo viên với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ là chưa tốt. - Điều này cho thấy mặt nhận thức của một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam vẫn còn chưa cao, vì vậy, trong thời gian đến, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần phải cân nh c, xem xét và có những chương trình, giải pháp để giáo dục, nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên. 2.2.5. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực a. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực bằng yếu tố vật chất - Yếu tố vật chất là chế độ tiền lương, thu nhập, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phúc lợi và các chính sách ưu đãi đối với ngành. - ua các năm, thu nhập trung bình của giáo viên đều tăng, từ 2.917.000đ năm học 2011-2012 tăng lên 4.043.000đ năm học 20132014. Tuy vậy, nguyên nhân chủ yếu là nhờ chính sách tăng lương tối thiểu của Nhà nước. b. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần - Yếu tố tinh thần là các hoạt động chăm lo, thăm hỏi kịp thời 15 của các cấp cơ quan, công đoàn…đến giáo viên những lúc vui buồn, hó hăn, hoạn nạn… - Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực như: xây dựng quỹ trợ vốn, tín chấp vay vốn ngân hàng, tổ chức quyên góp giúp đỡ kịp thời cán bộ giáo viên có hoàn cảnh hó hăn… và ngành giáo dục sẽ tiếp tục phát huy những việc làm trên trong thời gian đến. c. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực bằng yếu tố cải thiện điều kiện làm việc - Điều kiện làm việc là các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy; cơ sở vật chất như trường, lớp, công trình vệ sinh… - Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam luôn tăng cường các hoạt động tạo thêm nguồn lực cho phát triển giáo dục, vận động các lực lượng xã hội đóng góp để mua s m trang thiết bị dạy học, xây dựng trường, lớp... giúp cho điều kiện làm việc được tốt hơn. - Trong thời gian đến, ngành giáo dục sẽ tiếp tục nỗ lực kêu gọi sự chung tay của cộng đồng trong việc xây dựng trường lớp, hiện đại hoá các trang thiết bị dạy học. d. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực bằng sự thăng tiến - Thăng tiến là một bước phát triển đi lên trong sự nghiệp của mỗi cá nhân, là sự bổ nhiệm một vị trí mới cao hơn vị trí cũ. - Thời gian qua, việc bổ nhiệm luôn được ngành giáo dục tỉnh thực hiện theo qui định hiện hành về công tác qui hoạch, bổ nhiệm cán bộ; luôn đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai. Trong thời gian đến, ngành giáo dục sẽ tiếp tục bổ nhiệm những cán bộ trẻ, có năng lực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. 16 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY BẬC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam a. Thành công - Cơ cấu giáo viên theo cấp học, địa phương, ngành chuyên môn tương đối chuẩn, đáp ứng được yêu cầu yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao, đa số đều đạt trình độ đại học và trên đại học. - Kỹ năng sư phạm, giảng dạy; kỹ năng soạn bài giảng, giáo án; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên phổ thông đạt mức thành thạo trở lên chiếm tỷ lệ khá cao. - Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên há cao, hông có trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. - Mức lương bình quân của giáo viên liên tục được cải thiện, đời sống tinh thần được quan tâm nhiều hơn; trang thiết bị phục vụ việc dạy học ngày càng hiện đại… b. Hạn chế - Vẫn còn số lượng nhất định giáo viên cấp tiểu học chỉ có trình độ trung cấp. - Kỹ năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông đạt mức thành thạo trở lên còn thấp, điều này sẽ khiến các giáo viên gặp nhiều hó hăn nếu muốn tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ. - Một số lượng giáo viên nhất định còn nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công việc giảng dạy. Chỉ dạy học theo phương 17 pháp đọc chép khiến tiết học luôn nhàm chán, không kích thích sự hứng khởi của học sinh. - Lương của giáo viên tuy có tăng nhưng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung xã hội. 2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế - Vẫn còn tình trạng giáo viên chỉ có trình độ trung cấp, nhưng chủ yếu là những giáo viên lớn tuổi, gần đến tuổi nghỉ hưu. - Nguyên nhân của việc giáo viên phổ thông chưa có ỹ năng nghiên cứu khoa học là do họ hông có động lực cũng như thiếu hụt inh phí để nghiên cứu. - Do một số lượng nhất định giáo viên phổ thông còn khá trẻ nên nhận thức về nghề nghiệp còn chưa cao, nhưng trong tương lai, với kinh nghiệm được trải qua trong quá trình làm việc, cộng với sự phổ biến rộng rãi các chính sách, chủ trương Nhà nước của ngành giáo dục, điều này sẽ được cải thiện. - Lương của giáo viên được tính theo quy định của Nhà nước, vì vậy không dễ để điều chỉnh tăng lên. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY BẬC PHỔ THÔNG NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển ngành giáo dục a. Bối cảnh và một số vấn đề đặt ra với ngành giáo dục b. Chiến lược phát triển ngành giáo dục - Đổi mới trong quản lý giáo dục, tăng cường phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương 18 nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. - Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện quy hoạch nhân lực ngành giáo dục, hoàn thiện, cải tiến chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. - Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. - Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó hăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội. - Phát triển khoa học công nghệ và khoa học giáo dục. 3.1.2. Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam - Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/12/2012 về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2012 của Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam cho rằng phát triển nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển ngành giáo dục tỉnh nhà. - Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng. - Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Đa dạng các hình thức bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên. - Thực hiện tốt đề án luân chuyển cán bộ, giáo viên nhằm đảm bảo công bằng, hợp lý. 3.1.3. Một số quy định có tính nguyên tắc khi đề ra giải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng