Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học...

Tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm thông tin thư viện trường đại học mỏ địa chất

.PDF
113
180
110

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẢI YẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC – MỎ ĐỊA CHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hà Nội - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- NGUYỄN THỊ HẢI YẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC – MỎ ĐỊA CHẤT Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số: 60 32 02 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có điều gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Các thầy, cô giáo trong và ngoài khoa Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các nhà khoa học đã cung cấp tài liệu giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Ban Giám đốc, các đồng nghiệp trong Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất đã dành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình, quan tâm và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được dành lời cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập vừa qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài này, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong hội đồng và các đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................8 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................13 4. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................13 5. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................14 6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................14 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................14 8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .........................................................14 9. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bố cục của luận văn .......................................15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT..................................................................................16 1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................16 1.1.1. Khái niệm phát triển........................................................................................16 1.1.2. Khái niệm nguồn lực thông tin ........................................................................17 1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin .......................................................18 1.2. Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin .............................................19 1.2.1. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................19 1.2.2. Đảm bảo sự phù hợp .......................................................................................19 1.2.3. Đảm bảo sự đầy đủ .........................................................................................19 1.2.4. Đảm bảo nguyên tắc phối hợp, chia sẻ ...........................................................20 1.2.5. Đảm bảo hiệu quả kinh tế ...............................................................................20 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn lực thông tin ..........................20 1.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của đất nước .............................................................20 1.3.2. Chính sách phát triển nguồn lực thông tin .....................................................21 1.3.3. Nhận thức của lãnh đạo các cấp .....................................................................21 1.3.4. Nhu cầu tin của người dùng tin .......................................................................21 1 1.3.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện ................................................................22 1.3.6. Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin ..........................................................22 1.3.7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị...........................................................................22 1.3.8. Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................23 1.4. Các tiêu chí đánh giá nguồn lực thông tin .....................................................23 1.4.1. Độ chính xác của nguồn lực thông tin ............................................................23 1.4.2. Mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin .......................................................23 1.4.3. Tính kịp thời của nguồn lực thông tin .............................................................24 1.4.4. Mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin .........................................................24 1.4.5. Tính độc quyền của nguồn lực thông tin .........................................................24 1.4.6. Tác động của nguồn lực thông tin...................................................................24 1.5. Khái quát về Trƣờng Đại học Mỏ – Địa chất và Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỏ – Địa chất ..............................................................25 1.5.1. Trường Đại học Mỏ - Địa chất .......................................................................25 1.5.2. Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất ...................27 1.6. Vai trò của nguồn lực thông tin trong Nhà trƣờng .......................................31 1.6.1. Đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý .............................................................31 1.6.2. Đối với cán bộ giảng dạy, nghiên cứu ............................................................31 1.6.3. Đối với người học là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ...............32 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT ...............................................................................................................33 2.1.Cơ cấu nguồn lực thông tin .............................................................................33 2.1.1. Theo vật mang tin ............................................................................................33 2.1.2. Theo nội dung - chuyên ngành đào tạo ...........................................................35 2.1.3. Theo ngôn ngữ tài liệu ....................................................................................39 2.1.4. Theo thời gian xuất bản ..................................................................................40 2.1.5. Theo phạm vi phổ biến thông tin .....................................................................42 2.2. Bổ sung nguồn lực thông tin ............................................................................44 2 2.2.1. Chính sách bổ sung .........................................................................................44 2.2.2. Phương thức bổ sung ......................................................................................45 2.2.3. Kinh phí bổ sung .............................................................................................52 2.2.4. Công tác thanh lý tài liệu ................................................................................52 2.2.5. Khai thác và phối hợp bổ sung, chia sẻ nguồn lực thông tin ..........................54 2.3. Quản lý nguồn lực thông tin ...........................................................................56 2.3.1. Đối với nguồn lực thông tin truyền thống .......................................................56 2.3.2. Đối với nguồn lực thông tin điện tử ................................................................57 2.4. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Mỏ – Địa chất .........................................58 2.4.1. Chiến lược phát triển của Nhà trường ............................................................58 2.4.2. Nhận thức của lãnh đạo các cấp .....................................................................58 2.4.3. Người dùng tin và nhu cầu tin .........................................................................60 2.4.4. Trình độ đội ngũ cán bộ ..................................................................................65 2.4.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị...........................................................................66 2.4.6. Ứng dụng công nghệ thông tin ........................................................................66 2.4.7. Vấn đề bản quyền ............................................................................................68 2.5. Đánh giá về nguồn lực thông tin .....................................................................69 2.5.1. Độ chính xác của nguồn lực thông tin ............................................................69 2.5.2. Mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin .......................................................70 2.5.3. Tính kịp thời của nguồn lực thông tin .............................................................71 2.5.4. Mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin .........................................................72 2.5.5. Tính độc quyền của nguồn lực thông tin .........................................................73 2.5.6. Tác động của nguồn lực thông tin...................................................................74 2.6. Nhận xét chung .................................................................................................76 2.6.1. Ưu điểm ..........................................................................................................76 2.6.2. Hạn chế ...........................................................................................................78 2.6.3. Nguyên nhân....................................................................................................79 3 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT ..............................................................80 3.1. Nhóm giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ ....................................................80 3.1.1. Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin ......................................80 3.1.2. Tăng cường bổ sung tài liệu ngoại văn, tài liệu điện tử .................................82 3.1.3. Tổ chức thu thập đầy đủ tài liệu xám/tài liệu nội sinh ....................................83 3.1.4. Tăng cường phối hợp bổ sung và chia sẻ nguồn lực thông tin .......................85 3.1.5. Tổ chức thanh lý tài liệu cũ không còn giá trị ................................................86 3.2. Nhóm giải pháp khác .......................................................................................87 3.2.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị .......................................................87 3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin .......................................................89 3.2.3. Tăng cường kinh phí bổ sung ..........................................................................90 3.2.4. Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ thư viện ..................................................91 3.2.5. Nghiên cứu nhu cầu tin và đào tạo người dùng tin.........................................94 KẾT LUẬN ..............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102 PHỤ LỤC ...............................................................................................................102 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.Tiếng Việt ĐHMĐC Đại học Mỏ – Địa chất TT – TV Thông tin – Thư viện NLTT Nguồn lực thông tin NCT Nhu cầu tin NDT Người dùng tin NCKH Nghiên cứu khoa học CSDL Cơ sở dữ liệu CNTT Công nghệ thông tin CSVC Cơ sở vật chất Nhà trường Trường Đại học Mỏ – Địa chất GS Giáo sư PGS Phó Giáo sư NCS Nghiên cứu sinh 2.TiếngAnh 1 CD– ROM Compact Disk Read Only Memory 2 CDS – ISIS Computerized Documentation System – Integtated Sets of Information Systems 3 KIPOS Knowledge information Portal solution 4 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Oganization 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin – Thư viện Bảng 2.1: Tài liệu truyền thống tại Trung tâm ..........................................................34 Bảng 2.2: Tài liệu hiện đại tại Trung tâm .................................................................35 Bảng 2.3: Tài liệu theo ngành đào tạo của Nhà trường ............................................36 Bảng 2.4: Thống kê giáo trình theo ngành đào tạo của Nhà trường .........................38 Bảng 2.5: Tài liệu theo ngôn ngữ tại Trung tâm .......................................................40 Bảng 2.6: Tài liệu theo thời gian xuất bản tại Trung tâm .........................................41 Bảng 2.7: Tài liệu công bố và tài liệu không công bố tại Trung tâm........................43 Bảng 2.8: Tài liệu thuộc các nguồn bổ sung .............................................................49 Bảng 2.9: Kinh phí cho phát triển nguồn lực thông tin .............................................52 Bảng 2.10: Tài liệu thanh lý từ năm 2012 – 2017 tại Trung tâm ..............................54 Bảng 2.11: Người dùng tin trong Nhà trường ...........................................................60 Bảng 2.12: Số phiế u điề u tra về NCT của NDT tại Trung tâm .................................61 Bảng 2.13: Cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm theo trình độ .............65 Bảng 2.14: Chính sách mượn – trả tài liệu tại Trung tâm .........................................76 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu loại hình tài liệu theo vật mang tin ...........................................35 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài liệu (giấy) theo ngành đào tạo của Nhà trường ..................37 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tài liệu (số hóa) theo ngành đào tạo của Nhà trường ...............37 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài liệu theo ngôn ngữ tại Trung tâm ........................................40 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài liệu theo thời gian xuất bản .................................................41 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tài liệu công bố và không công bố tại Trung tâm ....................43 Biểu đồ 2.7: Đánh giá độ chính xác của nguồn lực thông tin tại Trung tâm ............69 Biểu đồ 2.8: Đánh giá tính kịp thời của NLTT tại Trung tâm ..................................72 Biểu đồ 2.9: Đánh giá mức độ đầy đủ của nguồn lực thông tin tại Trung tâm .........73 Biểu đồ: 2.10: Đánh giá tính độc quyền của nguồn lực thông tin tại Trung tâm .....74 Biểu đồ 2.11: Đánh giá sự tác động của nguồn lực thông tin đối với NDT .............75 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI, thế giới bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đồng thời cũng là thời kỳ bùng nổ thông tin. Dưới sự tác động mạnh mẽ này đã làm biến đổi sâu sắc mọi hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy, một số quốc gia đã xây dựng cho mình chính sách thông tin quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi và định hướng cho nguồn tin trong xã hội phát triển. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại biệt lập mà phải có sự hòa nhập, liên kết để cùng phát triển trong mục tiêu chung của toàn cầu. Muốn thực hiện được mục tiêu, việc đảm bảo nguồn thông tin và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia có ý nghĩa mang tính quyết định. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta hết sức coi trọng công tác thông tin, đảm bảo nguồn thông tin trong xã hội và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng (điều này được thể hiện qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước từ Nghị quyết Trung ương 2 khóa IIX đến nay). Đồng thời, đã có Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục phải có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Trường Đại học Mỏ – Địa chất cùng nhiều trường đại học khác trong cả nước đã và đang thực hiện đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, lấy người học làm trung tâm. Phương thức học này đòi hỏi sinh viên cần phải tham khảo một lượng tài liệu khá lớn, tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tận dụng mọi nguồn tin để làm giàu kiến thức cho mình. Trường ĐHMĐC là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo các bậc đại học và trên đại học. Nhà trường hiện đào tạo các ngành: Dầu 8 khí, Mỏ, Khoa học Địa chất, Trắc địa bản đồ và Quản lý đất đai, Môi trường, Xây dựng, Cơ điện, Công nghệ thông tin, Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Trong những năm qua, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất đã có những đóng góp đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với yêu cầu đổi mới đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng và xu thế hội nhập thì nguồn lực thông tin của Trung tâm cần phải phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa. Hiện tại NLTT của Trung tâm chưa đầy đủ, sự phối hợp, chia sẻ NLTT với các cơ quan thông tin, thư viện còn yếu,... Với mong muốn NLTT của Trung tâm đáp ứng được NCT của NDT, vì vậy tôi đã tâm huyết lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất” làm luận văn thạc sỹ khoa học thông tin thư viện. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về nguồn lực thông tin và công tác phát triển NLTT là một trong những vấn đề quan trọng luôn được các cơ quan thông tin – thư viện, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Hiện nay, có khá nhiều luận án, luận văn, các bài viết được công bố tại các tạp chí và hội nghị khoa học đề cập đến công tác này cũng như những vấn đề liên quan tới nguồn lực thông tin, cụ thể như sau: Đề cập đến quan điểm về chính sách phát triển nguồn lực thông tin: Nguyễn Viết Nghĩa (1999), “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai tài liệu xám”, Thông tin và Tư liệu, (Số 4), tr.10-14 [24]; Nguyễn Viết Nghĩa (2001), “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn tin”, Thông tin và Tư liệu, (Số 1), tr.12-17 [25]; Vũ Văn Sơn (1994), “Một số quan niệm về chính sách về phát triển nguồn tư liệu”, Thông tin và Tư liệu, tr.1-4, 28 [33]; Vũ Văn Sơn (1994) “Chính sách chia sẻ nguồn lực trong thời kỳ áp dụng công nghệ thông tin mới”, Thông tin và Tư liệu, tr.7-10, 29 [32]; Lê Văn Viết “Phác thảo sơ bộ chính sách Quốc gia về nguồn lực thông tin”, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội [39]; Johnson, 9 Peggy, (2009), Fundamental of collection development and management, American Library Association, USA [46]. Các bài viết trên đã nêu lên một số quan niệm khác nhau về chính sách phát triển nguồn lực thông tin và nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chính sách này ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác giả đều coi chính sách là văn bản chính thức do lãnh đạo thư viện ban hành, quy định các phương hướng cũng như cách thức xây dựng nguồn lực thông tin của thư viện. Đề cập tới vai trò của nguồn lực thông tin và hoạt động xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan thông tin - thƣ viện: Evans G (2007), “Developing library and information centre collection”[44]; Nguyễn Huy Chương và Trần Mạnh Tuấn (2008), “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo”, Thông tin và Tư liệu, (Số 4), tr.10-13 [8]; Trần mạnh Tuấn (2005), “Nguồn nội sinh của Trường Đại học thực trạng và giải pháp phát triển”, Thông tin và Tư liệu, (Số 3), tr.10-11 [38]; Nguyễn Văn Hành (2008), “Thư viện đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào tạo theo tín chỉ”, Thông tin và Tư liệu, (Số 1), tr.30-34 [13]; Các bài viết giới thiệu xu thế phát triển nguồn học liệu, kinh nghiệm tạo lập và sử dụng chúng. Trình bày quan điểm, chính sách và các giải pháp nhằm phát triển nguồn học liệu. Nhu cầu phát triển nguồn học liệu tại các cơ sở đào tạo trong nước. Đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả hoạt động của thư viện. Về xu hƣớng hợp tác phát triển nguồn lực thông tin: Trần Thị Qúy (2005), “Liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin – Yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của các cơ quan thông tin & thư viện đại học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, tr.45-55 [29]; “Nguyễn Hữu Hùng (2005), “Phát triển nguồn lực thông tin trong bối cảnh công nghệ thông tin mới”, Thông tin: Từ lý luận đến thực tiễn, tr.206-214 [16]; “Nguyễn Hữu Hùng (2006), “Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn 10 lực thông tin số hóa tại Việt Nam”, Thông tin và Tư liệu, tr.5-10,14 [17]; Thu Minh (2007), “Vai trò của nguồn học liệu tại các trường đại học/học viện”, Thông tin và Tư liệu, tr.19-24 [22]; Hoàng Ngọc Chi (2011), Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các trường đại học khối kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội [4]; Evans, Edward G., (2007), “Developing library and information congress: 73rd IFLA general conference and council”[46]. Các tác giả đều thống nhất, để hợp tác, liên kết phát triển nguồn lực thông tin hiệu quả là xu hướng tất yếu để các cơ quan thông tin – thư viện hội nhập quốc tế. Về hình thức phát triển nguồn lực thông tin: Nguyễn Viết Nghĩa “Một số vấn đề xung quanh việc bổ sung tài liệu hiện nay” [24]. Bài viết đã đề xuất các hình thức phát triển nguồn thông tin hiệu quả trên cơ sở tập hợp đông đảo thư viện tham gia cùng đóng góp kinh phí và cùng truy cập với các nguồn thông tin phong phú. Tuy nhiên, cần có giải pháp khả thi để duy trì hoạt động bền vững. Về vấn đề bản quyền: Phạm Trúc Trương Lương “Vấn đề bản quyền tác giả trong kỷ nguyên số: Góc nhìn từ thư viện” [21]; Hoàng Thị Thanh Hoa (2011), Một số vấn đề liên quan đến bản quyền trong số hóa tài liệu [12]; Tạ Bá Hưng (2000), “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: những nguyên tắc chỉ đạo”, Thông tin và Tư liệu, (số 1), tr. 2-6 [18]. Theo các tác giả việc tổ chức lại tài liệu trong môi trường điện tử để phục vụ lợi ích chung và các nhu cầu chính đáng như học tập, nghiên cứu của người dùng tin không nên coi là vi phạm các nguyên tắc về quyền tác giả mà nên coi là cách tiếp cận hợp lý. Về công tác phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thƣ viện các trƣờng cao đẳng, đại học và một số cơ quan thông tin – thƣ viện khác ở Việt Nam. Đã có một số đề tài luận văn đề cập đến công tác phát triển nguồn lực thông tin ở các cơ quan thông tin thư viện với những khía cạnh phản ứng khác nhau, mang tính đặc thù của từng cơ quan như: 11 + Về nghiên cứu thực trạng nguồn lực thông tin và công tác xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin nói chung tại các cơ quan thông tin – thư viện hiện nay, có các đề tài: Nguyễn Tiến Đức (2010), Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Lao động Xã hội [10]; Phạm Văn Hưng (2014), Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên [19]; Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội [14]; Lê Thị Quyên (2015), Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên [30]; Nguyễn Trọng Phượng (2015), Phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam [28]. + Về khía cạnh xây dựng, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin điện tử, thông tin số tại các cơ quan thông tin – thư viện hiện nay có các luận văn sau: Lê Anh Tiến (2010), Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin điện tử ở Học viện Hậu Cần [37]; Lê Thị Vân Nga (2009), Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại Thư viện Trường Đại học Hà Nội [23]; Hoàng Vũ (2011), Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện trường Đại học Ngoại thương Hà Nội [43]; Vũ Văn Thường (2009), Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn đổi mới giáo dục [36]; Nghiêm Thị Kim Lương (2012), Xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Trung tâm Thông tin – Thư viện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội [20]. Nhìn chung, mỗi tài liệu kể trên đã nghiên cứu thực trạng nguồn lực thông tin và phát triển nguồn lực thông tin tại một trung tâm thông tin - thư viện cụ thể. Mỗi tác giả lại có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau, phụ thuộc vào tính chất, đặc thù của từng cơ quan mà họ nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển nguồn tin tại các cơ quan này. Mặc dù đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến công tác phát triển nguồn tin, song cho đến nay chưa có một luận văn nào nghiên cứu về 12 công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Vì vậy, đề tài “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất” mà tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sỹ Khoa học Thông tin – Thư viện là đề tài nghiên cứu đầu tiên, hoàn toàn mới và không trùng lặp với đề tài nào trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Mỏ – Địa chất. Góp phần hoàn thiện lý luận về công tác phát triển nguồn lực thông tin. 3.2 Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. - Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển NLTT, đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá về vấn đề này. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Nếu công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm được chú trọng: có chính sách phát triển nguồn lực thông tin, tăng cường đầu tư kinh phí bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin, coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu tin, nâng cao trình độ cán bộ hơn nữa,..thì nguồn lực thông tin 13 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất sẽ thay đổi cả về lượng và chất đáp ứng được tốt hơn nhu cầu tin của người dùng tin. 5. Đối tƣợng nghiên cứu Công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. 6. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. Thời gian: Từ năm 2011 đến nay, (năm 2011, Trung tâm Mạng – Máy tính và Thư viện Nhà trường sáp nhập thành Trung tâm Thông tin – Thư viện). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu – Phương pháp luận Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động giáo dục đào tạo, công tác thông tin – thư viện nói chung và phát triển NLTT nói riêng. – Phương pháp nghiên cứu cụ thể + Nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu + Phương pháp thống kê + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, hỏi ý kiến chuyên gia + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 8.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài – Hệ thống hóa, cập nhật đầy đủ về vấn đề phát triển nguồn lực thông tin trong các thư viện, cơ quan thông tin. – Góp phần hoàn thiện và phát triển lý luận về phát triển nguồn lực thông tin nói chung và phát triển nguồn lực thông tin trong các trường đại học nói riêng. 8.2. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài – Luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể mang tính khả thi áp dụng trong thực tiễn nhằm phát triển nguồn lực thông tin góp phần nhằm thỏa mãn nhu cầu của 14 người dung tin, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Mỏ – Địa chất trong thời gian tới. – Là tài liệu tham khảo và chia sẻ cho học viên, nghiên cứu sinh và cơ quan thư viện các trường đại học. 9. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bố cục của luận văn 9.1 Dự kiến kết quả nghiên cứu – Định lượng: Luận văn dự kiến khoảng 80 – 100 trang A4, bao gồm 3 chương, còn lại là phụ lục, hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo. – Định tính: Nhìn nhận được thực trạng nguồn lực thông tin trong Trung tâm. Đề xuất một số giải pháp và hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn lực thông tin trong Trung tâm 9.2. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Mỏ – Địa chất. 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm phát triển Khái niệm phát triển hình thành cuối những năm 1940, trong bối cảnh diễn ra thỏa thuận xây dựng lại trật tự quốc tế mới trên đống tro tàn và ký ức kinh hoàng về hai cuộc đại chiến thế giới. Theo Từ điển tiếng Việt, “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp…” [42, tr.769]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” [15]. Theo phạm trù triết học “Phát triển thể hiện tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy có nghĩa là bất kỳ một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống, cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đó, bởi vì trạng thái của bất kỳ sự vật hay hệ thống nào cũn đều được quyết định không chỉ bởi mối liên hệ bên trong, mà còn bởi mối liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc” [11]. Như vậy có thể hiểu “phát triển” là thuật ngữ dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tăng cả về số lượng, chất lượng trong sự hài hoà, cân đối. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan