Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh thái bình luận văn ths. kin...

Tài liệu Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh thái bình luận văn ths. kinh tế

.PDF
135
163
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  Ph¹m thanh h»ng Ph¸t triÓn lµng nghÒ trong kinh tÕ n«ng th«n Ở TØNH TH¸I B×NH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  PHẠM THANH HẰNG Ph¸t triÓn lµng nghÒ trong kinh tÕ n«ng th«n Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ HỒNG TIẾN HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ TRONG KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI BÌNH ...................... 6 1.1. Sự hình thành và phát triển của làng nghề . ....................................... 6 1.1.1. Khái niệm về làng nghề. ............................................................. 6 1.1.2. Phân loại làng nghề ................................................................... 9 1.1.3. Đặc điểm của làng nghề ................................................................ 11 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề trong kinh tế nông thôn .............................................. 14 1.2. Vai trò của làng nghề trong kinh tế nông thôn ..................................... 19 1.2.1. Sự phát triển của làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ............................................................. 19 1.2.2. Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nông thôn ...................................................................... 21 1.2.3. Phát triển làng nghề tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động gúp phần thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông thôn và đô thị .................................................... 22 1.2.4. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ............................................................................................. 22 1.2.5. Phát triển kinh tế làng nghề tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia lao động, tạo giá trị và làm giàu đất nước .................................................... 23 1.2.6. Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ......................................................... 24 1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở một số địa phương .......................................................................................... 25 1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .......................................... 25 1 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm ....................................................... 30 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI BÌNH ..................................................... 34 2.1. Môi trường phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình ............................... 34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 34 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 35 2.1.3. Truyền thống làng nghề của tỉnh ................................................ 36 2.2. Tình hình phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình .......................................................................................... 38 2.2.1. Số lượng các làng nghề ngày càng tăng lên ............................. 38 2.2.2. Sự phát triển không đều giữa các nhóm nghề .......................... 39 2.2.3. Sự phát triển của làng nghề góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ ........................................................................ 43 2.2.4. Tình hình về vốn và sử dụng vốn của các làng nghề ................ 47 2.2.5. Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các làng nghề ................... 52 2.2.6. Thị trường của làng nghề ....................................................... 54 2.2.7. Tổ chức sản xuất trong làng nghề ........................................... 57 2.2.8. Tình hình lao động trong các làng nghề .................................. 60 2.2.9. Đời sống, văn hoá của người lao động trong làng nghề và nhân dân địa phương .............................................................. 66 2.2.10. Vấn đề môi trường của các làng nghề ........................................ 67 2.3. Những thành công và hạn chế cơ bản của quá trình phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây ..................................................................................................... 74 2.3.1. Về kinh tế .................................................................................... 74 2.3.2. Về xã hội ..................................................................................... 76 2.3.3. Về môi trường ............................................................................. 77 2 2.3.4. Những kinh nghiệm bước đầu trong quá trình phát triển làng trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình ......................... 79 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI BÌNH ............................................................... 81 3.1. Quan điểm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình .......................................................................................... 81 3.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình ................................................................ 83 3.2.1. Phương hướng phát triển làng nghề ........................................ 83 3.2.2. Những mục tiêu chủ yếu phát triển làng nghề ......................... 84 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình ................................................................. 84 3.3.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề ................. 84 3.3.2. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho làng nghề ............................................................................... 89 3.3.3. Nhóm giải pháp về vốn .......................................................... 90 3.3.4. Nhóm giải pháp về đổi mới thiết bị và công nghệ...................... 92 3.3.5. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường .................................... 95 3.3.6. Đổi mới tổ chức sản xuất trong các làng nghề ........................... 98 3.3.7. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................ 99 3.3.8. Gắn phát triển làng nghề với việc giải quyết các vấn đề xã hội trong làng nghề và tại địa phương ................................. 101 3.3.9. Nhóm giải pháp về môi trường ................................................. 102 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 110 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 115 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề truyền thống ở nước ta đã có từ lâu đời với nhiều nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với các làng nghề cũ, các làng nghề mới cũng xuất hiện. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các làng nghề có vị trí đặc biệt quan trọng, chúng là một bộ phận cơ bản của công nghiệp nông thôn. Các làng nghề có khả năng thu hút nhiều lao động góp phần tích cực vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp tăng thu nhập cho người lao động nhất là ở vùng nông thôn. Thái Bình có nhiều nghề truyền thống, trong số 285 xã, phường, thị trấn của tỉnh, có đến 216 làng nghề với nhiều sản phẩm đã nổi tiếng trong nước như nghề dệt khăn, dệt vải Thái Phương, dệt đũi Nam Cao, thêu Minh Lãng, chiếu cói Tân Lễ, chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan Thượng Hiền, Văn Cẩm, ươm tơ Bách Thuận… Vì vậy, để phát huy thế mạnh của mình, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI (2001), lần thứ XVII (2006) đều chỉ rõ: “Phát triển nghề và làng nghề là một trong năm chương trình đột phá kinh tế trọng điểm” của tỉnh. Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua ở Thái Bình, nghề và làng nghề đã có những đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ. Sự phát triển của nghề và làng nghề đã góp phần làm tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và thương mại dịch vụ, giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn trong khu vực nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội. Tuy vậy, trong quá trình phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình còn bộc lộ một số vấn đề bất cập như; kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn (trong đó có hạ tầng làng nghề) chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; qui mô làng nghề nhỏ, sản 4 xuất manh mún, tự phát, tiêu thụ khó khăn, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn giản; việc ứng dụng và kết hợp giữa thiết bị, công nghệ truyền thống với thiết bị công nghệ hiện đại ở các làng nghề còn hạn chế; Thu nhập của người lao động trong làng nghề còn thấp, việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn… Bên cạnh đó, các vấn đề về xã hội và ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức, việc khai thác và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu vẫn còn chưa hợp lý… ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân và sự phát triển của làng nghề theo hướng bền vững. Những tồn tại trên đây cho thấy làng nghề của Thái Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống làng nghề của tỉnh, đòi hỏi các cấp, các ngành ở Thái Bình phải quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát triển làng nghề theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Là một người con của quê hương Thái Bình, tôi chọn đề tài: “Phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình” làm luận văn thạc sỹ kinh tế, nhằm góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bền vững ở tỉnh Thái Bình. 2. Tình hình nghiên cứu Phát triển làng nghề và chuyển dịch cơ cấu làng nghề là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Trong đó có những công trình đáng lưu ý, đã công bố như: - “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Hà Nội, tháng 8 năm 2004. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án VIE/01/021, “Tập bài giảng phát triển bền vững”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021, “Đại cương về phát triển bền vững”, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2006. 5 - “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven Thủ đô Hà Nội”, luận án tiến sỹ kinh tế, Mai Thế Hởn, Hà Nội, 2000. - “Phát triển công nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta”, luận án tiến sỹ, Vũ Thị Thoa, Hà Nội, 1999. - “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, luận án tiến sỹ, Trần Minh Yến, Hà Nội, 2003. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình: “Đề án phát triển nghề và làng nghề tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2005”, Thái Bình, năm 2001. - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình: “Quyết định về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn làng nghề”, số 29/2006/QĐ - UBND, ngày 31/3/2006. Nhìn tổng quan, các công trình đã công bố đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về làng nghề, nhưng chủ yếu tập trung vào phát triển làng nghề nói chung, trên phạm vi rộng. Một số đề tài nghiên cứu ở phạm vi vùng lãnh thổ và địa phương song cũng chỉ mới tập trung nghiên cứu về từng khía cạnh của sự phát triển, hoặc mới đưa ra những định hướng về phát triển làng nghề nói chung và phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn nói riêng. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn của tỉnh Thái Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững. * Nhiệm vụ của luận văn 6 - Phân tích một số vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn và những nhân tố tác động đến quá trình phát triển của các làng nghề. - Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn của tỉnh Thái Bình từ năm 1998 đến nay, nhằm xác định rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết. - Đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn của tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn của tỉnh Thái Bình. * Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Về thời gian: Nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tế từ năm 1998 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn * Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các văn kiện Đại hội Đảng, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình về định hướng chiến lược phát triển bền vững của đất nước, của các ngành, địa phương, cùng các lý thuyết về Kinh tế chính trị, Kinh tế học phát triển,… làm cơ sở lý luận cho luận văn. * Phương pháp nghiên cứu - Quán triệt phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề và phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn. 7 - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh kết hợp với phân tích định tính và định lượng, để làm sáng tỏ những vấn đề của nội dung đề tài. Đồng thời, thực hiện điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia và kế thừa các kết quả nghiên cứu khảo sát của các cơ quan, ban ngành, các cấp quản lý... 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn - Nghiên cứu, tổng hợp, làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn tỉnh Thái Bình. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan có trách nhiệm trong hoạch định chính sách phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn tại tỉnh Thái Bình và các địa phương có điều kiện tương tự, luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích trong nghiên cứu và giảng dạy. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình. Chƣơng 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề trong kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Bình. 8 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ TRONG KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI BÌNH 1.1. Sự hình thành và phát triển của làng nghề 1.1.1. Khái niệm về làng nghề Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn, làng và các làng nghề là đặc trưng cho truyền thống kinh tế, văn hoá của xã hội nông thôn. Các làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại và là yếu tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn nước ta. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề là làng mà tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (lợn, gà…), cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, làm tương, làm đậu phụ…) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với một thị trường tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Định nghĩa này hàm ý về các làng nghề truyền thống, đó là những làng nghề nổi tiếng, đã tồn tại từ hàng nghìn năm. Đây là quan niệm tuy đúng với làng nghề truyền thống, nhưng lại chưa thật tương thích với các làng nghề nói chung và càng không phải là làng nghề mới được đi vào hoạt động. Theo http://vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) thì: Làng nghề là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. 10 Theo Quy định về tiêu chuẩn làng nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình) thì: Làng nghề là làng (thôn) có ngành nghề phi nông nghiệp sản xuất ở từng hộ trong làng phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng (thôn). Như vậy, khái niệm làng nghề đều được nhìn nhận là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là “làng” và “nghề”. Làng là một phạm trù dùng để chỉ một khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến. Xã hội nông thôn Việt Nam từ xưa tới nay, làng là một tế bào xã hội người Việt. Nó là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một địa vực, một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Nó là một tập hợp những gia đình nhỏ trong một không gian nhất định để sản xuất và sinh hoạt độc lập. Sự khai phá chung về ruộng đất, việc xây dựng những công trình trị thuỷ và thuỷ lợi nhỏ ở thời kì đầu đã gắn bó những người không cùng huyết thống hợp lại với nhau để thành lập làng. Làng Việt truyền thống là một không gian xã hội ổn định, trong làng chồng xếp nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội - nhân văn phong phú, phức tạp như hôn nhân, huyết thống, láng giềng, nghề nghiệp, tín ngưỡng và hợp tác… Các làng nghề nông thôn ở nước ta có thể chia thành 4 loại: + Làng nông nghiệp: Là làng thuần nông ở miền Bắc và miệt vườn ở Nam bộ. + Làng nghề: là làng làm nghề nông có thêm một hoặc một số nghề thủ công nghiệp. + Làng buôn bán: là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. + Làng chài: (hoặc các vạn chài): là làng của các cư dân làm nghề chài lưới đánh cá, sống ở ven sông, ven biển. Theo cách phân loại trên thì các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn, làng ở nông thôn. Sự 11 xuất hiện các ngành nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghề phụ trong các gia đình tiểu nông, chủ yếu được tiến hành trong những lúc “nông nhàn”. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, và khi đó có một số thợ thủ công không còn làm nông nghiệp nữa, song họ vẫn gắn chặt với làng quê. Số lượng người chuyên làm nghề thủ công ngày càng tăng lên, tách rời hẳn khỏi nông nghiệp và họ sinh sống bằng chính nguồn thu nhập từ nghề đó, diễn ra ngay trong các làng quê. Ngày nay, trong thực tế và trong xu hướng phát triển, dưới tác động của quá trình đô thị hoá, có những làng nghề không còn chỉ nằm ở khu vực nông thôn nữa. Đa số người dân trong làng đó vẫn làm những nghề tiểu thủ công nghiệp và vẫn sống bằng chính nguồn thu nhập từ nghề đó, nhưng làng lại nằm trong đô thị, làng trong phố. Nghề, tên làng nghề vẫn được lưu giữ như một nét đẹp văn hoá, một bản sắc của vùng, của địa phương. Tiêu chí thường được dùng để xem xét khi đưa ra khái niệm làng nghề gắn với số hộ (hoặc số người) chuyên làm nghề và thu nhập từ nghề đó… Những làng được gọi là làng nghề khi những người chuyên làm nghề thủ công nghiệp sống bằng chính nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong dân số (hoặc lao động) ở làng. Qua khảo sát thực tiễn ở một số làng nghề cho thấy, các làng nghề này thường có từ 30 - 55 % số hộ chuyên làm nghề thủ công nghiệp trở lên. Từ những quan niệm của các nhà khoa học về khái niệm làng nghề, từ kết quả nghiên cứu về hai yếu tố cấu thành của làng nghề là “làng” và “nghề” có thể hiểu: Làng nghề là làng có một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập và làng nghề là làng có trên 30% số hộ hoặc trên 50% số lao động trong làng chuyên làm một (hoặc một số) nghề thủ công nghiệp mà các hộ có thể sinh sống bằng chính nguồn thu nhập từ nghề đó (thu nhập từ nghề chiếm trên 50% tổng giá trị thu nhập của làng). Từ việc tìm ra những yếu tố cơ bản cấu tạo nên một làng nghề, ta thấy: Khái niệm làng nghề không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có những người chuyên 12 làm các ngành nghề thủ công nghiệp và cũng không có một làng nào chỉ là những làng buôn bán đơn thuần theo như cách phân chia trước đây. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trong các làng nghề, các công nghệ sản xuất của nhiều nghề không còn hoàn toàn là kĩ thuật thủ công, mà có rất nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất, công nghệ - kĩ thuật cơ khí hiện đại và bán cơ khí đã được sử dụng. Đồng thời trong các làng nghề đó đã xuất hiện nhiều hộ, nhiều người, nhiều cơ sở chuyên làm dịch vụ đầu ra và đầu vào cho các cơ sở, các hộ chuyên làm nghề. Kết hợp hai mặt định tính và định lượng có thể xác định: làng nghề là những làng có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm trên 30% số hộ hoặc trên 50% số lao động trong làng, thu nhập từ các ngành nghề này chiếm từ 50% trở lên so với tổng giá trị thu nhập của làng. 1.1.2. Phân loại làng nghề Đến nay, các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau, tuy nhiên có hai cách phân loại làng nghề phổ biến sau: * Phân loại theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề có: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới. + Làng nghề truyền thống là loại làng nghề được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì, phát triển và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, được truyền nghề từ đời này sang đời khác trước hết là sự truyền nghề ở trong nội bộ dòng tộc. + Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, hoặc do sự du nhập trong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước. Trong các làng nghề truyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống. * Phân loại theo cách thức tổ chức sản xuất và trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất thì làng nghề có hai loại sau: Làng chuyên nghề, làng đa nghề. 13 + Làng chuyên nghề. Làng chuyên nghề là một khái niệm bao gồm nhiều hộ trong một làng cùng tham gia làm một nghề với chuyên môn hoá cao, mang tính chất truyền nghề từ đời này sang đời khác hay thường gọi là “Nghề của làng”. Làng chuyên nghề hay còn gọi là "Nghề của làng" mang tính chất truyền nghề, vì vậy việc tổ chức sản xuất thường theo hộ gia đình hoặc theo dòng họ, tự lo lấy địa điểm sản xuất, công cụ sản xuất, bố trí lao động... thường có sự liên kết với nhau theo nhóm, trong một nhóm có hộ đứng ra làm vai trò trung tâm. Sự liên kết của các nhóm dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế, với các hình thức như mua nguyên liệu, bán thành phẩm, gia công từng công đoạn, hoặc toàn bộ quy trình công nghệ đến ra sản phẩm cuối cùng. Hiện nay, trong làng chuyên nghề, phần lớn các hộ đứng ra làm vai trò trung tâm, trong đó có nhiều hộ thường làm khép kín toàn bộ quá trình sản xuất, tái sản xuất, còn một số hộ chỉ làm dịch vụ một khâu hoặc hai khâu trong các công đoạn sản xuất. Làng chuyên nghề đòi hỏi công nghệ sản xuất tương đối phức tạp, thường đòi hỏi bí quyết nghề nghiệp, mang tính chất "Truyền nghề” nhiều hơn là "Dạy nghề”. Vì vậy, trong làng chuyên nghề thường xuất hiện đội ngũ "Thợ đầu đàn”, "Thợ cả” hay "Nghệ nhân” có khả năng hướng dẫn kỹ thuật, truyền nghề, sáng tác mẫu mã mới hoặc cải tiến những khâu quan trọng. + Làng đa nghề. Làng đa nghề là làng có nhiều nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau. Làng đa nghề cũng được tổ chức theo dòng họ, chòm xóm hoặc một số người có cùng một tay nghề tương đương. Thông thường làng đa nghề có quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sản phẩm làm ra thị trường tiêu thụ nhỏ, thậm chí làm ngày nào bán ngày đó. Vì vậy hộ gia đình là đơn vị sản xuất chủ yếu ở trong các làng đa nghề, họ thường sản xuất khép kín, tự mua nguyên liệu, tự hạch toán, tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, do đặc điểm của làng đa nghề nên trình độ lao động của người lao động không đòi hỏi chuyên môn 14 hoá cao và sự hợp tác giữa các thành viên trong làng đa nghề không đòi hỏi chặt chẽ. 1.1.3. Đặc điểm của làng nghề Thứ nhất, về sự hình thành làng nghề. Có thể thấy sự phát triển các làng nghề Việt Nam nói chung là sự phát triển của làng nghề gắn liền với sự phát triển của xã hội nông thôn. Nói cách khác, làng nghề có sự gắn bó không tách rời với nông nghiệp nông thôn về lao động, thị trường, nguyên liệu, đất đai... Các nghề thủ công và các ngành nghề nông thôn khác dần tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn mà nó quay trở lại phục vụ cho nông thôn. Do đó, phát triển các ngành nghề là góp phần phát triển nông nghiệp-nông thôn. Thứ hai, về hình thức tổ chức sản xuất lao động. Nói chung ở các làng nghề từ xưa đến nay chủ yếu vẫn là hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình. Một số đã có sự phát triển thành HTX và xí nghiệp tư nhân. Trong hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường là thợ cả, trong đó thường là nghề nhân hoặc thợ giỏi còn các thành viên khác được huy động vào các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, kinh doanh và điều này phụ thuộc và khả năng cùng như giới tính hoặc lứa tuổi của từng người. Đáng lưu ý là người lao động có tuổi ở các làng nghề truyền thống lại có thể là nguồn nhân lực quý cần khai thác về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Các cơ sở sản xuất nói chung có thể thuê lao động theo hình thức thường xuyên hay thời vụ tuỳ theo yêu cầu sản xuất và khả năng của bản thân các cơ sở. Hình thức này bảo đảm gắn bó quyền lợi và trách nhiệm, tận dụng được lao động và thời gian. Nó phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ không có nhu cầu lớn về đầu tư như hiện nay. Thứ ba, về đặc điểm sản phẩm, nguyên liệu và thị trường của làng nghề. Sản phẩm của các làng nghề thường là các vật dụng phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như các loại thực phẩm (sản phẩm của nghề chế biến nông sản ) hay các vật dụng đơn giản (sản phẩm nghề mây tre đan) hoặc 15 phục vụ nhu cầu sinh hoạt (sản phẩm nghề thêu, dệt, chạm khắc, vận tải)... Các loại sản phẩm này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho người nông dân mà nó còn mang tính văn hoá, tính mỹ thuật. Nhất là đối với các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, chúng mang những giá trị văn hoá độc đáo, thậm chí trở thành các di sản mang bản sắc của vùng, của dân tộc. Tuy nhiên, do tính chất sản xuất thủ công nên sản xuất không phải là sản xuất hàng loạt mà chỉ đơn chiếc. Các làng nghề cũng chưa đủ khả năng theo kịp được sự phát triển của đời sống xã hội trong nước và thị hiếu nước ngoài. Nguyên liệu cho sản xuất ở các làng nghề chủ yếu là khai thác tại địa phương và các nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nông lâm hải sản của địa phương. Việc sơ chế nguyên liệu thông thường do các cơ sở sản xuất tự làm lấy với kỹ thuật thủ công đơn giản hoặc máy móc kỹ thuật tự chế, lạc hậu. Chính vì vậy mà việc tiêu chuẩn hoá chất lượng nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm là khó khăn. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề , sản trong điều kiện hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề được mở rộng bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm còn chưa cao cũng như những yếu kém trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm mà khả năng tiếp cận thị trường của các làng nghề hiện nay còn hạn chế. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các loại sản phẩm này thu hút được sự chú ý và hấp dẫn với thị trường nước ngoài do tính thủ công tinh xảo và nét văn hoá truyền thống đặc trưng của các sản phẩm này. Do đó, làng nghề không chỉ là một trong những đơn vị kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu mà nó còn là nét đặc sắc, sự kết tinh và bảo lưu các giá trị văn hoá của cộng đồng làng xã ở Việt Nam. Về nhu cầu vốn, các làng nghề thường không yêu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng lại có khả năng thu hút nhiều lao động, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. 16 Cơ sở vật chất, nhà xưởng và thiết bị công nghệ: tình trạng phổ biến hiện nay trong các làng nghề là sử dụng ngay nhà ở, diện tích ở làm nơi sản xuất. Điều này xuất phát từ quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất theo gia đình. Khi quy mô sản xuất tăng lên hay những sự thay đổi cần thiết về điều kiện sản xuất khác phát sinh thì gây ra rất nhiều khó khăn. Đơn giản như việc sử dụng hoá chất trong sản xuất, do không có những dự trù cho việc xử lý chất thải và hoá chất thải nên những chất thải độc hại này có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hộ gia đình sản xuất và hơn thế nữa, ảnh hưởng đến cả môi trường chung của làng, xã, những gia đình lân cận. Đây đang là một vấn đề khó cho việc phát triển làng nghề hiện nay. Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của các làng nghề hiện nay. Những đặc điểm này là một trong những cơ sở đáng lưu ý để nghiên cứu và tạo ra những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề đồng thời hạn chế những tác động không tốt. 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề trong kinh tế nông thôn Quá trình phát triển của làng nghề truyền thống chịu tác động của nhiều nhân tố. Những nhân tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nhề do có những đặc điểm khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hoá nên sự tác động của các nhân tố này là không giống nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát chúng bao gồm những nhân tố cơ bản sau: 1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sản xuất, do đó nó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các ngành nghề. Mỗi vùng với điều kiện khí hậu thời tiết đặc trưng tạo nên những nguồn nguyên liệu cho các làng nghề khác nhau, hầu hết các sản phẩm thủ công truyền thống đều nhằm phục vụ đời sống của người dân mà mỗi nơi người dân có những nhu cầu khác nhau cho phép phát triển những ngành nghề khác nhau, ví dụ: vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến ngành may mặc, ngành dệt len, chế 17 biến lương thực và một số ngành khác ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới việc vận chuyển bảo quản phơi sấy, đi lại, giao dịch buôn bán. Đất đai cũng là nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề nhất là việc thành lập các cơ sở ngành nghề, các cụm công nghiệp tập trung ở nông thôn. - Vị trí địa lý là một yếu tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển và đảm bảo sự, phát triển lâu dài đối với các ngành nghề đặc biệt là các ngành nghề truyền thống. Thực tế cho thấy các làng nghề thường ở vị trí thuận trên về giao thông thuỷ bộ, gần nguồn nguyên liệu. Ở những nơi lưu vực Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cầu... đã quần tụ nhiều làng nghề tạo thành các trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng làm ra cần tiêu thụ ở nhiều tỉnh xa thậm chí ở hầu hết các địa phương trong cả nước mà xuất khẩu sang các nước khác yêu cầu vận tải lớn đó không thể thiếu đường bộ, đường sông, đường biển. Các cụ tổ nghề nhất định là ngay từ đầu đã quan tâm đến yếu tố "bến sông, bãi chợ" vốn có ấy để quyết định mở nghề lập nghiệp ở một nơi. Các cụ còn quan tâm đến nguồn nguyên liệu thích hợp cho yêu cầu sản xuất lâu dài, nhất là nguyên liệu tại chỗ. Bởi cho dù các cụ có lựa chọn làng nào có đức để truyền nghề thì thực sự dân làng nào cũng có thể đào tạo thành thợ được chứ vị trí địa lý giao thông vận tải và nguồn nguyên liệu tại chỗ có sẵn cho sản xuất và tiêu thụ hàng làm ra thì không thể tạo ra được. Vì vậy, có thể khẳng định rằng nếu thiếu hai điều kiện (nguyên liệu, bến sông) chắc chắn không thể tồn tại những làng nghề lâu đời và nổi tiếng như hiện nay. Phần lớn làng nghề ở nước ta làm nghề theo cấp độ là nghề phụ. Một số ít làng nghề khác đã lấy nghề thủ công làm nghề nghiệp chính phát triển nghề thủ công nghiệp đến mực thoát ly hẳn ngay tại làng quê mình thường diễn ra ở những làng nghề ít ruộng đất canh tác. Điều này giải thích tại sao đồng bằng sông Hồng lại là nơi có số lượng làng nghề tập trung đông nhất so với cả nước. 1.1.4.2. Trình độ phát triển kinh tế và nhu cầu của thị trường - Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Cần khẳng định rằng vai trò của nghệ nhân đối với nghề và làng nghề thủ công truyền thống là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có làng nghề hay ít 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan