Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh phú thọ luận văn ths...

Tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh phú thọ luận văn ths

.PDF
122
1076
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI THỊ HUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI THỊ HUYỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội - 2011 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………….......... i Danh mục các bảng biểu…………………………………………………… ii Danh mục các hộp………………………….………………………………. iii MỞ ĐẦU…………………………………………………………….…….. 1 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam………………………. 8 1.1. Khái niệm và bản chất của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN…………………………………………………………... 8 1.1.1. Khái niệm sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân………………………. 8 1.1.2. Bản chất của kinh tế tư nhân………………………………………… 14 1.2. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân trong trong nền KTTT định hướng XHCN……………………………………………………………….............. 17 1.2.1. Đặc điểm của kinh tế tư nhân………………………………………… 17 1.2.2. Vai trò của kinh tế tư nhân…………………………………………… 20 1.3. Điều kiện tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân…………………………….. 27 1.3.1. Tự do phát triển theo pháp luật……………………………………….. 27 1.3.2. Có chính sách và pháp luật minh bạch phù hợp……………………… 28 1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số địa phương……….... 30 1.4.1. Khái quát sự phát triển của KTTN ở Vĩnh Phúc và Bắc Ninh……….. 30 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ………………………… 36 Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ …………………………………………………………………………. 39 2.1. Chính sách phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Phú Thọ…………………. 39 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2000 đến nay…………………………………………………………..………………………… 50 2.2.1. Sự phát triển về lượng………………………………………………... 50 2.2.2. Sự phát triển về chất………………………………………………….. 68 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Phú Thọ trong thời gian qua…………………………………………………………………………….... 74 2.3.1. Những đóng góp tích cực…………………………………………….. 74 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân……………………………………… 82 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ…………………………………………………………………...... 91 3.1. Định hướng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh Phú Thọ đến năm 2015…….......................................................................................................... 91 3.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Phú Thọ theo hướng hiệu quả………………………………………………………...… 95 3.2.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển…..……………………………………………………………………… 95 3.2.2. Tháo gỡ những khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với kinh tế tư nhân……………………………………………..………... 97 3.2.3. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhà nước và khoa học công nghệ hiện đại…………………………….. 99 3.2.4. Hỗ trợ kinh tế tư nhân về đào tạo nguồn nhân lực vào thông tin thị trường………………………………………………………………………... 102 3.2.5. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ………………………………………………………………………………. 105 KẾT LUẬN………………………………………………………………... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 112 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 CNH: Công nghiệp hóa 2 HĐH: Hiện đại hóa 3 HĐND: Hội đồng nhân dân 4 KTTN: Kinh tế tư nhân 5 KTTT: Kinh tế thị trường 6 TBCN: Tư bản chủ nghĩa 7 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 8 XHCN: Xã hội chủ nghĩa 9 UBND: Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực kinh 22 tế 2 Bảng 1.2 Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế 22 3 Bảng 2.1 Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân phân theo ngành 51 4 Bảng 2.2 Loại hình doanh nghiệp tư nhân tỉnh Phú Thọ 57 5 Bảng 2.3 Sự phát triển số lượng hộ kinh doanh cá thể giai 60 đoạn 2001 – 2009 6 Bảng 2.4 Quy mô vốn của doanh nghiệp tư nhân 61 7 Bảng 2.5 Cơ cấu doanh nghiệp tư nhân theo quy mô vốn 62 8 Bảng 2.6 Lao động trong các doanh nghiệp phân theo khu 65 vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp 9 Bảng 2.7 Tổng lao động và lao động bình quân trong một 66 doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2001 – 2009 10 Bảng 2.8 Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động 67 11 Bảng 2.9 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phân 68 theo khu vực kinh tế 12 Bảng 2.10 Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng phân theo 69 khu vực kinh tế 13 Bảng 2.11 Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ phân theo khu 70 vực kinh tế 14 Bảng 2.12 GDP và cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế 75 15 Bảng 2.13 Cơ cấu lao động khu vực tư nhân phân theo ngành 79 16 Bảng 2.14 Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường 80 tỉnh Phú Thọ 17 Bảng 2.15 Cơ cấu GDP khu vực KTTN phân theo ngành ii 81 DANH MỤC CÁC HỘP STT 1 Bảng Nội dung Hộp 1.1 Hai phong cách làm việc khác nhau tại doanh Trang 18 nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước 2 Hộp 1.2 Kinh tế tư nhân cần một chính sách đồng bộ 30 3 Hộp 2.1 Luật doanh nghiệp 2005 – sân chơi bình đẳng cho 41 mọi doanh nghiệp 4 Hộp 2.2 Động lực để phát triển kinh tế tư nhân 43 5 Hộp 2.3 Công ty lâm nghiệp Tam Thắng với công trình 52 trồng rừng nguyên liệu chất lượng cao 6 Hộp 2.4 Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Việt Lâm: 55 “Lối nhỏ” thành “đường lớn” 7 Hộp 2.5 Công ty Việt Đức: Doanh nghiệp trẻ đất Phủ Lâm 63 8 Hộp 2.6 Tác động của Luật Doanh nghiệp tới đời sống 75 doanh nhân 9 Hộp 2.7 Những sai phạm phổ biến tại doanh nghiệp tư nhân iii 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới 25 năm qua ở nước ta là đã hình thành nền kinh tế thị trường (KTTT) với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó, có thành phần kinh tế tư nhân (KTTN). Sự ra đời và phát triển của KTTN đã tạo nên luồng gió mới, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Là một bộ phận của kinh tế Việt Nam, KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng doanh nghiệp cũng như hiệu quả kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế KTTN ở Phú Thọ còn nhiều hạn chế, yếu kém, như: công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, vốn và quy mô nhỏ, manh mún, tình trạng vi phạm pháp luật, trốn thuế, kinh doanh trái phép và gian lận thương mại vẫn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, việc tìm giải pháp để hạn chế những tồn tại này, thúc đẩy KTTN phát triển trong những năm tới là hết sức cần thiết. Đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ” mà tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị là nhằm góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra đó. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế được công bố đề cập về sự tồn tại khách quan, vai trò và vị trí, những giải pháp để phát triển KTTN trong quá trình xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong đó những bài viết liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài có thể kể đến như: 1 - “Sở hữu tư nhân và KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”; GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền, PGS.TS Nguyễn Quốc Tế, TS Lương Minh Cừ (đồng chủ biên), nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, năm 2006. Trong tác phẩm này các tác giả phân tích sâu sắc những luận cứ khoa học về sự tồn tại khách quan của sở hữu tư nhân và KTTN cùng những giải pháp phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN. - “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới, thực trạng và những vấn đề đặt ra”, của Đinh Thị Thơm, nhà xuất bản Khoa học – Xã hội, năm 2005. Nội dung chủ yếu của tác phẩm này là nhấn mạnh đến quá trình tồn tại và phát triển KTTN ở Việt Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng với việc phân tích những thành tựu đạt được, những yếu kém cần khắc phục. - “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập”, PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai, nhà xuất bản Thế Giới, năm 2005. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã đưa ra cái nhìn khách quan về KTTN, những ưu thế và hạn chế của nó; phân tích đánh giá vai trò của khu vực KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. - “Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, PGS. Mai Tết, Nguyễn Văn Tuất, Th.S Đặng Danh Lợi, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2006. Các tác giả đã phân tích tính tất yếu khách quan của sở hữu tư nhân và KTTN trong nền kinh tế của nước ta, chỉ ra xu hướng vận động và giải pháp phát triển sở hữu tư nhân, KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. - “Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội”, TS Nguyễn Minh Phong (chủ biên)”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2004. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích đặc điểm, thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển KTTN ở Hà Nội, những quan điểm và giải pháp có tính đặc thù cho sự phát triển của KTTN ở Hà Nội. 2 - “Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Sáng, năm 2009. Trong luận án của mình tác giả đã đi vào khảo sát, phân tích những doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong giai đoạn 1986 – 2000 đặc biệt là sau khi luật Doanh nghiệp ra đời hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra xu hướng vận động và phát triển của KTTN thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - “Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ ở thành phố Hải Phòng”, luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Trần Quang Tuấn, năm 2009. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với KTTN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng và chỉ ra những bất cập và những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTN trong lĩnh vực thương mai, dịch vụ của thành phố Hải Phòng. - “Kinh tế tư nhân Phú Thọ - thức dậy một tiềm năng”, của Đào Văn Phùng, tạp chí Kinh tế và dự báo, số 09, năm 2005. Trong bài báo của mình, tác giả khẳng định, Phú Thọ đã và đang từng bước khẳng định mình trên con đường phát triển chung của cả nước. Kinh tế - xã hội của tỉnh luôn phát triển; các thành phần kinh tế phát triển mạnh và có nhiều đóng góp lớn cho tỉnh, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của KTTN. - “Đảng viên làm kinh tế tư nhân ở Phú Thọ”, của Phạm Văn Thuần, tạp chí Xây dựng Đảng, số 01, năm 2007. Tác giả cho thấy, tỉnh Phú Thọ đã sớm thống nhất được nhận thức và hành động để phát huy vai trò của đảng viên làm KTTN. Các doanh nghiệp do đảng viên làm chủ hoạt động có hiệu quả và khẳng định được chỗ đứng của mình, đóng góp không nhỏ cho ngân sách của tỉnh, góp phần khôi phục một số ngành nghề truyền thống. Tác giả cũng chỉ ra một số khó khăn về quy mô, tài chính, quản lý, đặc biệt về việc 3 thành lập tổ chức đảng trong các doanh nghiệp do đảng viên lãnh đạo. Các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập đến những vấn đề về vị trí, vai trò của KTTN, đánh giá sự phát triển và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển KTTN. Tuy nhiên, các công trình chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu đến năm 2007 và chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu về phát triển KTTN tỉnh Phú Thọ dưới giác độ một luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài “Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ” sẽ tiếp tục cập nhật số liệu, bổ sung và phát triển các kết quả nghiên cứu trên và phân tích một cách có hệ thống, đồng thời đưa ra những luận cứ, giải pháp có tính khả thi để phát triển KTTN của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: + KTTN trong nền KTTT có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? Để KTTN phát triển mạnh mẽ, đúng hướng thì cần phải có những điều kiện gì? + Thực trạng phát triển KTTN ở tỉnh Phú Thọ như thế nào? Xu hướng phát triển của KTTN ở Phú Thọ trong những năm tới ra sao? + Cần phải có những biện pháp gì để thúc đẩy KTTN ở tỉnh Phú Thọ phát triển theo quỹ đạo của Nhà nước và nâng cao hiệu quả? - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, phương pháp luận cũng như thực tiễn đối với sự phát triển KTTN cả nước nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Phú 4 Thọ từ năm 2000 đến nay. + Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTTN ở tỉnh Phú Thọ hiệu quả hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN với các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong nền KTTT hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: do sự phát triển của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn hạn chế nên luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu sự phát triển của KTTN trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Phú Thọ + Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại; các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển KTTN. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, lô gíc và lịch sử. Gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Trong luận văn, người viết sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng đơn lẻ, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc để nghiên cứu từ đó tìm ra bản chất các hiện 5 tượng và quá trình về phát triển KTTN, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. - Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp phân tích tổng hợp được tiến hành thông qua các công đoạn: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết quả phân tích. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua, những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại, trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng và giải pháp phát triển KTTN của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê so sánh Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về KTTN của tỉnh và các địa phương khác trong những năm từ 2000 đến nay để so sánh và xử lý các số liệu và rút ra các kết luận. - Phương pháp lôgic – lịch sử Trong luận văn, tôi dùng phương pháp lôgic – lịch sử để bài viết vừa mang tính liên tục kế thừa của các công trình nghiên của các tác giả về phát triển KTTN theo một chiều dọc của thời gian, vừa có tính quan hệ mật thiết giữa cái chung và cái riêng giữa các các công trình nghiên cứu khác nhau theo chiều ngang của không gian. Nghĩa là, lịch sử không chỉ là các sự kiện mà là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan trọng và có ý nghĩa hơn, bản chất hơn, quy luật hơn, và sâu sắc hơn. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho việc phát triển KTTN của tỉnh. - Đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng phát triển KTTN tỉnh Phú Thọ từ năm 2000 đến nay trên cả hai mặt thành tựu và hạn 6 chế. + Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiệu quả hơn. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Phú Thọ 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƢỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và bản chất của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN 1.1.1. Khái niệm sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân 1.1.1.1. Sở hữu tư nhân Sở hữu là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa cơ bản của kinh tế chính trị học. Nếu chiếm hữu là hoạt động có tính tự nhiên của con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên để tạo ra của cải, thì sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu. Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính lịch sử cụ thể của con người những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và phi xản xuất. Cụ thể hơn, sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệu sản xuất đó. [39] Nội dung của sở hữu luôn được xem xét trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa chủ thể sở hữu với đối tượng sở hữu và quan hệ người với người trong quá trình sản xuất. Về mối quan hệ thứ nhất: quan hệ giữa chủ thể sở hữu với đối tượng sở hữu. Ở đây chủ sở hữu thường có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản, trong đó chiếm hữu được coi là hình thức và nội dung đầu tiên của sở hữu. Còn đối tượng của sở hữu bao giờ cũng đa dạng và khác nhau về chủng loại. Nhìn chung, trong quá trình phát triển của lịch sử, đối tượng sở hữu luôn có sự thay đổi để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với sự vận động của phương thức sản xuất. Trong xã hội hiện đại, đối 8 tượng sở hữu trở nên đa dạng và phong phú hơn: từ đồ vật tiêu dùng đến tư liệu sản xuất; từ đối tượng sở hữu hữu hình đến sở hữu vô hình (như: trí tuệ, thông tin, bí quyết công nghệ, thương hiệu,…); từ hàng hóa đồ vật cá nhân đến hàng hóa công cộng…Thực tiễn này cho thấy, việc coi sở hữu đồng nghĩa với sở hữu tư liệu sản xuất là cách tiếp cận còn phiến diện, là không phù hợp với cuộc sống hiện nay. Xét về mối quan hệ thứ hai, tức là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, đó là mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệu sản xuất ấy. Chủ nghĩa Mác – Lênin coi sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với người, giữa các giai cấp, giữa các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội. Quan hệ này thay đổi tùy theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội trong đời sống xã hội. Chính những quan hệ mới này là những quan hệ kinh tế về sở hữu mang tính chất kinh tế - xã hội và quy định trước hết các hình thức phân phối tài sản, sản phẩm thu nhập giá trị giữa các chủ sở hữu. Khi coi sở hữu là quan hệ xã hội của sự chiếm hữu, cần phải xem xét nó ở hai bình diện là nội dung pháp lý và nội dung kinh tế của sở hữu. Nội dung pháp lý của sở hữu quy định đối tượng của sở hữu thuộc quyền của ai. Nội dung kinh tế của sở hữu thể hiện một hệ thống các quan hệ kinh tế rất phức tạp giữa con người với con người, các tập thể người với nhau trong việc vận dụng khai thác các nguồn lực kinh tế - xã hội. Quan hệ sở hữu cũng không thể tách rời quan hệ tổ chức, quản lý, phân phối được thể hiện qua quan hệ lợi ích kinh tế. Trong xã hội hiện đại, phần lớn các quan điểm đều cho rằng, mặc dù rất phong phú, đa dạng, những trên thực tế chỉ tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Ở nước ta, đại hội IX 9 của Đảng xác định, hiện nay có ba hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Nhận thức được tính đa dạng, phong phú của sở hữu và tìm cách vận dụng chúng là đòn bẩy quan trọng để mở đường thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Bản chất của sở hữu trong CNXH là góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, là phát triển lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống người dân. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc nhận thức sở hữu theo tư duy mới là vấn đề quan trọng để phát huy bản chất, vai trò động lực của sở hữu trong quá trình xây dựng CNXH. Theo điều 211 Bộ luật dân sự (năm 2005): sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. [13,trang 102]. Theo khái niệm trên thì sở hữu tư nhân bao gồm hai lĩnh vực: thứ nhất, lĩnh vực tiêu dùng cá nhân, mà ta thường hiểu là: sở hữu cá nhân; thứ hai, lĩnh vực sở hữu về các nguồn lực được đưa vào sản xuất, mà ta hiểu là: sở hữu tư nhân. Khái niệm này đã khắc phục được quan niệm trước đây cho là: sở hữu tư nhân đồng nghĩa với sở hữu tư bản tư nhân. Thực tế cho thấy: sở hữu cá thể, tiểu chủ và sở hữu tư bản tư nhân tuy khác nhau về trình độ song có chung bản chất, đó là sở hữu tư nhân. Trước đây, khái niệm sở hữu tư nhân thường khó chấp nhận hơn sở hữu cá nhân, điều đó bắt nguồn từ hệ tư tưởng truyền thống. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học thường cho rằng chính khái niệm sở hữu tư nhân mới là hiện thực, vì nó có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh nói chung. Trong khi đó, sở hữu cá nhân đặc trưng cho tiêu dùng cá nhân, là hình thức sở hữu đơn sơ chưa có tác dụng nhiều đến thúc đẩy sản xuất. Thực chất xét về nguồn gốc lịch sử, sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu tồn tại lâu đời qua nhiều phương thức sản xuất, chúng là hệ quả quan trọng và 10 trực tiếp của quyền tự do cá nhân, quyền được phát huy mọi tiềm năng vốn có của mỗi cá nhân. Kể từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp, thực tiễn cho thấy khó có thể thay thế sở hữu tư nhân bằng một động lực nào đó có thể lớn hơn hoặc bằng nó trong phát triển kinh tế. Chỉ trong một thời gian ngắn, cùng với sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, loài người đã có những bước tiến khổng lồ về thành tựu kinh tế. Cho đến nay, những động lực do sở hữu tư nhân tạo ra vẫn phát huy mạnh mẽ vai trò của nó. Như vậy, có thể hiểu sở hữu tư nhân như sau: Sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất - kinh doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân. 1.1.1.2. Kinh tế tư nhân Thuật ngữ kinh tế tư nhân tùy thuộc vào những cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến những khái niệm khác nhau. Ở các nền kinh tế thị trường phát triển, mọi hoạt động kinh tế nếu không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân. Ở Trung Quốc, khu vực kinh tế tư nhân cùng lúc được hiểu là: - Khu vực phi nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước, cả trong công nghiệp và nông nghiệp. - Khu vực phi nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước, nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp. - Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể. - Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp nước ngoài. 11 - Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu nhà nước nhưng loại trừ các hộ cá thể (có ít hơn 8 công nhân) [41, trang 17] Trong những trường hợp cụ thể khi sử dụng những khái niệm trên, số liệu thống kê thường chênh lệch nhau khá lớn. Theo Kornai Janos, nhà kinh tế học người Hungary, tác giả của cuốn sách “Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường”, thì khu vực kinh tế tư nhân là những gì thuộc về: kinh tế hộ gia đình, xí nghiệp tư nhân chính thức, xí nghiệp tư nhân phi chính thức hoạt động như một đơn vị “kinh tế ẩn” và thậm chí bất kể sử dụng tài sản của tư nhân vào việc hữu ích nào. [11, trang 20] Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân: - Theo nghĩa rộng, khu vực KTTN là khu vực dân doanh bao gồm các doanh nghiệp tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hay 100% vốn. Cách hiểu trên sẽ đánh giá tương đối chính xác tiềm năng của khu vực KTTN, tuy nhiên thường gặp khó khăn trong thống kê, khi không phân biệt được phần vốn góp của nhà nước trong các liên doanh cũng như các công ty cổ phần mà nhà nước góp vốn. - Theo nghĩa hẹp, khu vực KTTN là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu thống kê thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành ba khu vực: khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) - Theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện trong Đại hội toàn quốc lần thứ XI (1/2011), Đảng ta khẳng định, phải “hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình KTTN ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật” [40] 12 Từ những cách hiểu trên và sự tiếp cận quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân như sau: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân. Các loại hình kinh doanh của KTTN đều có điểm chung là dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh. Ở nước ta, KTTN gồm hai bộ phận sau: - Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp của tư nhân, hoạt động chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, là đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình. Kinh tế cá thể, tiểu chủ tồn tại độc lập dưới hình thức: xưởng thợ gia đình, công ty tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, hộ làm kinh tế trang trại, hoặc tham gia liên doanh, liên kết với các loại hình kinh tế khác. - Hai là, kinh tế tư bản tư nhân: đây là loại hình kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của một hay nhiều chủ, có sử dụng lao động làm thuê, hoạt động một cách độc lập, trong đó chủ thể tư bản đồng thời là chủ doanh nghiệp. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Trên thực tế, việc phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay là không đơn giản, bởi sự vận động biến đổi và phát triển không ngừng của chúng. Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam ban hành năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 – 07 – 2006, các loại hình doanh nghiệp được phân biệt như sau: 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng