Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam...

Tài liệu Phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
124
310
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ THỊ NGỌC LAN PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------- LÊ THỊ NGỌC LAN PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60.34.20 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2012 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG 6 CHỨNG KHOÁN: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Khái luận về thị trường chứng khoán và hàng hóa trên TTCK 1.1.1. Khái niệm và cấu trúc của thị trường chứng khoán 6 6 1.1.2. Khái niệm, phân loại và đặc điểm cơ bản về hàng hóa trên TTCK 10 1.1.3. Phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán 13 1.1.4. Các yếu tố tác động đến sự phát triển hàng hoá trên TTCK 20 1.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hàng hoá trên thị trường chứng 28 khoán và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hàng hóa trên thị trường chứng 28 khoán 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA TRÊN THỊ 45 47 TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam 47 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 47 2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam 49 2.2. Thực trạng phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam 51 2.2.1. Môi trường pháp lý hình thành và phát triển hàng hóa chứng khoán 51 2.2.2. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán 52 2.2.3. Quản lý hoạt động phát hành, niêm yết và giao dịch chứng khoán 54 2.2.4. Tính minh bạch về thông tin trên thị trường chứng khoán 66 2.2.5. Quản lý và tổ chức thanh tra, giám sát các hoạt động trên thị 68 trường chứng khoán 2.2.6. Tổ chức quan hệ hợp tác quốc tế về chứng khoán 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán 69 70 Việt Nam 2.3.1. Kết quả đạt được 70 2.3.2. Hạn chế, tồn tại 73 2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA 86 TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1. Bối cảnh mới 86 3.1.1. Tình hình quốc tế 86 3.1.2. Tình hình trong nước 91 3.2. Quan điểm phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán Việt nam 95 3.3. Những giải pháp thúc đẩy sự phát triển hàng hóa trên thị trường chứng 96 khoán Việt Nam 3.3.1. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực quản lý, điều hành và 96 giám sát thị trường chứng khoán 3.3.2. Khuyến khích cầu chứng khoán 98 3.3.3. Hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thị 99 trường giao dịch chứng khoán 3.3.4. Nâng cao tiêu chuẩn niêm yết hàng hóa trên thị trường chứng 101 khoán 3.3.5. Thành lập và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm 104 3.3.6. Phát triển và đưa vào giao dịch các sản phẩm mới 105 3.4. Những kiến nghị với Chính phủ và Cơ quan quản lý 3.4.1. Tiếp tục cải cách kinh tế, tạo điều kiện bình đẳng cho khu vực tư 106 106 nhân phát triển 3.4.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 109 KẾT LUẬN 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU 1 APEC 2 ASEAN 3 4 5 6 7 8 CTCP CTĐTCK CTNY CTQLQ DNNN FDI 9 FII 10 GDP 11 IOSCO 12 IPO 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 NĐTNN NHNN NHTM OTC ROE SGDCK TPCP TPDN TTCK TTGDCK TTLKCK UBCKNN TIẾNG ANH Asia-Pacific Economic Cooperation Association of Southeast Asian Nations TIẾNG VIỆT Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu ÁThái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Công ty cổ phần Công ty đầu tư chứng khoán Công ty niêm yết Công ty quản lý quỹ Doanh nghiệp nhà nước Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp Foreign Indirect Đầu tư gián tiếp Investment Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Organization Hiệp hội Ủy ban chứng khoán of Securities Commissions quốc tế Phát hành cổ phiếu ra công chúng Initial Public Offering lần đầu Nhà đầu tư nước ngoài Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng thương mại Over-the-Counter Thị trường giao dịch phi tập trung Return on Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần Sở giao dịch chứng khoán. Trái phiếu chính phủ Trái phiếu doanh nghiệp Thị trường chứng khoán Trung tâm giao dịch chứng khoán Trung tâm lưu ký chứng khoán Ủy ban chứng khoán Nhà nước i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT SỐ HIỆU NỘI DUNG Sự biến động tổng số công ty niêm yết trên Sở giao TRANG 32 1 Bảng 1.1 2 Bảng 1.2 3 Bảng 1.3 4 Bảng 1.4 5 Bảng 2.1 Quy mô niêm yết năm 2011 tại HNX 58 6 Bảng 2.2 Quy mô niêm yết trái phiếu năm 2011 60 7 Bảng 2.3 8 Bảng 2.4 9 Bảng 2.5 10 Bảng 2.6 Tình hình Ban hành Quy chế Quản trị công ty và Điều lệ mẫu của các công ty niêm yết. 75 11 Bảng 3.1 Tăng trưởng, lạm phát toàn cầu năm 2011 86 12 Bảng 3.2 Tăng trưởng, thất nghiệp nhóm PIGS năm 2011 88 13 Bảng 3.3 14 Bảng 3.4 dịch chứng khoán Hàn Quốc KSE qua các năm Số lượng công ty niêm yết trên thị trường KOSDAQ qua các năm Số lượng công ty niêm yết trên thị trường OTC-BB qua các năm Số lượng công ty niêm yết trên thị trường Đài Loan qua các năm Số liệu về các trường hợp vi phạm trên TTCK đã bị xử phạt Sơ bộ tình hình hoạt động doanh của các tổ chức niêm yết năm 2011 36 36 38 69 72 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các 72 CTNY năm 2010 Một số chỉ tiêu hoạt động của TTCK thế giới năm 2011 Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2011 ii 91 92 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT SỐ HIỆU NỘI DUNG TRANG 1 Hình 2.1 Số lượng các công ty niêm yết tại Sở GDCK 55 2 Hình 2.2 Đấu thầu, đấu giá và phát hành chứng khoán 57 3 Hình 2.3 4 Hình 2.4 Giá trị trái phiếu niêm yết so với GDP 61 5 Hình 2.5 Khối lượng trái phiếu chính phủ niêm yết và giao dịch 62 6 Hình 2.6 Tỷ trọng trái phiếu niêm yết trên các SGDCK 62 7 Hình 3.1 Tình hình nợ công châu Âu năm 2011 87 8 Hình 3.2 Lạm phát ở một số quốc gia trên thế giới năm 2011 89 9 Hình 3.3 Vốn hóa thị trường một số khu vực 90 10 Hình 3.4 Tình hình nhập siêu giai đoạn 2007-2011 93 11 Hình 3.5 Mức tăng CPI theo năm giai đoạn 2002-2011 94 Số lượng công ty niêm yết, khối lượng cổ phiếu niêm yết và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường iii 59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển thị trường chứng khoán là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý ngành chứng khoán, đồng thời cũng là nhiệm vụ của cả xã hội, nhằm khơi thông các nguồn huy động vốn trong xã hội và phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn vốn này sao cho mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2000. Trong thời gian đầu, TTCK hoạt động rất khó khăn do các yếu tố thị trường trong nền kinh tế chưa được xác lập đồng bộ, hệ thống thị trường tiền tệ chưa phát triển, công tác cổ phần hóa mới đang trong giai đoạn thí điểm, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, các công ty đều chưa hiểu và không muốn lên niêm yết; kiến thức và sự hiểu biết của xã hội và thành viên TTCK còn rất hạn chế. Tuy nhiên, cùng với sự cải cách và đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, TTCK đã có bước phát triển rất to lớn, trở thành kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Qua 11 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã từng trải qua một thời kỳ bùng nổ ấn tượng vào năm 2006 và sau đó lại rơi vào tình trạng suy giảm từ năm 2009 đến nay. Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp. Đa số các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ; trong số 710 công ty niêm yết/đăng ký giao dịch có tới 342 công ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng; hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết chưa cao, đặc biệt là quản trị công ty và tính công khai, minh bạch. Trong thời kỳ khó khăn đặc biệt là giai đoạn 2010-2011 nhiều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của cổ phiếu niêm yết và niềm tin của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hàng hóa trên thị trường chứng khoán còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Ngoài cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, trái phiếu chính phủ và một số loại trái phiếu doanh nghiệp chưa có các sản phẩm phái sinh và các công cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hoá thị trường còn khiếm khuyết, chưa có công cụ phòng ngừa rủi ro. 1 Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn khách quan cũng như mục tiêu của Đề án chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ là: “Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế”, tác giả đã chọn đề tài "Phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam" cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Chứng khoán, thị trường chứng khoán là một trong những chủ đề được nhiều nhà lý luận và thực tiễn ở nước ta quan tâm nghiên cứu. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học và các bài viết về thị trường chứng khoán Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau, điển hình như: - Nguyễn Thúy Hoàn (2010), Phát triển thị trường trái phiếu công ty giai đoạn 2011-2015, Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Đề tài đã đi sâu phân tích nội hàm và vai trò thị trường trái phiếu công ty nói chung, tập trung vào thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu công ty Việt Nam. Từ đó, đề tài chỉ ra một số nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu công ty tại Việt Nam hiện nay và đưa ra các nhóm giải pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu công ty tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015. - Phạm Nguyễn Hoàng (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và phát triển thị trường giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Đề tài đã khảo sát thực tiễn quản lý và vận hành của thị trường hợp đồng tương lai trái phiếu tại một số thị trường lớn trên thế giới và khu vực, từ đó khái quát các đặc trưng về điều kiện xây dựng thị trường hợp đồng tương lai trái phiếu; đánh giá những tồn tại và khả năng xây dựng thị trường hợp đồng tương lai trái phiếu tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp với tính khả thi cao. 2 - Đào Lê Minh (2007), Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tài chính. Đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quá trình hình thành và phát triển TTCK phái sinh của một số quốc gia trên thế giới; tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng sự ra đời, phát triển của các loại công cụ phái sinh ở Việt Nam trong thời gian qua; phân tích, đánh giá sự cần thiết và khả năng xây dựng và phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam. - Bùi Thanh Ngà (2008), Xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của Thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công cụ phái sinh nói chung, chứng khoán phái sinh nói riêng; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các quy định pháp lý điều chỉnh TTCK phái sinh của một số nước trên thế giới; tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng sự ra đời và phát triển của các loại công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt nam và đề xuất mô hình khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCK phái sinh tại Việt Nam. - Trần Quang Phú (2007), Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKT-ĐHQG Hà Nội. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TTCK trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế thị trường nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cũng như chỉ rõ tính đặc thù trong phát triển TTCK trong điều kiện hội nhập nền kinh tế Việt Nam. - Phùng Nam Thái (2010), Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHKT-ĐHQG Hà Nội. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển thị trường chứng khoán; thực trạng vai trò nhà nước đối với sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Đoàn Thanh Tùng (2004), Thúc đẩy phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát hành chứng khoán lần đầu ra công 3 chúng; đánh giá thực trạng phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng trên TTCK Việt Nam và đưa ra các giải pháp hoàn thiện, thúc đẩy phát hành chứng khoán nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tư. Như vậy, tuy đã có một số công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu một cách đầy đủ về vấn đề phát triển hàng hòa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu về các hàng hóa mới như chứng khoán phái sinh ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy tác giả nhận thấy nghiên cứu về sự phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết và đây là đề tài nghiên cứu không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: - Nghiên cứu về hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán ở một số nước. - Phân tích thực trạng hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá các vấn đề bất cập và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Nghiên cứu việc phát triển số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi: - Luận văn nghiên cứu sự phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 4 - Hàng hóa trên thị trường chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán phái sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để thực hiện đề tài nghiên cứu. Luận văn cũng sử dụng các công cụ phân tích kinh tế như: số liệu và chỉ số, biểu đồ, đồ thị, mô hình kinh tế… trong việc phân tích và thể hiện nội dung đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán, luận văn đưa ra một số tiêu chí đánh giá sự phát triển hàng hóa chứng khoán. - Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam để chỉ ra những thành công và hạn chế. - Đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp phát triển hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm tới 5 CHƯƠNG 1 PHÁT TRIỂN HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1 KHÁI LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Khái niệm và cấu trúc của thị trường chứng khoán 1.1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán được ra đời từ rất lâu và được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Thị trường chứng khoán xuất hiện vào năm 1453 ở thành phố Bruges (Bỉ), đến năm 1547, thị trường ở phố Bruges bị sụp đổ và được dời đến thành phố cảng Auvers, từ đó thị trường này phát triển mạnh vào nửa cuối thế kỷ 19, đặc biệt là cuối thế kỷ 20. Cho đến nay, thị trường chứng khoán không những đã phát triển mạnh mẽ ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản mà còn phát triển ở khắp các châu lục như Châu Á, Nam Mỹ và các nước đang phát triển… Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán trải qua nhiều thăng trầm, lịch sử và đã khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, TTCK chỉ ra đời thực sự khi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước vào hoàn thiện từ năm 2000 đến nay, do đó còn nhiều nhận thức và quan điểm khác nhau về TTCK. Trong Cuốn “ Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lê nin” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra định nghĩa về TTCK như sau: “Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán các loại chứng khoán có giá” [1, tr139]. Giáo trình giải thích trên thị trường này ngoài cổ phiếu, trái phiếu còn mua bán các loại chứng khoán khác như công trái, kỳ phiếu, tín phiếu, văn tự cầm cố, khái niệm này xác định rõ hàng hóa bán trên thị trường tuy nhiên chưa khái quát đến tầm bản chất của hàng hóa trên thị trường và đặc thù của loại thị trường này. Trong cuốn “ Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán” của Tiến sĩ Đào Lê Minh thì cho rằng “Thị trường chứng khoán thực 6 chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ. Các chứng khoán mua bán trên TTCK có thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó trong một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị trường” [15, tr46]. Quan điểm này nói rõ thực chất của sản phẩm bán trên thị trường và hình thức biểu hiện của nó nhưng vẫn chưa cho thây rõ đầy đủ các yếu tố cấu thành TTCK, quy luật chi phối sự vận động của thị trường này. Có quan điểm lại cho rằng “Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn” [7, tr26], là nơi diễn ra hoạt động mua, bán vốn thời hạn ít nhất là trên một năm. Như vậy theo khái niệm này thì thị trường chứng khoán chỉ bao gồm các hoạt động giao dịch đối với công cụ tài chính dài hạn như trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu và trái phiếu công ty, còn lại các giao dịch dối với các công cụ ngắn hạn ở thị trường tiền tệ như tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng,… sẽ không thuộc phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán. Với những quan điểm khác nhau về TTCK ở trên cho thấy bản thân TTCK là một thực thể phức tạp với nhiều mối quan hệ và đặc trưng khác nhau. Hơn nữa TTCK là một hiện tượng kinh tế tồn tại khách quan có sự phát sinh phát triển theo quy luật vốn có của nó. Hàng hóa của TTCK ở đây là hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Nói một cách khách quan, đầy đủ, chính xác và phù hợp với hoạt động thực tế của thị trường chứng khoán nói chung trên thế giới, thì thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, là nơi trao đổi, mua bán các loại chứng khoán; nhờ đó quyền sở hữu tư bản chuyển hóa trực tiếp thành quyền sử dụng tư bản và tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hai quyền đó thông qua sự vận động của các chứng khoán dưới tác động của các quy luật thị trường. 1.1.1.2 Cấu trúc của thị trường chứng khoán Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta có thể phân loại thị trường chứng khoán theo các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên có ba cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là : căn cứ theo hàng hóa, theo hình thức tổ chức thị trường và căn cứ theo sự luân chuyển các nguồn vốn 7 Căn cứ theo sự luân chuyển các nguồn vốn: TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp + Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành nhằm huy động vốn cho các doanh nghiệp và chính phủ. Việc xây dựng một thị trường sơ cấp vững chắc với nhiều loại hàng hóa chứng khoán đa dạng, phong phú sẽ hấp dẫn công chúng và tạo điều kiện cho thị trường thứ cấp phát triển. + Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Trên thị trường sơ cấp việc phát hành chứng khoán nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển. Còn trên thị trường thứ cấp hoạt động mua bán chứng khoán không làm tăng thêm quy mô vốn đầu tư, không thu hút thêm được nguồn tài chính mới cho công ty phát hành mà nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ rất mật thiết với nhau; thị trường sơ cấp là cơ sở, tiền đề còn thị trường thứ cấp là động lực để TTCK phát triển. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp hoạt động kém hiệu quả hơn, hạn chế khả năng huy động vốn cho nền kinh tế việc chuyển đổi các chứng khoán thành tiền sẽ khó khăn, khiến nhà đầu tư dè dặt hơn khi mua chứng khoán. Do đó, thị trường thứ cấp hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển nhằm theo kịp sự phát triển của thị trường thứ cấp. Như vậy, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Tuy nhiên, sự phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ là mặt lý thuyết còn trong thực tế không có phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp. Nghĩa là trong cùng một TTCK vừa có thị trường giao dịch sơ cấp và vừa có thị trường giao dịch thứ cấp tức là vừa có việc mua bán chứng khoán mới phát hành và vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại cho nên người ta gọi thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là cơ cấu của TTCK. 8 Căn cứ theo hàng hóa: Theo hàng hóa được mua bán trên thị trường chứng khoán, có thể phân thị trường chứng khoán thành : thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường các công cụ dẫn suất. Thị trường cổ phiếu: Là nơi giao dịch, mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông, cổ đông sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình. Cổ đông có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty khi tài sản này được đem bán và cổ phiếu không có thời hạn xác định. Thị trường trái phiếu: Là thị trường mà hàng hóa được mua bán là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, xác nhận quyền chủ nợ một khoản vốn và lãi của người phát hành chứng khoán. Trái phiếu thường có thời hạn xác định, trung hạn hoặc dài hạn. Thị trường các công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng kỳ hạn (Future Contacs), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trường các chứng khoán phái sinh cung cấp công cụ phòng vệ cũng đồng thời là nơi đầu cơ ký tưởng cho các nhà đầu tư. Căn cứ theo phương thức hoạt động của thị trường thì TTCK được chia thành TTCK tập trung và TTCK phi tập trung Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) là thị trường mà ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK), các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Chứng khoán được mua bán là chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và phải được lưu ký để tạo thuận lợi, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí cho việc giao dịch. Sở giao dịch chứng khoán được quản lý một cách chặt chẽ bởi Ủy ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán phi tập trung (Thị trường OTC) là thị trường mà ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không thông qua TTGDCK, mà được thực 9 hiện bởi các thành viên của TTCK. Các giao dịch được diễn ra qua điện thoại hay qua mạng máy tính. Khối lượng giao dịch của thị trường này thường lớn hơn nhiều so với thị trường sở giao dịch. 1.1.2 Khái niệm, phân loại và đặc điểm cơ bản về hàng hóa trên TTCK 1.1.2.1 Khái niệm hàng hóa trên TTCK Hàng hoá trên TTCK là các loại chứng khoán, chúng là những giấy tờ có giá, xác nhận quyền lợi của chủ sở hữu đối với chủ thể phát hành, mà cơ bản là quyền lợi kinh tế. Về cơ bản, chứng khoán lưu hành trên các TTCK được phân thành ba loại, đó là chứng khoán vốn, chứng khoán nợ và chứng khoán điều kiện. - Chứng khoán vốn (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư) là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần tổ chức phát hành là một công ty cổ phần hay một quỹ đầu tư. - Chứng khoán nợ (trái phiếu các loại) là loại chứng khoán xác nhận quyền chủ nợ một khoản vốn và lãi của người nắm giữ chứng khoán đối với người phát hành chứng khoán. Trái phiếu thể hiện cam kết thanh toán cả khoản tiền vay gốc lẫn tiền lãi vào một thời điểm nhất định trong tương lai. - Chứng khoán điều kiện (các công cụ phái sinh) xác nhận quyền của người nắm giữ chứng khoán đối với người phát hành như quyền được ưu tiên mua cổ phiếu mới theo các điều kiện nhất định (chứng quyền), quyền được lựa chọn quyết định thực hiện hợp đồng mua hoặc bán một loại chứng khoán khác theo giá định trước (quyền chọn), hoặc quyền – nghĩa vụ thực hiện một hợp đồng cam kết mua bán một loại chứng khoán khác trong tương lai với giá định trước (hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai) 1.1.2.2 Phân loại và đặc điểm hàng hóa trên TTCK (1) Cổ phiếu Là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu đối với một công ty cổ phần. Trên TTCK cổ phiếu được quy chuẩn theo 1 đơn vị cổ phần sở hữu của công ty. Cổ phiếu có thể gồm nhiều loại, khác nhau về quyền được biểu quyết, quyền lợi kinh tế. Phổ biến nhất là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trong đó, cổ phiếu thường 10 là dạng chứng khoán vốn thuần tuý và cổ phiếu ưu đãi là dạng chứng khoán lai tạp giữa chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Cổ phiếu là sản phẩm của công ty cổ phần, hay nói cách khác thì chỉ có công ty cổ phần mới có hoạt động phát hành cổ phiếu. Nếu số cổ phiếu của một công ty cổ phần được phát hành trong một phạm vi hẹp số lượng cổ đông thì cổ phiếu này được coi là hàng hoá của thị trường chứng khoán riêng lẻ , ở đây các giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện trực tiếp giữa hai bên đối tác và việc phát hành này được gọi là phát hành riêng lẻ . Ngược lại nếu cổ phiếu của một công ty cổ phần được phát hành cho rộng rãi công chúng đầu tư thì được gọi là phát hành hay chào bán đại chúng, cổ phiếu của công ty này được giao dịch trên thị trường chứng khoán đại chúng, nơi mà các chứng khoán được đồng nhất, quy chuẩn hoá và được giao dịch trên các địa điểm có tổ chức. Các công ty cổ phần loại thứ nhất được gọi là công ty sở hữu phạm vi hẹp và loại thứ hai được gọi là công ty cổ phần đại chúng . Cổ phiếu của một công ty có đặc điểm là dù được phát hành vào thời điểm nào thì khi ra lưu hành chúng cũng được đồng nhất với cổ phiếu đã phát hành từ trước đó. (2) Chứng chỉ quỹ đầu tư Chứng chỉ quỹ đầu tư là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần quỹ đầu tư. Do vậy, chứng chỉ này có đặc điểm tương tự như cổ phiếu thường. Người nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư được quyền hưởng lợi nhuận từ phần vốn góp, được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến chính sách quỹ, được kiểm tra sổ sách quỹ, nhưng không có quyền bỏ phiếu chọn người điều hành, quản lý quỹ như đối với các cổ phiếu thường của các công ty cổ phần. Các quỹ đầu tư thông thường đầu tư chủ yếu vào việc mua chứng khoán trên TTCK. Có nhiều loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ là một pháp nhân độc lập dưới dạng công ty hoặc quỹ chỉ là một khoản tiền vốn bỏ chung do một công ty quản lý quỹ huy động và quản lý. (3) Trái phiếu Trái phiếu được phân loại rất đa dạng, chúng được phân biệt bởi rất nhiều tiêu chí: 11 + Theo kỳ hạn tồn tại: kỳ hạn của trái phiếu có thể từ 1 năm đến 40 năm, khác với thời hạn tồn tại của cổ phiếu là không giới hạn, phụ thuộc vào thời hạn tồn tại của công ty cổ phần. + Theo thời điểm phát hành: Thời điểm phát hành của trái phiếu thường là theo định kỳ hoặc bất thường, trái phiếu phát hành ở mỗi thời điểm khác nhau thường khó đồng nhất với nhau về kỳ đáo hạn, lãi suất…, khác với cổ phiếu của một công ty, dù được phát hành vào thời điểm nào thì khi ra lưu hành chúng cũng đồng nhất với cổ phiếu đã phát hành từ trước đó. + Theo chủ thể phát hành: Chủ thể phát hành trái phiếu rất đa dạng, họ có thể là chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các công ty trong nước hoặc nước ngoài; + Trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản thế chấp của chủ thể phát hành hoặc chỉ được đảm bảo bằng uy tín của tổ chức phát hành; + Khác nhau về mức lãi suất, kỹ thuật phát hành, phương thức trả lãi và gốc… (4) Chứng khoán phái sinh Chứng khoán phái sinh là loại công cụ tài chính phái sinh được trao đổi trên thị trường có tổ chức. Công cụ tài chính phái sinh là những sản phẩm tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của một thứ khác, làm cơ sở và dễ thay đổi gọi là công cụ cơ sở. Bản thân chứng khoán phái sinh không có giá trị nội tại, mà nó bắt nguồn từ giá trị của một công cụ cơ sở, giá cả của công cụ phái sinh phụ thuộc vào giá của công cụ cơ sở. Thông thường, những công cụ cơ sở biến thiên là giá của các tài sản giao dịch như chứng khoán, chỉ số chứng khoán, tỷ giá hối đoái, lãi suất, hàng hoá... Chứng khoán phái sinh xét về bản chất không phải là công cụ để trao đổi, luân chuyển, phân bổ các khoản vốn như cổ phiếu hay trái phiếu, mà là công cụ để người ta “đóng gói “các khoản rủi ro để mua bán, trao đổi, và đi kèm với nó là “ lợi nhuận”. Đây là công cụ để người ta tiến hành các hoạt động quản lý, rào chắn rủi ro hay tìm kiếm lợi nhuận. Có thể xem Bảng sau đây để nhận diện về các loại hình chứng khoán phái sinh hiện đang tồn tại trên thị trường: 12 Tài sản cơ sở (Underlying Asset) Hợp đồng tương lai (Futures) Quyền chọn (Option) Hợp đồng Hợp đồng hoán đổi kỳ hạn (Swaps) (Forward) Sản phẩm tổng hợp (Synthetic Product) Quyền chọn đối Mũ, sàn và với hợp đồng đồng Tiền gửi Hợp cổ (caps, Hoán đổi Kỳ hạn lãi tương lai lãi suất, (Deposit) hay tương lai lãi floors, lãi suất suất quyền chọn đối suất Lãi suất collars) với hợp đồng hoán đổi Quyền Quyền chọn đối Hợp đồng chọn trái với hợp đồng Trái phiếu tương lai trái phiếu (tiền tương lai trái phiếu mặt) phiếu Quyền chọn đối Hợp đồng Kỳ hạn với hợp đồng Quyền Hoán đổi lai trao đổi tương lai tiền tệ, Ngoại tệ tương chọn tiền tệ tiền tệ tiền tệ ngoại tệ hợp đồng hoán đổi tiền tệ Hợp đồng Quyền Quyền chọn đối Vốn (cổ tương lai cổ chọn cổ Hoán đổi với hợp đồng phiếu, chỉ số phiếu, chỉ số phiếu, chỉ vốn tương lai chỉ số cổ cổ phiếu) cổ phiếu số cổ phiếu phiếu Hợp đồng Quyền chọn về Hoán đổi lai hợp đồng tương Hàng hoá tương hàng hoá hoá lai hàng hoá (vật (vật chất) hàng (vật chất) (vật chất) chất) 1.1.3 Phát triển hàng hoá trên thị trường chứng khoán 1.1.3.1 Khái niệm và nội dung phát triển hàng hóa Theo quan điểm biện chứng thì phát triển là sự vận động đi lên, cái mới thay thế cái cũ. Sự vận động đó có thể xẩy ra theo ba hướng: vận động từ thấp lên cao; vận động từ đơn giản đến phức tạp và vận động từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau mà sự phát triển thể hiện ra khác nhau. Phát triển hàng hoá của TTCK là sự gia tăng về số lượng, chất lượng, và chủng loại hàng hoá. Hay nói theo cách khác thì ba nội dung này thuộc nội hàm của khái niệm phát triển hàng hoá. Khái niệm “phát triển hàng hoá” trên TTCK một mặt là đề cập đến sự phát triển của hàng hoá là do tác động chủ quan của các chủ thể tham gia thị trường, mà chủ yếu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng