Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gò...

Tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn

.DOC
126
13
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THẾ TÀI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- LÊ THẾ TÀI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ KIM NHUNG Hà Nội - 2015 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu nghiêm túc, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận văn để bảo vệ tốt nghiệp theo kế hoạch của trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Có được kết quả này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy Cô giáo trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Lê Thị Kim Nhung đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo công ty, lãnh đạo các phòng ban, các anh chị cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành bản luận văn này. Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn được thu thập ban đầu hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý, phân tích và đánh giá các số liệu được thực hiện một cách trung thực, khách quan. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt...........................................................................................................................i Danh mục bảng, sơ đồ.........................................................................................................................ii Danh mục biểu đồ.................................................................................................................................iii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁNCỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.................................................. 3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán..............................................3 1.1.1. Các công trình nghiên cứu..........................................................3 1.1.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu........................................6 1.2. Cở sở lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán.......................................................................... 6 1.2.1. Khái quát về công ty chứng khoán..............................................6 1.2.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán.....................10 1.2.3. Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán...................................................................................................15 1.2.4. Một số vấn đề nghiệp vụ trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán........................................................................................20 1.2.5. Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán........................................................................................29 1.2.6. Các yếu tố ảnhhưởng tới phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán...............................................33 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..................47 2.1. Cách tiếp cận thiết kế nghiên cứu....................................................47 2.2. Mô hình nghiên cứu.........................................................................47 2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................48 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp...48 2.3.2. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp...................50 2.3.3. Phương pháp so sánh................................................................51 2.3.4. Phương pháp thống kê.............................................................. 51 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN................51 3.1. KháiquátvềCôngtyChứngkhoánSàiGòn...........................................51 3.1.1. SơlượcquátrìnhpháttriểncủaCôngtyChứngkhoánSài Gòn........51 3.1.2. Kết quả các hoạt động chủ yếu của Công ty Chứng khoán Sài Gòn......................................................................................................58 3.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công tyChứng khoán Sài Gòn................................................................ 67 3.2.1. Khái quát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam.....................................................................................................67 3.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn....................................................... 75 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn............................................... 94 3.3.1. Kết quả phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn........................................................... 94 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân...........................................................95 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN.....102 4.1. Định hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn......................................................... 102 4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn.....................................................102 4.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Côngty Chứng khoán Sài Gòn.......................................................... 103 4.2. Giải phát phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công tyChứng khoán Sài Gòn.......................................................................................105 4.2.1. Tăng quy mô vốn cho vay, điều chỉnh lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn ...........................................................................................................105 4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tư vấn, hỗ trợ khách hàng giaodịch ký quỹ hiệu quả......................................................... 106 4.2.3. Cải tiến chất lượng dịch vụ, đề cao tính đảm bảo an toàn cho kháchhàng.........................................................................................107 4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ hỗ trợ cho giao dịch ký quỹ.............109 4.2.5. Tăng cường hệ thống quản lý rủi ro đối với hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán...........................................................................110 4.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước......................112 4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý, đề ra lộ trình cụ thể đối hoạt động ký quỹ chứng khoán............................................................................... 112 4.3.2. Giao quyền tự chủ cho các công ty chứng khoán...................113 4.3.3. Quản lý rủi ro để phát triển thị trường chứng khoán bền vững ...........................................................................................................113 4.3.4. Tăng cường sự minh bạch thông tin....................................... 114 4.3.5. Thường xuyên thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm . 115 KẾT LUẬN...................................................................................................116 DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO...........................................................117 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 CTCK Công ty chứng khoán 3 HASTC Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 4 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 5 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh 6 HSC Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 7 MARGIN Giao dịch ký quỹ 8 SGDCK Sở Giao dịch Chứng khoán 9 SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 10 TTCK Thị trường chứng khoán 11 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam 12 VND Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect 13 VSD Trung tâm Lưu ký Chứng khoán i DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Bảng STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 Nội dung Ví dụ về giao dịch ký quỹ Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn của SSI (2010-2014) Doanh thu môi giới và lợi nhuận quý 4/2014 của các công ty chứng khoán. Trang 25 62 74 Tỷ trọng dư nợ của khách hàng liên quan đến hoạt động 4 Bảng 3.3 giao dịch ký quỹ trên tổng dư nợ ngắn hạn tại SSI 79 (2010-2014). 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 Lãi suất của sản phẩm VIP.MARGIN Lãi suất cho vay và số chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại SSI Thay đổi tỷ lệ ký quỹ chứng khoán tại SSI Các sản phẩm dịch vụ tài chính của SSI tương tự giao dịch ký quỹ Giá trị rủi ro quá thơi hạn thanh toán của SSI ̀ 85 88 90 91 91 Sơ đồ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 2.1 2 Sơ đồ 3.1 Nội dung Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ Cơ cấu tổ chức của Công ty Chứng khoán Sài Gòn ii Trang 48 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1 Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty Chứng khoán Sài Gòn 52 2 Biểu đồ 3.2 Kết quả kinh doanh của Công ty chứng khoán Sài Gòn (2006 -2014) 56 3 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của SSI (2010-Q2/2014) 59 4 Biểu đồ 3.4 Doanh thu môi giới chứng khoán của SSI (2010-2014) 60 5 Biểu đồ 3.5 Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn của SSI (2010- 2014) 61 6 Biểu đồ 3.6 Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính của SSI (2010-2014). 63 7 Biểu đồ 3.7 Doanh thu lưu ký chứng khoán của SSI (2010-2014) 65 8 Biểu đồ 3.8 Doanh thu phí từ dịch vụ tài chính của SSI (2010-2014) 66 9 Biểu đồ 3.9 Diễn biến giao dịch trên HOSE (2006-2014). 68 10 Biểu đồ 3.10 Khối lượng giao dịch trên TTCK Việt Nam (2007-2014) 69 Giá trị giao dịch trên thị trương chứng khoán Việt Nam ̀ 11 Biểu đồ 3.11 12 Biểu đồ 3.12 Số công ty chứng khoán đăng ký thực hiện giao dịch ký quỹ 71 13 Biểu đồ 3.13 Cơ cấu doanh thu của 20 công ty chứng khoán đầu ngành năm 2013 73 14 Biểu đồ 3.14 Thị phần môi giới chứng khoán trên từng sàn giao dịch(2012-2014) 75 15 Biểu đồ 3.15 Giá trị giao dịch cổ phiếu tại SSI giai đoạn 2010-2014 76 16 Biểu đồ 3.16 Các khoản phải thu ngắn hạn tại SSI giai đoạn (2010-2014) 77 theo năm (2007-2014) iii 70 17 Biểu đồ 3.17 Các khoản phải thu khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI giai đoạn (2010-2014). 78 18 Biểu đồ 3.18 Số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tại SSI (2006-2014) 80 19 Biểu đồ 3.19 Số tài khoản chứng khoán tại SSI trương (2006 - 2013) 81 so với toàn thị ̀ 20 Biểu đồ 3.20 Thị phần môi giới cổ phiếu của SSI giai đoạn (20072013) 86 21 Biểu đồ 3.21 Tỷ lệ ký quỹ và số chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại SSI 87 22 Biểu đồ 3.22 Thống kê danh mục chứng khoán được giao dịch ký quỹ tại SSI 92 23 Biểu đồ 3.23 Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI. 93 24 Biểu đồ 3.24 So sánh phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ tại SSI và HSC 96 25 Biểu đồ 3.25 So sánh doanh thu hoạt động giao dịch ký quỹ tại SSI và HSC 97 iv LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán đã được áp dụng phổ biến trên thị trường chứng khoán thế giới, với lịch sử phát triển hàng trăm năm. Ngay cả các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc hay các thị trường chứng khoán trong khu vực ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia cũng đã áp dụng từ rất sớm. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập từ tháng 7/2000, đến nay đã trải qua gần 15 năm phát triển nhưng được đánh giá là vẫn chưa bắt kịp với quốc tế. Hiện có gần100 CTCK được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ trên 33.000 tỷ đồng và đang cung cấp dịch vụ chứng khoán cho hơn 1,3 triệu nhà đầu tư. Hoạt động giao dịch ký quỹ mới được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép triển khai chính thức từ ngày 31/8/2011. Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai, hoạt động này vẫn chưa thực sự phát triển và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán xuống dốc, nhiều công ty chứng khoán đã phải xin đóng cửa thì việc mở rộng và phát triển các hoạt động nghiệp vụ là cần thiết. Nếu công ty chứng khoán không nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng cũng như đảm bảo an toàn hệ thống thì sẽ khó tồn tại được. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán càng phát triển, nhà đầu tư ngày càng hiểu biết thì càng cần phải có các sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ được giải quyết bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Giao dịch ký quỹ chứng khoán là gì? Quy định pháp luật liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay như thế nào? 1 2. Yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 3. Các biện pháp phát triển giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 4. Thực trạng hoạt động ký quỹ tại các công ty chứng khoán, cụ thể hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong thời gian qua như thế nào? 5. Giải pháp nào để phát triển cũng như kiểm soát hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng? 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn trong giai đoạn 2011-2014. - Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán nói chung và Công ty Chứng khoán Sài Gòn nói riêng. Phạm vi nghiên cứu của luận vănlà khảo sát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Sài Gòn giai đoạn (2011- 2014). 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn được kết cầu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận vềphát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán. Chương 2: Phương pháp vàthiết kếnghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạt độnggiao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Công ty Chứng khoán Sài Gòn. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Giao dịch ký quỹ mới được được cho phép thực hiện vào tháng 8/2011, vấn đề nghiên cứu xuất hiện chưa lâu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nên từ trước đến nay chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Một số các công trình nghiên cứu có liên quan được công bố như sau: - Đề tài “Phát triển giao dịch ký quỹ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế,Đặng Thị Hoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011. Trong luận văn, tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Khái niệm giao dịch ký quỹ, nêu lên đặc điểm của giao dịch ký quỹ, đồng thời phân tích vai trò và ảnh hưởng của hoạt động giao dịch ký quỹ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán, trình bày thực trạng và nhu cầu phát triển sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Cuối cùng, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi giúp kiểm soát cũng như hỗ hoạt động này. Do luận văn được thực hiện vào thời điểm mới bắt đầu triển khai giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tác giả chỉ mới đi sâu tập trung giải quyết, làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động giao dịch ký quỹ. Mà chưa có cơ hội đi vào nghiên cứu thực tiễn hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng 3 khoán Việt Nam nói chung, thực trạng hoạt động này tại các công ty chứng khoán nói riêng.Trong khoảng thời gian từ năm 2011 tới nay thị trường tài chính ngày càng phát triển, luật chứng khoán liên tục sửa đổi, đồng thời các công cụ, nghiệp vụ của các công ty chứng khoán cũng liên tục phát mở rộng, điều này làm cho cơ sở lý thuyết về hoạt động giao dịch ký quỹ cũng liên tục thay đổi. - Đề tài “Phát triển sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ chứng khoán trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,Nguyễn Hồng Linh, Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, 2008. Luận văn là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận, đưa ra kiến nghị áp dụng và phát triển hoạt động giao dịch quý kỹ chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã đi sâu vào làm rõ cơ sở lý thuyết hoạt động giao dịch ký quỹ, đồng thời phân tích và đánh giá tính thực tiễn nếu cơ quan quản lý Nhà nước cho phép hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt, luận văn đi sâu nghiên cứu về cách thức hoạt động của nghiệp vụ "Giao dịch ký quỹ chứng khoán", về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam và về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn (2005-2007). Từ đó, tác giả khuyến nghị đưa nghiệp vụ "Giao dịch ký quỹ chứng khoán" vào hoạt động trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thời điểm nghiên cứu của đề tài là năm 2008, thời điểm giao dịch ký quỹ chứng khoán chưa được cho phép áp dụng trên thị trường, nên những tình uống thực tiễn chưa nhiều. Đề tài tập trung nghiên cứu giao dịch ký quỹ tại Ngân hàng, chứ chưa nghiên cứu hoạt động đối với một công ty chứng khoán, có nhiều sự khác biệt. - Đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt”, Đặng Quốc Tú, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc Gia Tp.HCM, 2007. Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán. Đi sâu phân tích ảnh hưởng, tác động của hoạt động môi giới đối với công ty chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán Bảo Việt nói riêng. 4 Đồng thời, tác giả cũng đưa ra nhưng biện pháp để phát triển cũng như quản lý đối với hoạt động này. Đánh giá chất lượng của dịch vụ môi giới tại công ty chứng khoán Bảo Việt dựa trên quan điểm khách hàng; Nhận ra những khâu nào trong dịch vụ là đạt hay chưa đạt yêu cầu của khách hàng; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán; Đề xuất một số kiến nghị nhằm duy trì hoặc nâng cao chất lượng của dịch vụ môi giới. - Đề tài“Môi giới và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán”,TS. Bùi Thị Thanh Hương, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011. Tác giả đã đã đi sâu nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề cơ bản về môi giới chứng khoán, khái niệm, nguyên tắc, kỹ năng cơ bản của người môi giới chứng khoán, các nghiệp vụ tác nghiệp cụ thể trong khi triển khai hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán.Đặc biệt, tác giả tập trung hệ thống hóa về mặt lý thuyết những vấn đề cơ bản về môi giới chứng khoán, tổ chức và hoạt động của công ty môi giới chứng khoán, tổng quan về nghiệp vụ giao dịch chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Do đây là một công trình nghiên cứu về mặt lý thuyết, và mang tính chất hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổng quan hoạt động môi giới nên công trình chưa đi vào một tình huống cụ thể với một công ty chứng khoán để nghiên cứu. - Đề tài “Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, MBA. Mạc Quang Huy, NXB Thống kê, Hà Nội, 2011. Công trình nghiên cứu tập trung bình bày bản chất của ngân hàng đầu tư, tức các công ty chứng khoán của Việt Nam. Cụ thể, tác giả đi sâu vào nghiên cứu cách thức tổ chức hoạt động, các nhóm sản phẩm và nghiệp vụ chính của ngân hàng đầu tư, cách thức quản lý hoạt động và rủi ro, đồng thời đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính đương đại và ảnh hưởng của nó tới hiện tại cũng như tương lai phát triển của ngành ngân hàng đầu tư. Công trình cũng dành một chương nghiên cứu về thực trạng thị trường vốn và tiềm năng phát triển ngành ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. 5 1.1.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Cho đến nay, do thời gian xuất hiện của vấn đề nghiên cứu là chưa lâu nên các công trình nghiên cứu về Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ là khá ít. Bên cạnh đó các khung pháp lý liên tục thay đổi điều này yêu cầu có các công trình nghiên cứu tiếp nối, liên tục bổ xung hoàn thiện cơ sở lý luận về hoạt động môi giới nói chung cũng nhưng hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng. Với một đối tượng nghiên cứu cụ thể, để áp dụng cho một công ty chứng khoán, là một yêu cầu thực tế cấp thiết cần được nghiên cứu. Đặc biệt đề tài lựa chọn Công ty Chứng khoán Sài Gòn làm địa điểm nghiên cứu với những đặc thù và điều kiện riêng thì chưa có công trình nào đề cập tới. 1.2. Cở sở lý luận về phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán của công ty chứng khoán 1.2.1. Khái quát về công ty chứng khoán 1.2.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH thông qua ngày 29/06/2006 và luật số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, có hiệu lực kể từngày 01 tháng 7 năm 2011 và luật Chứng khoán số 27/2013/VBHN-VPQH được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 12 năm 2013, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. 6 Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh trên, công ty chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác theo quy định của BộTài chính. 1.2.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán  Công ty chứng khoán là trung gian tài chính Nguyên tắc trung gian là một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Với tư cách là một thành viên tham gia thị trường, công ty chứng khoán là trung gian tài chính với các vai trò như trung gian giao dịch, trung gian thanh toán, trung gian rủi ro, trung gian thông tin… Công ty chứng khoán là một trung gian giao dịch. Đặc điểm này được thể hiện rõ nét nhất qua hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán đại diện cho nhà đầu tư tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung, qua đó giúp người mua và người bán chứng khoán tìm đến nhau dễ dàng hơn với những thông tin đáng tin cậy, rút ngắn thời gian cũng như chi phí giao dịch và làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Công ty chứng khoán là một thành viên của hệ thống thanh toán lưu ký nên nó là một trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua việc thanh toán giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, giữa người mua và người bán. Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian rủi ro. Trên thị trường chứng khoán luôn luôn tiềm ẩn mọi rủi ro, vì vậy tất cả các thành viên tham gia thị trường đều có thể gặp nhiều rủi ro. Trung gian rủi ro thể hiện ở việc công ty chứng khoán là người đứng giữa và thực hiện các giao dịch cho khách hàng, đồng thời cũng giảm rủi ro lừa đảo trong giao dịch với cả hai phía… Trung gian thông tin cũng là một đặc điểm nổi bật khác của công ty chứng khoán. Để thực hiện được các hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành thì công ty chứng khoán cần phải thu thập, xử lý thông tin và cung cấp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, phải đảm bảo các khuyến nghị, tư vấn đầu tư phải phù hợp với khách hàng đó. Như vậy, công ty chứng khoán đã làm trung gian chuyển thông tin hai chiều từ doanh nghiệp đến nhà đầu tư và ngược lại, từ thị trường trong nước 7 và nước ngoài tới tất cả các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các công ty chứng khoán còn có thể đóng vai trò là trung gian tín dụng. Các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng mẹ thể hiện rõ nhất vai trò này. Nhà đầu tư có thể vay vốn từ ngân hàng để đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ đóng vai trò làm trung gian, quản lý thay ngân hàng. Các đặc điểm trung gian rủi ro, thông tin, và giao dịch cho thấy tính chất đặc biệt của công ty chứng khoán so với các tổ chức tài chính trung gian khác như ngân hàng thương mại hay công ty bảo hiểm. Ngoài ra công ty chứng khoán còn có những đặc điểm khác về điều kiện kinh doanh, hoạt động bị kiểm soát, vốn và tài sản hay sản phẩm.  Công ty chứng khoán là tổ chức kinh doanh có điều kiện Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định theo quy định của pháp luật. Kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán là những hoạt động kinh doanh có điều kiện. Để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên thị trường, công ty chứng khoán phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định do pháp luật quy định. Những điều kiện, tiêu chuẩn ớ mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ phát triển có thể khác nhau nhưng thường được xác lập dựa trên những góc độ chủ yếu như về quy mô vốn, trình độ trang thiết bị, công nghệ, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên thực hành cung cấp dịch vụ. Điều kiện về vốn: Công ty chứng khoán phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định, vốn pháp định thường được quy định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ. Điều kiện về nhân sự: Những người quản lý hay nhân viên giao dịch của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng như mức độ tín nhiệm, tính trung thực. Hầu hết các nước đều yêu cầu nhân viên của CTCK phải có giấy phép hành nghề. Những người giữ các chức danh quản lý cũng phải đòi hỏi cú giấy phép đại diện. Điều kiện về cơ sở vật chất: Các tổ chức và các cá nhân sáng lập công ty chứng khoán phải đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho công ty chứng khoán. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan