Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học t...

Tài liệu Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực

.DOCX
257
14
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC GIANG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 9 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Dục Quang 2. PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền HÀ NỘI – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Luận án Chuyên ngành Lí luận và lịch sử giáo dục “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực” do tác giả nghiên cứu và thực nghiệm. Các số liệu, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Nguyễn Đức Giang ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Dục Quang và PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền đã hướng dẫn rất tận tình và chỉ bảo cặn kẽ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới các em sinh viên và các thầy cô giáo tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ đã tham gia khảo sát và thực nghiệm cho đề tài nghiên cứu. Cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ của các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Nguyễn Đức Giang iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.................................................................. 2 4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu........................................................................3 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................3 8. Luận điểm bảo vệ.......................................................................................... 5 9. Đóng góp mới của luận án............................................................................ 5 10. Cấu trúc luận án...........................................................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC...................................................................................7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của đề tài...................................7 1.1.1 Trên thế giới..........................................................................................7 1.1.2. Trong nước.........................................................................................10 1.2. Năng lực tự học của sinh viên đại học sư phạm...................................14 1.2.1. Khái niệm Tự học và Năng lực tự học............................................... 14 1.2.2. Đặc điểm của sinh viên đại học sư phạm...........................................18 1.2.3. Cấu trúc Năng lực tự học của sinh viên đại học sư phạm..................20 1.2.4. Đánh giá Năng lực tự học của sinh viên Đại học sư phạm................25 1.3. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm.................27 1.3.1. Phát triển năng lực tự học.................................................................. 27 iv 1.3.2. Các con đường phát triển Năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm........................................................................................................28 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển Năng lực tự học cho sinh viên Đại học sư phạm...........................................................................................31 1.4. Phát triển Năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực...............................................................................36 1.4.1. Tiếp cận dạy học tích cực...................................................................37 1.4.2. Mối liên hệ giữa dạy học tích cực và sự phát triển năng lực tự học .. 40 1.4.3. Phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực..............................................................................41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................52 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC...........................................................................................53 2.1. Khái quát về khảo sát.............................................................................53 2.1.1. Mục đích khảo sát.............................................................................. 53 2.1.2. Nội dung khảo sát...............................................................................53 2.1.3. Mô hình khảo sát................................................................................53 2.1.4. Thời gian khảo sát và phương pháp khảo sát.....................................53 2.1.5. Mẫu khảo sát......................................................................................54 2.2. Kết quả khảo sát.....................................................................................54 2.2.1. Thực trạng Năng lực tự học của sinh viên Đại học sư phạm.............54 2.2.2. Thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực............................................................ 64 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển năng lực tự học theo tiếp cận dạy học tích cực............................................................................................81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................90 v CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC...........................................................................................92 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm.............................................................................92 3.1.1. Quán triệt các nhiệm vụ nghiên cứu của môn học............................. 92 3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức của giảng viên và vai trò tự học của sinh viên................................................................................92 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................93 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.......................................................94 3.1.5. Đảm bảo tính khoa học...................................................................... 94 3.2. Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm ............................................................................................................................. 95 3.2.1. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm để xác định phương pháp, hình thức dạy học tích cực phù hợp....95 3.2.2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm kích thích động cơ, tạo hứng thú học tập nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm.............................................................................................................98 3.2.3. Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua dạy học giải quyết vấn đề................................................100 3.2.4. Tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm thông qua dạy học dựa vào dự án.....................................................102 3.2.5. Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào tổ chức giảng dạy qua ứng dụng Elearning............................................................................. 105 3.2.6. Hướng dẫn SV phát triển các năng lực tự học thông qua các bài tập bổ trợ.................................................................................................... 107 3.3. Thực nghiệm các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực............................... 109 vi 3.3.1. Thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích cực và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực tự học qua ứng dụng E-learning cho sinh viên đại học sư phạm............................................................................................... 109 3.3.2. Thực nghiệm sư phạm tổ chức dạy học tích cực và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm...130 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 149 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ĐH ĐHSP ĐHQGHN ĐHSPHN DH DHDA DHGQVĐ GQVĐ GD GD-ĐT GDH GV KQ NL NLTH NCKH PTNLTH PP PPDH DHTC SV TLTK THCS THPT ĐLC GTTB SL NN LN viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. SV tự đánh giá NLTH.......................................................................... 54 Bảng 2.2. SV tự đánh giá năng lực nhận thức...................................................... 55 Bảng 2.3. SV tự đánh giá Năng lực siêu nhận thức.............................................. 56 Bảng 2.4. SV tự đánh giá năng lực tình cảm........................................................ 59 Bảng 2.5. GV đánh giá về năng lực nhận thức của sinh viên...............................60 Bảng 2.6. GV đánh giá về năng lực siêu nhận thức của sinh viên........................61 Bảng 2.7. GV đánh giá về năng lực tình cảm của sinh viên................................. 63 Bảng 2.8. Khảo sát trên SV về tần suất GV vận dụng phương pháp, hình thức DHTC nhằm PTNLTH........................................................................ 64 Bảng 2.9. Khảo sát trên GV về tần suất vận dụng phương pháp, hình thức DHTC nhằm PTNLTH cho SV............................................................ 66 Bảng 2.10. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học dự án....................................................................................... 68 Bảng 2.11. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học dự án................................................................................ 69 Bảng 2.12. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học nêu và giải quyết vấn đề......................................................... 69 Bảng 2.13. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học nêu và giải quyết vấn đề.................................................. 70 Bảng 2.14. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học lớp học đảo ngược.................................................................. 71 Bảng 2.15. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học lớp học đảo ngược............................................................ 72 Bảng 2.16. Khảo sát trên SV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học Elearning................................................................................ 73 Bảng 2.17. Khảo sát trên GV về thực trạng phát triển năng lực tự học thông qua dạy học Elearning.......................................................................... 73 ix Bảng 2.18. Khảo sát trên SV về tác động của các cách thức trong việc phát triển năng lực tự học74 Bảng 2.19. Khảo sát trên SV về yếu tố môi trường vật lý ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC 81 Bảng 2.20. Khảo sát trên SV về vai trò của giảng viên ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC 82 Bảng 2.21. Khảo sát trên SV về yếu tố bản thân người học ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC 83 Bảng 2.22. Khảo sát trên GV về anh hưởng của môi trường vật lý tới PTNLTH...85 Bảng 2.23. Khảo sát trên GV về vai trò của GV ảnh hưởng tới PTNLTH theo tiếp cận DHTC 86 Bảng 2.24. Khảo sát trên GV về yếu tố bản thân SV ảnh hưởng tới PTNLTH......88 Bảng 3.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của phiếu đánh giá NLTH...............114 Bảng 3.2. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho toàn bảng hỏi đánh giá NLTH .. 115 Bảng 3.3. Kiểm định Pair-sample T-Test đánh giá NLTH của nhóm thực nghiệm trước và sau........................................................................... 127 Bảng 3.4. So sánh sự phát triển NLTH giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng...141 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Khó khăn mà SV gặp phải khi vận dụng phương pháp, hình thức DHTC phát triển NLTH..................................................................... 78 Biểu đồ 2.2. Khó khăn mà GV gặp phải khi vận dụng phương pháp, hình thức DHTC phát triển NLTH..................................................................... 80 Biểu đồ 3.1. Đánh giá đầu vào NLTH của nhóm thực nghiệm và đối chứng.......116 Biểu đồ 3.2. Nhóm NL tập trung cải thiện nhằm phát triển NLTH cho SV..........118 Biểu đồ 3.3. Đánh giá NLTH của nhóm thực nghiệm trước và sau......................120 Biểu đồ 3.4. Nhóm NL tập trung cải thiện nhằm phát triển NLTH cho SV..........122 Biểu đồ 3.5. So sánh NLTH giữa nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm...................124 Biểu đồ 3.6. Đánh giá đầu vào NLTH của SV nhóm ĐC và nhóm TN (Thực nghiệm trong môn GDH)................................................................. 139 Biểu đồ 3.7. Đánh giá đầu ra NLTH của SV nhóm ĐC và nhóm TN (Thực nghiệm trong môn GDH)................................................................. 140 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Biểu thị mối liên hệ giữa DHTC và sự phát triển NLTH...................41 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bồi dưỡng, phát triển năng lực tự học được Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng, văn bản pháp lý của Nhà nước xuyên suốt quá trình phát triển của đất nước. Với bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, thế giới ngày nay đang thay đổi rất nhanh chóng về mọi mặt, nhiều tri thức vừa ra đời chưa bao lâu đã nhanh chóng trở nên lạc hậu và con người không ngừng tìm tòi, phát hiện ra những tri thức mới để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Theo đó, lý luận dạy học hiện đại chỉ rõ thầy giáo từ nhiệm vụ truyền thụ tri thức sang làm nhiệm vụ định hướng, tổ chức, dạy cách học cho người học. Người học phải chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức. Vai trò của tự học là rất quan trọng: …Tự học là chìa khóa vàng càng cần được mài sáng thêm trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta thế kỉ XXI. [20,26] Trong lý luận dạy học đại học, giảng viên biết rằng giáo dục đại học cần khuyến khích sinh viên thể hiện quan điểm cá nhân với môn học bất luận quan điểm đó đúng hay sai nhưng thực tế người giảng viên lại thường áp đặt một đáp án chuẩn với câu hỏi đặt ra cho sinh viên. Chính lẽ đó, giảng viên thường rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn áp dụng phương pháp giảng dạy truyền đạt hay hướng dẫn SV tự học vì khi SV học cùng một thứ theo phương pháp giảng dạy truyền đạt sẽ dễ dàng hơn khi kiểm soát việc học và đánh giá kết quả học của sinh viên. Vào những thập niên 60 của thế kỷ XX đã có quan điểm của Carl Roger chỉ ra rằng cần dạy cho người học cách thích ứng với thay đổi. Ông đã nhận ra không thể cung cấp đủ kiến thức cho người học, phải hướng dẫn người học cách thức tìm kiếm kiến thức mới giúp người học thỏa mãn. Hơn nữa, một trong những phương châm của giáo dục đại học là đáp ứng tất cả các nhu cầu của người học theo hướng riêng biệt. Cho phép sinh viên tự học, tự nghiên cứu theo chương trình giảng dạy. Điều này đòi hỏi sinh viên phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình, họ sử dụng 2 trường đại học như một bộ tài nguyên dưới sự kiểm soát của chính mình. Rất nhiều giảng viên theo đuổi phương châm truyền cảm hứng cho sinh viên để họ tự nghiên cứu, tự tìm tòi rồi chia sẻ trong cộng đồng lớp học. Tuy nhiên, để làm được việc này đòi hỏi sinh viên cần có một số khả năng để trở thành những người học độc lập. Giảng viên cần hướng dẫn hình thành năng lực học độc lập này như một mục tiêu trọng yếu của chương trình. Một trong những cách khả thi để cải thiện khả năng tự học của sinh viên là áp dụng các cách thức dạy học tích cực nhằm thúc đẩy việc học độc lập. Cần nghiên cứu thêm để xác định việc áp dụng cách thức dạy học nào trong thực tiễn sẽ phát triển năng lực tự học của sinh viên. Các kết quả nghiên cứu sẽ rất quan trọng cải thiện chất lượng giảng dạy và phát triển lí thuyết về các chiến lược giảng dạy nhằm thúc đẩy năng lực tự học ở cả đại học cũng như các cấp học phổ thông. Xuất phát từ những cơ sở nêu trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học từ đó đề xuất các biện pháp triển năng lực tự học cho SV ĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ĐHSP. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên ĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực. 4. Giả thuyết khoa học Năng lực tự học ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học của sinh viên đại học sư phạm. Thông qua các biện pháp PTNLTH theo tiếp cận dạy học tích cực, đi kèm với các bài tập bổ trợ phát triển kĩ năng sẽ giúp sinh viên phát triển và hoàn thiện năng lực tự học nhanh và bền vững hơn. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của phát triển năng lực tự học cho sinh viên các trường ĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực. 5.2. Khảo sát thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường ĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực. 5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển NLTH cho SVĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực và thực nghiệm sư phạm kiểm chứng các biện pháp này. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu các biện pháp phát triển NLTH theo tiếp cận dạy học tích cực trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu gồm: dạy học dựa vào dự án; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; dạy học theo Elearning; dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. Các biện pháp pháp phát triển NLTH cho SVĐHSP theo tiếp cận dạy học tích cực sẽ thực hiện trong môn Giáo dục học đại cương và môn Quản lí hành chính nhà nước và Quản lí ngành Giáo dục đào tạo. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu của đề tài: Sinh viên các trường sư phạm gồm: Đại học sư phạm Hà Nội; ĐH Ngoại ngữ, ĐH QGHN. Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 2014 tới 2020. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Tiếp cận cá nhân hóa Tiếp cận này trao cơ hội cho sinh viên được phát triển NLTH theo những hình thức đa dạng. Các biện pháp PTNLTH đáp ứng các trình độ khác nhau, đáp ứng những nhu cầu và sở thích học tập của SV. Đề tài coi mỗi sinh viên là một cá nhân khác biệt đang hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp, có khả năng và nhu cầu khác nhau cần được phân hóa và đáp ứng khác nhau trong quá trình giáo dục. 4 Tiếp cận hệ thống cấu trúc Luận án được nghiên cứu theo quan điểm hệ thống cấu trúc, trong quá trình nghiên cứu tác giả xem các biện pháp tổ chức giáo dục năng lực tự học là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất gồm nhiều hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình đào tạo. Các khâu giáo dục năng lực tự học và hệ thống các biện pháp có tính ổn định tương đối, nó luôn phát triển theo yêu cầu của xã hội, được cụ thể hóa trong từng giai đoạn đào tạo. Tiếp cận thực tiễn Quan điểm này chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu luận án phải xuất phát từ yêu cầu giáo dục đào tạo, luôn luôn bám sát theo nội dung, chương trình đào tạo hiện hành, cũng như chủ trương đổi mới của ngành giáo dục nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Các bước giáo dục năng lực tự học và biện pháp thực hiện không chỉ dừng lại ở lý luận và trong điều kiện thực nghiệm mà phải có tính khả thi trong thực tiễn. Tiếp cận năng lực Luận án được nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận năng lực. Các biện pháp phát triển NLTH dựa trên nghiên cứu phân tích các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ hình thành các mục tiêu tự học, từ đó xác định tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện, năng lực tự học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các phương pháp Phân tích - tổng hợp; Phân loại và hệ thống hóa; PP minh họa; PP mô hình hóa; PP xây dựng giả thuyết, để xây dựng cơ sở lý thuyết về PTNLTH thông qua PPDHTC và giải quyết các nhiệm vụ khác của đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát các hoạt động học của sinh viên trong quá trình học tập. Đề tài sẽ xây dựng mẫu phiếu quan sát năng lực, dựa vào tiêu chuẩn năng lực để đánh giá. 5 7.2.2.2. Phương pháp điều tra viết: Sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về những vấn đề có liên quan đến hoạt động phát triển năng lực tự học. 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin về nhận thức, thái độ của SV về năng lực tự học và thực trạng phát triển năng lực tự học. 7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực tự học, bộ tiêu chuẩn đánh giá NLTH và các bước PTNLTH cho sinh viên trường ĐHSP. 7.2.2.5. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về năng lực tự học và các biện pháp nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên. 7.2.3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS để đảm bảo độ tin cậy. 8. Luận điểm bảo vệ Có thể phát triển NLTH cho SV ĐHSP thông qua các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gồm: dạy học dựa vào dự án; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; dạy học theo Elearning; dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. Để phát triển năng lực tự học cho SV ĐHSP nhanh chóng và bền vững cần thúc đẩy các thuộc tính trí tuệ, các năng lực nhận thức và tạo động lực trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học tích cực. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Đóng góp về lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận về năng lực tự học và phát triển NLTH theo tiếp cận dạy học tích cực. Hệ thống hóa lại một số các thuộc tính cấu trúc của NLTH và các yếu tố bên ngoài của NLTH của SV ĐHSP; Một số cách thức phát triển NLTH theo tiếp cận DHTC. 9.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng NLTH và phát triển NLTH cho SVĐHSP từ đó hoàn thiện hệ thống các biện pháp phát triển NLTH theo tiếp cận DHTC, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐHSP. 6 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực. Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực. Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cận dạy học tích cực. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC TÍCH CỰC 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của đề tài 1.1.1 Trên thế giới Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tự học từ cổ đại tới hiện đại như: Không Tử (551-479 TCN); Socrate (469-399 TCN); Comenxky; JJ.Rutxo (1712-1778), Petstalozi (1746-1827), K.D Usinxki (1824-1890); … Phần lớn các nghiên cứu tự học này là một phần trong các tác phẩm của các nhà hiền triết và nhà giáo dục. Từ cuối thể kỉ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã tạo ra áp lực đòi hỏi phải gia tăng năng suất lao động; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tri thức của nhân loại không ngừng tăng lên mạnh mẽ. Chính vì vậy việc giảng dạy theo kiểu thầy truyền đạt tri thức tới người học không còn khả dụng. Thầy giáo bây giờ phải đóng vai người tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học hiệu quả. Điển hình cho nghiên cứu này là Raja Ro y Singh [25], ông đã nghiên cứu vai trò tự học của học sinh và đề cao vai trò chuyên gia cố vấn của người học. Hay nói các khác, nhiệm vụ của nền giáo dục không phải là trang bị cho người học thật nhiều tri thức mà cần hình thành và phát triển cho người học có năng lực tự học, tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong một xã hội biến động không ngừng. Thuật ngữ năng lực được ra đời cùng với xu hướng giáo dục – đào tạo theo năng lực tại Mỹ vào thập niên 1970. Năng lực tự học tiếp tục được nghiên cứu, mô tả cùng với sự ra đời Các mô hình năng lực (Khung năng lực) từ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XIX như: Anh và xứ Wales có Khung năng lực Hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp (NVQs); New Zealand ban hành Khung năng lực chất lượng về đào tạo nghề nghiệp (NQFs); Australia ban hành Tiêu chuẩn năng lực đào tạo ở (NTB); Hội đồng thư kí Mỹ ban hành Những kỹ năng cần thiết phải đạt được (SCANS) và Những tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia (NSS, các bộ năng lực này được coi là 8 các bộ năng lực kinh điển [138], [139]. Nổi bật hơn cả là mô hình năng lực SCANS của Hội đồng thư ký về những kỹ năng cần thiết phải đạt được (Mỹ). Ở đó, người ta đưa ra 5 nhóm năng lực cần thiết mà người lao động thế kỷ 21 phải có và nhà trường phải tạo ra chúng ở người học bao gồm: nguồn lực (gồm năng lực xác định, tổ chức, lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực như thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và phương tiện, nguồn nhân lực), hợp tác, khai thác và sử dụng thông tin, thông hiểu những mối quan hệ nội tại, làm việc trong môi trường đa dạng về kỹ thuật. Để hình thành được 5 nhóm năng lực này nhất thiết phải đạt được 3 nhóm kỹ năng cơ bản là: các kỹ năng cơ bản (đọc, viết, số học và toán học, nói nghe), kỹ năng tư duy (tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhìn thấy trước vấn đề, biết cách học và có lý lẽ) và phẩm chất cá nhân (trách nhiệm cá nhân, lòng tự trọng, hòa đồng, tự quản, chính trực). Năng lực tự học được đề cập đến như một nguồn lực cần phải có ở mỗi người học, người học phải thành thạo việc xác định, tổ chức, lên kế hoạch, phân bổ thời gian và tiền bạc,… Cùng với đó, năng lực tự học còn được đánh giá thông qua các kĩ năng tư duy như: nhìn thấy trước vấn đề, biết cách học. [138], [139]. Các nghiên cứu về năng lực tự học của Rudolf Tippelt (2003) [125] ở Trường Đại học Lugwig Maximilian, Munich (Đức) trong tác phẩm “Competency - based training”, nghiên cứu sự thay đổi quan trọng đang diễn ra trong những năm gần đây trong lĩnh vực đào tạo hướng nghiệp thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động và hệ thống việc làm. Tác giả cũng chỉ rõ phải hình thành cho người học năng lực tự học trước khi rời trường học để họ có thể học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của xã hội. Điều này phù hợp với bốn trụ cột giáo dục trong thế kỉ XXI mà UNESCO đưa ra. Nghiên cứu của Theodore C. Smith [136], muốn học từ xa thành công thì phải hình thành được các năng lực tự học, tự nghiên cứu. Tác giả đưa ra đến 51 năng lực được cho là có tầm quan trọng hàng đầu của trước, trong và sau khóa học dành cho dạy và học từ xa. Các chương trình học lấy người học làm trung tâm và giảng viên thực sự có năng lực dạy là hai chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công trong việc GD ở đại học. Trong 51 năng lực có đề cập đến năng lực đáp ứng việc học suốt đời, sinh viên phải hình thành và sử dụng chính xác kĩ thuật thích hợp trên cơ sở xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan