Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía nam...

Tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía nam

.DOC
180
41
95

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đào Minh Nhật MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1. Một số vấn đề chung về kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm 2.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2.3. Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta và bài học rút ra đối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 3.1. Thành tựu, hạn chế phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 3.2. Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Chương QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA 4 NAM THỜI GIAN TỚI 4.1. Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới 4.2. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới KẾT LUẬN CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 10 10 17 24 32 32 41 56 77 77 108 122 122 131 157 159 160 PHỤ LỤC 174 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 Chữ viết đầy đu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính Chữ viết tăt CNH, HĐH FDI DWT 4 5 6 7 8 9 10 11 bằng tấn Quan hệ đối tác công - tư Hỗ trợ phát triển chính thức Hội đồng nhân dân Kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội Nhà xuất bản Quan hệ đối tác công - tư Tổng sản phẩm tính trên phạm vi một vùng, PPP ODA HĐND KCHT KT - XH Nxb PPP GRDP 12 13 14 15 16 17 tỉnh (thành phố) Tổ chức thương mại thế giới Xã hội chủ nghĩa Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh Xây dựng chuyển giao Ủy ban nhân dân WTO XHCN BOT BTO BT UBND DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1: Vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông Vùng kinh 2 tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2010 - 2015, 2016 - 2020 Bảng 3.2: So sánh thực trạng phát triển KCHT giao thông 78 81 đường bộ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2010 3 đến năm 2018 Bảng 3.3: So sánh thực trạng nâng cấp, xây mới hệ thống cảng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời điểm năm 4 2010 và năm 2018 Bảng 3.4: So sánh quy mô và tính hiện đại của Cảng hàng 84 không quốc tế Tân Sơn Nhất với một số cảng hàng không trong 5 khu vực và trên thế giới Bảng 3.5: So sánh quy mô và tính hiện đại của đường bộ 90 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với một số nước trong 93 6 khu vực Bảng 3.6: Thực trạng chất lượng đường giao thông Vùng 103 7 kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2018 Bảng 3.7: So sánh tính hiện đại của đường sắt Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với một số nước trong khu vực 105 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước, tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Đảng, Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một số vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững. Thực hiện chủ trương này, cho đến nay ở nước ta đã hình thành 04 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 08 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang, là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hô ̣i, quốc phòng, an ninh trong khu vực phía Nam và cả nước, đi đầu trong sự CNH, HĐH. Để đẩy mạnh phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vấn đề đặt ra là phải đẩy nhanh phát triển hệ thống KCHT, trong đó đặc biệt là KCHT giao thông. Bởi, KCHT giao thông có vai trò rất quan trọng, được ví như “mạch máu của quốc gia”, là cơ sở, nền tảng vật chất để kết nối các địa phương trong Vùng và giữa Vùng với các vùng kinh tế khác trong nước, quốc tế; hình thành ngành giao thông vận tải - ngành dịch vụ rất quan trọng bảo đảm cho quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra liên tục. Nhận thức sâu sắc vai trò của KCHT giao thông đối với phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta, cũng như cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trong Vùng đã quan tâm đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông ở Vùng kinh tế trọng điểm này. Nhờ đó hệ thống KCHT giao thông của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bước phát triển nhanh, từng bước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo 6 đảm an sinh xã hội, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; đồng thời tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động trong Vùng và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, quá trình phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian qua vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Điều kiện về KCHT giao thông bất cập so với nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả; giao thông nối kết nội vùng cũng như với các vùng lân cận vừa yếu kém, vừa thiếu đồng bộ. Việc đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn này chưa được chú ý tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế và vị trí vai trò của Vùng. Từ thực tiễn trên đòi hỏi các địa phương trong Vùng có bước đột phá về phát triển KCHT giao thông nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh phát triển Vùng. Đồng thời, quá trình phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở rộng hội nhập quốc tế đã nảy sinh những vấn đề lý luận, thực tiễn cần nghiên cứu, giải quyết, như: Xác định vai trò, trách nhiệm của các chủ thể, nội dung phát triển, đánh giá sự tác động của các nhân tố, tham khảo kinh nghiệm phát triển KCHT giao thông của các vùng kinh tế trọng điểm khác; đánh giá thành tựu, hạn chế, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra; đề xuất quan điểm cơ bản, giải pháp đột phá nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển KCHT giao thông của Vùng,… Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống nhằm giải đáp những vấn đề trên. Do vậy, vấn đề: “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” thực sự có tính cấp thiết về lý luận, thực tiễn được nghiên cứu sinh chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 7 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - Phân tích cơ sở lý luận phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kinh nghiệm phát triển KCHT giao thông ở một số vùng kinh tế trọng điểm trong nước. - Đánh giá thực trạng phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian qua; xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển KCHT giao thông. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không, trong đó bao gồm một số công trình, phụ kiện chính đi kèm, như: cầu, cảng, bến, bãi, bảng chỉ dẫn, đèn tín hiệu,... - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu KCHT giao thông chủ yếu có tính chất kết nối các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng kinh tế, tỉnh, thành phố khác trong cả nước. - Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát và lấy số liệu từ năm 2010 đến năm 2018. 8 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KCHT, KCHT giao thông. Cơ sở thực tiễn: Dựa trên tài liệu, số liệu do các cơ quan chức năng của Trung ương và các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam công bố; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của Kinh tế chính trị Mác - Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp nghiên cứu liên ngành: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, phương pháp chuyên gia,... Cụ thể là: - Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa trong chương 2 của luận án để xác định dấu hiệu nội hàm các khái niệm công cụ, khái niệm trung tâm; nghiên cứu bản chất, các mối quan hệ, xu hướng, tính quy luật trong phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Sử dụng phương pháp lôgic - lịch sử trong chương 3 để khái quát và minh chứng cho các thành tựu, hạn chế trong phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp ở chương 1 để rút ra những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu có liên quan và xác định những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết. Sử dụng phương pháp này ở chương 2 để phân tích nội dung và các nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sử dụng ở chương 3 để luận giải nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng 9 điểm phía Nam. Sử dụng ở chương 4 để phân tích các quan điểm, giải pháp phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Sử dụng phương pháp thống kê - so sánh ở chương 3 (sử dụng các bảng, biểu, sơ đồ) để so sánh kết quả phát triển giữa các năm, làm rõ hơn thành tựu, hạn chế phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để tham khảo, xin ý kiến tư vấn của một số cán bộ nghiên cứu, giảng viên về kết cấu, nội dung luận án. 5. Những đóng góp mới cua luận án - Đưa ra quan niệm phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dưới góc độ kinh tế chính trị học; xu hướng phát triển về quy mô, số lượng, chất lượng và cơ cấu KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Chỉ ra những thành tựu, hạn chế chủ yếu phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Xác định các quan điểm chỉ đạo về mục tiêu, nội dung và giải quyết các mối quan hệ giữa các nguồn lực trong phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Đề xuất những giải pháp đột phá nhằm đẩy mạnh phát triển KCHT giao thông Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn cua luận án - Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển KCHT giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm nói chung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy kinh trế chính trị học Mác - Lênin ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu cua luận án Ngoài phần mở đầu, luận án gồm 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng giao thông Trên thế giới, vấn đề KCHT, trong đó có KCHT giao thông cho phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề được đề cập đến từ lâu và được quan tâm nghiên cứu nhiều ở các quốc gia đang phát triển, trong đó tiêu biểu là: David Alan Aschauer (1990), Why is infrastructure importan (Vì sao cơ sở hạ tầng quan trọng?) [133]. Bài viết đề cập về các mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và chất lượng cuộc sống nói chung; tầm quan trọng của đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đối với nền kinh tế. Bài viết chỉ ra một số lợi ích có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao hiệu quả kinh tế có thể đến từ việc gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong quá khứ, nhiều khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã đem lại những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống trên các góc độ y tế, an toàn, cơ hội, kinh tế, thời gian và hoạt động giải trí; đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể là một thành tố chủ đạo của tăng trưởng kinh tế. Christine Kessides (1993), The Contributions of Infrastructure to Economic Development: A Review of Experience and Policy Implications (Đóng góp của cơ sở hạ tầng đối với phát triển kinh tế: Xem xét các kinh nghiệm và tác động đến chính sách) [132]. Tài liệu này xem xét các mối liên kết giữa cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm qua đó nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Luận điểm chính của tài liệu là các lợi ích kinh tế đến từ việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng chỉ ở góc độ chúng tạo ra một dòng luân chuyển có tính chất bền vững các dịch vụ cho người dùng. Do đó, việc phân tích sự đóng góp của cơ sở hạ tầng vào tăng trưởng kinh tế phải xem xét đến các tác động của các dịch vụ trên cơ sở các đánh giá thực tiễn, chứ không phải là các chỉ số gián tiếp chỉ đo lường tổng mức cung cấp vốn 11 cho cơ sở hạ tầng. Đồng thời, tài liệu chỉ ra mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa cơ sở hạ tầng và tổng sản lượng kinh tế; vai trò cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cuối cùng, tài liệu đưa ra một số bài học cho việc hoạch định chính sách và chiến lược công, và cho hoạch định đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Kim Byoungki (2006), Infrastructure Development for the Economic Development in Developing Countries: Lessons from Korea and Japan (Phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển: Các bài học từ Hàn Quốc và Nhật Bản) [139]. Bài viết cho rằng cơ sở hạ tầng là điều kiện không thể thiếu để có thể đạt được các mục tiêu phát triển chính ở các nước đang phát triển, ví dụ như đô thị hóa, công nghiệp hóa, thúc đẩy xuất khẩu, phân phối thu nhập một cách công bằng, và phát triển kinh tế bền vững. Các nước đang phát triển có thể hưởng lợi từ các kinh nghiệm phát triển của các nước đi trước, nếu như chọn được mô hình phát triển phù hợp. Đồng thời, bài viết xem xét các kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản trong việc phát triển cơ sở hạ tầng để tăng trưởng kinh tế, từ đó rút ra các bài học và khẳng định phát triển cơ sở hạ tầng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Cuối cùng, bài viết bàn luận về các quan điểm chiến lược về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Timo Henckel, Warwick J. McKibbin (2010), The Economics of Infrastructure in a Globalized World: Issues, Lessons and Future Challenges (Kinh tế học của cơ sở hạ tầng trong một thế giới toàn cầu hóa: Các vấn đề, các bài học và các thách thức của tương lai) [148]. Trong kỷ yếu hội thảo này nhiều tham luận đã đề cập các gói kích cầu tài chính quy mô lớn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến bản chất và vai trò của các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Mặc dù các khoản đầu tư này là sự kích cầu ngắn hạn cho một nền kinh tế, về trung hạn và dài hạn thì các khoản đầu tư này có thể đóng vai trò thiết yếu của một 12 chiến lược tăng trưởng kinh tế thành công. Cơ sở hạ tầng được thiết kế hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy lợi thế kinh tế từ quy mô (economies of scales), cắt giảm chi phí thương mại, và do đó đóng vai trò then chốt trong tiến trình chuyên biệt hóa, đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả, cũng như tác động đến việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Đó là một điều kiện không thể thiếu của tăng trưởng và phát triển kinh tế, và là chìa khóa để nâng cao mức sống. Pravakar Sahoo, Ranjan Kumar Dash, Geethanjali Nataraj (2010), Infrastructure Development and Economic Growth in China (Phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc) [142]. Công trình nghiên cứu cho rằng, tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao và khả năng cạnh tranh ngày càng lớn trong sản xuất của Trung Quốc bắt nguồn từ việc đầu tư quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng. Về tổng thể, các kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động, các khoản đầu tư công và đầu tư tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc; phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, và đóng góp này lớn hơn rất nhiều so với các khoản đầu tư công và đầu tư tư nhân. Thêm vào đó, có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, chứng minh tính hợp lý của các khoản chi rất lớn của Trung Quốc vào phát triển cơ sở hạ tầng kể từ đầu thập niên 1990. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, công trình đi đến kết luận: Cần phải định hình một chính sách kinh tế hướng tới việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực để có thể có được tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nước đang phát triển. U.S. Chamber (2011), Economic Infrastructure: building for prosperity (Cơ sở hạ tầng kinh tế: xây dựng sự thịnh vượng) [147]. Công trình nghiên cứu sử dụng các chỉ số Let’s Rebuild America để đo lường hiệu quả của cơ sở hạ tầng (năng lượng, vận tải và cấp nước) theo mô hình tăng trưởng kinh tế do SalaiMartin đề xuất năm 2002. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng và tăng trưởng của nền kinh tế, sức khỏe của cộng đồng và chính sách của 13 chính phủ. Đồng thời, công trình nghiên cứu đưa ra kết luận rằng, các khoản đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của cơ sở hạ tầng có thời gian hoàn vốn 17,2 năm, nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian sử dụng hữu ích của đa số cơ sở hạ tầng. Development Bank of Southern Africa (2012), The State of South Africa’s Economic Infrastructure: Opportunities and challenges (Tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế Nam Phi: Những cơ hội và thách thức 2012) [135]. Báo cáo còn đánh giá hiện trạng và các thách thức liên quan của 6 lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế (đường sắt, bến cảng, đường bộ, điện lực, cấp nước, viễn thông) của Nam Phi. Báo cáo nêu bật sự quan tâm được dành cho phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam Phi; Chính phủ đã dành những nguồn lực đáng kể cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai một số chương trình hoạch định để đưa ra các định hướng phát triển. Báo cáo khẳng định rằng, cơ sở hạ tầng là một điều kiện để phát triển; đưa ra những quyết định đúng đắn về đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo thực hiện đầu tư hiệu quả chính là yếu tố giúp phân biệt một nền kinh tế tăng trưởng mạnh với các nền kinh tế phát triển chậm hơn. Đồng thời, Báo cáo đề xuất một số phương hướng chung: Cần phải có khung pháp lý của Nhà nước để điều chỉnh và quản lý các cơ sở hạ tầng có tính chất mạng lưới (điện lực, cấp nước, viễn thông); cần phải có các khung chính sách để đưa ra các định hướng chiến lược và hướng dẫn thực hiện; hoạch định và xây dựng chương trình có tính tổng hợp để phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng các cơ chế cấp vốn và phân phối nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm; Giải quyết các vướng mắc,… Department of Foreign Affairs and Trade (2015), Strategy for Australia’s Aid Investments in Economic Infrastructure (Chiến lược hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế của Úc) [134]. Công trình cho rằng cơ sở hạ tầng đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho dòng lưu chuyển của con người và hàng hóa, là cơ sở để tiếp cận thị trường sở tại và thị trường toàn cầu, cũng như tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch, năng lượng và 14 thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, cũng như sự phát triển của con người. Nếu không có cơ sở hạ tầng phù hợp, các quốc gia không thể phát huy hết được các tiềm năng kinh tế của mình, và các lợi ích của tăng trưởng kinh tế không thể được phân phối tới các vùng khó khăn và các vùng sâu, vùng xa. Cơ sở hạ tầng là nội dung trung tâm của chính sách thương mại và đối ngoại của chính phủ Úc, cũng như là then chốt của các chính sách nội địa của Úc. Đồng thời, công trình cho rằng, ở châu Á, tăng trưởng kinh tế nhanh đang gây áp lực cực lớn lên cơ sở hạ tầng. Xu Xuejiao (2018), Infrastructure, value chains, and economic upgrades (Cơ sở hạ tầng, các chuỗi giá trị và phát triển kinh tế ) [150]. Tài liệu công bố kết quả nghiên cứu về các mối liên hệ giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế; bàn luận về vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và hỗ trợ phát triển kinh tế, làm rõ những thách thưucs mà các quốc gia ít phát triển nhất đang phải đối mặt, và đưa ra những khuyến nghị về chính sách. Tài liệu cho rằng, giải quyết được những nút thắt của cơ sở hạ tầng là một điều kiện cần thiết để tạo ra các cơ hội cho một nền kinh tế để nâng cao các lợi thế so sánh của mình. Khi có được các điều kiện phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt có thể hỗ trợ một nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, để gặt hái được những lợi ích từ việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu để nâng cấp cơ cấu kinh tế của mình. Haerudin, Ihsan (2019), Indonesia - TA on Village Transfers: Village Law - Technical Evaluation of Infrastructure Built with Village Funds: Main Report (Indonesia - Đánh giá Kỹ thuật về việc chuyển vốn cho làng: Luật về Làng - Đánh giá kỹ thuật về cơ sở hạ tầng được xây dựng bằng quỹ vốn của làng) [137]. Công trình nghiên cứu Luật về Làng ở Indonesia, được thông qua năm 2014, quy định về việc chuyển nguồn vốn cho các làng với mục tiêu giảm nghèo đói và nâng cao mức sống ở các làng thông qua các dự án phát 15 triển do các làng làm chủ đầu tư và qua trao quyền cho cộng đồng. Tài liệu này đánh giá các vấn đề liên quan đến quy trình, chất lượng, chi phí, vận hành và bảo trì của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đó, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ và giám sát kỹ thuật, quy trình tham gia thực hiện các dự án, hoạt động đào tạo, và các thay đổi cần thiết về mặt quy định và quản lý. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông Michael Porter (1990), The Comptitive Advantage of Nations New York (Lợi thế cạnh tranh của các cụm công nghiệp quốc gia ở New York) [141]. Theo tác giả thì Cụm công nghiệp "là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp, của các nhà cung cấp dịch vụ, của những người được hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan trong lĩnh vực cụ thể có cạnh tranh nhưng cũng có hợp tác". Khái niệm của Michael Porter chỉ hai vấn đề cốt lõi là: Thứ nhất, các doanh nghiệp trong một Cụm liên kết với nhau theo hai cách, bao gồm cả liên kết dọc (mạng lưới cung ứng, sản xuất và phân phối), lẫn liên kết ngang (các sản phẩm và dịch vụ bổ sung…); thứ hai, đặc trưng chủ yếu là điều kiện địa lý, các Cụm được bố trí tập trung về không gian, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau, khuyến khích hình thành và tăng thêm giá trị tăng thêm từ đó, những hệ thống trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tương hỗ giữa các doanh nghiệp. Như vậy, theo tác giả thì giữa các doanh nghiệp trong một lĩnh vực, nhóm lĩnh vực cần có sự kết nối với nhau thông qua hệ thống KCHT. Kaur Kuldip và Dhindsa Parramject Kaur (2006), Rural Infrastructure and Rural Development - Evidence from major State of India (Cơ sở hạ tầng nông thôn và phát triển nông thôn - Bằng chứng từ bang lớn của Ấn Độ) [140]. Công trình nghiên cứu chỉ ra bản chất và mối quan hệ giữa KCHT nông thôn với phát triển nông thôn ở một số bang của Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng tiêu chí sản phẩm nội địa ròng trên vốn làm thước đo mức độ phát triển 16 nông thôn, đồng thời làm rõ vai trò của KCHT và chỉ ra KCHT nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến phát triển nông thôn. Samantara Samir (2006), Rural Infrastructure and Agiculture Growth Astudy in Chhattisgarh (Cơ sở hạ tầng nông thôn và phát triển nông nghiệp Astudy ở Chhattisgarh) [145]. Trong công trình này, tác giả đánh giá ảnh hưởng của các dự án cầu, đường đối với người nghèo, nông dân sản xuất nhỏ. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng là việc làm, thu nhập, khả năng thay đổi công việc…trên cơ sở chỉ ra yêu cầu để đảm bảo các dự án đầu tư vào KCHT đạt được hiệu quả và bền vững là đầu tư KCHT phải có tác động để mở rộng thị trường, tăng quy mô của nền kinh tế. Các tác giả đã đánh giá ý nghĩa quan trọng của KCHT đối với nền kinh tế Ấn Độ, sự cần thiết của việc phải xây dựng KCHT hỗ trợ phát triển nông nghiệp và những vấn đề đặt ra. Raisuddin Ahmed, Mahabub Hossain (2012), Developmental Impact of Rural Infrastructure in Bangladesh (Tác động phát triển của cơ sở hạ tầng nông thôn ở Bangladesh) [143]. Trong công trình này tác giả đã sử dụng các tiêu chí năng suất lao động, thu nhập, việc làm, tiết kiệm, đầu tư, chi phí sản xuất và thông qua so sánh mức độ phát triển KT - XH ở hai khu vực nông thôn có điều kiện KCHT khác nhau, nghiên cứu này chỉ ra rằng trình độ phát triển kinh tế cũng như xã hội ở khu vực có KCHT tốt hơn thì cao hơn khu vực có KCHT kém phát triển hơn. Radchenko, Daria (2019), Spatial development of transport infrastructure and the degree of its influence on aggregate factor productivity in Russia (Phát triển từng phần cơ sở hạ tầng giao thông và mức độ ảnh hưởng đến năng suất nhân tố tổng hợp ở Nga) [144]. Công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển nền kinh tế Nga trở thành một trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một trong những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này là nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp thông qua phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như là một khung hỗ trợ cho nền kinh tế Nga. Đồng 17 thời, công trình đề xuất pahir đánh giá đúng mức độ hình thành cơ sở hạ tầng giao thông ở cấp độ vùng, các tác động tích cực trong vùng có được từ sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông và tác động của sự phát triển đó đối với năng suất nhân tố tổng hợp. T.H. Law, F.M. Jakarni and S.Kulanthayan (2019), Road infrastructure development and economic growth (Phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ và tăng trưởng kinh tế) [149]. Tài liệu công bố kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở các vùng chậm phát triển kinh tế là mục tiêu của nhiều quốc gia. Lý do là, cơ sở hạ tầng đường bộ đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo khả năng di động cho dòng chuyển dịch hiệu quả của con người và hàng hóa, cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận hàng loạt hoạt động thương mại và xã hội khác. Nghiên cứu còn cho rằng, các chính sách tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nên được thực thi song hành với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị khác để có thể đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Các công trình nghiên cứu phát triển kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng giao thông trên phạm vi cả nước Cho đến nay ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến phát triển KCHT và KCHT giao thông được công bố, trong đó tiêu biểu là: Đỗ Hoài Nam, Lê Cao Đoàn (2001), “Xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” [58]. Ở công trình này, các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hạ tầng cơ sở ở nông thôn, hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Vai trò, vị trí của hạ tầng cơ sở ở nông thôn với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam; thực trạng hạ tầng cơ sở ở nông thôn. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. 18 Nguyễn Đức Độ (2002), “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay” [46]. Tác giả đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay. Đồng thời, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay. Phạm Thị Túy (2006), “Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam” [115]. Luận án tập trung làm rõ vai trò của kết cấu hạ tầng với quá trình phát triển KT - XH ở Việt Nam, chỉ ra thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam, thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam những năm qua. Từ đó, đề ra quan điểm và giải pháp thu hút vốn đầu tư ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở nước ta. Chu Tiến Quang, Nguyễn Thị Thu Hằng (2006), “Về chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” [63]. Các tác giả khẳng định đầu tư xây dựng và phát triển KCHT trong nông nghiệp, nông thôn là một trong những chính sách quan trọng, có tác động tích cực đến sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ đó các tác giả đề xuất một số kiến nghị cần có các chính sách hợp lý để đầu tư phát triển KCHT nông nghiệp, nông thôn. Phạm Sỹ Liêm (2006), “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Cơ hội và thách thức” [53]. Tác giả đã chỉ rõ ở nước ta hiện nay, đầu tư vào phát triển KCHT vừa có cơ hội, vừa thách thức. Về cơ hội đó là: 1) Chủ trương của Đảng khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia phút vốn đầu tư phát triển KCHT; 2) Các thành tựu của nước ta trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, sử dụng vốn ODA để phát triển KCHT đã được quốc tế chú ý, tạo điều kiện để tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư quốc tế thông qua các dự án ODA; 3) 19 Nước ta được kết nạp vào WTO, thông qua hội nhập toàn diện vào thị trường quốc tế mà tiếp thu được kinh nghiệm hay của các nước để hoàn chỉnh khung pháp lý về đầu tư và xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy quá trình cải cách thể chế hành chính và thể chế thị trường. Đối với thách thức, tác giả cũng chỉ rõ: 1) Vốn ODA hiện nay đang chiếm 37% tổng vốn đầu tư KCHT, cùng với vốn ngân sách (11%), chủ yếu dùng làm vốn đối ứng cho vốn ODA, đã chiếm gần một nửa tổng số vốn đó. Điều này cho thấy vốn ODA hiện là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển hạ tầng; 2) Cần nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng hơn nữa. Đó là huy động vốn theo chiều sâu. Đặng Công Xưởng (2007) “Hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam” [129]. Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến cảng biển, hạ tầng cảng biển và quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng cảng biển; phân tích, đánh giá hiện trạng và làm rõ những bất cập tồn tại trong mô hình quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam giai đoạn trước năm 2007. Tác giả đi sâu phân tích làm rõ trách nhiệm các chủ thể tham gia quản lý, khai thác cảng biển và KCHT cảng biển của Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mô hình tổng thể quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin tư liệu (2008), “Phát triển kết cấu hạ tầng để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững” [128]. Ở công trình này đã làm rõ khái niệm về KCHT; vai trò của KCHT đối với sự phát triển; đưa ra kinh nghiệm phát triển KCHT của một số nước như: Kinh nghiệm của Hàn Quốc, kinh nghiệm của Inđônêxia. Công trình cũng làm rõ những thực trạng phát triển KCHT ở Việt Nam trong thời gian qua cả về thành tựu và hạn chế, yếu kém bất cập, chỉ rõ những nguyên nhân của yếu kém bất cập. Trên cơ sở đó công trình đưa ra các giải pháp nhằm phát triển KCHT để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới. 20 Bùi Sỹ Huy, Trần Văn Dũng (2009), “Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hàng hải ở Việt Nam hiện nay” [52]. Nhóm tác giả bàn đến 2 nội dung cần thực hiện để kinh tế hàng hải phát triển nhanh và bền vững, trở thành ngành kinh tế đứng đầu trong kinh tế biển: Chú trọng xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế hàng hải; phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có, xây dựng hạ tầng cơ sở cho kinh tế hàng hải phát triển đồng bộ và vững chắc. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) (2010), Báo cáo Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam - Báo cáo chuyên ngành số 03 về cảng và vận tải biển” [8]. Báo cáo đánh giá hiện trạng ngành hàng hải Việt Nam trên 02 lĩnh vực cảng và vận tải biển. Tuy nhiên phần lớn dung lượng của Báo cáo tập trung vào lĩnh vực vận tải biển, còn lĩnh vực cảng biển chưa được đề cập một cách thỏa đáng. Nguyễn Bá Ân, Nguyễn Văn Vinh (2011), “Bàn về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ” [1]. Nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng của hệ thống kết cấu hạ tầng giai đoạn 2000 - 2010 cả về thành tựu và hạn chế trên các lĩnh vực: KCHT giao thông, hệ thống lưới điện, hệ thống thuỷ lợi, hạ tầng đô thị…, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế yếu kém. Trên cơ sơ đó, nhóm tác giả đề xuất phương hướng phát triển KCHT giao thông trong giai đoạn tới. Trần Minh Phương (2012), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH ở Việt Nam” [62]. Tác giả đi sâu nghiên cứu về kết cấu hạ tầng ngành giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đáp ứng những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất