Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch văn hóa ở lạng sơn luận văn ths. du lịch...

Tài liệu Phát triển du lịch văn hóa ở lạng sơn luận văn ths. du lịch

.PDF
106
452
50

Mô tả:

§¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n D¦¥NG THÞ H¹NH Ph¸t triÓn du lÞch v¨n hãa ë l¹ng s¬n luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch Hµ Néi, 2013 §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n D¦¥NG THÞ H¹NH Ph¸t triÓn du lÞch v¨n hãa ë l¹ng s¬n Chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. TrÇn Thóy Anh Hµ Néi, 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 6 6. Đóng góp của đề tài................................................................................... 7 7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 7 Chương 1: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH LẠNG SƠN ...................................................................................................... 8 1.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................ 8 1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................. 8 1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. ............................................................... 8 1.1.1.2. Khí hậu, thủy văn. .................................................................... 9 1.1.1.3. Hệ thống hang động và các cảnh quan tự nhiên .................. 12 1.1.2. Đặc điểm dân cư, dân tộc. ............................................................ 14 1.1.3.Tài nguyên du lịch văn hóa. ......................................................... 17 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể ........................................ 17 1.2. Cơ sở hạ tầng xã hội ........................................................................... 28 1.2.1. Giao thông ..................................................................................... 28 1.2.2. Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc. ......................................... 29 1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 31 1.4. Chiến lược phát triển, quy hoạch, chủ trương chính sách ............. 33 1.4.1. Chiến lược phát triển .................................................................... 34 1.4.2. Quy hoạch phát triển du lịch......................................................... 35 1.4.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước với phát triển du lịch. 35 1 Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 37 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ CỦA TỈNH LẠNG SƠN ......................................................................................... 39 2.1. Thị trường khách du lịch Lạng Sơn ................................................. 39 2.1.1. Lượng khách du lịch. ....................................................................... 39 2.1.2. Đặc điểm và nhu cầu khách du lịch. ............................................. 42 2.1.2.1. Đặc điểm nguồn khách ........................................................... 42 2.1.2.2. Nhu cầu khách du lịch ............................................................ 43 2.2. Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Lạng Sơn ........................................ 44 2.2.1. Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng ......................................................... 44 2.2.2. Du lịch phong tục. ......................................................................... 45 2.2.3. Du lịch lễ hội ................................................................................. 45 2.2.4. Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng. ........ 46 2.2.5. Du lịch ẩm thực ............................................................................. 47 2.2.6. Du lịch biên mậu ........................................................................... 47 2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ........................................... 48 2.3.1. Cơ sở lưu trú ................................................................................. 48 2.3.2. Cơ sở nhà hàng phục vụ ăn uống................................................. 49 2.3.3. Các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác .................................... 50 2.3.4. Vận chuyển .................................................................................... 50 2.4. Nhân lực phục vụ du lịch văn hóa. ................................................... 51 2.4.1. Số lƣợng lao động ......................................................................... 51 2.4.2. Lứa tuổi và giới tính ...................................................................... 51 2.4.3. Trình độ lao động .......................................................................... 51 2.4.4. Cơ cấu lao động trong các dịch vụ du lịch ................................... 52 2.5. Tổ chức quy hoạch, quản lý du lịch văn hóa ................................... 53 2.5.1. Tổ chức quy hoạch theo không gian lãnh thổ ............................... 53 2 2.5.2. Công tác quản lý nhà nước ........................................................... 53 2.6. Công tác xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá cho du lịch văn hóa...... 55 2.6.1. Công tác tuyên truyền và quảng bá cho du lịch văn hóa .............. 55 2.6.2. Công tác xúc tiến du lịch văn hóa. ................................................ 55 2.7. Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa................................... 56 2.7.1. Tác động tích cực .......................................................................... 56 2.7.2. Tác động tiêu cực. ......................................................................... 57 2.8. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch văn hóa .............. 58 2.8.1. Những thành tựu đạt được ............................................................ 58 2.8.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 60 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................ 62 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TỈNH LẠNG SƠN ......................................................................................... 63 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp ....................................................... 63 3.1.1. Căn cứ vào Chiến lược phát triển du lịch ..................................... 63 3.1.2. Căn cứ vào việc Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch ............... 63 3.1.3. Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch văn hóa ........................ 64 3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hoá tỉnh Lạng Sơn. ......... 64 3.2.1. Giải pháp về thị trường du lịch văn hóa ....................................... 64 3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù ........................... 65 3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật ................................. 66 3.2.4. Giải pháp phát triển nhân lực du lịch văn hóa ............................ 68 3.2.5. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa. ........... 71 3.2.6. Giải pháp về công tác xúc tiến và quảng bá sản phẩm ................ 73 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85 3 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Ngày nay bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng đƣợc nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhiều ngƣời. Việt Nam đƣợc coi là một trong 34 nền văn hoá lớn của thế giới với những giá trị văn hoá đặc sắc có một không hai chính là những tài nguyên du lịch quý giá góp phần làm phong phú thêm cho lĩnh vực du lịch nƣớc nhà. 1.2. Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, du lịch văn hoá đang ngày càng hấp dẫn khách du lịch. Lƣợng khách đến với các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống .....của mỗi một vùng quê, mỗi một dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía đông bắc của Việt Nam, có rất nhiều điều kiện thuận lợi, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với những vùng núi đá cao, khí hậu quanh năm mát mẻ, dễ chịu, đƣợc coi là một địa điểm nghỉ mát lý tƣởng chẳng kém Sa Pa hay Tam Đảo. Trong đó quần thể các hang động tự nhiên lớn nhỏ đã đƣợc phát hiện là một kho tàng quý giá để du khách thập phƣơng tha hồ tham quan tìm hiểu, mỗi hang động đều mang một hình thù kỳ lạ với nhiều khối nhũ thạch có những đƣờng nét, hình dáng đa dạng, phong phú thấm đậm chất huyền thoại và sự hình thành đƣợc gắn với một truyền thuyết đầy bí ẩn, linh thiêng. Nhiều danh lam thắng cảnh của Lạng Sơn đã đi vào ca dao, lịch sử, tiếng hát, lời ru đƣợc nhiều ngƣời biết đến: „„Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh... ‟‟ 4 Lạng Sơn cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử gắn với những sự kiện lịch sử nhƣ ải Mục Nam Quan, Ải Chi Lăng, thành Nhà Mạc...Lạng Sơn còn là căn cứ địa cách mạng với khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, là quê hƣơng của nhiều chiến sỹ cách mạng yêu nƣớc nhƣ Hoàng văn Thụ, Lƣơng Văn Tri. Và đây còn là nơi cƣ trú của nhiều dân tộc cùng sinh sống : Kinh , Tày, Nùng, Dao, Hoa...với nhiều nét đẹp mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống trong tập quán sản xuất cũng nhƣ trong sinh hoạt đời thƣờng. Với mong muốn để du lịch Lạng Sơn ngày càng phát triển, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Phát triển du lịch văn hoá ở Lạng Sơn” cho luận văn tốt nghiệp của mình, để đóng góp sức mình vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch Lạng Sơn nói riêng và xây dựng quê hƣơng Lạng Sơn ngày càng giàu mạnh hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối với hệ thống di tích lịch sử văn hoá Lạng Sơn đã có một số tài liệu nói đến nhƣ: - Quyển “Thị xã Lạng Sơn xƣa và nay” xuất bản năm 1990: chỉ nghiên cứu chủ yếu về vấn đề lịch sử hình thành và phát triển của thị xã (thành phố) Lạng Sơn; - Quyển “Lạng Sơn thiên nhiên và con ngƣời” của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn xuất bản năm 1995: chủ yếu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và đặc điểm ngƣời dân xứ Lạng; - Quyển “ Địa chí Lạng Sơn” do UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép biên tập, do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1999: nghiên cứu tổng quan về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục của tỉnh Lạng Sơn; - Quyển “Xứ Lạng văn hoá và du lịch” của bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn do Nxb Văn hoá dân tộc xuất bản: tổng hợp các điều kiện tự nhiên và 5 nhân văn của Lạng Sơn; các thế mạnh về văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch nói chung của tỉnh Lạng Sơn - Luận văn thạc sĩ: “Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn với phát triển du lịch” của Nguyễn Thị Vân Anh đã bảo vệ tại Hội đồng trƣờng Đại Học Văn hoá Hà Nội năm 2011. Luận văn chỉ nghiên cứu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên thông tin về hệ thống di tích lịch sử văn hoá chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê và khái quát để khai thác vào việc phát triển du lịch nói chung chứ chƣa đi sâu vào loại hình du lịch văn hoá. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Toàn bộ các hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn + Phạm vi về thời gian: trong giai đoạn năm 2008 - 2013 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Xác định cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịc văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. - Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng quan những vấn đề về điều kiện phát triển du lịch văn hóa; khảo sát thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa và đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 5. Phương pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu luận văn là: - Phƣơng pháp liên ngành: không chỉ sử dụng riêng kiến thức của ngành du lịch mà còn sử dụng những kiến thức của nhiều ngành khác nhƣ: địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội... trong quá trình nghiên cứu. 6 - Phƣơng pháp thu thập xử lý tài liệu: có sự phân loại, chia nhỏ các tài liệu thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau và xử lý theo nội dung các chƣơng trong luận văn. - Phƣơng pháp điền dã: đi khảo sát thực địa một số di tích tiêu biểu ở từng loại hình di tích để cập nhật những thông tin mới nhất về các di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Phƣơng pháp mô tả, thống kê: Sử dụng các bảng biểu, bảng hỏi để thống kê và khái quát những vấn đề, những số liệu cơ bản của luận văn. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn nêu lên những điều kiện phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn; khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Điều kiện phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hoá của tỉnh Lạng Sơn Chƣơng 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn. 7 Chương 1 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA TỈNH LẠNG SƠN 1.1. Tài nguyên du lịch 1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. 1.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. Lạng sơn là tỉnh miền núi phía Đông Bắc của Việt Nam, có đƣờng biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với chiều dài 253 km. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Lạng Sơn có 1 thành phố và 10 huyện là các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập và thành phố Lạng Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 8.187,25 km2 trong đó diện tích đồi núi, rừng chiếm gần 80%. Nằm trong hệ sơn khối Hoa Nam Bắc Sơn, Ngân Sơn Lạng Sơn, hệ thống sơn khối đá vôi nằm ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng và Hữu Lũng với tổng diện tích ƣớc tính 1500 km2, còn lại các huyện khác chủ yếu là địa hình núi đất xen kẽ là các thung lũng nhỏ hẹp. Địa hình Lạng Sơn tƣơng đối phức tạp do nằm ở khu vực có nhiều biến đổi qua các đợt vận động về địa lý, địa chất. Hƣớng chính của địa hình là hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, ngoài ra còn có hai hƣớng phụ nữa là Đông Bắc – Tây Nam, và hƣớng vòng cung phía Đông. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có núi cao. Độ cao dƣới 700m chiếm 96,27% diện tích của tỉnh. Độ cao trung bình là 251m so với mặt 8 nƣớc biển. Nơi thấp nhất là 20m ở phía nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thƣơng. Nơi cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1541m so với mực nƣớc biển. 1.1.1.2. Khí hậu, thủy văn. Khí hậu Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trƣng của vùng núi phía Bắc và là một trong những ví dụ tiêu biểu của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đó là sự hạ thấp nền nhiệt độ trung bình cũng nhƣ các giá trị nhiệt độ thấp đến mức kỷ lục trong các tháng mùa đông. Không có nơi nào ở Việt Nam nhƣ Lạng Sơn chịu sự ảnh hƣởng sâu sắc của khối khí gió mùa cực đại. Nền địa hình cao trung bình là 251 m do vậy, tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa nhƣng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới. Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trƣng của khí hậu Lạng Sơn. Nhiệt độ trung bình lạnh nhất là 12,40C (tháng 1) và tháng nóng nhất từ 26,80C đến 27,60C (tháng 7). Biên độ gia động giữa ngày và đêm cũng nhƣ các tháng trong năm khá lớn. Mùa đông tƣơng đối dài và khá lạnh. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm phổ biến từ 1.200 - 1.600 mm, với số ngày mƣa là 135 ngày trong năm kéo dài 5 tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Mẫu Sơn là nơi duy nhất có lƣợng mƣa trên 1.600 mm. Độ ẩm không khí trung bình tƣơng đối phổ biến từ 80 - 85% và ít có sự chênh lệc giữa các vùng và các độ cao trong tỉnh. Độ ẩm cao nhất trên dƣới 85% (vào tháng 8) và thấp nhất khoảng 77 78% (vào tháng 1). Luợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời. Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ . 9 Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lƣu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8 - 2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh. Là tỉnh miền núi có độ cao khá lớn nhƣng nhìn chung về khí hậu thì căn bản không khác các tỉnh Bắc Bộ, vẫn có mùa mƣa, mùa khô, mùa nóng và mùa lạnh, có thể phân ra ba vùng khí hậu đặc trƣng là: - Vùng khí hậu núi cao Mẫu Sơn - Vùng khí hậu núi vừa và thấp ở phía Bắc và phía Đông - Vùng khí hậu núi thấp ở phía Nam Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 0C – 220C. Mùa đông ở đây tƣơng đối dài và khá lạnh, có thể kéo dài tới 5 tháng hoặc hơn. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.400 – 1.450 mm, với tổng số ngày mƣa là 135 ngày. Nền địa hình cao trung bình là 251 m, độ ẩm 82% và dải đều trong năm. Chế độ khí hậu này rất thích hợp với các loại cây trồng ôn đới và nhiệt đới, nhất là cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày nhƣ: quýt, mơ, trám, đào, hồng, lê, cây thông, chè….số giờ nắng bình quân trong năm là 1.592 giờ. Về thuỷ văn ở Lạng Sơn: Mật độ sông suối ở Lạng Sơn khá dày với tổng chiều dài hơn 400 km, chia ra hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Kỳ Cùng ở phía bắc tỉnh, và hệ thống sông Thƣơng ở phía nam tỉnh. Ngoài ra ở khắp các huyện thị còn có vô số các suối, ngòi, khe rạch chảy ra sông. Sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất của Lạng Sơn, có chiều dài 243km, diện tích lƣu vực là 6.660 km2, trong đó phần nội tỉnh là 6.532 km2, chiếm 79,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166m ở huyện Đình Lập, chảy theo hƣớng từ đông nam lên tây bắc, theo hƣớng dốc của địa hình qua Lộc Bình, Điềm He, Na Sầm đến Thất Khê. 10 tại đây sông Kỳ Cùng uốn khúc và chảy theo hƣớng tây bắc – đông nam tới biên giới Trung Quốc, đổ vào lƣu vực sông Tây Giang. Tổng chiều dài hệ thống sông Kỳ Cùng là 1.583 km, sông có 26 nhánh cấp 1 trong đó sông có chiều dài trên 10 km là 77 và gồm 17 sông có diện tích lƣu vực lớn hơn 100 km2, số sông còn lại có diện tích lƣu vực nhỏ hơn 100 km2. Sông Thƣơng là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao thuộc huyện Chi Lăng. Lạng Sơn chiếm phần thƣợng lƣu và trung lƣu của sông Thƣơng, phần còn lại của sông chảy trên địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông Thƣơng bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phƣớc, cao 600m gần Ba Thín thuộc huyện Chi Lăng. Sông chảy theo hƣớng đông bắc – tây nam, rồi chảy vào tỉnh Bắc Giang tại xã Hoà Thắng, huyện Hữu Lũng. Sông Thƣơng có chiều dài 157 km, phần dòng chảy ở lạng Sơn dài 70 km. Ở địa phận Lạng Sơn, sông Thƣơng có hai phụ lƣu chính là sông Hoá và sông Trung. Thổ nhƣỡng ở Lạng Sơn: Vùng đất Lạng Sơn chịu sự tác động của những kiến tạo khác nhau, do vậy có khá nhiều loại đá gốc phong hoá để tạo thành đất đai. Những vận động kiến tạo trung sinh cách đây 225 triệu năm đã tạo nên hàng loạt những núi thấp, đồi cao ở Văn Lãng, Bình Gia và phía đông Tràng Định. Từ các trầm tích lục nguyên là chủ yếu, đôi chỗ xuất hiện hoạt động mắc ma. Tiếp sau đó, những vùng hồ lớn Bản Ngà, Thất Khê…đƣợc bồi đắp bởi trầm tích đệ tam cách đây hơn một triệu năm tạo thành những cánh đồng màu mỡ, rộng lớn. Các loại đá ở Lạng Sơn nhƣ đá vôi, phiến thanh sét, cát kết, riolít…bị phong hoá tạo nên đất có thành phần cơ giới yếu, tỷ lệ đạm, lân, kali, độ PH và khả năng trao đổi chất khoáng khác nhau phụ thuộc sâu sắc vào sản phẩm phong hoá đá mẹ. 11 Trên cơ sở những quá trình hình thành đất đã diễn ra và đang tác động tới đất đai, trên cơ sở của những mẫu chất hình thành đất thì đất đai của Lạng Sơn chia ra làm ba loại chính: - Đất feralít của các miền đồi và núi thấp (dƣới 700 m); - Đất feralít mùn trên núi cao (700 đến 1.500 m); - Đất phù sa. 1.1.1.3. Hệ thống hang động và các cảnh quan tự nhiên - Hệ thống hang động: Hang động là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc sắc ở địa hình cácxtơ thuộc vùng núi đá vôi. Trên địa phận Lạng Sơn, quá trình cácxtơ nhiệt đới đã tạo nên nhiều hang động kỳ vĩ. Trong số các hang động đã đƣợc phát hiện ở địa bàn tỉnh có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch. Trƣớc hết trong lĩnh vực khảo cổ học, các nhà khoa học đã phát hiện một số hang động có giá trị khảo cổ thời kỳ đồ đá nhƣ hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, hang Kéo Lèng thuộc huyện Bình Gia. Có nhiều hang động ngoài giá trị nhiên còn gắn với các sự tích truyên thuyết nhƣ các động Nhất, Nhị, Tam Thanh ở TP. Lạng Sơn hoặc gắn với các di tích lịch sử nhƣ hang Cốc Mƣời huyện Tràng Định. Các hang động ở Lạng Sơn rất đa dạng, ở các bậc độ cao khác nhau và có độ dài khác nhau, trên các trần hang, vòm hang là một thế giới kỳ ảo những măng đá, vú đá, cột đá với những dáng hình thiên tạo vô cùng sinh động và đẹp mắt, khi phản chiếu ánh sáng rất lộng lẫy, khi gõ vào phát ra các âm thanh nhƣ tiếng nhạc cụ trong một không gian tĩnh mịch, hƣ ảo. Hệ thống hang động là một trong những tài nguyên du lịch rất đặc trƣng ở tỉnh Lạng Sơn, hấp dẫn khách du lịch. 12 - Cảnh quan tự nhiên: Lạng Sơn có những nét rất riêng không hề gặp lại ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nƣớc ta, đất “Trấn doanh bát cảnh” có thể so sánh với Hà Tiên (Kiên Giang) ở miền Nam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ở miền Trung. Lạng Sơn là nơi hội tụ của 21 ngọn núi và 7 con sông. Trong số 21 ngọn núi, có những núi sau đây đƣợc đánh giá là danh thắng: - Núi Công Mẫu (nay còn gọi là núi Mẫu Sơn): Núi Mẫu Sơn đƣợc bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ. Khí hậu ôn hoà, mùa đông, Mẫu Sơn luôn bị mây mù bao phủ, mùa hạ rực rỡ nắng vàng, khi vào xuân cả vùng Mẫu Sơn rực rỡ sắc hoa đào... - Núi Lộc Mã: Lộc Mã là núi đất ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, có sông Kỳ Cùng chảy quanh phía trƣớc và các núi hộ vệ phía sau tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. - Núi Đại Tƣợng: Dãy núi Đại Tƣợng giống hình con voi, trong núi có động và giếng Tiên. - Núi Pha Trang: Pha Trang hay còn gọi là Long Sơn. Núi có động chứa đƣợc hơn nghìn ngƣời, trƣớc cửa động có núi nhỏ, trong vách đá có thạch nhũ nhƣ hoa sen. Dân thƣờng gọi là Động Tiên. - Núi Mã Yên: Núi Mã Yên hình yên ngựa, là di tích thuộc huyện Chi Lăng. - Núi Tam Thanh: Núi ở bờ phía bắc sông Kỳ Cùng, lƣng chừng có động rộng, có chùa, hai bên động có hình nhƣ rồng nằm. Trong núi có hang sâu chảy thông ra sông Kỳ Cùng. Phía Nam lƣng chừng núi trông xa về phía Tây Bắc có nàng Tô Thị vọng phu. - Núi Nhị Thanh: Núi nằm bên phải núi Tam Thanh. Tam Thanh cùng với Nhị Thanh là một trong “Trấn doanh bát cảnh” của Lạng Sơn. 13 - Núi Khau Cấp: Khau Cấp nằm ở phía Đông núi Nhị Thanh. Đây là nơi năm 1282 Hƣng Đạo Vƣơng đƣa quân trấn giữ. - Sông Kỳ Cùng: Kỳ Cùng là con sông quan trọng nhất của Lạng Sơn, chảy quanh co qua 7 châu gồm 218 dặm, “chảy ngƣợc” theo hƣớng đặc biệt Đông Nam – Tây Bắc, là danh thắng của tỉnh Lạng Sơn. Có thể nhận thấy, Lạng Sơn với vẻ hùng vĩ và không gian khoáng đạt, với cảnh tĩnh mịch, êm đềm và môi trƣờng trong lành đã tạo nên những ấn tƣợng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm với mọi du khách. 1.1.2. Đặc điểm dân cư, dân tộc. Theo Giáo sƣ Vũ Ngọc Khánh trong cuốn Giai thoại Xứ Lạng “ Lạng Sơn đã từ lâu là một vùng đất quan trọng, là phên dậu của tổ quốc tiếp giáp với Trung Quốc, và là một địa bàn quần cƣ thống nhất của nhiều dân tộc anh em mà chủ yếu là ngƣời Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Sán Chỉ, Cao Lan, Hoa. Các dân tộc cùng chung sống đoàn kết với nhau và mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau, có bản sắc riêng của mình, tạo nên sắc thái riêng biệt của các dân tộc tỉnh Lạng Sơn” [15, tr.27]. Trong lịch sử phát triển của mình các dân tộc ở Lạng Sơn ngày càng xích lại gần nhau, hòa đồng với nhau, tạo thành một khối đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hƣơng Xứ Lạng. Mối liên hệ giữa các thành viên các dân tộc ngày xƣa chỉ đƣợc giới hạn trong phạm vi các bản, chợ phiên, hội hè thì ngày nay càng đƣợc mở rộng, thể hiện trong sự đoàn kết cùng nhau chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc. Mối quan hệ đó còn đƣợc thể hiện rõ hơn trong hoạt động kinh tế. Các dân tộc đã cùng nhau, đồng sức đồng lòng cùng khắc phục khó khăn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. 14 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi đến các thôn bản giúp cho sự giao lƣu liên kết ngày càng chặt chẽ, các dân tộc ở Lạng Sơn ngày càng đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Sự phân bố các dân tộc: Đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phía Bắc là các dân tộc phân bố rất không đồng đều giữa các địa phƣơng, trong khi có huyện chỉ có 4 - 5dân tộc thì có huyện lên tới 15 - 16 dân tộc cùng sinh sống. Đối với Lạng Sơn, là tỉnh có ít thành phần dân tộc (7 dân tộc chính) nên sự chênh lệch không nhiều. Các huyện có ít dân tộc sinh sống nhất là Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng số lƣợng dân tộc không dƣới 4, trong khi đó các huyện Tràng Định, Lộc Bình, Hữu Lũng, Bắc Sơn và thành phố Lạng Sơn có đủ các thành phần dân tộc. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm một tỷ lệ khá lớn 43,86% dân số toàn tỉnh. Nùng (Nồng) vốn là tên gọi của một dòng họ trong bốn dòng họ lớn ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), trở thành tên gọi dân tộc vào khoảng thế kỷ XV. Những ngƣời Nùng sống ở Việt Nam trƣớc kia đã hoà vào ngƣời Tày, còn những ngƣời Nùng đang sinh sống hiện nay mới di cƣ vào Việt Nam khoảng 200 năm nay. Dân tộc Tày ở Lạng Sơn chiếm 35,6% trong cơ cấu dân tộc của tỉnh. Họ cƣ trú tập trung ở các huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia. Ngƣời Tày Lạng Sơn thƣờng sống quần tụ thành từng bản, ít thì vài chục nóc nhà, nhiều gồm hơn 100 nóc nhà. Bản của ngƣời Tày phổ biến đƣợc cấu thành từ những gia đình thuộc các dòng họ khác nhau. Ngƣời Kinh ở Lạng Sơn tính đến năm 1995 có 105.772 nhân khẩu, chiếm 15% dân số cả tỉnh. Do thời gian tới định cƣ khác nhau nên ngƣời Kinh ở Lạng Sơn cũng chia thành hai nhóm: ngƣời Kinh đến trƣớc và ngƣời Kinh đến sau (khai hoang). Tuy số ngƣời chỉ đứng thứ ba (sau Nùng, Tày), nhƣng ngƣời Kinh có mặt ở hầu hết cá huyện trong tỉnh. Với nhiệt huyết sẵn có, vừa 15 có trình độ văn hoá, có kinh nghiệm sống, am hiểu phong tục tập quán địa phƣơng, các cán bộ của ngƣời Kinh cùng với gia đình của họ sống hoà đồng với các dân tộc, giúp đỡ các dân tộc, họ thƣờng đƣợc nể trọng trong cộng đồng làng bản. Dân tộc Dao hay còn gọi là dân tộc Mán sinh sống ở các xã Công Sơn (Cao Lộc), Mẫu Sơn (Lộc Bình), và một số xã ở Bắc Sơn, Bình Gia…Ngƣời địa phƣơng còn gọi là Cần Đông vì họ sinh sống ở những vùng núi cao nên đã tự gọi mình nhƣ vậy, nhƣng tên này thƣờng ít đƣợc gọi và có vẻ xa lạ với nhiều ngƣời. Trong tiến trình đi lên của đất nƣớc , ngƣời Dao tiếp thu đƣợc nhiều nét tiến bộ của các dân tộc cùng chung sống, họ chuyển dần sang sông định canh định cƣ, nguy cơ giảm số dân do cuộc sông du canh, du cƣ dần dần đƣợc xoá bỏ, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng lên rõ rệt. Ngƣời Sán Chỉ, chủ yếu sống ở xã Minh Phát và Nhƣợng Bạn của huyện Lộc Bình. Sán Chỉ có nghĩa là Sơn Từ (ngƣời núi). Ngoài ra còn có ngƣời Cao Lan sống ở xã Thiện Kỳ, huyện Hữu Lũng. Dân tộc Hoa (Trung Quốc) tập trung đông nhất là ở các thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc), Na Sầm (Văn Lãng), Thất Khê (Tràng Định) Kỳ Lừa ( Thành phố Lạng Sơn)…với số lƣợng khá lớn. Đại đa số họ di cƣ từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây tới. Ngƣời Hoa hoạt động kinh doanh buôn bán là chủ yếu, đặc biệt trong những năm kinh tế mở cửa hình thức buôn bán qua biên giới của ngƣời Hoa chiếm ƣu thế. Nhiều hộ gia đình của ngƣời Hoa giàu lên nhanh chóng, tuy vậy còn một sô hộ gia đình của ngƣời Hoa không tham gia kinh doanh buôn bán mà họ phát triển kinh tế gia đình bằng các nghề khác nhƣ làm vƣờn, nghề rèn hay chế biến bánh kẹo… Dân tộc Mông (còn gọi là Mèo). Ở Lạng Sơn, tính đến năm 1995, ngƣời H‟mông có 1.198 ngƣời. Ngôn ngữ H‟mông đƣợc xếp trong nhóm các dân tộc ngôn ngữ Mèo – Dao. Dựa vào sự khác nhau của các y phục và tiếng 16 nói của các dân tộc để phân biệt ra các nhóm chính sau: H‟mông Trắng, H‟mông Hoa (H‟mông Đỏ), H‟mông Đen, H‟mông Hán. Ngƣời H‟mông ở Lạng Sơn thuộc nhóm H‟mông Đen. Có thể nói, dân cƣ dân tộc Lạng Sơn tƣơng đối đa dạng phong phú, ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói và phong tục tập quán là do sinh sống quần cƣ tạo nên, nên bên cạnh những điểm khác nhau của từng dân tộc thì hầu nhƣ họ đều có những nét đặc trƣng chung. Trong bối cảnh hiện nay với đƣờng lối chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và nhà nƣớc, các dân tộc sinh sống ở Lạng Sơn đều đoàn kết một lòng xây dựng quê hƣơng đất nƣớc, để đạt đƣợc một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 1.1.3.Tài nguyên du lịch văn hóa. 1.1.3.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể - Những công trình kiến trúc, điêu khắc: bao gồm các di tích kiến trúc nghệ thuật, các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử - cách mạng và các danh lam thắng cảnh. Lạng Sơn là nơi tập trung khá nhiều di tích lịch sử văn hóa, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 118 di tích đƣợc xếp hạng, gồm 23 di tích danh thắng đƣợc xếp hạng quốc gia, 95 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh. Trong số các di tích xếp hạng cấp quốc gia, có nhiều di tích rất quan trọng, có giá trị cao đối với du lịch nhƣ hệ thống di tích Nhất, Nhị, Tam, Thanh thuộc TP. Lạng Sơn; cụm di tích ải Chi Lăng huyện Chi Lăng; cụm di tích Bắc Sơn huyện Bắc Sơn; khu di tích Hoàng Văn Thụ huyện Văn Lãng; cụm di tích gắn với chiến thắng đƣờng số 4 ở huyện Tràng Định; cụm di tích khảo cổ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng ở huyện Bình Gia. v.v. 17 Bảng 1: Danh mục di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn I. Di tích kiến trúc nghệ thuật TT Tên di tích Địa điểm Xếp Hạng 1 Chùa Thành TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 2 Đền Kỳ Cùng TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 3 Đền Tả Phủ TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 4 Đền Cửa Đông TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 5 Đền Cửa Tây TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 6 Đền Cửa Nam TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 7 Đền Cửa Bắc TP Lạng Sơn Cấp quốc gia 8 Đền vua Lê TP Lạng Sơn Cấp tỉnh 9 Đền Mới TP Lạng Sơn Cấp tỉnh 10 Đền Khánh Sơn TP Lạng Sơn Cấp tỉnh 11 Đền Vĩnh Trại TP Lạng Sơn Cấp tỉnh 12 Đền Mộc TP Lạng Sơn Cấp tỉnh 13 Đình Long Đống Huyện Bắc Sơn Cấp tỉnh 14 Đình Quỳnh Sơn Huyện Bắc Sơn Cấp tỉnh 15 Đình Pắc Yếng Huyện Bắc Sơn Cấp tỉnh 16 Đình Dục Lắc Huyện Bắc Sơn Cấp tỉnh 17 Đình Làng Mỏ Huyện Bắc Sơn Cấp tỉnh 18 Đền Gốc Sung Huyện Tràng Định Cấp tỉnh 19 Đền Quan Lãnh Huyện Tràng Định Cấp tỉnh 20 Nhà thờ tổ họ Nguyễn Huyện Tràng Định Cấp tỉnh 21 Đền thờ Hai Bà Trƣng Huyện Văn Lãng Cấp tỉnh 22 Chùa Tà Lài Huyện Văn Lãng Cấp tỉnh 23 Đền Đức Thánh Trần Huyện Văn Lãng Cấp tỉnh 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan