Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở việt nam...

Tài liệu Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở việt nam

.PDF
130
172
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------------ HÀ VĂN ĐỔNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ HỘP ii MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 9 THỊ TRƯỜNG RÚT NGẮN TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường. 9 1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trƣờng 9 1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của kinh tế thị trƣờng 10 1.1.3. Ƣu thế và khuyết tật của kinh tế thị trƣờng 13 1.1.4. Tính tất yếu phát triển kinh tế thị trƣờng đối với các quốc gia đi 18 1.2. Một số mô hình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn trên thế 20 sau giới. 1.2.1. Mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn cổ điển (Mô hình 20 của Nhật Bản) 1.2.2. Mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn hiện đại (Mô hình 22 của NICs Châu Á) 1.3. Điều kiện phát triển kinh tế thị trường và kinh tế thị trường rút 24 ngắn. 1.3.1. Điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng 24 1.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn 28 Chương 2: KHẢ NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 34 THỊ TRƯỜNG RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM 2.1. Cơ sở cho sự phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam. 34 2.1.1. Bối cảnh quốc tế 34 2.1.2. Tình hình trong nƣớc 35 2.1.3. Tƣ tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển rút ngắn 37 2.1.4. Điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam 39 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam. 42 2.2.1. Quá trình tạo lập các điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút 43 ngắn ở Việt Nam 2.2.2. Tiếp cận các tiêu chí kinh tế thị trƣờng hiện đại của Việt Nam 57 2.3. Đánh giá chung những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong 76 quá trình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam. 2.3.1. Những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng 76 2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng 80 rút ngắn ở Việt Nam Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN 86 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG RÚT NGẮN Ở VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh quốc tế mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế thị 86 trường rút ngắn ở Việt Nam. 3.1.1. Bối cảnh quốc tế mới 86 3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc 88 3.2. Quan điểm định hướng thực hiện phát triển kinh tế thị trường rút 90 ngắn ở Việt Nam. 3.2.1. Phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn phải góp phần thực hiện 90 định hƣớng XHCN 3.2.2. Phát triển khoa học - công nghệ, nhanh chóng tiếp cận và phát 90 triển kinh tế tri thức là chìa khóa để phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn 3.2.3. Tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực là điều kiện đặc biệt quan 91 trọng để phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn 3.2.4. Hoàn thiện cơ chế, thể chế là khâu đột phá trong thực hiện phát 92 triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn 3.2.5. Thành công của phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn chỉ đƣợc thực hiện thông qua nỗ lực của Đảng, Nhà nƣớc và sự đồng thuận của ngƣời dân 93 3.3. Giải pháp thực hiện phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt 94 Nam 3.3.1. Tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế thị trƣờng 94 3.3.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính 98 3.3.3. Đẩy nhanh cải cách DNNN, xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế 102 theo định hƣớng thị trƣờng 3.3.4. Tự do hóa lao động 106 3.3.5. Đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính 109 3.3.6. Đẩy mạnh chống tham nhũng 112 3.3.7. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu 115 KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tiếng Việt NGHĨA ĐẦY ĐỦ TT VIẾT TẮT 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 CNTB Chủ nghĩa tƣ bản 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 4 ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam 5 HTX Hợp tác xã 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 7 TBCN Tƣ bản chủ nghĩa 8 TBD Thái Bình Dƣơng 9 XHCN Xã hội chủ nghĩa Các từ viết tắt Tiếng Anh TT NGHĨA ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 AFTA Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN 2 APEC Hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng 3 ASEAN Hội hiệp các quốc gia Đông Nam Á 4 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 5 GNP Tổng sản phẩm quốc dân 6 EC Uỷ ban Châu âu 7 EU Liên minh Châu âu 8 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 9 FTA Khu vực mậu dịch tự do 10 IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế 11 JPY Yên Nhật 12 NICs Các quốc gia công nghiệp mới 13 PPP Ngang giá sức mua 14 R&D Nghiên cứu và triển khai 15 USD Đô la Mỹ 16 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới 17 WB Ngân hàng thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG TT NỘI DUNG TRANG 1 Bảng số 2.1: Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép từ 1988 đến 2009 phân theo ngành kinh tế 49 2 Bảng số 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia 51 3 Bảng số 2.3: Chỉ số tự do kinh tế các nƣớc khu vực Châu Á TBD năm 2008 62 4 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trƣởng GDP từ năm 1986 đến năm 2009 77 DANH MỤC CÁC BIỂU TT NỘI DUNG TRANG 1 Biểu đồ 1: Diễn biến chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam 65 2 Biểu đồ 2: Sự mở rộng tự do kinh tế ở một số nƣớc chuyển đổi giai đoạn 1993-2008 (Tỷ lệ %) 66 3 Biểu đồ 3: Điểm số tự do kinh tế và GDP/ngƣời 67 4 Biểu đồ 4: Mức độ tự do kinh tế và GDP/ngƣời theo PPP Việt Nam từ 1995-2008 68 5 Biểu đồ 5: Diễn biến chỉ số tự do kinh tế, lạm phát và giảm nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng ở Việt Nam giai đoạn 19932008 (tỷ lệ %) 70 DANH MỤC CÁC HỘP TT NỘI DUNG TRANG 1 Hộp 2.1: Năm tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trƣờng của EC 58 2 Hộp 2.2: Sáu tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trƣờng của Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ 59 3 Hộp số 3.1: Những thành tựu chƣa từng có 100 4 Hộp số 3.2: Phát triển thị trƣờng lao động Việt Nam thời WTO 107 5 Hộp số 3.3: Tình hình chống tham nhũng 113 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đến nay, sau 25 năm, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội: Kinh tế tăng trƣởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc đẩy mạnh, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, vị thế nƣớc ta trên trƣờng quốc tế không ngừng đƣợc nâng cao. Những thành tựu đó chứng tỏ đƣờng lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ra đời gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo. Tuy mới đƣợc xây dựng và đã có những bƣớc phát triển đáng kể trong nhận thức về kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, song đây vẫn là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp đòi hỏi phải tiếp tục có những nghiên cứu để làm rõ hơn nữa sự phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Trên thế giới, đã từng có những con đƣờng phát triển kinh tế thị trƣờng khác nhau nhƣ: Phát triển kinh tế thị trƣờng theo con đƣờng tuần tự - cổ điển của các nƣớc Âu - Mỹ; phát triển kinh tế thị trƣờng theo con đƣờng rút ngắn cổ điển của Nhật Bản; và cuối cùng là con đƣờng phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn hiện đại của NICs Châu Á cách chúng ta chƣa lâu. Nhƣ vậy, có thể thấy tồn tại khả năng phát triển theo gia tốc tăng dần và rút ngắn khoảng cách trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng đang ngày càng phát huy tác dụng, cho phép một quốc gia đi sau có thể phát triển đuổi kịp và bứt phá vƣợt lên trƣớc. Đối với Việt Nam, một quốc gia phát triển kinh tế thị trƣờng đi sau dĩ nhiên càng chịu áp lực mạnh mẽ của quy luật tăng tốc và phát triển rút ngắn. Tuy nhiên, ngày nay Việt Nam không thể lặp lại con đƣờng của các nƣớc Âu - Mỹ hay Nhật Bản, càng không thể áp dụng nguyên mẫu con đƣờng của NICs, vì điều kiện thực tế của chúng ta cũng nhƣ tác động của bối cảnh thời đại đã có nhiều thay đổi. Trƣớc những yêu cầu đòi hỏi của điều kiện lịch sử Việt Nam cũng nhƣ yêu cầu mới của thời đại, Việt Nam cần phải lựa chọn con đƣờng phát triển kinh tế thị trƣờng làm sao có thể kết hợp và lồng ghép thành công hai quá trình phát triển là: Chuyển từ tình trạng nông nghiệp - chậm phát triển và kế hoạch tập trung - phi thị trƣờng sang công nghiệp hóa - thị trƣờng; đồng thời phải nhanh chóng bắt kịp sự chuyển sang thời đại hậu công nghiệp và kinh tế tri thức. Do đó, phát triển kinh tế 1 thị trƣờng ở Việt Nam phải là sự chủ động nắm bắt và thực hiện con đƣờng phát triển rút ngắn - phi cổ điển và phát triển theo phƣơng thức đi tắt đón đầu sự phát triển của nhân loại trong sự khác biệt với con đƣờng phát triển đã diễn ra trong lịch sử. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế thị trường rút ngắn ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Kinh tế thị trƣờng - xét cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn - đã đƣợc hình thành, phát triển và kiểm nghiệm ở các quốc gia phát triển. Vào nửa sau của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển sang kinh tế thị trƣờng và sự thiết lập cơ chế thị trƣờng ở các nƣớc thuộc địa sau khi giành đƣợc độc lập. Từ cuối thập niên bảy mƣơi, đầu thập niên tám mƣơi của thế kỷ XX, hàng loạt quốc gia áp dụng mô hình kinh tế Xô viết đã cảm nhận đƣợc sự bất ổn của mô hình này và chuyển sang mô hình kinh tế thị trƣờng với những cách thức và bƣớc đi khác nhau. Trong xu thế chung của thời đại, Việt Nam đang từng bƣớc chuyển đổi nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia có điểm xuất muộn nên phát triển kinh tế thị trƣờng - mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ cần lựa chọn con đƣờng phát triển kinh tế thị trƣờng nhƣ thế vừa phù hợp với đặc điểm riêng vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Do đó, phát triển nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam sẽ có những đặc thù riêng. Đây là mô hình kinh tế thị trƣờng có nhiều nét mới, độc đáo. Vì vậy, nhiều vấn đề, về lý luận cũng nhƣ thực tiễn cần làm sáng tỏ và nghiên cứu sâu hơn. Hiện nay, ở ngoài nƣớc cũng nhƣ ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh khác nhau về kinh tế thị trƣờng, điển hình nhƣ: - A. J. Isachsen, C.B. Hamilton, T. Gylfason (1993): Tìm hiểu nền kinh tế thị trường, Nxb Đại học Oxford. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc về cơ chế vận hành của nền kinh tế kế hoạch hóa và so sánh nó với kinh tế thị trƣờng. Các tác giả đã luận giải về các quy luật của kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh những khó khăn nảy sinh trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng. Những vấn đề quan trọng của quá trình chuyển đổi ở các nƣớc Đông Âu nhƣ: tƣ nhân hóa, vai trò của chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách môi trƣờng và thƣơng mại quốc tế... đƣợc lựa chọn để nghiên cứu điển hình. 2 - Radke Detlef (1994): Nền kinh tế thị trường xã hội Đức, Nxb Frank Cass. Cuốn sách nghiên cứu về hệ thống kinh tế của Cộng hòa liên bang Đức, nền kinh tế thị trƣờng xã hội. Tác giả đã mô tả các thành tố của hệ thống kinh tế này để đảm bảo tính mở, năng động, hiệu quả, ổn định và cân bằng xã hội. Nghiên cứu trƣờng hợp nƣớc Đức, tác giả muốn làm rõ tính đặc biệt của mô hình kinh tế đang áp dụng ở Đức. - Osman Suliman (1998): Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc, Nxb Quorum Books, Hoa Kỳ. Đây là công trình nghiên cứu quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng XHCN. Các tác giả khẳng định tính độc đáo và chƣa có tiền lệ của mô hình kinh tế này. Dƣờng nhƣ những đặc điểm đặc sắc của cải cách kinh tế ở Trung Quốc thể hiện sự rút kinh nghiệm từ cách tiếp cận kiểu “big bang” ở các nƣớc Đông Âu. Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề nhƣ chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách các khu vực (thành phần) kinh tế và chiến lƣợc phát triển bền vững trong quá trình cải cách và những thách thức có thể Trung Quốc phải đối mặt. - Blanco Milanovic (1998): Thu nhập, bất bình đẳng và nghèo đói trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường, Ngân hàng thế giới xuất bản. Cuốn sách đề cập đến những biến động lớn về kinh tế trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc Đông Âu, Trung Á; những ảnh hƣởng của chuyển biến kinh tế này tới vấn đề thu nhập, bất bình đẳng và nghèo đói ở những nƣớc này. Tác giả nêu một số đề xuất về chính sách xã hội liên quan đến chế độ lƣơng hƣu, bảo hiểm thất nghiệp, khu vực kinh tế phi chính thức và các chính sách an sinh xã hội có thể áp dụng để giải quyết vấn đề nảy sinh. - Viện Kinh tế thế giới (1994): Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới (Chủ biên: PGS.TS. Lê Văn Sang). Đây là cuốn sách có nhiều nhà khoa học Việt Nam tham gia viết và biên tập. Xuất phát từ nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển kinh tế thị trƣờng trên thế giới, các tác giả đã khái quát những vấn đề chung, mang tính quy luật của quá trình này. Từ đó, các tác giả đi sâu phân tích những mô hình kinh tế thị trƣờng tiêu biểu trên thế giới. Cuốn sách đã cung cấp những những kiến thức cơ bản, toàn diện để nhận diện nền kinh tế thị trƣờng. 3 - PGS.TS. Hà Huy Thành cùng các cộng sự cũng đã bàn về Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006). Các tác giả bắt đầu từ việc nghiên cứu về kinh tế thị trƣờng và thể chế kinh tế thị trƣờng, từ khái niệm, cấu trúc… đến những mô hình tiêu biểu ở các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Các tác giả đã dành nhiều công sức để nghiên cứu thể chế kinh tế thị trƣờng XHCN Trung Quốc, từ nhận thức lý luận đến các hoạt động thực tiễn nhằm xây dựng thể chế kinh tế này. - TS. Đinh Văn Ân - TS. Lê Xuân Bá khi bàn về vấn đề: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2006) cũng đã có ý kiến về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Các nhà khoa học này bắt đầu từ việc nghiên cứu các khái niệm nhƣ: thể chế, thể chế kinh tế, trong đó trọng tâm là khái niệm thể chế kinh tế thị trƣờng. Các nhà khoa học luận giải sự cần thiết xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng và trình bày kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực thi các mô hình thể chế kinh tế thị trƣờng của các nƣớc phát triển, mô hình “phát triển độc đoán” ở một số nƣớc Đông Á và Đông Nam Á; mô hình thể chế “CNXH thị trƣờng” ở những nƣớc theo “con đƣờng thứ ba”; “cải cách thể chế kinh tế” ở một số nƣớc Đông Âu; cải cách hệ thống thể chế kinh tế nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc. Từ đó, các tác giả đã nêu ra các đặc trƣng của nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc. Tiếp đó, các tác giả trình bày quá trình tìm kiếm mô hình Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam thể hiện thông qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc các khoá VI, VII, VIII, IX và X của Đảng CSVN. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ nêu ra đƣợc một số đặc trƣng của mô hình Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, còn bản thân khái niệm này lại không đƣợc nêu ra. - PGS. TS. Nguyễn Cúc - PGS. TS. Kim Văn Chính cũng đã bàn về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam trong cuốn sách Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (sách chuyên khảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội - 2006). Tên cuốn sách cho thấy chủ đề chính là Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước nhƣng không thể không bàn bàn đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 4 - PGS.TS. Phạm Văn Dũng (chủ biên): Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009. Cuốn sách đã làm rõ tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn, các vấn đề trong phát triển kinh tế thị trƣờng và đặc biệt là đã nêu lên một số suy nghĩ về mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng Việt Nam. - PGS.TS. Phạm Văn Dũng (chủ biên): Tính phổ biến và tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009. Cuốn sách đã nêu ra bản chất, đặc trƣng chủ yếu của kinh tế thị trƣờng; chỉ rõ kinh tế thị trƣờng là một phƣơng tiện chính yếu không thể thay thế trong quá trình phát triển; đặc điểm hình thành và vận động của nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam; tính phổ biến, tính đặc thù trong phát triển kinh tế thị trƣờng và khả năng vận dụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. - GS.TS. Vũ Đình Bách (chủ biên): Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách nghiên cứu, giúp hiểu rõ hơn về kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đồng thời cũng làm rõ quá trình nhận thức và xây dựng mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. - GS.TS. Tô Xuân Dân - TS. Hoàng Xuân Nghĩa (2007), Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết đã nêu lên tính tất yếu phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nêu lên bản chất và nội hàm của mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. - Lê Xuân Đình (2008), Hướng tới nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết nêu lên mối quan hệ giữa hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng, đặc trƣng; so sánh kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trƣờng hiện đại; Các giải pháp phát triển kinh tế thị trƣờng hiện đại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. - GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2007), Tiếp tục đổi mới tư duy trong xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết đã nêu lên quá trình hình thành và phát triển tƣ duy về kinh tế thị trƣờng của Đảng ta; những nội dung cần thực hiện để tiếp tục đổi mới tƣ duy lý luận về kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. 5 - Lê Xuân Tùng (2007), Những đột phá tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí Cộng sản điện tử. Bài viết nêu lên sự hình thành và phát triển tƣ duy lý luận về kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta là một quá trình lâu dài, đƣợc thể hiện bắt đầu từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng. Những công trình đề cập trên đã có những nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trƣờng, nhƣng lại chƣa công trình nào bàn cụ thể về con đƣờng phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam theo hƣớng phát triển rút ngắn. Bởi vậy, nghiên cứu của tác giả về phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam nhằm làm rõ khía cạnh này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn; cơ sở và điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam, từ đó đƣa ra những giải pháp phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam trong những năm tới. Nhiệm vụ: - Trình bày khái lƣợc một số mô hình kinh tế thị trƣờng rút ngắn trên thế giới và khái quát những cơ sở và điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn. - Phân tích, đánh giá cơ sở, điều kiện thực hiện phát triển kinh tế thị trƣờng theo con đƣờng rút ngắn ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng theo con đƣờng phát triển rút ngắn ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình thực hiện phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác 6 Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phƣơng pháp của kinh tế học hiện đại để nghiên cứu. Phƣơng pháp luận này đòi hỏi phải xem xét sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trƣờng một cách khách quan, theo các quy luật; phải đặt kinh tế thị trƣờng trong mối liên hệ phổ biến, chịu sự tác động của nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... và không ngừng vận động, phát triển. Đồng thời, để nghiên cứu phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn, cần xuất phát từ nghiên cứu một số mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề tài làm rõ nội hàm, điều kiện và các giải pháp thực hiện phát triển rút ngắn nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đƣợc cụ thể bằng một loạt các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: trừu tƣợng hoá khoa học; phân tích và tổng hợp; lô gích và lịch sử; thống kê… Để làm rõ nội hàm, điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn, trƣớc hết đề tài bắt đầu từ việc nghiên cứu bản chất, các đặc trƣng, ƣu việt, các khuyết tật và một số mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng trên thế giới và tính tất yếu đối với các quốc gia phát triển sau nhƣ Việt Nam. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng nhằm cung cấp những hiểu biết trung thực, khách quan về kinh tế thị trƣờng. Đồng thời với phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lô gích đƣợc sử dụng để làm rõ bản chất, các quy luật vận động, phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Sử dụng kết hợp phƣơng pháp lô gích và phƣơng pháp lịch sử đƣợc thể hiện tập trung nhất ở chƣơng 1. Phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ đề tài. Ở chƣơng 2, để làm rõ những vấn đề Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng hay không, Việt Nam đã tạo lập các điều kiện đó nhƣ thế nào, thành tựu và hạn chế trong thực hiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam, một số phƣơng pháp nghiên cứu khác đƣợc sử dụng: thống kê, phân tích định lƣợng... Các phƣơng pháp thực hiện đề tài: - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về đề tài này nhằm kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc; tìm ra những vấn đề chƣa đƣợc chú ý 7 nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc; xem xét các nhận xét, đánh giá, các kết luận trƣớc đây có còn phù hợp với điều kiện hiện nay hay không. - Tìm hiểu tình hình, số liệu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở phân tích tình hình, số liệu, rút ra các nhận xét đánh giá. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Nghiên cứu một cách khái quát về một số mô hình phát triển kinh tế thị trƣờng theo con đƣờng rút ngắn trên thế giới; hệ thống hóa về lý thuyết về phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn. - Nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam hiện nay. - Đƣa ra những giải pháp nhằm thực hiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam trong những năm tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chƣơng: Chương 1: Khái lƣợc quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn trên thế giới Chương 2: Khả năng và thực trạng phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam Chương 3: Quan điểm và giải pháp thực hiện phát triển kinh tế thị trƣờng rút ngắn ở Việt Nam 8 CHƢƠNG 1 KHÁI LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG RÚT NGẮN TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời là lịch sử phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phƣơng thức sản xuất xã hội. Khi lực lƣợng sản xuất phát triển, sản phẩm thặng dƣ xuất hiện, quan hệ trao đổi giữa các công xã, bộ tộc, bộ lạc bắt đầu hình thành; sản xuất hàng hóa bắt đầu từ đó. Nhƣng sản xuất hàng hóa ở thời kỳ đó hết sức sơ khai, mang tính ngẫu nhiên. Cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ hàng hóa - tiền tệ ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn trình độ, khi kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ - mà ở đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trƣờng thì kinh tế thị trƣờng xuất hiện. Nhƣ vậy, xét về mặt lịch sử, kinh tế thị trƣờng là sản phẩm tất yếu của sản xuất hàng hóa, của sự phát triển lực lƣợng sản xuất xã hội. Trong phƣơng thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và phƣơng thức sản xuất phong kiến, mặc dù lực lƣợng sản xuất từng bƣớc phát triển nhƣng vẫn chƣa thể có kinh tế thị trƣờng, vì mục đích của sản xuất vẫn là để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của ngƣời sản xuất; sản xuất mang tính khép kín. Đến chủ nghĩa tƣ bản, mục đích của sản xuất là cho “ngƣời khác”, cho xã hội; hoạt động sản xuất mang tính “mở” trên phạm vi địa phƣơng, khu vực và quốc gia nên kinh tế thị trƣờng mới xuất hiện và ngày càng phát triển. Do đó, sự hình thành, phát triển kinh tế thị trƣờng gắn liền với quá trình xã hội hóa sản xuất - xã hội hóa cả lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng đã trải qua kinh tế thị trƣờng tự do và đến kinh tế thị trƣờng hiện đại. Từ cách tiếp cận lịch sử hình, phát triển của kinh tế thị trƣờng, có thể hiểu: 9 Kinh tế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế đƣợc quy định bởi trình độ xã hội hóa sản xuất; là kiểu tổ chức xã hội về lao động, trong đó các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” đều thông qua thị trƣờng; các chủ thể kinh tế độc lập và lệ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh và hợp tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu giá trị gia tăng ngày càng nhiều hơn. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó các hoạt động kinh tế gắn chặt với nhau và với thị trường. Lực lƣợng sản xuất xã hội ngày càng phát triển, trình độ phân công lao động xã hội ngày càng cao thì các quan hệ kinh tế và thị trƣờng cũng ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp. Ngày nay, kinh tế thị trƣờng đã phát triển và phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường Thứ nhất, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế mang hình thức tiền tệ Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế tự nhiên chủ yếu là quan hệ hiện vật, còn chỉ trong nền kinh tế thị trƣờng, tiền tệ mới đƣợc sử dụng một cách phổ biến. Đây là đặc trƣng nổi bật của kinh tế thị trƣờng. Đặc trƣng này dẫn đến hàng loạt hệ quả tích cực. Khi đồng tiền đƣợc sử dụng phổ biến, trao đổi sản phẩm đƣợc thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của sản xuất và đời sống. Tiền tệ còn có chức năng thƣớc đo trí tuệ. Do đó, khi đồng tiền đƣợc sử dụng phổ biến, sản xuất có thƣớc đo, ngƣời sản xuất biết rõ đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh cái gì sẽ đạt hiệu quả. Khi những ngƣời sản xuất đều chuyển sang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng hiệu quả đối với họ sẽ làm hiệu quả của nền sản xuất tăng lên. Tiền tệ là hiện thân của giá trị, của của cải. Khi tiền tệ đƣợc sử dụng phổ biến, tiền tệ sẽ trở thành mục tiêu của hoạt động kinh tế. Các chủ thể kinh tế sẽ tập trung các hoạt động của mình vào lĩnh vực thu đƣợc nhiều giá trị (lợi nhuận), chỉ sản xuất một vài loại sản phẩm, thậm chí chỉ sản xuất ra chi tiết sản phẩm. Điều đó có nghĩa là phân công lao động xã hội sẽ ngày càng phát triển. Vì thế, mặc dù phân công lao động xã hội là điều kiện hình thành kinh tế thị trƣờng nhƣng khi hoạt động, kinh tế thị trƣờng lại tác động là nhân tố thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển. 10 Phân công lao động xã hội càng phát triển, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế càng cao. Tiền tệ còn có chức năng là phƣơng tiện cất trữ của cải. Do đó, trong nền kinh tế thị trƣờng, của cải thƣờng đƣợc cất trữ dƣới hình thái tiền tệ. Hình thức cất trữ này có nhiều ƣu điểm so với việc cất trữ các giá trị sử dụng. Vì thế, khi đồng tiền đƣợc sử dụng phổ biến, các chủ thể kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn để cất trữ của cải và tạo động lực cho hoạt động này. Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc nhƣợng quyền sử dụng đồng tiền của mình cho ngƣời khác có thể nhận đƣợc thu nhập. Càng tiết kiệm tiêu dùng trong hiện tại, càng có cơ hội để nâng cao thu nhập trong tƣơng lai. Điều đó tạo động lực tiết kiệm tiêu dùng, tăng đầu tƣ trong nền kinh tế. Khi tiền tệ đƣợc sử dụng phổ biến và trờ thành mục tiêu của các hoạt động kinh tế thì bất cứ nhu cầu nào cũng có thể đƣợc thỏa mãn thông qua thị trƣờng. Thứ hai, các nguồn lực được phân bổ khách quan, thông qua sự tác động của các quy luật thị trường Trong nền kinh tế tự nhiên, nhìn chung ngƣời sở hữu các nguồn lực thƣờng cũng là ngƣời sử dụng các nguồn lực đó. Chẳng hạn, ngƣời nông dân gia trƣởng sử dụng ruộng đất, trâu bò, cày bừa ... nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong gia đình mình. Điều này đƣợc lặp đi, lặp lại qua nhiều thế hệ. Nhƣ thế, việc phân bổ lại các nguồn lực ít khi đƣợc thực hiện và việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực diễn ra rất chậm chạp. Cũng vì vậy, nền kinh tế tự nhiên về bản chất là chậm phát triển. Trong cơ chế thị trƣờng, các quy luật thị trƣờng nhƣ quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu ... sẽ phân bổ các nguồn lực. Nguyên tắc phân bổ các nguồn lực của cơ chế thị trƣờng là hiệu quả. Ở đâu có các nguồn lực đƣợc sử dụng có hiệu quả, các quy luật thị trƣờng sẽ phân bổ các nguồn lực vào đó. Do vậy, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong cơ chế thị trƣờng cao hơn trong các cơ chế kinh tế khác. Thứ ba, giá trị, lợi nhuận tối đa trở thành động lực bên trong, chi phối hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường. 11 Trong nền kinh tế thị trƣờng, giá trị là hiện thân của cải nên mục tiêu quan trọng nhất của các hoạt động kinh tế là giá trị gia tăng, là lợi nhuận. Theo đuổi giá trị gia tăng, lợi nhuận trở thành động lực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. Để thực hiện mục tiêu đó, các doanh nghiệp có thể làm tất cả những gì có thể. Họ phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý ... để hạ thấp chí sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhƣng họ cũng có thể đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả ... Động lực giá trị gia tăng rất mạnh mẽ và không có giới hạn. Điều đó làm cho hoạt động kinh tế không ngừng đƣợc mở rộng về quy mô và nâng cao về trình độ; lực lƣợng sản xuất, trình độ kỹ thuật của nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhanh chóng. Thứ tư, quá trình phát triển kinh tế thị trường gắn liền với đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trƣờng dựa trên tính chất tƣ nhân của sản xuất, hay nói cách khác là dựa trên sự đa dạng hóa các chủ thể kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng phát triển càng cao, các loại chủ thể kinh tế hay các hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất càng đa dạng. Điều đó đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Đó là cho phép khai thác những tiềm năng đa dạng của nền kinh tế; tạo quan hệ cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lƣợng sản xuất, ngƣời tiêu dùng đƣợc quan tâm. Sự đa dạng của các hình thức sở hữu tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy tính chủ động sáng tạo, linh hoạt của các chủ thể kinh tế, đó là sự phản ứng nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trƣờng, thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động và có hiệu quả hơn. Thứ năm, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng, của xã hội. Việ đáp ứng các nhu cầu đó càng tốt bao nhiêu, ngƣời sản xuất càng có lợi 12 bấy nhiêu. Do đó, bản chất của kinh tế thị trƣờng là mở cửa, trên phạm vi địa phƣơng, khu vực và trên phạm vi quốc gia. Hàng hóa, vốn, sức lao động, công nghệ ngày càng đƣợc tự do lƣu thông trong mỗi nƣớc, với nƣớc ngoài, trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Khi phân tích về xu hƣớng quốc tế hóa đời sống kinh tế do sự phát triển đại công nghiệp sinh ra, Các Mác đã chỉ rõ: “Những ngành công nghiệp dân tộc cũ đã bị tiêu diệt và đang ngày càng bị tiêu diệt. Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ mà dùng những nguyên liệu đƣa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất và những sản phẩm làm ra không những đƣợc tiêu thụ ngay trong xứ mà còn đƣợc tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa”. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thúc đẩy xu hƣớng quốc tế hóa đời sống kinh tế lên trình độ cao hơn, hình thành xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế mà không một nƣớc nào có thể đứng ngoài, không một nƣớc nào có thể đóng cửa, xây dựng một cơ cấu kinh tế khép kín. Thứ sáu, kinh tế thị trường có đặc trưng riêng về văn hóa Điều kiện kinh tế của cơ chế thị trƣờng là cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ xã hội. Trong cơ chế thị trƣờng, con ngƣời có ứng xử riêng, không chỉ trong quan hệ kinh tế, mà trong cả trong các quan hệ khác. Trình độ phát triển kinh tế quyết định trình độ phát triển các mặt khác của đời sống xã hội. Trình độ phát triển của kinh tế thị trƣờng cao hơn kinh tế tự nhiên và cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung - bao cấp nên trình độ phát triển văn hóa của kinh tế thị trƣờng cũng cao hơn. Trong cơ chế thị trƣờng, con ngƣời năng động hơn, thực tế hơn. Điều đó tác động trở lại các hoạt động kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trƣờng nhanh và hiệu quả hơn. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, gắn liền hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mình. Bản sắc văn hóa đƣợc thể hiện đậm nét trong các mô hình kinh tế thị trƣờng. 1.1.3. Ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường 13 1.1.3.1. Những ưu thế của kinh tế thị trường Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trƣờng, kinh tế thị trƣờng có những ƣu thế hơn hẳn so với kinh tế tự nhiên và cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Một là, kinh tế thị trƣờng rất năng động. Bất kỳ nhu cầu nào xuất hiện, dù là nhu cầu cho sản xuất hay cho đời sống, cơ chế thị trƣờng sẽ hƣớng tới đáp ứng các nhu cầu đó. Những thay đổi của cung, của cầu lập tức đƣợc phản ánh ở giá cả; khi giá cả thay đổi lập tức tác động lại đến cung, đến cầu. Ƣu việt này góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ. Hai là, kinh tế thị trƣờng sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Sự tồn tại, phát triển của mọi chủ thể kinh tế đều phụ thuộc vào hiệu quả nên mọi hoạt động kinh tế đều phải tính toán hiệu quả. Các quy luật kinh tế đều đòi hỏi các hoạt động kinh tế phải có hiệu quả và góp phần nâng cao hiệu quả các nguồn lực. Ở đâu các nguồn lực đƣợc sử dụng hiệu quả hơn, cơ chế thị trƣờng sẽ phân bổ các nguồn lực vào đó. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong cơ chế thị trƣờng cao hơn trong cơ chế kinh tế tự nhiên, trong cơ chế quản lý kinh tế hành chính - bao cấp. Ba là, kinh tế thị trƣờng duy trì động lực mạnh mẽ cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lƣợng sản xuất. Động lực đó là giá trị, lợi nhuận. Vì giá trị không có giới hạn nên động lực này mạnh mẽ và không có giới hạn. Theo đuổi giá trị, lợi nhuận, các doanh nghiệp buộc phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, quan tâm tới ngƣời tiêu dùng ... Động lực này làm cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhanh, không giới hạn. Bốn là, kinh tế thị trƣờng loại bỏ đƣợc nhanh chóng những nhân tố lạc hậu, không hiệu quả; khuyến khích đƣợc các nhân tố tích cực, hiệu quả. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng