Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh quảng nam...

Tài liệu Phát triển hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh quảng nam

.PDF
91
101
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ KIM ANH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THỊ KIM ANH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG YẾN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đặng Thị Kim Anh LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Khoa Kinh tế học của Học Viện cùng các thầy, cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Yến, Trưởng ban Ban Hợp tác Quốc tế, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam đã giúp đỡ tôi về thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân không chuyên sâu về lĩnh vực hợp tác xã, nên luận văn của tôi chắc chắn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................................8 1.1. Những vấn đề chung về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ...8 1.2. Nội dung phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ........................16 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển Hợp tác xã .....................................18 1.4. Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ở nước ngoài, các địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm ......................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ................33 2.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ............................................................33 2.2. Thực trạng phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................40 2.3. Đánh giá về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................49 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÓI CHUNG VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ..........................................61 3.1. Định hướng phát triển Hợp tác xã nói chung và phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ..................................................61 3.2. Một số giải pháp phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. ................................................................................................65 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất ...................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 UBND Ủy ban nhân nhân 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 HTX Hợp tác xã 4 LHHTX Liên hiệp hợp tác xã 5 ĐH Đường huyện DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Tình hình phát triển Hợp tác xã tính đến năm 2018 41 2.2 Số lượng Hợp tác xã phân loại theo ngành nghề 45 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Ngày 01/01/1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) chia tách thành hai đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Khi chia tách, tỉnh Quảng Nam có 264 Hợp tác xã (229 Hợp tác xã nông nghiệp và 35 Hợp tác xã phi nông nghiệp). Đây cũng là thời điểm Luật Hợp tác xã năm 1996 có hiệu lực thi hành. Luật Hợp tác xã năm 2003; Luật Hợp tác xã năm 2012 đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý về Hợp tác xã, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh tế, cũng như phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về Hợp tác xã. Đến nay, Hợp tác xã đã có một hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ nhất. Đây có thể được coi là dấu mốc lịch sử, thay đổi hoàn toàn diện mạo kinh tế hợp tác, Hợp tác xã ở tỉnh Quảng Nam. Những năm qua, khu vực kinh tế hợp tác, Hợp tác xã không ngừng được củng cố và phát triển, ngày càng khẳng định được vai trò trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, kết quả phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, còn những vấn đề đáng quan tâm, tập trung giải quyết như: đa số Hợp tác xã hoạt động mang tính đơn lẻ, thiếu sự liên kết theo hệ thống; phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, thiếu vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ sở vật chất còn nghèo nàn; trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ Hợp tác xã còn nhiều hạn chế; ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hệ thống Hợp tác xã chưa đáp ứng với nhu cầu xã hội. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể được ban hành; ngày 05/8/2008, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây là Nghị quyết lịch sử đầu tiên của Đảng đề cập toàn diện tới cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó khẳng định nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn là nhiệm vụ chính 1 trị quan trọng của Đảng, toàn dân không chỉ đến năm 2020 mà còn trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển đất nước". Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa X đã thành lập Ban chỉ đạo đề án “Chương trình thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” giai đoạn 2008 - 2010; Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 28/10/2008 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất: “Có tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã hoạt động có hiệu quả”; ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1980/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2018. Trong đó, quy định hình thức tổ chức sản xuất (tiêu chí 13): (1) Xã có Hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định Luật Hợp tác xã năm 2012; (2) Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Ngày 20/12/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 3816/QĐ-UBND về ban hành Tiêu chí “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” và Quy định “Xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu” thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2020. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”; Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tổ chức triển khai thực hiện tốt phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Là công chức của Ban Thi đua - Khen thưởng Quảng Nam, cơ quan thành viên của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Nam. Bản thân nhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển Hợp tác xã nói chung, phát triển Hợp tác xã trong việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, nên tôi chọn đề tài: “Phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn hiện nay, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đều đã ban hành các cơ chế, chính sách, những Chương trình cụ thể nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực kinh tế tập thể, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 28/10/2008, Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Quyết định số 1980/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2018, Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phầm giai đoạn 2018-2020. Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã là một trong những chủ trương có tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn trên con đường Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay có vai trò, vị trí rất quan trọng khi vừa hỗ trợ các thành viên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vừa thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xác định đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi làm cho khu vực nông thôn ngày càng phát triển, ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tỉnh Quảng Nam đang thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Nông dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ thể, trong đó các Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng; chính quyền các cấp giữ vai trò quản lý, định hướng, hỗ trợ tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, thu hút các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, liên kết với nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, mô hình tổ chức sản xuất; khai thác bền vững các tiềm năng đất đai, lao động. Đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực trong 3 xã hội tại địa phương để thúc đẩy phát triển phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và xây dựng nông thôn mới một cách bền vững; khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tập thể nói chung và Hợp tác xã, nhất là Hợp tác xã nông nghiệp trong việc hỗ trợ, góp phần thực hiện những tiêu chí cần đạt được và là điều kiện phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các Hội thảo khoa học trong toàn quốc có rất nhiều đề án, bài viết về phát triển Hợp tác xã, mô hình Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới đã được đăng tải, giới thiệu, công bố như: Báo cáo “Phát triển Hợp tác xã - Nông hội ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc” của các tác giả Đặng Kim Sơn, Nguyễn Minh Tiến (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000)); “Thái Lan phát triển có hiệu quả kinh tế tập thể” của tác giả Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Công nghiệp Việt Nam (2012); “Mô hình phát triển Hợp tác xã của các nước Châu Á, bài học cho phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam” của Phòng Đào tạo, bồi dưỡng, Trường Bồi dưỡng cán bộ, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2016); “Một số vấn đề phát triển Hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Tất Thắng đăng trên Tạp chí Cộng sản (2017),.. ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết về đề tài phát triển hợp tác xã, xây dựng nông thôn mới của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia có uy tín trên cả nước đã được công bố. Tuy nhiên, các bải viết, bài nghiên cứu chỉ bàn đến những vấn đề chung nhất, hoặc những vấn đề có tính phác thảo chung, có tính phân tích riêng lẻ về xây dựng nông thôn mới hoặc riêng lẻ về phát triển hợp tác xã; chưa đi sâu nghiên cứu có hệ thống, cơ bản và trực tiếp đến phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, những nguyên nhân 4 của tồn tại hạn chế, để từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã; các tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển Hợp tác xã; - Nghiên cứu vai trò và các nội dung phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, tổ chức quản lý liên quan đến phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các Hợp tác xã nông nghiệp tại các xã đã và đang xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Số liệu, tài liệu thu thập phân tích về thực trạng phát triển Hợp tác xã tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 đến năm 2018, định hướng, giải pháp từ năm 2019 đến năm 2030 và Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Nam từ năm 2011 đến năm 2018, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện từ năm 2019 đến năm 2030. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động của Hợp tác xã; vai trò và các nội dung phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới; các định hướng, giải pháp, kiến nghị, đề xuất phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành Luận văn, tôi sưu tầm, tra cứu thu thập các thông tin trên các báo cáo kết quả hoạt động, các văn bản liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hợp 5 tác xã để đưa ra phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu các văn bản chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về các chính sách hỗ trợ Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Tài liệu về Luật Hợp tác xã năm 2012, tài liệu về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”; Báo cáo Tổng kết của Tỉnh ủy về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và tham khảo các tài liệu trên sách báo, các bài viết, tư liệu,.. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển Hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững Hợp tác xã và ban hành các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn trong thời gian đến. - Đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân về Hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, làm cơ sơ lý luận và thực tiễn cho các Hợp tác xã trong tỉnh tham khảo để đưa ra những giải pháp phát triển Hợp tác xã của mình trong thời gian tới. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất cho phong trào Hợp tác xã phát triển và hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 6 trong những năm qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Những vấn đề chung về phát triển Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về Hợp tác xã - Ngày 23/9/1945, Đại hội Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 31 được tổ chức tại Manchester - Vương quốc Anh đã định nghĩa về Hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau làm chủ chung và kiểm tra”. - Trong bản khuyến nghị phát triển Hợp tác xã của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thông qua tại kỳ họp thứ 90, diễn ra và tháng 6 năm 2002 tại Geneve Thụy Sỹ định nghĩa về Hợp tác xã: “Hợp tác xã là một tổ chức tự chủ của những người tình nguyện liên kết lại với nhau nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn về kinh tế, văn hóa và xã hội thông qua việc thành lập một doanh nghiệp sở hữu tập thể, góp vốn bình đẳng, chấp nhận việc chia sẽ lợi ích và rủi ro, với sự tham gia tích cực của các thành viên trong điều hành và quản lý dân chủ”. Nhiều nước trên thế giới cũng đưa ra định nghĩa Hợp tác xã cho phù hợp với điều kiện nước mình. - Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước và kế thừa những quy định của Luật Hợp tác xã năm 1996 và năm 2003; Luật Hợp tác xã năm 2012 định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý Hợp tác xã”. - Luật Hợp tác xã năm 2012 đã kế thừa các quy định trước đây và tiếp tục 8 khẳng định vai trò của kinh tế Hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Luật Hợp tác xã năm 2012 đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia Hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế Hợp tác xã phát triển về số lượng và mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào Hợp tác xã. Như vậy, Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của Hợp tác xã theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2. Khái niệm về Liên hiệp Hợp tác xã Liên hiệp Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 Hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của Hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp Hợp tác xã. 1.1.1.3. Khái niệm về nông thôn mới "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã" (Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. - Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. 9 1.1.2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động 1.1.2.1. Tự nguyện thành lập, gia nhập và ra khỏi Hợp tác xã. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi Hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp Hợp tác xã. 1.1.2.2. Kết nạp rộng rãi thành viên. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, Hợp tác xã thành viên: - Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên Hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam; Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của Hợp tác xã; Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Hợp tác xã và điều lệ Hợp tác xã; Điều kiện khác theo quy định của điều lệ Hợp tác xã. - Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp Hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Có nhu cầu hợp tác với các Hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp Hợp tác xã; Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp Hợp tác xã; Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Hợp tác xã và điều lệ liên hiệp Hợp tác xã; Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp Hợp tác xã. 1.1.2.3. Quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của Hợp tác xã. Thành viên, Hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. 10 1.1.2.4. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. 1.1.2.5. Thành viên và Hợp tác xã thực hiện cam kết theo hợp đồng và điều lệ. Thành viên, Hợp tác xã thành viên và Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, Hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với Hợp tác xã tạo việc làm. 1.1.2.6. Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên và phát triển bền vững cộng đồng thành viên, phát triển phong trào Hợp tác xã Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, Hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, Hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào Hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. 1.1.3. Phân loại Hợp tác xã 1.1.3.1. Phân loại theo ngành nghề Hiện nay, Hợp tác xã có nhiều ngành nghề, lĩnh vực, cụ thể: lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp); lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lĩnh vực vận tải; lĩnh vực thương mại, dịch vụ; lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tín dụng và các lĩnh vực khác. 1.1.3.2. Phân loại theo chức năng - Hợp tác xã đa chức năng tham gia hầu hết các hoạt động và dịch vụ, từ tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu sản xuất và vật dụng thiết yếu hằng ngày, nhận gửi tiền và cho vay, đầu tư vốn, cung cấp bảo hiểm đến hướng dẫn kinh doanh cho nông dân…; 11 - Hợp tác xã đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể, như: chế biến sữa; nuôi gia cầm; các nghề truyền thống khác; tiếp thị sản phẩm của các xã viên; cung cấp nguyên liệu sản xuất… 1.1.3.3. Phân loại theo quy mô - Hợp tác xã cơ sở. - Liên hiệp Hợp tác xã. - Khi Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã; doanh nghiệp của Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp. - Liên minh Hợp tác xã. 1.1.4. Vai trò của Liên minh Hợp tác xã 1.1.4.1. Vai trò của liên minh Hợp tác xã Việt Nam - Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên. - Phối hợp với các Bộ, Ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ cá thể; xây dựng các mô hình Hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực trong các lĩnh vực, các ngành, các khu vực và tổng kết, nhân diện rộng. Phối hợp thực hiện và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã. Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để đề xuất với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã; - Tuyên truyền, vận động phát triển tổ hợp tác, Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã và văn bản pháp luật khác có liên quan; Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã; tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các Hợp tác xã điển hình tiên tiến; tổ chức các phong trào thi đua trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã; - Thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công hỗ trợ phát triển Hợp tác 12 xã, liên hiệp Hợp tác xã được giao. Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã và các thành viên. Thực hiện các dịch vụ công, các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về pháp lý, đầu tư, khoa học - công nghệ, thông tin, tài chính, tín dụng, thị trường, kiểm toán, bảo hiểm, kiểm định chất lượng hàng hóa và các lĩnh vực khác; - Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Tham gia các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức ở các nước; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, khoản viện trợ để phát triển Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã; - Huy động các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước để đầu tư phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã; Tổ chức các hoạt động kinh tế vì mục tiêu phát triển hệ thống Liên minh Hợp tác xã và hỗ trợ thành viên; - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các tổ chức xã hội khác trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật về Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển tổ hợp tác, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề đội ngũ cán bộ trong hệ thống Liên minh Hợp tác xã; cán bộ quản lý, thành viên và người lao động trong các tổ hợp tác, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã và các thành viên khác thuộc thành phần kinh tế hợp tác, nòng cốt là Hợp tác xã; - Tư vấn, phản biện và giám sát xã hội về các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề liên quan phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là Hợp tác xã và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã các cấp. 1.1.4.2. Vai trò của Liên minh Hợp tác xã tỉnh - Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ hợp tác, Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã; Đại diện cho Hợp tác xã và liên hiệp Hợp tác xã trong quan hệ hoạt động phối hợp của các thành viên đối với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật; Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của các thành viên để phản 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan