Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam ...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

.DOC
206
495
138

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả và trích dẫn nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thuần Vân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 1 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam; bài học rút ra đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam hiện nay Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 2.2. Thành tựu, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 2.3 Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 11 28 28 39 62 79 79 86 117 139 139 147 174 177 178 190 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT Chính trị quốc gia Chủ nghĩa xã hội Công ty Tài chính Quốc tế Hiệp hội Phát triển Quốc tế Ngân hàng thương mại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế Nguồn nhân lực Nhà xuất bản Thương mại cổ phần Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương Trung tâm Giải quyết các Tranh chấp Đầu tư Quốc tế Xã hội chủ nghĩa Ngân hàng Tokyo Mitsubishi Trường Đại học Việt Đức Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hội đồng Quản trị CTQG CNXH IFC IDA NHTM VietinBank NHTMNN OceanBank GP Bank IBRD NNL Nxb TMCP MIGA ICSID XHCN BTMU VGU HSBC BIDV TechcomBank AgriBank HĐQT DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ 1: Biểu đồ 2: Tên biểu đồ Sự biến động nhân sự qua các năm So sánh trình độ cán bộ, nhân viên VietinBank Biểu đồ 3: qua các năm (%) Cơ cấu nguồn nhân lực VietinBank năm 2015 (%). 106 Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn nhân lực VietinBank năm 2016 (%). 107 Biểu đồ 5: Số lượng cán bộ, nhân viên của VietinBank 116 qua các năm (%) Trang 91 95 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Công trình “Phát triển Nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Với vai trò là một cán bộ ngân hàng làm việc tại VietinBank, nghiên cứu sinh (NCS) đã được chứng kiến nhiều biến cố, thăng trầm của ngành Ngân hàng thời gian qua cũng như nhận thức rõ về vai trò của NNL trong quá trình phát triển của các ngân hàng hiện nay. NCS luôn cập nhật về tình hình NNL hiện tại của VietinBank và trăn trở làm sao có được những giải pháp mang tính quyết định để phát triển NNL nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của VietinBank thời gian tới. Với quyết tâm đó, nghiên cứu sinh mong muốn được làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đóng góp cho sự nghiệp phát triển NNL tại VietinBank hiện nay và đó cũng là những nội dung chủ yếu mà đề tài luận án này hướng tới. NCS cũng đã dành nhiều tâm huyết, thời gian và công sức từ khi tìm hiểu và quyết định lựa chọn đề tài luận án đến khi nghiên cứu, xây dựng luận án và đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, các nhà khoa học cùng các đồng nghiệp tại VietinBank và một số ngân hàng khác. Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước và sự hiểu biết của NCS, luận án đề cập thực trạng phát triển NNL ở một số ngân hàng tại Việt Nam trong đó tập trung nghiên cứu sâu về nguồn nhân lực, đặc biệt NNL làm nghiệp vụ chính tại VietinBank từ năm 2006 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu để VietinBank không ngừng nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và của toàn xã hội. 6 2. Lý do lựa chọn đề tài Phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Đảng ta khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI và được khẳng định lại tại Đại hội lần thứ XII của Đảng. Phát triển NNL thực sự là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia, là một trong nhiều vấn đề đang được các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà khoa học, những người chỉ đạo thực tiễn quan tâm nghiên cứu tiếp cận cả trên bình diện vĩ mô, vi mô và dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, Phát triển NNL các NHTM tại Việt Nam đặc biệt là phát triển NNL ở VietinBank dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, cụ thể cả về lý luận và thực tiễn. Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập của đất nước, Việt Nam đã từ một trong những nước nghèo và khó khăn nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức dưới 100 USD lên 2.109 USD vào năm 2015 và 2.215 USD vào năm 2016, tăng trưởng GDP thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ năm 1990 đến nay, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Góp phần không nhỏ vào thành công đó, ngành ngân hàng tài chính đã thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thông qua điều hành chính sách tiền tệ…và thực sự khẳng định rằng, ngân hàng là ngành kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Yếu tố con người hay còn gọi là nguồn nhân lực ngành ngân hàng nói chung và tại VietinBank nói riêng luôn là yếu tố then chốt tạo nên sự phát triển bền vững, sự khác biệt riêng có và là thương hiệu của mỗi ngân hàng. Bởi vì muốn xây dựng một thương hiệu vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại đòi hỏi phải xây dựng, đào tạo con người phù hợp, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, ưu tú về chất lượng, chuyên nghiệp về kỹ năng, hiện đại về công nghệ thông tin và cập nhật về trình độ ngoại ngữ…để mỗi cán bộ ngân hàng đều 7 là những điểm sáng, những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công không phải của cá nhân mà còn của cả tổ chức họ đang nỗ lực cống hiến và làm việc. Nếu chỉ có quy trình chặt chẽ, trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại mà con người chưa chuyên nghiệp, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và yêu cầu của tổ chức thì không thể thực hiện được việc phát triển bền vững của một ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, hội nhập. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM tại Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh toàn diện không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả trên thị trường quốc tế. Các NHTM Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không chiếm được thị phần, không phát triển được mạng lưới, không có đủ tiềm lực tài chính, không làm chủ được công nghệ, không tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ mới…, mà yếu tố then chốt suy đến cùng chính là NNL. Chính vì vậy, phát triển NNL ngành ngân hàng đã, đang và sẽ luôn là nhu cầu bức thiết đặt ra và là thách thức đối với các cấp lãnh đạo, ban điều hành của mỗi ngân hàng. Đi cùng với những thành công chung của ngành ngân hàng, VietinBank cũng không phải là ngoại lệ khi phải đối mặt với những trọng trách của ngành cũng như tìm cách đi riêng nhằm mang lại sự phát triển bền vững cả về chất và lượng. VietinBank đã tập trung phát triển NNL, cải tiến chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của hệ thống NHTM tại Việt Nam nói chung và của VietinBank nói riêng. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh, tạo dựng sự khác biệt đối với các NHTM khác, vấn đề đặt ra là VietinBank cần phải phát triển NNL như thế nào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế? Với mong muốn góp phần luận giải, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phát triển NNL VietinBank, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam” làm luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL tại VietinBank; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL tại VietinBank thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề chung về NNL, phát triển NNL và phát triển NNL trong hệ thống ngân hàng; Trình bày quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển NNL tại VietinBank; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của một số ngân hàng trong và ngoài nước , rút ra bài học cho VietinBank. Đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới trong việc phát triển NNL tại VietinBank. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNL tại VietinBank thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Phát triển NNL ngân hàng TMCP dưới góc nhìn của khoa học Kinh tế chính trị. * Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nghiên cứu phát triển NNL tại VietinBank bao gồm cả số lượng, chất lượng và cơ cấu…, đặc biệt tập trung vào NNL đang làm nghiệp vụ ngân hàng (không nghiên cứu nhóm cán bộ làm công việc hỗ trợ như: lái xe, bảo vệ…) Về không gian: Phát triển NNL tại VietinBank Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về NNL và 9 phát triển NNL trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quan điểm, chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại VietinBank. * Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu của luận án dựa trên thực tiễn phát triển NNL trong hệ thống ngân hàng Việt nam nói chung và VietinBank nói riêng, nhất là các chiến lược, báo cáo tổng kết, đánh giá về phát triển NNL tại VietinBank, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp phát triển NNL tại VietinBank thời gian tới. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp trong đó phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhận diện đúng những hạn chế, bất cập về NNL trong điều kiện hiện nay của VietinBank nói riêng và của toàn ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung. Đặt vấn đề phát triển NNL trong sự vận động phát triển của nền kinh tế thị trường định nghĩa xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Phương pháp chuyên ngành: Đề tài sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm tạm gác bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu của những nội dung ít có ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL, để đi vào nghiên cứu những vấn đề mang tính cốt yếu, có ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL tại VietinBank. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 1. Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng nhiều ở chương 2 nhằm làm rõ thực trạng phát triển NNL. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng ở cả 3 chương của luận án, nhưng chủ yếu là chương 2 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tình hình phát triển NNL trong thời gian qua và chỉ rõ những thành tựu, hạn chế của quá trình này. Phương pháp logic - lịch sử: Được sử dụng chủ yếu để tìm ra nguyên nhân của thực trạng phát triển NNL, đặc biệt chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển NNL. 10 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Được sử dụng trong tất cả các chương của luận án, nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước và phát triển nó một cách hiệu quả nhất sát với mục đích nghiên cứu của đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển NNL ngân hàng và NNL của VietinBank. Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho VietinBank từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của một số ngân hàng trong nước và thế giới. Phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển NNL tại VietinBank. Đề xuất quan điểm và một số giải pháp phát triển NNL tại VietinBank thời gian tới. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển NNL tại VietinBank. Từ những lý luận này, có thể làm cơ sở phục vụ cho việc phát triển NNL tại VietinBank; Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra hiện trạng về NNL, thành tựu và những hạn chế trong phát triển NNL tại VietinBank từ đó góp phần xây dựng và phát triển NNL tại VietinBank một cách hoàn thiện hơn, ổn định hơn; Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy ở các trường chuyên ngành, các NHTM tại Việt Nam. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan, 3 chương, 8 tiết, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài được các tác giả đề cập ở những khía cạnh, góc độ khác nhau, trong đó có một số công trình tiêu biểu như: Tác giả Theodore Schultz (1961) với công trình “Investment in Human Capital” và tác giả Gary S. Becker (1964) – một nhà kinh tế học người Hoa kỳ, ông đã đạt giải Nobel về kinh tế với công trình “National Bureau of Economic Research, 1964, 2nd ed., 1975, 3rd” [131] trong loạt bài giảng về “Nguồn vốn con người – phân tích lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn” [135] là những người đầu tiên đưa ra khái niệm về “vốn con người”. Trong đó, tác giả có đề cập đến việc đầu tư vào vốn con người – những tác động tới thu nhập từ việc làm hay đưa ra tỷ suất lợi nhuận đem lại khi đầu tư vào vốn con người. Đây là một khái niệm quan trọng mở ra một hướng tiếp cận mới về con người trong điều kiện mới. Schultz.T.W còn cho rằng, ngày nay việc không coi NNL như là một loại vốn, một phương tiện sản xuất là một sai lầm. Tuy nhiên, do đặc thù lĩnh vực nghiên cứu nên tác giả chỉ đề cập đến vốn con người dưới góc độ kinh tế vi mô nói chung chứ không nghiên cứu riêng có dành cho lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Subrahmanyam - “Tầm nhìn 2020 và mục tiêu chiến lược trong quản lý tại Hiệp hội các ngân hàng hợp tác Nhà nước Ấn Độ” [80], Tạp chí Ngân hàng, số Chuyên đề/2004, tr.98 - 99. Tác giả đánh giá khái quát lịch sử phát triển của Hiệp hội các ngân hàng hợp tác Nhà nước Ấn Độ từ năm 1964 2004 và tầm nhìn 2020. Trong đó, tác giả làm rõ mô hình, tổ chức ngân hàng, mục tiêu phát triển, nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt tác giả chỉ rõ đội ngũ cán bộ phải được đào tạo chuyên môn, có lòng nhiệt huyết, đạt được các chuẩn mực cao hơn nữa về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. 12 K C Chakrabarty - “Human Resource management in banks - need for a new perspective”, [133].Bài tham luận tại Hội thảo Ngành Ngân hàng Công tại Ấn Độ, tháng 6/2012 của Phó thống đốc ngân hàng Reserve Bank. Tác giả nhấn mạnh về quản lý NNL và tầm quan trọng của NNL trong việc phát triển hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng công nói riêng. Quản lý con người và quản lý rủi ro là hai thách thức lớn mà bất cứ ngân hàng nào cũng gặp phải, làm thế nào để quản lý tốt con người và rủi ro là chìa khóa thành công mà trong đó, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả. Triệu Vĩnh Hiền - Nhân tài - Nguồn tài nguyên số 1, [27].Nxb CTQG, H, 2013. Nội dung công trình nghiên cứu này chủ yếu đi sâu phân tích quan điểm phát triển nhân tài một cách khoa học, đề cập cách thức thực hiện tốt chiến lược bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài, tầm quan trọng của chiến lược này trong chiến lược phát triển tổng thể quốc gia của Trung Quốc. Đây thực sự là nội dung bổ ích cho công tác phát triển nhân tài trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. Benjamin O. Akinyemi - Canadian Center of Science and Education, Human Resource Development Climate in Banking Sector - International Journal of Business and Management; [130].Tr.80, Vol. 9, No. 10, 2014. Công trình khoa học này nhấn mạnh đến con người - nguồn lực quan trọng nhất của mọi sự phát triển, vai trò của NNL đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và phát triển ngân hàng nói riêng; đồng thời, đưa ra những quan điểm, giải pháp riêng để nâng cao chất lượng NNL nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển của chính các quốc gia và ngân hàng đó. Khi bàn đến NNL, nghiên cứu đã nhấn mạnh đến việc phát triển NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao là một trong những yếu tố tất yếu và bền vững nhằm đem lại sự phát triển ổn định của tổ chức. Tuy nhiên, với đặc thù của Việt Nam nói chung và ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam nói riêng thì chiến lược phát triển NNL cần phải có cách thức và phương pháp riêng biệt, đặc thù mới đem lại hiệu quả cao. 13 Bên cạnh sự phát triển về quy mô, ngân hàng đã không ngừng mở rộng vai trò và nhiệm vụ của mình: hỗ trợ tái thiết nhanh chóng trở thành một hoạt động ngoài lề, gần đây ngân hàng chỉ tập trung hướng vào một số quốc gia đang phát triển, Trong chiều ngược lại, hỗ trợ phát triển trở nên chiếm ưu thế đến mức, ngày nay, ảnh hưởng của ngành ngân hàng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển đã vượt xa số tiền khá khiêm tốn mà nó đóng góp trong luồng vốn quốc tế dành cho hỗ trợ phát triển... Với sự phát triển nhanh như vậy cùng với những thành công của ngành đem lại vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội nói chung mà trong đó, không thể không đề cập đến nhân tố quan trọng nhất - nhân tố con người. Thực tế, rất nhiều vấn đề liên quan như công tác dự báo sự phát triển của ngân hàng như nhu cầu tăng vốn (vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu…), nhu cầu về NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao, nhu cầu về cải tiến công nghệ thông tin, hiện đại hóa và số hóa hệ thống ngân hàng nên ngành ngân hàng đã vì thế mà đang cố gắng để làm tốt công tác chuẩn bị. Nhân sự của ngân hàng được tổ chức, điều chỉnh và sử dụng phù hợp nhằm phát huy và khai thác có hiệu quả NNL hiện có. Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra hướng vận dụng của Việt Nam. Một trong vấn đề tác giả lưu ý, quan tâm để phát triển Ngành ngân hàng Việt Nam là NNL. Việt Nam cần phải đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL Ngành ngân hàng đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi thực tế của nền kinh tế. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở việc phát triển NNL chung cho Ngành ngân hàng Việt Nam, còn cụ thể đối với từng ngân hàng mà trực tiếp là ViettinBank thì công trình chưa đề cập đến. Karen Higginbottom, “HR Challenges Facing The Banking Sector In 2015”, [134] Forbes, 2015, tác giả nói về những thách thức, khó khăn mà ngành ngân hàng tài chính nói chung đã, đang và sẽ phải đối mặt trong tình hình hiện nay. Xu thế thị trường nhân lực đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng 14 ngày càng tăng và đòi hỏi cao về chất lượng. Các ngân hàng lo lắng khi phải đối mặt với việc chảy máu chất xám, những cán bộ quản lý giỏi luôn được mời chào với mức lương và đãi ngộ cao hơn từ các Ngân hàng đối thủ. Tiếp nữa, thời gian gần đây, có rất nhiều biến cố xảy ra đối với ngành, nhân lực cũng vì thế mà phần nào thiếu hụt và hơn nữa, các ngân hàng đều tập trung vào việc ổn định và lấy lại thương hiệu của họ. Việc này phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực cả về chất và lượng. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới hoạt động của ngành ngân hàng và thách thức đối với nguồn nhân lực ngành ngân hàng phải kể đến luật lệ, quy tắc và quy trình. Các luật về tài chính, quy trình quản lý nhân sự, quy trình nghiệp vụ cần phải nghiêm hơn, chặt chẽ hơn, chính vì thế, việc quản lý làm sao để nhân sự ngân hàng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của họ, giảm thiểu sai sót, rủi ro nghề nghiệp cũng là một trong những thách thức lớn. Có rất nhiều các công trình khoa học được đăng ở Tạp chí chuyên đề về hoạt động của Ngành ngân hàng. Các bài viết đã đề cập đến nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng như chiến lược kinh doanh, quản trị ngân hàng, quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ của nó đối với ngân hàng, những nhân tố thành công, thách thức… Song, các bài viết này đều có một điểm chung là xác định vai trò của NNL trong thực hiện các vấn đề này. Dù hoạt động ở bộ phận nghiệp vụ, chuyên môn nào của ngân hàng thì vai trò của con người, nhân tố con người cũng rất cần thiết và quan trọng; đặc biệt là hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng như hiện nay. Tổng quan các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài hết sức phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các công trình khoa học này đã không đề cập đến phát triển NNL ở những lĩnh vực riêng của hoạt động ngân hàng và cũng chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển NNL. Mặt khác, các công trình đó được nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, với những thể chế khác nhau và trình độ phát triển của nền kinh tế khác nhau… nên không 15 trùng lặp với đề tài luận án. Mặc dù vậy, các công trình khoa học này đã cho nghiên cứu sinh cách nhìn tổng quát, đa dạng, phong phú về phát triển NNL ở các quốc gia trên thế giới, khu vực. Đây là những bài học, kinh nghiệm quý để nghiên cứu sinh góp phần nâng cao chất lượng luận án và thực tiễn hoạt động công tác tại Viettinbank. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài Trong nước đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về NNL và phát triển NNL; NNL ngân hàng. Trong phạm vi của luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung đi sâu tổng quan nhóm các công trình khoa học ở trong nước liên quan trực tiếp đến NNL và phát triển NNL ngân hàng. Cụ thể như sau: 2.1. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu có nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ngân hàng “Phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Phạm Minh Hạc (2007) là một công trình nghiên cứu sâu sắc về con người [21]. Tác giả cho rằng NNL có chất lượng là những người lao động có tri thức tốt, kỹ năng cao và có tính nhân văn. Tuy nhiên, điểm còn hạn chế ở công trình là chưa đề cập tới bộ phận NNL trong lĩnh vực Ngân hàng, tài chính, lực lượng đóng vai trò to lớn cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh Đức, 2010 [17] đã đưa ra những khái niệm cơ bản về NNL, phát triển NNL, chất lượng NNL cùng những tiêu chí đánh giá. Cái sâu sắc mà công trình nghiên cứu mang lại chính là phương pháp tiếp cận mới, hiện đại về NNL trong bối cảnh mới. Tuy vậy, tác giả chưa đề cập tới vấn đề đào tạo, giáo dục và vai trò của nó đối với phát triển NNL trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính. 16 “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” của tác giải Nguyễn Lộc, 2010 [56] đã xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về NNL và phát triển NNL ở cấp quốc gia. Với cách tiếp cận tổng thể, có sự so sánh kinh nghiệm quốc tế, công trình đã nghiên cứu khá toàn diện về phát triển NNL. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNL ngành ngân hàng thì không được tác giả đề cập rõ trong phạm vi nghiên cứu. “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của Nguyễn Hữu Huấn, [34]. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, H, 2005. Tác giả đã hệ thống hoá những lí luận cơ bản về chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. “Giải pháp đổi mới hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Văn Khách, [39].Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, H, 2006. Tác giả trình bày một số vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Thực trạng tổ chức và hoạt động Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Giải pháp đổi mới hoạt động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Bích Lương, [57].Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, H, 2007. Tác giả luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập” của Đoàn Đỉnh 17 Lam, [43]. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2007. Tác giả tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần và cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần. Thực trạng hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập. “Cẩm nang ngân hàng đầu tư” của Mạc Quang Huy, [37].Nxb Tài chính, H, 2009. Với 22 chương, nội dung cuốn cẩm nang ngân hàng đầu tư không chỉ trình bày bản chất của ngân hàng đầu tư; cách thức tổ chức hoạt động; các nhóm sản phẩm và nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tư; cách thức quản lý hoạt động và rủi ro, mà còn đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính đương đại và ảnh hưởng của nó tới hiện tại cũng như tương lai phát triển của ngành ngân hàng đầu tư. Cuốn sách đã dành một chương nghiên cứu về tổ chức hoạt động ngân hàng đầu tư bao gồm: Mô hình tổ chức của ngân hàng đầu tư; cơ cấu tổ chức bộ phận kinh doanh; cơ cấu tổ chức bộ phận quản trị rủi ro; cơ cấu tổ chức bộ phận điều hành; sự tương tác và tính độc lập giữa các khối kinh doanh; tham khảo mô hình tổ chức của Morgan Stanley; mô hình quản trị và điều hành của ngân hàng đầu tư; môi trường hoạt động của ngân hàng đầu tư. Trong từng mục, cuốn sách đã tập trung làm rõ được sự cần thiết và cách thức tổ chức hoạt động, sử dụng hợp lý NNL nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực này cho sự phát triển của ngân hàng đầu tư hiện nay. “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” của Nguyễn Đức Tú, [102].Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, H, 2012. Tác giả phân tích, luận giải những vấn đề rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Tác giả đề xuất hệ thống các giải pháp; trong đó, có 18 giải pháp về cải cách cơ cấu, tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý rủi ro tín dụng, nhất là việc đào tạo cán bộ làm công tác quản lý rủi ro. “Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam” của Trương Thị Hoài Linh, [51]. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, H, 2012. Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển của Việt Nam. Trình bày thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam. Bàn về hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam tác giả cho rằng nguồn lực con người ngày càng đóng vai trò quan trọng, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thu Hiền, [26].Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, H, 2012. Tác giả phân tích, luận giải lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam. Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề xuất biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng NNL. Đây là điều kiện, là cơ sở quan trọng để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam” của Nguyễn Tú, [101].Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế quốc dân, H, 2012. Tác giả tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Thực trạng và giải pháp nâng cao 19 năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam. “Hiện đại hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Phan Thị Hạnh, [24]. Luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, H, 2013. Tác giả trình bày những vấn đề lý luận chung về hiện đại hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam; thực trạng và giải pháp hiện đại hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, tác giả đã luận giải vai trò của NNL trong hiện đại hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo tác giả, đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy hiện đại hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. “BIDV - 20 năm hoạt động ngân hàng thương mại: Phát triển và hội nhập” của Lê Kim Hoà, [30].Nxb CTQG, H, 2015. Với gần 20 bài viết, thuộc nhiều nội dung khác nhau liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cuốn sách khái quát chặng đường 20 năm hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Những thành công và hạn chế gắn với diễn biến của nền kinh tế Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm quý báu cho hoạt động của BIDV trong thời gian tới. Đặc biệt, cuốn sách đã có bài viết chuyên sâu về NNL Ngân hàng như “Phát triển nguồn nhân lực - Nhân tố cốt lõi trong phát triển BIDV” từ trang 229 - 245. Bài viết chỉ ra nhiều vấn đề cốt lõi trong phát triển NNL Ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. Tác giả bổ sung thêm được nguồn tri thức phong phú và học được nhiều kinh nghiệm hay và có thể vận dụng trong phát triển NNL ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Tổng quan các công trình khoa học ở ngoài và trong nước liên quan đến đề tài đã nghiên cứu về NNL và phát triển NNL nói chung; NNL và phát triển NNL Ngành ngân hàng nói riêng; trong đó có hệ thống ngân 20 hàng thương mại Việt Nam. Cả hai nhóm trên đều đưa ra quan niệm về NNL, phát triển NNL, giải pháp phát triển NNL, kinh nghiệm phát triển NNL và một số kiến nghị về phát triển NNL và phát triển NNL Ngành ngân hàng. Một số công trình đã khẳng định vai trò của NNL đối với sự phát triển của đất nước, sự phát triển nhanh, bền vững của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Song chưa có công trình nào bàn trực tiếp đến “Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn nội dung này để nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2.2. Nhóm các công trình khoa học trực tiếp nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Thương mại Việt Nam “Tăng cường cán bộ, giải pháp cấp bách để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của Nguyễn Thị Hiên, Tạp chí Ngân hàng, số 2/2004, tr.49 - 51. [25].Tác giả luận giải về sự cần thiết phải tăng cường cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; đồng thời đánh giá khái quát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. “Kinh nghiệm về việc triển khai xây dựng và tổ chức bộ máy của một chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội” của Nguyễn Tám, Tạp chí Ngân hàng, số 4/2004, tr.49 - 50. [82].Tác giả khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá về công tác cán bộ và vai trò của công tác cán bộ ở Ngân hàng chính sách xã hội; trình bày một số kinh nghiệm về công tác cán bộ như tuyển chọn nguồn đào tạo, thi tuyển, đào tạo và sử dụng…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan