Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở hà nội (qua khảo sát cứu hai...

Tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở hà nội (qua khảo sát cứu hai làng nghề làng lụa vạn phúc và làng gốm bát tràng)

.PDF
144
561
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỖ VIỆT HÙNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI (QUA KHẢO CỨU HAI LÀNG NGHỀ: LÀNG LỤA VẠN PHÚC VÀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG) CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN YÊN HÀ NỘI - 2012 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP Gross Dometic Product GNP Gross National Product XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO World Trade Oganization TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân WTTC World Travel and Tourism Council DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Bảng 1.1. Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ ........................................................ 22 Bảng: 2.1. Một số chỉ tiêu tính bình quân đầu người của Hà Nội .................. 55 Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống................. 70 Bảng 2.3. Tình hình thu nhập và lao động tại một số LN truyền thống ........ 71 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 3 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 9 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10 6. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................... 10 7. Kết cấu của luận văn: ............................................................................... 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH ............ 11 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ..... 11 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................... 11 1.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. ........................ 30 1.2. Thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của một số địa phương ở Việt Nam. .............................................................................. 40 1.2.1. Thực tiễn việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch của một số địa phương ở Việt Nam.......................................................... 40 1.2.2. Kinh nghiệm rút ra đối với Hà Nội. ............................................... 48 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI.................................................. 50 2.1. Điều kiện, chính sách, đặc điểm làng nghề của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn du lịch. .................................................... 50 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách của Hà Nội trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. ........................... 50 2.1.2. Khái quát làng nghề truyền thống của Hà Nội. .............................. 61 2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay ....................................................................................................... 67 1 2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng lụa Vạn Phúc. ........................................................................................... 67 2.2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng. ......................................................................................... 78 2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội .................................................................................... 85 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH Ở HÀ NỘI. ..................................................................................................... 92 3.1. Quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội........................................................................................... 92 3.2.1. Quan điểm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch....... 92 3.2.2. Phương hướng kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. ...................................................................................................... 94 3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội ....................................................................................................... 96 3.2.1. Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô ................................................... 96 3.2.2. Nhóm các giải pháp về kết hợp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. ....................................................................................... 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 120 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 128 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển đa dạng và kết hợp các ngành nghề phù hợp với điều kiện của từng địa phương là một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta. Điều này đã được xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI: "Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề... Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn". { 26, tr. 101}. Trong những năm gần đây, phát triển làng nghề đang được nhiều địa phương quan tâm, phát triển. Đây là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của mỗi địa phương. Các làng nghề phát triển có khả năng kết hợp với các ngành kinh tế, trong đó có du lịch nhằm thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, đây là ngành dựa vào lợi thế so sánh của từng địa phương, dựa vào tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, làng nghề ở Việt Nam, trong đó một bộ phận quan trọng là làng nghề truyền thống với các sản phẩm là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, chế biến nông sản... đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế 3 giới. Làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những làng nghề như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển. Những lợi ích to lớn của việc phát triển làng nghề gắn với du lịch không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Cùng với đó, làng nghề truyền thống được khẳng định là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong đó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể. Vừa là hình thức để phát triển thương hiệu, vừa là “cánh cửa” để phát huy những tiềm năng cũng như phát huy “nội lực” của làng nghề, đồng thời nhằm góp phần giữ gìn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm du lịch hấp dẫn, đặc biệt với những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa, về con người và đất nước Việt Nam. Hà Nội được mệnh danh là đất "trăm nghề", từ khi mở rộng về phía tây, Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống và 272 làng được công nhận với 116 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi. Hàng năm, làng nghề tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần một triệu lao động khu vực nông thôn. Sản phẩm làng nghề Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước "xuất khẩu tại chỗ" mà còn phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội là Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước ASEAN và đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường khác. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề ước đạt gần 100 triệu USD, giá trị sản xuất làng nghề 4 chiếm khoảng 8,5 - 9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Hiện nay, sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Hà Nội đang ngày càng thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng. Thế mạnh của phần lớn các làng nghề ở Hà Nội là nằm trên trục giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông nên rất có lợi thế trong việc kết hợp với phát triển du lịch. Tuy nhiên, ở Hà Nội cùng với những thế mạnh vốn có về phát triển các làng nghề truyền thống, về gắn kết với các loại hình dịch vụ du lịch và thực tế đã thu hút được một số lượng khách đáng kể nhưng vẫn là những nỗ lực tự phát, chưa có quy hoạch, việc khai thác vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa hình thành được cách làm chuyên nghiệp, còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc liên kết phát triển. Chưa phát huy tối đa vai trò, thế mạnh trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, chưa phát huy lợi thế so sánh trong phát triển bền vững, chưa phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, phát huy được tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn, bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa của Hà Nội.. được coi là nhiệm vụ cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang từng bước hội nhập toàn diện với châu lục và thế giới. Do đó, tác giả chọn đề tài "Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội" (Qua khảo sát thực tiễn 2hai làng nghề : làng Lụa Vạn Phúc và làng Gốm Bát Trang) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ nhiều năm nay vấn đề phát triển làng nghề, phát triển du lịch đã được nhiều học giả, các nhà khoa học và những nhà hoạch định chính sách 5 quan tâm nghiên cứu rộng rãi ở nhiều góc độ khác nhau. Căn cứ trên cơ sở hướng nghiên cứu của đề tài có thể chia hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan thành các nhóm sau: Nhóm các đề tài khoa học công nghệ liên quan đến đề tài: - Tác giả Trần Minh Yến (2004), có công trình "Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH". Nghiên cứu này đề cấp đến một số lý luận cơ bản của làng nghề truyền thống, tác giả tập trung phân tích thực trạng cũng như xu hướng vận động của làng nghề truyền thống ở nông thôn nước ta, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước đến năm 2010. - “Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) – Bộ NN và PTNT Việt Nam, năm 2003. Đây là sản phẩm nghiên cứu hợp tác của JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nghiên cứu về quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc điều tra và lập bản đồ ngành nghề trên phạm vi cả nước. - “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam năm 2005. - “Xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch sinh thái tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ”, Đề tài KH cấp Bộ của chủ nhiệm GS.TS Hoàng Văn Châu, Bộ GD và ĐT năm 2006. - “Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Hồng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới”, Đề tài KH cấp Viện của chủ nhiệm TS Vũ Thị Thoa, Viện Kinh tế, Học viện CTQG HCM năm 2009. 6 - “Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang Đông - Tây”, Dự án của Tổng cục Du lịch. - Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Tổng Cục Du lịch năm 2001. - Đề án chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND Thành phố Hà Nội năm 2011. - Đề án "Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020", UBND Thành phố Hà Nội năm 2011. Nhóm các tác phẩm được in thành sách đã phát hành: - “Nghề cổ truyền nước Việt”, Tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2001. - “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH”, Tác giả Dương Bá Phượng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2001. - “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, Tác giả Bùi Văn Vượng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. - “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, Đồng tác giả Mai Thế Hởn, Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, NXB Chính trị QG, Hà Nội 2002. - "Quy hoạch du lịch" Bùi Thị Hải Yến (2006), Nxb. Giáo dục. - "Tài nguyên du lịch" Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), Nxb. Giáo dục. Nhóm các luận văn cao học, luận án Tiến sĩ: - Mai Thế Hởn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội; - Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Nghiên cứu vấn đề thương hiệu cho các làng nghề truyền thống; 7 - Đinh Thị Hương (2007), Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách quốc tế đến Hà Nội; - Hồng Thị Minh (2008), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội); - Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; - Nguyễn Thị Bích Huyền (2011), Phát triển du lịch nông thôn tại Ninh Bình. Ngoài ra, cũng có nhiều bài báo và bài viết cho các hội thảo đề cập tới các khía cạnh, các góc độ khác nhau của phát triển làng nghề, phát triển du lịch như: - PGS.TS. Phạm Trung Lương (2011), Một số giải pháp phát triển du lịch đặc thù ở Việt Nam. - Nguyễn Lê (2010), phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội. www.laodong.com.vn - Lưu Quốc Thắng, (2009) Xu hướng phát triển làng nghề ở đồng bằng Sông Hồng - Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, Tập chí Nông thôn mới số 249/2009 - Phát triển làng nghề gắn với du lịch. www.baomoi.com (2011) - Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch, {Báo công thương} (2011) - Giới thiệu du lịch làng nghề ở Việt Nam. www.cinet.gov.vn (2011) Các công trình nghiên cứu, các bài viêt trên đã trình bày ở trên đề cập các góc độ và những nội dung của làng nghề, du lịch với các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một hoặc một vài vấn đề của làng nghề, của du lịch ở các cấp độ vùng hoặc ở góc độ của cả tỉnh 8 mà chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đánh giá thực trạng (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng) luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách có hiệu quả. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. - Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay. (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng) - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi: Đây là vấn đề rộng, luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển làng nghề truyền thống có tính chất điển hình, có tiềm năng phát triển gắn với du lịch ở Hà Nội. - Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay. - Về không gian: Khảo cứu trong hai làng nghề tiêu biểu của Hà Nội là làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng. 9 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp nghiên cứu lý thuyết. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thu thập tài liệu. 6. Đóng góp mới của luận văn - Xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch. - Làm rõ thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng), qua đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết để kết hợp một cách có hiệu quả việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất được một số định hướng và giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội một cách hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. (khảo cứu qua hai làng nghề làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng) Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH 1.1. Cơ sở lí luận về phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Phát triển, phát triển bền vững. * Quan niệm phát triển: Phát triển nói chung theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình đó diễn ra vừa dẫn dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới, thay thế cái cũ. {8, tr. 99} Phát triển kinh tế, dưới góc độ kinh tế chính trị là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế gắn với 3 nội dung cơ bản: Một là, sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Phản ánh mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Hai là, sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng trong GDP còn tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống. Phản ánh chất lượng tăng trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Ba là, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên của thu nhập thực tế, của chất lượng y tế, giáo dục. Phản ánh mặt công bằng của tăng trưởng kinh tế. Như vậy, phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện cơ bản, đầu tiên để giải 11 quyết công bằng xã hội, là mục tiêu phấn đấu của nhân loại và là động lực quan trọng của sự phát triển. * Quan niệm về phát triển bền vững: Thuật ngữ "phát triển bền vững" lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1890 do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế (IUCN) công bố. Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai của chúng ta" do ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED) nay còn gọi là ủy ban Brundtland đã công bố phát triển bền vững: "Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai" và được thế giới công nhận là khái niệm chính thức. Tiếp tục được bổ sung, hoàn chỉnh tại các Hội nghị quốc tế về phát triển bền vững, các hội nghị đều khẳng định" Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và một trong những nội dung quan trọng, cơ bản nhất là con người, trung tâm của sự phát triển. Quan niệm về phát triển bền vững về kinh tế được hiểu là sự tiến bộ mọi mặt về kinh tế, thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế, gắn với quá trình tăng năng suất lao động. Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân, tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh gây nợ nần cho thế hệ mai sau. Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trưởng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong 12 đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước". Kết quả nghiên cứu về phát triển bền vững trên thế giới cũng như ở Việt Nam giúp rút ra kết luận chung rằng: "phát triển bền vững là sụ phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai". Cũng như vậy, phát triển bền vững làng nghề là quá trình phát triển lâu dài, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa, truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hại đến các thế hệ mai sau. Phát triển bền vững làng nghề cũng phải dựa trên 3 trụ cột của phát triển bền vững: + Phát triển bền vững về kinh tế là: Bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong làng nghề phát triển lâu dài với năng suất và hiệu quả cao. + Bền vững về mặt xã hội là: bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định của pháp luật, giữ gìn và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề, đồng thời thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn và quyền lợi, nâng cao đời sống và năng lực cho những đối tượng tham gia hoạt động sản xuất trong làng nghề và quan hệ với cộng đồng địa phương. + Bền vững về môi trường là: bảo đảm sản xuất, kinh doanh phải đi đôi với duy trì sự cần bằng sinh thái và môi trường tự nhiên không bị suy thoái, đồng thời không gây tác hại đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đối với các hoạt động kinh tế khác trong làng nghề. 13 1.1.1.2. Nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. * Nghề truyền thống: NghÒ truyÒn thèng lµ mét hiÖn t­îng kinh tÕ v¨n ho¸ ®Æc s¾c ë ViÖt Nam. TruyÒn thèng lµ thuật ng÷ dïng ®Ó chØ c¸c gi¸ trÞ, yÕu tè, quan niÖm cña mét céng ®ång ng­êi hay cña x· héi l­u gi÷ trong mét thêi gian dµi tõ thÕ hÖ nµy qua thÖ hÖ kh¸c. TruyÒn thèng biÓu hiÖn tÝnh kÕ thõa lµ chñ yÕu tuy nhiªn còng cã sù ph¸t triÓn theo lÞch sö. TruyÒn thèng ®­îc biÓu hiÖn ë h×nh thøc: truyÒn thèng häc tËp, lÔ héi truyÒn thèng, truyÒn thèng dßng hä, nghÒ truyÒn thèng. NghÒ truyÒn thèng lµ nghÒ ®­îc l­u truyÒn tõ ®êi nµy qua ®êi kh¸c (truyÒn nghÒ), l­u gi÷ kü thuËt s¶n xuÊt (bÝ quyÕt nghÒ nghiÖp), ®óc kÕt kinh nghiÖm. NghÒ trong ch÷ nghÒ truyÒn thèng ®­îc hiÓu lµ c¸c nghÒ phi n«ng nghiÖp. NghÒ truyÒn thèng th­êng ®­îc l­u gi÷ trong mét gia ®×nh, mét dßng hä, mét lµng, mét vïng cho nªn míi nãi ®Êt cã nghÖ. Theo tiÕn sÜ D­¬ng B¸ Ph­îng, nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng lµ nh÷ng nghÒ phi n«ng nghiÖp ra ®êi tr­íc thêi Ph¸p thuéc vµ cßn tån t¹i ®Õn nay. C¸c ngµnh nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng ë n­íc ta ®­îc ph©n chia thµnh n¨m nhãm sau (c¸ch chia nµy chØ lµ t­¬ng ®èi). 14 1) MÆt hµng thñ c«ng mü nghÖ nh­ : s¬n mµi, kh¶m trai. 2) MÆt hµng c«ng cô s¶n xuÊt: nh­ s¶n xuÊt liÒm, h¸i. 3) MÆt hµng phôc vô tiªu dïng th«ng th­êng: nh­ dao, kÐo. 4) MÆt hµng phôc vô cho s¶n xuÊt vµ ®êi sèng: nh­ nÒ, méc, s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng. 5) MÆt hµng ®­îc chÕ biÕn tõ l­¬ng thùc phÈm: nh­ b¸nh cuèn, r­îu. Khi nãi tíi nghÒ truyÒn thèng ph¶i nãi tíi ph­êng nghÒ, héi nghÒ. §ã lµ nh÷ng thî thñ c«ng cïng nghÒ nhãm häp l¹i thµnh mét tæ chøc cã luËt lÖ riªng. VÝ dô: Th¨ng Long tr­íc kia cã 36 phè ph­êng trong ®ã cã nhiÒu ph­êng nghÒ (Hµng B¹c, Hµng Khay). Cßn tæ nghÒ lµ nh÷ng ng­êi cã ®øc, cã c«ng d¹y nghÒ, hay ph¸t minh ra nghÒ. Tæ nghÒ th× kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i lµ ng­êi ë ®i¹ ph­¬ng ®ã. Mét sè lµng tæ nghÒ ®­îc suy t«n lµ thµnh hoµng lµng hoÆc ®­îc lËp miÕu thê. Nh­ vËy, nghÒ truyÒn thèng lµ nh÷ng nghÒ phi n«ng nghiÖp tån t¹i trong mét thêi gian dµi vµ th­êng g¾n víi mét ®Þa ph­¬ng nhÊt ®Þnh. * Làng nghề truyền thống. Làng nghề: Th«n, lµng lµ mét thuËt ng÷ dïng ®Ó chØ mét ®¬n vÞ hµnh chÝnh ë n«ng th«n bao hµm lµ mét tËp hîp 15 céng ®ång d©n c­ trªn mét l¨nh thæ x¸c ®Þnh, cã kh¶ n¨ng ®éc lËp vÒ kinh tÕ. Trong ®iÒu kiÖn chèng ngo¹i x©m thiªn tai th× hä lµ mét céng ®ång thèng nhÊt. Hä cßn lµ mét céng ®ång v¨n ho¸ g¾n liÒn biÓu t­îng c©y ®a, giÕng n­íc, m¸i ®×nh, nhµ thê. XÐt vÒ kÕt cÊu kinh tÕ - x· héi th× n«ng th«n ViÖt Nam ®¨ h×nh thµnh c¸c lo¹i lµng: - Lµng thuÇn n«ng, l©m, ng­ nghiÖp. - Lµng n«ng nghiÖp cã nghÒ phô. - Lµng dÞch vô (lµng TriÒu Khóc). - Lµng n«ng-c«ng th­¬ng kÕt hîp (phæ biÕn nhÊt). NÕu coi n«ng nghiÖp lµ chÝnh cßn nghÒ ®Ó chØ tÊt c¶ c¸c nghÒ phô ë n«ng th«n ®Ó phôc vô sinh ho¹t tËn dông thêi gian th× tÊt c¶ n«ng th«n ViÖt Nam ®Òu lµ lµng nghÒ. HiÖn nay, ng­êi ta quan niÖm lµng nghÒ dïng ®Ó chØ nh÷ng lµng mµ trong ®ã cã mét nghÒ ph¸t triÓn m¹nh cã ¶nh h­ëng quan träng ®Õn ®êi sèng kinh tÕ x· héi cña lµng, t¹o ra nguån thu nhËp æn ®Þnh cho mét sè l­îng lao ®éng nhÊt ®Þnh vµ kü thuËt nghÒ ®ã ®¹t ®Õn tr×nh ®é t­¬ng ®èi. Khi nãi tíi lµng nghÒ ng­êi ta cßn nãi tíi x· nghÒ, phè nghÒ. Phè nghÒ lµ kÕt qu¶ cña qu¸ tr×nh ®« thÞ ho¸ vµ më réng thÞ tr­êng míi nh÷ng ng­êi thî thñ c«ng tõ làng nghề truyền thống tô häp l¹i. Cßn xã nghÒ ®Ó chØ sù lan to¶ cña nghÒ v­ît khái ph¹m vi tõ lµng nµy sang lµng kh¸c. Quá trình phát triển của làng nghề là một quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Lúc đầu từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau 16 đó lan rộng tới cả làng. Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức và vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề cũng như các tiêu chuẩn để công nhận làng nghề. Song, có một số quan niệm cần được xem xét: Quan niệm thứ nhất: làng nghề là mô hình sản xuất đặc thù trong nông thôn, nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Nhưng với quan niệm như vậy thì làng nghề hiện nay không còn nhiều. Ví dụ như nghề Gốm chỉ có Phù Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (Hà Nội), Đông Triều (Quảng Ninh)..., Đó là những làng thuần nhất không làm ruộng, còn đại đa số là vừa làm ruộng, vừa làm nghề. Ở đây thủ công chỉ là nghề phụ để tăng thu nhập. Thậm chí ở Bát Tràng, chuyên nghề gốm, nhưng không phải tất cả dân làng đều làm nghề này; số người làm nghề gốm chỉ chiếm 50% dân số, còn 50% là nghề khác như buôn bán, làm nề, mộc, may vá... Quan niệm thứ hai: Làng nghề là cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng là người làm nông nghiệp. Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên môn sản xuất thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề nơi khác. Với quan niệm như vậy chưa đủ, vì không phải bất cứ làng nào có vài gia đình làm nghề nào đó đều là làng nghề. Để xác định làng đó có phải là làng nghề hay không cần xem xét tỉ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỉ trọng thu nhập từ ngành nghề so với thu nhập của làng. Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tục các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa phản ánh đầy đủ tính chất của làng nghề; nó là một thực thể sản xuất và tồn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan