Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương cn nha trang....

Tài liệu Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng tmcp ngoại thương cn nha trang.

.PDF
99
30
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ THỊ THÚY ANH Đà Nẵng – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đỗ Thị Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 3 5. Những đóng góp khoa học của đề tài .................................................. 4 6. Kết cấu đề tài. ...................................................................................... 4 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ........................................................ 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................................... 8 1.1 THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ ........................................................................................................ 8 1.1.1 Khái niệm thị trường ngoại tệ ........................................................ 8 1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ................................................ 9 1.1.3 Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ ................................................. 13 1.2 PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................................... 16 1.2.1 Quan điểm phát triển KDNT của ngân hàng thương mại ........... 16 1.2.2 Nội dung phát triển KDNT của ngân hàng thương mại .............. 17 1.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại ....................................................................................................... 18 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại tệ của NHTM ............................................................................................................. 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHA TRANG................................................................................. 28 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH NHA TRANG .................................................................................. 28 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................... 28 2.1.2 Bộ máy quản lý ............................................................................ 29 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................... 30 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KDNT TẠI VCB NHA TRANG ................... 31 2.2.1 Đặc điểm của khách hàng, thị trường .......................................... 31 2.2.2 Các giải pháp phát triển KDNT VCB Nha Trang đang thực hiện... 32 2.2.3 Kết quả phát triển KDNT VCB Nha Trang đạt được .................. 34 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KDNT của VCB Nha Trang .... 54 2.2.5 Đánh giá chung về tình hình phát triển KDNT của VCB Nha Trang ............................................................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................. 64 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ, HẠN CHẾ RỦI RO TẠI VCB NHA TRANG. ..................... 66 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIETCOMBANK NHA TRANG ........................ 66 3.1.1 Định hướng chung của cả hệ thống Vietcombank ....................... 66 3.1.2 Định hướng của Vietcombank Nha Trang ................................... 66 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KDNT TẠI VCB NHA TRANG ................. 67 3.2.1 Đa dạng hóa các ngoại tệ kinh doanh và chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ ................................................................................................. 67 3.2.2 Thúc đẩy các sản phẩm có liên quan tới hoạt động KDNT của ngân hàng ................................................................................................................. 69 3.2.3 Giải pháp sử dụng sản phẩm phái sinh kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ ............................................................................................................ 74 3.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng ....... 77 3.2.5 Các giải pháp khác ....................................................................... 79 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KDNT CỦA NHTM ......................................................................................................................... 80 3.3.1. Đối với Nhà nước ........................................................................ 80 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ...................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NH Ngân hàng CN Chi nhánh KDNT Kinh doanh ngoại tệ TW Vietcombank Trung ương VCB Vietcombank NHNH Ngân hàng nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần VNĐ Việt Nam đồng VCB Nha Trang Vietcombank Nha Trang TG Tỉ giá TT Thanh toán TN Thu nhập KH Kiều hối DS Doanh số DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng Trang 2.1 Kết quả kinh doanh củaVCB Nha Trang (2010- 2012) 30 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ của CN từ 2010 - 2012 34 2.3 Doanh số mua ngoại tệ của Chi nhánh từ 2010 - 2012 36 Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Khánh Hòa - Doanh số 2.4 thanh toán xuất khẩu - Doanh số mua ngoại tệ từ TCKT 38 của chi nhánh 2.5 Doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh 42 2.6 Doanh số mua bán ngoại tệ từ 2010 – 2012 45 2.7 Thu nhập từ hoạt động KDNT từ 2010 - 2012 51 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ biểu đồ 2.1 2.2 Cơ cấu tổ chức của Vietcombank - CN Nha Trang Trang 29 Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh từ 20102012 34 2.3 Doanh số mua ngoại tệ của chi nhánh từ 2010-2012 36 2.4 Doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh từ 2010-2012 42 2.5 2.6 Doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh từ 20102012 so với tỉnh 46 Thị phần kiều hối của VCB Nha Trang trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 48 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng hoà nhịp với xu thế chung của thế giới cũng như chuyển biến tích cực của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước khởi sắc đáng kể , hệ thống ngân hàng được kết cấu lại đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện theo hướng ngân hàng đa năng, hiện đại hoá từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và thế giới. Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai nhiều nghiệp vụ mới trong đó không thể không kể tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đây được xem là một trong những mảng hoạt động kinh doanh lớn nhất của mô hình hiện đại. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động hết sức rủi ro và phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro, chịu tác động của nhiều nguồn luật khác nhau như: qui chế quản lý ngoại hối, pháp lệnh ngoại hối, luật phòng chống rửa tiền của nhà nước, các chính sách kinh tế trong nước, và chịu tác động trực tiếp của thị trường tiền tệ quốc tế,…Về bản chất kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỷ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia,…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt đó là rủi ro tỉ giá. Thị trường tài chính đang diễn biến khôn lường và sự biến động của tỉ giá thường không theo một chu kỳ nhất định, vì vậy các ngân hàng sẽ gặp nhiều thách thức lớn nếu không có chiến lược kinh doanh thích hợp. Trong thực tế tại các ngân hàng nguồn cung đô la mỹ để bán cho khách hàng đang rất căng thẳng vì ngân hàng rất khó mua được ngoại tệ do tỉ giá 2 niêm yết của ngân hàng luôn thấp hơn tỉ giá trên thị trường tự do. Có thể nói cung -cầu ngoại tệ trên thị trường Việt Nam thường xuyên trong trạng thái mất cân đối do cung ngoại tệ giảm mà cầu ngoại tệ luôn cao. Một khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đạt trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế khác như hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế ... trở nên linh hoạt hơn nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn vì vậy việc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết. Không nằm ngoài xu hướng đó ngân hàng TMCP Ngoại thương Nha Trang cũng đang nổ lực hết mình bắt kịp tiến trình hiện đại hóa, so với một số chi nhánh khác trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Nha Trang là một chi nhánh mạnh về hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề nổi lên cần phải xử lý tiếp như quan hệ mua bán giữa các loại ngoại tệ, giữa ngoại tệ và nội tệ, giữa huy động và sử dụng,.. Do đó đòi hỏi phải tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Vì vậy trên cơ sở những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tiễn thu được trong quá trình học tập và làm việc, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ ngân hàng thương mại từ đó phân tích và đánh giá thực trạng phát triển KDNT của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang. 3 - Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu trên, đưa ra những đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang. Để giải quyết những mục tiêu đặt ra, đề tài đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu bao gồm: - Phát triển KDNT là gì? - Nội dung và tiêu chí nào để đánh giá và phát triển hoạt động KDNT của ngân hàng thương mại? - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Nha Trang cần phải làm gì để phát triển KDNT trong tương lai? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh ngoại tệ, thực tiễn phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP ngoại thượng chi nhánh Nha Trang(không đề cập đến huy động vốn và tín dụng ngoại tệ). - Phạm vi nghiên cứu: Về mặt lý luận: Luận văn tập trung tìm hiểu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phát triển của kinh doanh ngoại tệ. Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động mua bán giao ngay và phái sinh ngoại tệ của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang trên cơ sở hệ thống số liệu thu thập và xử lý trong thời gian 3 năm từ 2010-2012. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để tổng hợp, thống kê, phân tích các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính, từ các 4 cơ quan thống kê, tạp chí…; so sánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ đó đánh giá được tình hình phát triển KDNT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Nha Trang giai đoạn từ năm 2010 đến 2012. 5. Những đóng góp khoa học của đề tài Đề tài nghiên cứu này đã đem lại những đóng góp về mặt khoa học cũng như thực tiễn như sau: - Về mặt khoa học: đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển KDNT và rút ra được các kinh nghiệm phát triển KDNT của các ngân hàng ở Việt Nam. Phân tích các rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KDNT của ngân hàng thương mại. - Về mặt thực tiễn: đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển KDNT của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang. Từ đó, đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển KDNT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Nha Trang trong thời gian tới. 6. Kết cấu đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được bố cục thành 3 chương: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NHA TRANG CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH DOANH NGOẠI TỆ, HẠN CHẾ RỦI RO TẠI VCB NHA TRANG. 5 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Để phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài “Phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang” tôi đã đọc một số đề tài luận văn đã công bố trước đó, xem xét, đánh giá những mặt đã đạt được và tồn tại của những công trình nghiên cứu đi trước để tiếp thu những mặt đạt được vào đề tài của mình, đồng thời với những mặt chưa đạt được tôi tiếp tục nghiên cứu, khai thác để đưa ra các đóng góp mới. Các đề tài tôi đã tham khảo bao gồm: - Luận văn cao học “ Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đầu tư và phát triểnViệt Nam” của Trang Quốc Hưng năm 2011. Ưu điểm của đề tài: Đề tài này tác giả đã trình bày một cách đầy đủ hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển Kinh doanh ngoại tệ cho ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam. Nhược điểm: Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại rất nhiều, tác giả mới chỉ ra được một số nhân tố và chưa phân tích kỹ nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại tệ. Luận văn cao học: “Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại Ngân hàng ngoại thương - chi nhánh TP.HCM” năm 2011 của tác giả Nguyễn Hoàng Long. Ưu điểm: Tác giả đã nêu rõ cơ sỡ lý thuyết về các sản phẩm phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ, các điều kiện áp dụng công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ và đối với thị trường tài chính Việt Nam. 6 Nhược điểm: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một mãng là công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ, cách viết vẫn còn chung chung, chưa cụ thể hóa việc áp dụng đối với các chi nhánh Ngân hàng. - Luận văn cao học: “ Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa” năm 2010 của tác giả Nguyễn thị Thúy Hằng. Ưu điểm: Khái quát cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại tê, nêu lên được sự cần thiết phải đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, nêu lên được thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Công thương Đống Đa đồng thời đưa ra được một số giải pháp cụ thể áp dụng cho chi nhánh ngân hàng này. Nhược điểm: Các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp đưa ra chỉ phù hợp với mô hình, điều kiện kinh doanh theo hướng kinh doanh của ngân hàng công thương. - Luận văn: “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam” năm 2011của tác giả Trần Quốc Đạt. Ưu điểm: Đi sâu vào phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đưa ra được một số biện pháp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam” Nhược điểm: Tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào từng vấn đề nghiên cứu cụ thể mà chỉ phân tích sơ lược. Tóm lại, từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, mỗi đề tài đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh 7 Nha Trang. Vì vậy trên cơ sỡ các đề tài trên, kế thừa những ưu điểm và thành tựu đã đạt được, tôi mong muốn được đóng góp thêm những nghiên cứu mới trong việc phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại, đặc biệt là áp dụng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Nha Trang trong tương lai. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ 1.1.1 Khái niệm thị trường ngoại tệ a. Khái niệm Ngoại tệ là tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Thị trường ngoại tệ là giao dịch mà hai bên mua bán một loại ngoại tệ theo tỉ giá giao ngay trên thị trường tại thời điểm giao dịch và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỉ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. b. Vai trò của kinh doanh ngoại tệ Ngày nay, việc trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia làm nảy sinh nhu cầu thanh toán giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa doanh nghiệp của một quốc gia này với doanh nghiệp của quốc gia khác trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Kinh doanh ngoại tệ càng thể hiện vai trò quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế. - Mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, việc kinh doanh ngoại tệ còn tạo cho các ngân hàng khả năng tận dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau - Là công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá khi ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kỳ hạn, tăng cường sức mạnh, khả năng cạnh tranh của ngân hàng. - Đóng vai trò quan trọng đối với các nghiệp vụ khác của ngân hàng: thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ. - Đa dạng hóa nghiệp vụ ngân hàng. 9 1.1.2 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ a. Nghiệp vụ ngoại tệ giao ngay(Spot) Nghiệp vụ ngoại tệ gia ngay: là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là sau hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. (trừ ngày nghỉ theo quy định của từng quốc gia). - Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay, tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Thị trường giao ngay bao gồm hai thị trường là thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Thị trường bán buôn có doanh số lớn hơn rất nhiều so với thị trường bán lẻ do đó thông thường người ta coi thị trường giao ngay là thị trường bán buôn. Còn thị trường bán lẻ thì giao dịch thực hiện giữa ngân hàng với các khách hàng lẻ. Tỷ giá được hiện trên thị trường bán buôn được gọi là tỉ giá liên ngân hàng do các ngân hàng trực tiếp giao dịch với nhau và do mức cung cầu trên thị trường tạo ra. Đối với các giao dịch giao ngay, lãi và lỗ được xác định trên cơ sở tính giá trị luồng tiền ròng cuối ngày ứng với tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch đó. b. Nghiệp vụ ngoại tệ kỳ hạn(Forward) Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá có kỳ hạn. Hay nói cách khác giao dịch kỳ hạn là giao dịch được thảo thuận ngày hôm nay nhưng việc thực hiện giao dịch là vào một ngày trong tương lai với mức tỷ giá đã thỏa thuận trước, thông thường ngày trong tương lai thường là 30, 60, 90, 120 hay 180 ngày. Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng xác định trước ở thời điểm hiện tại. Công thức để xác định tỷ giá kỳ hạn được xác định như sau: 10 FR = SR + (-) FM Trong đó: FR: forward rate - tỷ giá kỳ hạn SR: spot rate – tỷ giá giao ngay FM: forward point – điểm kỳ hạn Dấu + khi dự đoán các yếu tố tác động làm cho FM > SR gọi là premium Dấu – khi dự đoán các yếu tố tác động làm cho FM < SR goi là discount Điểm kỳ hạn FM được tính toán dựa trên chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền theo công thức sau: Tỷ giá giao ngay * số ngày kỳ hạn * chênh lệch lãi suất 2 đồng tiền FM = 360 + số ngày kỳ hạn * lãi suất của đồng tiền đi vay Ngoài ra FM còn được gọi là điểm SWAP. Như vậy căn cứ vào mức lãi suất của các đồng tiền ta sẽ biết được đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá kỳ hạn. Các yếu tố tác động đến tỷ giá kỳ hạn: Chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền: theo công thức tính FM ở trên thì chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền tác động đến FM. Lạm phát cũng là yếu tố tác động đến tỷ giá kỳ hạn: giả sử tỷ giá giữa 2 đồng tiền 1A = 1B. Nếu tiền của nước B bị lạm phát 10% còn nước A thì không bị lạm phát. Vậy tiền nước B giảm giá trị 10% tức là tỷ giá kỳ hạn sau một năm sẽ có thêm 10% với đồng tiền bị mất giá, lúc này 1A=1,1B. Sự kỳ vọng (Expectation): sự kỳ vọng với biến chuyển tương lai của 1 đồng tiền cũng làm thay đổi tỷ giá giữa 2 đồng tiền dù yếu tố này mang tính chủ quan. c. Nghiệp vụ ngoại tệ tương lai (Future) Nghiệp vụ ngoại hối tương lai: là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua và bán một lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng 11 có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai, được xác định bởi sở giao dịch hay giao dịch hơp đồng tương lai là việc hai ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với khách hàng thỏa thuận về việc mua bán ngoại tệ trong tương lai tại một mức tỷ giá cố định thỏa thuận ngày hôm nay. Đây thực chất là thị trường có kỳ hạn, có tính tiêu chuẩn hóa cao về ngoại tệ giao dịch, chủ yếu là các ngoại tệ mạnh, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngay chuyển giao ngoại tệ. Điều bắt buộc giao dịch trong tương lai là các bên tham gia phải có khoản ký quỹ cho những người môi giới và phả trả phí giao dịch, khoản ký quỹ ban đầu thông thường là 4% giá trị hợp đồng. Giao dịch tương lai được thực hiện trên thị trường tập trung, các hợp đồng đều được tiêu chuẩn hóa và chỉ giới hạn trong một số ngày giá trị. Trên sở giao dịch có các nhà thanh toán bù trừ, họ hạch toán các khoản lỗ lãi của các bên mua, bán vào số tiền ký quỹ của các bên. Để tránh rủi ro cho nhà thanh toán bù trừ khi giá tăng hoặc giảm qua mức. Nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào đó. d. Nghiệp vụ ngoại tệ hoán đổi (Swap) Nghiệp vụ hoán đổi: đây là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ ngoại hối giao ngay và ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lãi, tức là việc thưc hiện mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng nào đó ở thời điểm hiện tại và mua được lại đồng tiền đó vào một hời điểm xác định trong tương lai và ngược lại. Một hợp đồng hoán đổi ngoại tệ có những đăc điểm sau: Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay và nếu không có thỏa thuận gì khác, thì việc mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá và bán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan