Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển hệ thống thông tin kinh tế...

Tài liệu Phát triển hệ thống thông tin kinh tế

.PDF
29
481
57

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ Câu 1: Phương Pháp Luận Phát Triển HTTT 1.1. Nắm được các cách tiếp cận phân tích & thiết kế, chu kỳ Phát triển HTTT (Information Systems Development Life Cycle - SDLC) * Giới thiệu phân tích & Thiết kế HTTT Thông tin: Được hiểu như các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin Thông tin kinh tế: Là thông tin tồn tại và vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và các doanh nghiệp Nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của chủ thể đó Hệ thống : Là một tập hợp các phần tử cùng với mối quan hệ phối hợp giữa các phần tử đó để thực hiện một mục tiêu nào đó Ví dụ: hệ thống giao thông, hệ thống tài chính Hệ thống thông tin kinh tế: Là hệ thống có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin kinh tế Trợ giúp các hoạt động ra quyết định trong các tổ chức, doanh nghiệp Phân tích hệ thống nhằm xác định nhu cầu thông tin của tổ chức.nó cung cấp những dữ liệu cơ sỏ cho việc thiết kế hệ thống sau này.trước đó cần tiến hành khảo sát hiện trạng của tổ chức thuộc phạm vi liên quan đến dự án.những dữ liệu thu đc phục vụ cho việc xây dựng mô hình quan niệm về hệ thống hiện thời.Phân tích bao gồm 1 vài pha nhỏ: Xác định yêu cầu: nhà phân tích làm việc cùng với ng` sử dụng để xác định cái mà ng` dùng mong muốn từ hệ thống Nghiên cứu y/c và cấu trúc phù hợp với mối quan hệ bên trong bên ngoài và những giới hạn đặt lên các dịch vụ cần thực hiện Tìm giải pháp cho các thiết kế ban đầu để đạt đc các y/c đặt ra với chi phí,thời gian,nguồn lực và kĩ thuật cho phép để tổ chức thông qua. Thiết kế là tìm các giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên trong điều kiện môi trường đã xác định. Từ các khía cạnh của hệ thống,thiết kế đc xem xét bắt đầu từ màn hình tương tác,đầu vào và đầu ra đến CSDL và các tiến trình xử lí chi tiets bên trong.pha thiết kế gồm 2 pha nhỏ: Thiết kế logic: vê mặt lí thuyết,thiết kế logic ko gắn với bất kì phần cứng và phần mềm hệ thống nào.TK logic tập trung vào khía cạnh hoàn thiện nghiệp vụ của hệ thống thực.các đối tượng và nghiệp vụ mô tả ở đây là những khái niệm , biểu tượng mà ko phải là cac thực thể vật lí. Thiết kế vật lí: là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế vật lí hay các đặc tả kĩ thuật.trong pha này cần phải quyết định lựa chọn ngôn ngữ lập trình,hệ CSDL,cấu trúc tệp tổ chức dữ liệu,phần cứng,hệ điều hành và môi trường mạng cần đc xây dựng.sản phẩm cuối cùng của pha này là đặc tả hệ thống vật lí ở dạng như nó sẽ tồn tại trên thực tế sao cho các nhà lập trình và kĩ sư có thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống vận hành. * Các cách tiếp cận phân tích & thiết kế Có 4 cách tiếp cận: Tiếp cận địh hướng tiến trình: thời gian đầu khi máy tính ra đời,tốc độ máy rất chậm,bộ nhớ làm việc còn rất thấp,nên ng` ta tập trung vào các quá trình mà phần mềm phải thực hiện,và gọi là tiếp cận định hướng tiến trình.vì vậy hiệu quả xử lí của các chương trình trỏ thành mục tiêu chính. Cách tiếp cận này tạo ra sự dư thừa dữ liệu,hao phí quá nhiều công sức cho việc thu thập và tổ chức dữ liệu,nhưng việc sử dụng các dữ liệu lại kém hiệu quả do chúng không thể chia sẻ các ứng dụng khác nhau Tiếp cận định hướng dữ liệu: tập trung vào việc tổ chức các dữ liệu 1 cách lí tưởn: - Tách dữ liệu ra khỏi quá trình xử lí: có thể áp dụng các công cụ toán học để tổ chức dữ liệu 1 cách tối ưu về cả phương diện lưu trữ cũng như về mặt sử dụng - Tổ chức CSDL chung cho các ứng dụng: cho phép CSDL phục vụ cho nhiều ứng dụng độc lập khác nhau,đem lại hiệu quả đáng kể như giảm chi phí tổ chức và khai thác dữ liệu Cách tiếp cận này là hiệu quả nhưng cần có những thay đổi phù hợp trong thiết kế sao cho CSDL mới hỗ trợ đc cả các ứng dụng hiện tại cũng như sau này. Tiếp cận định hướng cấu trúc: như 1 bước phát triển tiếp tục của đinh hướng dữ liệu. theo cách tiếp cận này hệ thống đc phân chia thành các chức năng,bắt đầu ở mức cao nhất,sau đó làm mịn dần để thành các chức năng chi tiết hơn.Trạng thái của hệ thống thể hiện qua CSDL tập trung và đc chia sẻ cho các chức năng tương đối độc lập với nhau cùng thao tác trên nó.tiếp cận hướng cấu trúc hướng vào việc cải tiến cấu trúc các chương trình dựa trên cơ sở modun hóa để dễ theo dõi , quản lí và bảo trì. Tiếp cận định hướng đối tượng: hệ thống đc nhìn nhận như những gói các đối tượng tương tác với nhau.Mỗi đối tượng là 1 thể hiện của 1 lớp đc xác định bởi các thuộc tính và phương thức chung.các lớp có thể đc thừa kế từ 1 vài lớp đối tượng cao hơn.Ý tưởng cơ bản của cách tiếp cận này là sự bao gói và che dấu các thông tin,sự kế thừa.cách tiep cận này đáp ứng đc yêu cầu hiện nay là phát triển các hệ thống phần mềm có quy mô lớn,phức tạp hơn nhưng nhanh hơn,dễ bảo trì và có chi phí chấp nhận đc *Chu kỳ Phát triển HT (Systems Development Life Cycle - SDLC). - Có 5 pha: Pha lên kế hoạch, Pha phân tích, pha thiết kế, pha thực hiện, pha hỗ trợ bảo trì Pha lên kế hoạch : Pha lên kế hoạch Bắt đầu khi ban chỉ đạo nhận được các yêu cầu của dự án. Ban chỉ đạo là ng` đưa ra các quyết định cho công ty.chưc năng của ban chỉ đạo: - Xem và phê duyệt các yêu cầu của dự án - Sắp xếp các yêu cầu - Phân bổ nguồn lực - Xây dựng đội phát triển hệ thống cho từng dự án được duyệt Pha phân tích: Tiến hành điều tra sợ bộ- còn gọi là nghiên cứu tính khả thi: Xác định chính xác vấn đề và nếu cái tiến thì có giá trị hiệu quả không! Tiến hành phân tích chi tiết: 1. Nghiên cứu hệ thống hiện tại như thế nào 2. Xác định người dùng muốn gì, cần gì? 3. Đề nghị giải pháp Mô hình hoá tiến trình:Kỹ thuật mô tả tiến trình biến đổi thông tin đầu vào và đầu ra Còn được gọi là phân tích thiết kế cấu trúc. Pha thiết kế : lựa chọn phần cứng và phần mềm cần có Phát triển tất cả các chi tiết của hệ thống mới hoặc hệ thống được sửa đổi Thiết kế chi tiết là Thiết kế các chi tiết kỹ thuật cho các thành phần trong giải pháp đề xuất,còn gọi là thiết kế vật lí gồm 1 số hoạt động: -Thiết kế CSDL -Thiết kế đầu vào và đầu ra -Thiết kế chương trình Pha thực hiện : Mục đích là xây dựng hệ thống mới hoặc sửa đổi hệ thống sau đó cung cấp cho người dùng.bước triển khai bao gồm –xây dựng chương trình nếu cần Cài đặt và kiểm tra hệ thống Đào tạo ng` dùng Chuyển đổi sang hệ thống mới Bốn kiểu kiểm thử được thực hiện bởi người kiểm thử hệ thống  Kiểm thử đơn vị: Xác định các chương trình hoạt động độc lập  Kiểm thử hệ thống: Xác định các chương trình hoạt động cùng nhau  Kiểm thử tích hợp: Xác định chương trình làm việc được với chương trình khác  Kiểm thử chấp nhận: Xác định HT mới làm việc được với dữ liệu thực tế Đào tạo người dùng là gì?nghĩa là Hướng dẫn người dùng sử dụng phần cứng và phần mềm mới trong hệ thống như thế nào Các chiến lược chuyển đổi: Thường thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới.bao gồm việc chuyển đổi dữ liệu,sắp xếp đội ngũ cán bộ trên hệ thống mới và đào tạo ng` sử dụng,khaii thác hệ thống mới quá trình chuyển đổi hệ thống cần đc phân tích và lựa chọn 1 cách thích hợp để đảm bảo sự chuyển đổi an toàn thành công và hiệu quả. Pha bảo trì và hỗ trợ: Cung cấp sự hỗ trợ liên tục sau khi hệ thống được thực hiện.Bảo trì không phải là 1 pha tách biệt mà là sự lặp lại các pha của 1 vòng đời khác,đòi hỏi phải nghiên cứu và áp dụng những thay đổi cần thiết  Kiểm tra xem hệ thống có thực hiện theo đúng kỳ vọng  Thực hiện các hoạt động bảo trì  Theo dõi hiệu suất của hệ thống  Đánh giá độ bảo mật của hệ thống 2. Nhận biết các phương pháp kỹ thuật để phát triển Hệ thống thông tin: Có 4 phương pháp - Phương pháp làm bản mẫu (prototyping) - Phương pháp công cụ kỹ nghệ phần mềm trợ giúp bằng máy tính (CASE tools) - Phương pháp thiết kế ứng dụng liên kết (JAD) - Phương pháp phát triển ứng dụng nhanh 2.1Phương pháp làm bản mẫu ( Prototyping ) 2.1.1. Khái niệm: Prototyping là việc: sử dụng các hình ảnh trực quan để mô tả thiết kế và định hướng sự phát triển của các tính năng kỹ thuật, và nó mô tả một cách chi tiết về làm thế nào để xử lý hệ thống. Trong bước thiết kế giao diện người dùng, prototyping là một quá trình lên mô hình cho hệ thống trong tương lai một cách nhanh chóng, có thể là cho một trang web hay một ứng dụng, và được xác nhận từ những người dùng, các bên liên quan, các nhà phát triển và các nhà thiết kế trên phạm vi rộng lớn. Hãy thực hiện prototyping này một cách nhanh chóng và hãy đưa ra các phản hồi ngay từ đầu và lập lại thường xuyên trong quá trình này. Điều đó có thể giúp cải thiện hê thông và làm giảm việc phải thay đổi trong suốt quá trình thiết kế. 2.1.2. Đặc điểm Việc sử dụng phương pháp prototyping trong phát triển hệ thống đem lại một số ưu điểm sau. * Ưu điểm: - Người sử dụng sớm hình dung ra chức năng và đặc điểm của hệ thống. - Cho phép đánh giá rủi ro và kiểm tra giải pháp. - Có ích trong tất cả các pha của vòng đời PM. * Nhược điểm. Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng phương pháp này vì nó cũng có nhiều nhược điểm. - Người sử dụng hối thúc nhà phát triển hoàn thành sản phẩm một khi thấy được các prototype đầu tiên. - Prototype thường được làm nhanh, thậm chí vội vàng, theo kiểu “hiện thực - sửa” và có thể thiếu sự phân tích đánh giá một cách cẩn thận tất cả khía cạnh liên quan đến hệ thống cuối cùng. - Không được xây dựng trên cùng môi trường và công cụ phát triển của giai đoạn xây dựng hê thông thực sự sau này. - Không đặt ra mục tiêu tái sử dụng cho giai đoạn phát triển thực sự sau đó . - Không phải mọi thứ đều có thể prototype. 2.1.3. Cách thức:  Bước 1: Xác định vấn đề và yêu cầu đặt ra cho hệ thống. Từ đó lập 1 kế hoạch phát triển chung ban đầu.  Bước 2: Xây dựng bản mẫu cho hệ thống ( qua 3 giai đoạn: phân tích, thiết kế và thực hiện ).  Bước 3: Đưa hệ thống mẫu vào sử dụng. Khi không hiệu quả hoặc có nhu cầu mới phát sinh thì cải thiện, sửa chữa và nâng cấp bản mẫu và đưa ra bản mẫu mới. 2.1.4.Các ứng dụng: - Các sản phẩm cần làm prototyping bao gồm: các hệ thống phức tạp, chức năng mới và các thay đổi trong quy trình làm việc, công nghệ hoặc thiết kế. Chẳng hạn, prototyping cho các kết quả tìm kiếm là rất hữu ích khi bạn muốn thay đổi đi một cách đáng kể so với tiêu chuẩn tìm kiếm hiện tại. Từ prototype thường gợi lên các hình ảnh về một phiên bản của ứng dụng hay một giao diện đã được mã hóa và hoạt động hoàn chỉnh. Các prototype không có nghĩa là phải phát triển thành các giải pháp hoàn toàn thiết thực, nhưng nó sẽ hỗ trợ người dùng hình dung về hệ thống cuối cùng. Vì vậy, khi đặt mục tiêu cho một protopype, cần phải dựa trên một vài vấn đề chủ chốt trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ một prototype nào 2.2.Phương pháp công cụ kĩ nghệ phần mềm trợ giúp bằng máy tính (CASE TOOLS) 2.2.1. Khái niệm 2.2.1.1 – Khái niệm chung: - Kĩ nghệ phần mềm( software engineering : SE) là nguyên lí kĩ nghệ liên quan đến tất cả các mặt lý thuyết, phương pháp và công cụ của phần mềm - Case tools (Computer Aided Software Engineering): CASE là các phần mềm trợ giúp tự động hóa phát triển và tiến hóa hệ thống mà môi trường làm việc của nó là máy tính. - Khi người dùng yêu cầu phát triển một hệ thống mới để cấp mới, các kỹ sư phần mềm có thể sử dụng công cụ CASE để trừu tượng hóa mã nguồn, mô hình hóa để có thể thiết kế và chỉnh sửa một cách dễ dàng.  Yêu cầu: trong một hệ thống phải đồng nhất một phương thức giao tiếp, mà khi nhìn vào một biểu tượng của hệ thống ta biết được cái gì đang xảy ra. 2.2.1. 2 - Phân loại công cụ CASE a. Upper case: công cụ để hỗ trợ các hoạt động đầu tiên như đặc tả yêu cầu và thiết kế. - tạo và thay đổi thiết kế hệ thống - Lưu trữ dữ liệu trong kho lưu trữ của dự án (project repository). - Kho lưu trữ là tập hợp các mẩu tin, các phần tử, các sơ đồ, các màn hình, các bản báo cáo và các thông tin khác của dự án . - Các công cụ CASE này dùng để mô hình hóa các yêu cầu của tổ chức và định nghĩa các biên của hệ thống Lower case:công cụ để hỗ trợ các hoạt động sau như lập trình, gỡ lỗi và kiểm thử - Dùng để tạo mã nguồn máy tính (computer source code) từ bản thiết kế dùng CASE - Mã nguồn có thể tạo ra ở nhiều ngôn ngữ khác nhau - Các ưu điểm của việc tạo mã nguồn: +Giam thời gian phát triển hệ thống mới + giảm thời gian bảo trì mã nguồn được tạo so với hệ thống truyền thống + Các chương trình máy tính có thể được tạo ra ở nhiều ngôn ngữ khác nhau + Mã nguồn được tạo sẽ hạn chế các lỗi sai về lập trình 2.2.2. Đặc điểm: - Cho phép giao tiếp hiệu quả với người dùng cũng như thành viên nhóm phát triển - Tích hợp thực hiện phát triển trong từng giai đoạn của một vòng đời hệ thống cũng như trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và chi phí bảo trì có thể ước tính được. - Đánh giá về low case + Ưu điểm:  Thao tác sử dụng nhanh  Phát triển thông tin tập trung  Thông tin dc minh họa bằng các đồ thị nên dễ hiểu  Giảm giá thành bảo dưỡng  Hoàn thiện phần mềm nhanh + Nhược điểm: Không linh hoạt thích ứng với phong cách ra quyết định của người dùng hoặc kinh nghiệm bởi nó biểu hiện dưới hình thức “quy tắc” được áp dụng trong thiết kế phần mềm. 2.2.3. Cách thức: - Chu kì phát triển hệ thống truyền thống và Case: Program Specification Design question Analysis Program Bugs Questions Program design & coding Design Requirements code Program Specs and Errors Installation Bugs Program testing Program source Installation Completed system Hình 2: Chu trình phát triển hệ thống ban đầu Design Question Analysis Design Design Flaws & Inconsistencies Upper Case Toolsef Lower Case toolsef ( code Generator) Installation Requirementsdesign CASE CASE Entities Error depository -free Computer System Hình 3: Vòng đời phát triển hệ thống Screen Designs Diagram CASE Repository Procedural Logic Metadata Hình 4: Kho lưu trữ của CASE 2.2.4. Ứng dụng - Trong thực tế, CASE là một công cụ hữu ích trong quá trình phát triển hệ thống của một tổ chức hay một phần mềm nào đó. - Có rất nhiều công cụ khác nhau hỗ trợ người dùng trong quá trình phát triển hệ thống như:  Công cụ sinh giao diện ( C builder..)  Hỗ trợ phân tích, thiết kế ( Rwin, Modeler..)  Hỗ trợ lập trình (compiler,debugger…)  Hỗ trợ quản lí (project management..) 2.3.Phương pháp thiết kế ứng dụng liên kết (Joint Application Design (JAD)) 2.3.1.Khái niệm: - JAD được sử dụng để xác định yêu cầuhệ thống trong vấn đề định nghĩa giai đoạn của chu kỳ đời phát triển hệ thống . JAD được sử dụng thực hiện những nghiên cứu khả thi , chi phí phân tích lợi ích và phân tích rủi ro . Thông thường,các thông số kỹ thuật thiết kế như sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ mối quan hệ thực thể , sơ đồ hệ thống dòng chảy được tạo ra trong phiên JAD - JAD còn gọi là phát triển ứng dụng doanh,là một kỹ thuật để nhanh chóng xác định yêu cầu hệ thống bằng cách lấy đầu vào từ một phần qua đại diện của các bên quan tâm . Một nhóm đặc biệt gồm những người sử dụng chính, quản lý, và hệ thống các phân tích được lắp ráp. Nhóm nghiên cứu sau đó đáp ứng một phiên họp chuyên sâu để thu thập dự liệu, suy nghĩ, thảo luân về ý tưởng, đối chiếu sự khác biệt, xác định và ưu tiên các yêu cầu, và tạo ra các giải pháp mong muốn thay thế. 2.3.2.Đặc điểm 2.3.2 - Ưu điểm - Các chi phí và thời gian thu thập dữ liệu, phân tích, và định nghĩa các yêu cầu có thể được giảm đáng kể bằng cách sử dụng các kỹ thuật JAD. - Các ý kiến từ những người tham gia với rất nhiều quan điểm khác nhau đối với hệ thống yêu cầu nên thường tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Trong quá trình có những xung đột và khác biệt có thể được xác định và giải quyết trong giai đoạn xác định vấn đề. Từ đó phát triển ý thức về quyền sở hữu dự án - JAD đặc biệt phù hợp cho các dự án phải đối mặt với thời gian chặt chẽ và hạn chế lịch trình, và nó là một lựa chọn tuyệt vời cho việc phát triển một hệ thống từ đầu. - Các phương pháp khá phổ biến trên thị trường,và dễ dàng được áp dụng bởi tổ chức nào - Dễ dàng kết hợp công cụ CASE với JAD cải thiện năng suất và cung cấp hệ thống các nhà phân tích với thảo luận và s n sàng sử dụng các mô hình 2.3.2.2 – Nhược điểm: - Trong quá trình phát triển đôi khi có những xung đột, mà những người tham gia có ưu thế có thể đc quyết định, từ đó có thế có những sai lầm trong tìm hiểu hệ thống. - JAD không phải là một kỹ thuật tốt cho hệ thống với các yếu tố đầu vào và đầu ra tương đối ít hoặc cho rất tính toán, hệ thống quá trình định hướng. - Lãng phí thời gian và nguồn nhân lực nếu không chuẩn bị tốt cho phiên JAD - Các thành viên tham gia phiên JAD phải cung cấp ý kiến, ý tưởng của mình, phân tích để cuộc thảo luận có hiệu quả 2.3.3.Cách thức Không có phần mềm thiết kế đặc biệt để hỗ trợ một phiên JAD. Tuy nhiên, một số phần mềm nhóm, như Lotus Notes, hỗ trợ hội nghị giới hạn máy tính trung gian. CácbướcchínhtrongmộtphiênJAD đượctómtắt: 2.3.3 - T chức của đ i A - Các thành viên trong nhóm bao gồm người sử dụng từ linh vực kinh doanh có liên quan chức năng, quản lý từ các khu vực chức năng tương tự , hệ thống các nhà phân tích hoặc tư vấn thông tin , và các hệ thống thích hợp các chuyên gia. - Các nhà lạnh đạo điều hành viên hay phiên thường các hệ thống phân tích cấp cao hoặc chuyen gia tư vấn thông tin.Một người ghi chép có ghi chú, ghi lại tất cả các cuộc thảo luận, và các tổ chức và biên dịch các tài liệu cần thiết 2.3.3 2 - Xây dựng các bản t nh A - Các bảng tính JAD bao gồm một hướng dẫn định nghĩa quản lý,thông tin liên quan đến dự án, bất kỳ tiêu chí đặc biệt hoặc hạn chế, bắt kỳ giả định, tổng quan về các công nghệ hiện có và các tiêu chuẩn, một tuyên bố của hệ thống phạm vi của các mục tiêu và thông tin về hệ thống hiện có hoặc công nghệ mới có liên quan. - Mục đích của cuốn sách là nhằm giúp thành viên trong nhóm hiểu được dự án đề xuất. Việc thiết kế các bảng tính cần tạo điều kiện ghi chú 2.3.3 3 - Xác định vị tr các c s A - Một phòng họp đủ chứa tất cả các thành viên trong nhóm và được trang bị bảng trắng, chiếu một chi phí, và một máy chiếu slide phải có s n. Với sự xuất hiện của các hệ thống hội nghi điện tử (EMS),hệ thốn hộ trợ quyết định (GDSS), và phần mềm máy tính kỹ thuật hộ trợ (CASE)công cụ, yêu cầu bổ sung có thể bao gồm máy tính để tiến hành một cuộc họp điện tử 2.3.3 4 - Tiến hành phiên JAD - Xác định phạm vi hệ thống - Xác định các vấn đề, hạn chế, khó khăn ớc tính nhu cầu, nguồn lực cho phát triển hệ thống - Xác định sơ bộ chi phí, lợi ích,rủi ro và các tác động của dự án - Xác định tinh chất, thuộc tính - Xác định tiểu dự án phù hợp - Phân tích xác định thông số…. 2.3.3.5 – Tiến hành hoàn thành báo cáo của phiên A : Những kết quả đạt được sau phiên JAD sẽ được tổng hợp và báo cáo lại một cách chi tiết để nhìn nhận lại kết quả cuộc họp và những hướng phát triển tiếp theo. 2.3.4.Ứng dụng JAD thường không mấy hiệu quả trong những dự án lớn và yêu cầu tính chính xác cũng như phức tạp cao. Nhưng JAD lại đem lại hiệu quả trong những dự án nhỏ,tập trung và không đòi hỏi quá phức tạp. 2.4. Khái niệm Mô hình phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development: RAD) 2.4.1.Khái niệm:  RAD là một phương pháp phần mềm mà bao gồm việc phát triển lặp, xây dựng nhanh chóng của nguyên mẫu, và việc sử dụng máy tính, hỗ trợ công nghệ phần mềm (CASE) công cụ.  RAD kỹ thuật cho phép thực sự "nhanh phát triển ứng dụng. Quy trình phát triển phần mềm gia tăng, tăng dần từngbước (Incrimental software evelopment)với mỗi chu trình phát triển rất ngắn (30-90 ngày)  Xây dựng dựa trên hướng thành phần (Component-basedconstruction) với khả năng tái sử dụng (reuse)  Gồm một số nhóm (teams), mỗi nhóm làm 1 RAD theocác pha: Mô hình nghiệp vụ, Mô hình dữ liệu, Mô hình xửlý, Tạo ứng dụng, Kiểm thử và đánh giá (Business, Data,Process, Appl. Generation, Test) 2.4.2.Đặc điểm:  Hệ thống quản lý thông tin kiểu những ứng dụng dựa trên GUI và CSDL.  Có sự hỗ trợ của công cụ hay sử dụng ngôn ngữ cấp cao.  Hệ thống không yêu cầu khắt khe về hiệu suất. a. Ưu điểm:  Cho phép giảm thời gian phát triển các ứng dụng CSDL và có nhiều giao diện người dùng hay tích hợp các thành phần có s n.  Người sử dụng sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm thử b. Nhược điểm:  Cần nguồn nhân lực dồi dào để tạo các nhóm cho các chức năng chính  Yêu cầu hai bên giao kèo trong thời gian ngắn phải cóphần mềm hoàn chỉnh, thiếu trách nhiệm của một bên dễlàm dự án đổ vỡ  RAD không phải tốt cho mọi ứng dụng, nhất là với ứngdụng không thể môđun hóa hoặc đòi hỏi tính năng cao  Mạo hiểm kỹ thuật cao thì không nên dùng RAD 2.4.3.Cách thức: 2.4.3.1 – Vòng đời của RAD ( RAD life cycle ) Hệ thống RAD được chia thành 4giai đoạn riêng biệt: Yêu cầu kế hoạch, sử dụng thiết kế, xây dựng và thực hiện.  Giai đoạn đầu tiên trong quá trình RAD là yêu cầu kế hoạch. Giai đoạn này bao gồm việc rà soát các khu vực rõ ràng là cần thiết để hệ thống đang được xây dựng. xem xét tạo ra một tổng quan về rắn, bao gồm các yêu cầu và nêu rõ các chức năng thực hiện bởi hệ thống. Khi thực hiện đúng cách, giai đoạn đầu nên sản xuất một mô hình về cách hệ thống các công trình được đề xuất. Nó cũng nên xác định rõ phạm vi của hệ thống, bao gồm cả khả năng và giới hạn của nó. Cuối cùng, cần biện minh cho những chi phí cần thiết để hoàn thành mô hình hệ thống.  Giai đoạn thứ hai được gọi là người dùng thiết kế. Điều này bao gồm một chiều sâu nhìn vào các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến hệ thống đang được thiết kế. Những ngườisử dụng, những người sẽ được đề xuất sử dụng hệ thống phân tích dữ liệu được sử dụng như thế nào và làm thế nào sử dụng ảnh hưởng đến dòng chảy của các hoạt động từ một quan điểm kinh doanh.Bước này được thiết kế để loại bỏ ý tưởng rằng công việc trong lý thuyết nhưng không hiệu quả trong thực tế thực tế Từ nghiên cứu này, một phác thảo của hệ thống được làm rõ. Các dòng chảy của cách người dùng sẽ thực sự tương tác với hệ thống được thiết kế, bao gồm cả màn hình mẫu và thủ tục. Đến cuối bước này, các ý tưởng chung đằng sau hệ thống mới bắt đầu chuyển đổi thành một kế hoạch cụ thể.  Giai đoạn thứ ba được gọi là Xây dựng. Tại thời điểm này, các nhóm nhỏ các nhà phát triển làm việc với người sử dụng để kết thúc thiết kế hệ thống và bắt đầu xây dựng nó. xây dựng này cho phép các nhà thiết kế chương trình đến các bộ phận chính của hệ thống và ngay lập tức thử nghiệm các tính năng với phản hồi của người dùng. Như phần chính của hệ thống được xây dựng và thử nghiệm, dự án tổng thể đến với nhau. Là phần mềm mới được xây dựng và thử nghiệm, bất kỳ chỉ dẫn cần thiết và thủ tục được tạo ra. Những hướng dẫn được sử dụng bởi người dùng cuối khi hệ thống được hoàn tất.  Giai đoạn thứ tư và cuối cùng là thực hiện. Tại thời điểm này, hệ thống phần mềm mới được hoàn tất và cài đặt. Nếu phiên bản trước của hệ thống được sử dụng, kết nối được xây dựng để nâng cấp lên phiên bản mới và chuyển dữ liệu cũ hơn. Người dùng được đào tạo trong hoạt động của các phần mềm kết thúc, và hệ thống xử lý hoàn tất. 2.4.3.2 – Thực hiện RAD cụ thể: a.       RAD: Business modeling Luồng thông tin được mô hình hóa để trả lời cáccâu hỏi Thông tin nào điều khiển xử lý nghiệp vụ? Thông tin gì được sinh ra? Ai sinh ra nó? Thông tin đi đến đâu? Ai xử lý chúng? b. RAD: Data and Process modeling  Data modeling: các đối tượng dữ liệu cần để hỗtrợ nghiệp vụ (business). Địnhnghĩa các thuộctính của từng đối tượng và xác lập quan hệ giữacác đối tượng. c. Process modeling: Các đối tượng dữ liệu được chuyển sang luồng thông tin thực hiện chức năngnghiệp vụ. Tạo mô tả xử lý đễ cập nhật (thêm,sửa, xóa, khôi phục) từng đối tượng dữ liệu RAD: Appl. Generation and Testing  Application Generation: Dùng các kỹ thuật thế hệ 4để tạo phần mềm từ các hành phần có s n hoặc tạora các thành phần có thể tái dụng lại sau này. Dùngcác công cụ tự động để xây dựng phần mềm  Testing and Turnover: Kiểm thử các thành phần mớivà kiểm chứng mọi giao diện (các thành phần cũ đãđược kiểm thử và dùng lại) 2.4.4.Ứng dụng:  Nhiều phương pháp của RAD có thể được áp dụng trong xây dựng phần mềm  Một ví dụ khác đáng kể của RAD có thể được thực hiện như môi trường phát triển tích hợp (IDE), cho phép xây dựng các ứng dụng trực quan như kết quả,trong đó tương đương với mã sẽ được tự động tạo ra cùng với quá trình biên dịch, thực hiện và các cơ sở quản lý phiên bản. Mã có thể được tái sử dụng trong RAD để lập trình hướng đối tượng trở thành một ứng cử viên cho các hoạt động RAD. Câu 2: Trình bày các vấn đề trong giai đoạn xác định yêu cầu hệ thống 2.1. Nắm được tiến trình xác định yêu cầu hệ thống 2.2. Các phương pháp xác định yêu cầu HT truyền thống: 4 phương pháp - Phỏng vấn cá nhân - Phỏng vấn nhóm - Quan sát nhân viên - Nghiên cứu tài liệu nghiệp vụ 2.3. Mô tả các lựa chọn phỏng vấn và phát triển kế hoạch phỏng vấn. - Phỏng vấn là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu về các yêu cầu của hệ thống thông tin. Việc phỏng vấn nhằm phát hiện thông tin về: + Các ý kiến của người được phỏng vấn. Cảm giác của người được phỏng vấn + Trạng thái hiện tại của hệ thống. Các mục tiêu của con người và tổ chức. + Các thủ tục nghiệp vụ không chính thức - Năm bước lập kế hoạch phỏng vấn là: + Đọc các tài liệu cơ bản + Thiết lập các mục tiêu phỏng vấn + Xác định người đi phỏng vấn + Chuẩn bị người được phỏng vấn + Quyết định cấu trúc và kiểu câu hỏi - Có hai kiểu câu hỏi phỏng vấn cơ bản: + Câu hỏi mở + Câu hỏi đóng * Dạng câu hỏi mở - Các câu hỏi phỏng vấn mở cho phép những người được phỏng vấn trả lời những gì họ mong muốn và mức độ mong muốn của họ. Các câu hỏi mở phù hợp khi người phân tích quan tâm tới độ rộng và sâu của câu trả lời - u điểm: + Làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái + Cho phép tập trung vào cách biểu đạt của người được phỏng vấn + Phản ánh trình độ văn hóa, các giá trị, thái độ và niềm tin + Cung cấp mức độ chi tiết cao + Phát hiện các câu hỏi mới mà chưa được khai thác + Làm cho người được phỏng vấn thấy thú vị hơn + Cho phép tính tự nhiên cao hơn, giúp người phỏng vấn dễ điều chỉnh nhịp độ hơn + Hữu ích khi người phỏng vấn không chuẩn bị trước - Nhược điểm: + Có thể thu được quá nhiều chi tiết không liên quan + Có thể mất đi tính điều khiển cuộc phỏng vấn + Có thể mất quá nhiều thời gian để thu được thông tin có ích + Có khả năng thể hiện rằng người phỏng vấn không chuẩn bị + Có thể gây ấn tượng rằng người phỏng vấn đang trong “cuộc hành trình đi câu” b. Dạng câu hỏi đóng - Câu hỏi đóng hạn chế số câu trả lời có thể có. Câu hỏi đóng phù hợp để tạo ra dữ liệu đáng tin cậy và chính xác, dễ dàng để phân tích. Phương pháp luận hiệu quả và đòi hỏi ít kỹ năng đối với người phỏng vấn. - u điểm: + Tiết kiệm thời gian phỏng vấn + Dễ dàng so sánh giữa các lần phỏng vấn, dễ đạt đúng mục đích + Kiểm soát được cuộc phỏng vấn, + Bao phủ một phạm vi rộng lớn một cách nhanh chóng + Thu hoạch được các dữ liệu liên quan - Nhược điểm: + Nhàm chán đối với người được phỏng vấn + Khó thu được nhiều chi tiết, có thể mất đi các ý tưởng chính + Khó tạo được mối giao tiếp tốt giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn 2.4. Giải thích về ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát và phân tích tài liệu. * Phương pháp quan sát: a. Nội dung phương pháp: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp này thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra: -Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp: Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thưởng thức các món ăn của một nhà hàng Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi. Ví dụ: Nghiên cứu hồ sơ về doanh số bán trong từng ngày của một siêu thị để có thể thấy được xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ. Nghiên cứu về hồ sơ ghi lại hàng tồn kho có thể thấy được xu hướng chuyển dịch của thị trường. -Quan sát nguỵ trang và quan sát công khai: Quan sát nguỵ trang có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên. Quan sát công khai có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Đơn vị nghiên cứu sử dụng thiết bị điện tử gắn vào ti vi để ghi nhận xem khách hàng xem những đài nào, chương trình nào, thời gian nào b. u nhược điểm: - u điểm: Thu được chính xác hình ảnh về hành vi người tiêu dùng vì họ không hề biết rằng mình đang bị quan sát. Thu được thông tin chính xác về hành vi người tiêu dùng trong khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác. Ví dụ muốn tìm hiểu xem ở nhà một người thường xem những đài gì, tìm hiểu xem một người chờ làm thủ tục ở ngân hàng phải mất mấy lần liếc nhìn đồng hồ ? Áp dụng kết hợp phương pháp quan sát với phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác. - Nhược điểm: kết quả quan sát được không có tính đại diện cho số đông. Không thu thập được những vấn đề đứng sau hành vi được quan sát như động cơ, thái độ…Để lý giải cho các hành vi quan sát được, người nghiên cứu thường phải suy diễn chủ quan. * Phương pháp phân tích tài liệu: 2.5. Các phương pháp hiện đại để xác định yêu cầu HT: Phương pháp Cách thức sử dụng Thiết kế ứng dụng liên kết – JAD Sử dụng trong phiên làm việc giữa người sử dụng, nhà tài trợ, nhà thiết kế và những người liên quan để thảo luận và xem xét các yêu cầu của hệ thống Hệ thống trợ giúp nhóm Trợ giúp việc chia sẻ các ý tưởng và thảo luận về yêu cầu của hệ thống Các công cụ CASE Phân tích hệ thống hiện tại, phát hiện yêu cầu hệ thống nhằm đáp ứng những thay đổi của điều kiện môi trường Phương pháp làm bản mẫu Phát triển bản mẫu của hệ thống làm hiểu rõ yêu cầu hệ thống một cách rất cụ thể thông qua việc trình diễn các mô hình làm việc với các đặc trưng của hệ thống thực cho người dùng để lấy ý kiến và sửa đổi * Phương pháp thiết kế ứng dụng liên kết: - Ý tưởng của phương pháp này là để tất cả những người sử dụng chủ chốt, các nhà quản lý, các nhà phân tích hệ thống cùng nhau tham gia vào việc phân tích hệ thống hiện thời - Mục tiêu đầu tiên của việc sử dụng JAD là để thu thập yêu cầu thông tin của hệ thống một cách liên tục, bắt đầu từ những người chủ chốt trong hệ thống. Kết quả của quá trình làm việc không được tăng và củng cố, có cấu trúc chặt chẽ và hiệu quả cao. Nhờ phỏng vấn, các nhà phân tích phân tích nhận ra được đâu là sự thỏa thuận, đâu là sự bất đồng thông qua trao đổi tạo ra những cơ hội giải quyết các bất đồng và hiểu được tại sao bất đồng được giải quyết - Tiến trình: Khi bắt đầu chương trình làm việc, người lãnh đạo JAD đặt vấn đề, những người sử dụng trình bày thực trạng hệ thống hiện thời, những người khác hỏi và thảo luận, những nhà kỹ thuật thể hiện nội dung trao đổi trên các phương tiện nghe nhìn và ghi lại trên máy cho các nhà lãnh đạo JAD có điều kiện hướng dẫn cuộc họp và đưa ra kết luận khi cần thiết. Kết quả, sau khi kết thúc JAD là một tập các tài liệu chi tiết và báo cáo về những hoạt động của hệ thống hiện thời và những vấn đề có liên quan đến những nghiên cứu hệ thống thay thế - Người tham gia vào phiên làm việ của JAD là: + Người lãnh đạo phiên JAD + Người sử dụng + Nhà quản lý + Nhà tài trợ + Nhà phân tích HT + Nhà ghi chép + Nhân viên hệ thống - u điểm: Phương pháp này rất hiệu quả, cho kết quả nhanh, nhiều vấn đề được thảo luận đi đến thống nhất và được giải quyết, nhiều thông tin được bổ sung và chính xác hóa - Nhược điểm: + Phiên làm việc JAD thường được tổ chức ở một nơi tách biệt và thường kéo dài, bao gồm nhiều phiên làm việc. Vì thế, JAD chi phí tốn kém và cần nhiều thời gian của những người tham gia + Phương pháp này cần những người có kinh nghiệm tổ chức và cần sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật tiên tiến * Phương pháp làm mẫu xác định yêu cầu - Mục tiêu của việc làm bản mẫu là phát triển một đặc tả cụ thể của hệ thống cuối cùng, mà không phải xây dựng hệ thống cuối cùng từ việc làm mẫu. - Phương pháp làm mẫu sử dụng có lợi trong các trường hợp sau: + Nhu cầu của người sử dụng là không rõ ràng và không có cấu trúc + Một hay một số người cùng làm việc với hệ thống + Thiết kế chấp nhận được là phức tạp và đòi hỏi một dạng rất cụ thể Câu 3: Trình bày các vấn đề trong giai đoạn mô hình nghiệp vụ hệ thống  Nắm được các loại mô hình nghiệp vụ hệ thống  Mô tả được sơ đồ phân rã chức năng a. Lý thuyết: Trong giai đoạn xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống ta cần phải đưa ra một số các thành phần sau: - Biểu đồ ngữ cảnh - Biểu đồ phân rã chức năng (Ta có thể mô tả chi tiết các chức năng lá) - Danh sách hồ sơ dữ liệu - Ma trận thực thể chức năng - Biểu đồ hoạt động (nếu có) a.1 Biểu đồ ngữ cảnh - Biểu đồ ngữ cảnh mô tả hệ thống trong môi trường của nó - Các thành phần + Một tiến trình duy nhất + Tác nhân + Luồng dữ liệu a.2 Biểu đồ phân rã chức năng - Biểu đồ phân rã chức năng mô tả chức năng nghiệp vụ của toàn hệ thống phân thành các mức ở dạng cây phân cấp - Vai trò của biểu đồ phân rã chức năng + Giúp ta hiểu về hoạt động của tổ chức + Hỗ trợ xác định miền nghiên cứu + Thể hiện vị trí công việc trong hệ thống + Cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình - Thành phần + Chức năng + Liên kết - Các dạng biểu đồ phân rã chức năng + Dạng chuẩn: hình cây + Dạng bảng: Áp dụng trong trường hợp nhiều chức năng a.3 Mô tả chức năng lá - Mỗi chức năng lá trong biểu đồ cân mô tả trình tự và cách thức tiền hành nó bằng lời - Nội dung mô tả thường bao gồm các thông tin sau + Tên chức năng + Các sự kiện kích hoạt (Khi nào? Cái gì dẫn đến điều kiện gì?) + Qui trình thực hiện (nếu có) + Dữ liệu vào (các hồ sơ sử dụng ban đầu) + Công thức (thuật toán) tính toán sử dụng (nếu có) + Dữ liệu ra (báo cáo đưa ra) + Qui tắc nghiệp vụ cần tuân thủ a.4 Ma trận dữ liệu – chức năng - Ma trận thể hiện mối quan hệ giữa chức năng và hồ sơ dữ liệu - Vai trò: Ma trận giúp ta xác định chính xác hơn chức năng của hệ thống, giúp ta loại bỏ những hoạt động vật lý - Cấu trúc: Gồm các dòng, các cột + Mỗi cột ứng với một thực thể dữ liệu: Các thự thể dữ liệu là các hồ sơ, tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát + Mỗi dòng ứng với một chức năng (không sử dụng chức năng lá) - Tóm lại: Ma trận cuối cùng nhận được cho biết mối quan hệ các chức năng và hồ sơ dữ liệu theo cách thức nào (R,C,U). Nó là đầu vào để xác định các luồng dữ liệu trong DFD sau này a.5 Danh sách hồ sơ dữ liệu sử dụng - Sau khi lập ma trận thực thể chức năng, từ đó ta có được các hồ sơ dữ liệu được sử dụng – Nếu bài toàn thêm chức năng mới thì bổ sung hồ sơ dữ liệu liên quan (chưa có) a.6 Biểu đồ hoạt động - Biểu đồ hoạt động được xây dựng từ việc tổng hợp dữ liệu khảo sát sau khi: + Chọn lọc cái thích hợp + Sửa đổi, hoàn thiện + Phân tích mối quan hệ giữa các chức năng + Xác định tiến trình tạo ra sản phẩm, liên kết các chức năng và có sự tham gia của người, bộ phận khác nhau b. Vận dụng: Xây dựng mô hình nghiệp vụ, gồm có các bước sau Bước 1: Lập bảng phân tích + Sau khi nghiên cứu hệ thống ta có một văn bản mô tả về hệ thống của mình + Sau đó gạch chân: - Danh từ - Động từ + bổ ngữ (bỏ qua mệnh đề bắt đầu “khi”, “nếu”, “để”) + Sau đó xác định: Tác nhân, Hồ sơ dữ liệu => Ta có bảng phân tích Động từ + bổ ngữ (cột 1) Danh từ (cột 2) Nhận xét (Tác nhân/ HSDL) Bước 2: Lập biểu đồ ngữ cảnh + Xác định tác nhân: là những danh từ ở bảng phân tích và có thêm 2 điều kiện - Không thực hiện chức năng nào của hệ thống - Có tương tác với hệ thống + Xác định luồng dữ liệu giữa tác nhân và hệ thống (dựa vào hồ sơ dữ liệu) + Vẽ biểu đồ Bước 3: Lập danh sách hồ sơ dữ liệu Bước 4: Lập biểu đồ phân rã chức năng - Tiếp cận từ dưới: Các chức năng cơ sở lấy từ cột 1 của bảng phân tích - Sau đó nhóm các chức năng lại thành mức chức năng tổng quát hơn Bước 5: Lập ma trận thực thể DL – CN Bước 6: Lập biểu đồ hoạt động (nếu có) c. Trong chương này cần chú ý khi trình bày chung về biểu đồ phân rã chức năng, ta cần trình bày những vấn đề sau - Khái niệm, kí pháp được sử dụng trong biểu đồ phân rã chức năng Khái niệm Kí pháp Chức năng (tự xem) Tên gọi * Động từ + bổ ngữ * x: số thứ tự Liên kết (như ô trên) Đối tượng mô tả Hoạt động của 1 tổ chức trong phạm vi nhất định Mối quan hệ 2 CN - Các nguyên tắc phân rã một chức năng Nguyên tắc phân rã đảm bảo: * Tính thực chất: mỗi chức năng con thực sự tham gia thực hiện chức năng cha * Tính đầy đủ: Mọi chức năng con được đảm bảo thực hiện chức năng cha - Nội dung mô tả chức năng lá: + Tên chức năng + Sự kiện kích hoạt + Qui trình thực hiện + Yêu cầu giao diện (nếu cần) + Dữ liệu vào + Thuật toán sử dụng (nếu có) + Dữ liệu ra + Qui tắc nghiệp vụ cần tuân thủ - Vai trò & ý nghĩa của biểu đồ phân rã chức năng Mô tả chức năng nghiệp vụ của toàn hệ thống, phân thành cách chức năng ở dạng cây phân cấp     Giúp ta hiểu hoạt động của tổ chức Hỗ trợ xác định miền nghiên cứu Thể hiện vị trí công việc trong hệ thống Cơ sở để cấu trúc hệ thống chương trình - Các dạng biểu đồ chức năng, mỗi dạng sử dụng trong trường hợp nào? 2 dạng + Dạng chuẩn: - Để mô tả chức năng cho 1 hệ thống nhỏ - Biểu đồ hình cây - Chức năng cao nhất: chức năng gốc, chức năng thấp nhất: CN lá + Dạng bảng (dạng công ty) - Áp dụng cho hệ thóng lớn, tổ chức có qui mô lớn - 2 cách hình thành biểu đồ dựa trên cách tiếp cận + Tiếp cận từ trên xuống: Phân rã mỗi chức năng nhận được thành các chức năng mức thấp hơn + Tiếp cận từ dưới lên: Gộp dần các chức năng cùng mức có quan hệ với nhau thành 1 chức năng mức trên Câu 4: Trình bày các vấn đề trong giai đoạn lập mô hình xử lý hệ thống  Nhận biết được việc lập mô hình xử lý ở mức logic dựa trên dơ đồ dòng dữ liệu (data flow diagram - DFD).  Vẽ sơ đồ DFD.  Phân rã sơ đồ DFD thành các sơ đồ ở các mức thấp hơn.  Giải thích sự khác biệt giữa sơ đồ DFD vật lý hiện tại, logic hiện tại, vật lý mới và logic mới. 4.1 Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ - Khái niệm: mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ là sự biểu diễn đồ thị các chức năng của quá trình thu thập, thao tác, lưu trữ và phân phối dữ liệu giữa các bộ phận trong hệ thống nghiệp vụ cũng như giữa hệ thống môi trường của nó - Các tài liệu cần cho quá trình mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ + Biểu đồ ngữ cảnh: cho biết phạm vi hệ thống và môi trường của nó + Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý của hệ thống hiện thời: Mô tả hệ thống hiện thời, chỉ ra các chức năng, cái vào, cái ra của hệ thống, các công cụ, phương tiện đang sử dụng để thực hiện chức năng + Biểu đồ luồng dữ liệu logic của hệ thống hiện thời: chỉ ra các chức năng xử lý dữ liệu và các dữ liệu di chuyển của hệ thống hiện thời, bỏ qua những yếu tổ vật chất (con người và các phương tiện vật chất) để thực hiện chúng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan