Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...

Tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

.PDF
143
381
134

Mô tả:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Thị Thúy Nga LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Hoàng Thị Thúy Nga Chuyên ngành: Địa lý học (Trừ Địa lý tự nhiên) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Để hoàn thành chương trình cao học và bài luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của qúy thầy cô, gia đình, bạn bè. Trước hết tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thông đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Đồng thời tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa học. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên trong suốt quá trình làm đề tài. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng với tất cả sự nhiệt tình và năng lực, song luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn! Học viên Hoàng Thị Thúy Nga LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu là kết quả của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thong tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bản đồ, biểu đồ MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài ............................................................... 1 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 2 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 5 5. Những đóng góp chính của đề tài ............................................................................. 7 6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...................................... 9 1.1. Một số khái niệm về du lịch .................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch .................................................................. 11 1.1.3. Khái niệm về KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch .................. 12 1.1.4. Khái niệm về du khách ................................................................................ 14 1.1.5. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa ................................................................................................................................... 15 1.1.6. Khái niệm về chất lượng dịch vụ du lịch ..................................................... 15 1.1.7. Chương trình du lịch – Tour du lịch ............................................................ 16 1.2. Loại hình du lịch .................................................................................................. 16 1.3. Sản phẩm du lịch.................................................................................................. 18 1.4. Chức năng của du lịch ......................................................................................... 21 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch.......................... 22 1.5.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 22 1.5.2. Tài nguyên du lịch ...................................................................................... 23 1.5.3. CSHT – CSVC – KT du lịch ...................................................................... 27 1.5.4. Dân cư và nguồn lao động .......................................................................... 28 1.5.5. Nhu cầu nghỉ ngơi - du lịch ........................................................................ 28 1.5.6. Thời gian rỗi ............................................................................................... 29 1.5.7. Mức sống .................................................................................................... 29 1.5.8. Sự phát triển của các nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế ................. 29 1.5.9. Cách mạng khoa học kỹ thuật ..................................................................... 30 1.5.10. Đô thị hóa.................................................................................................. 30 1.5.11. Nhân tố chính trị ....................................................................................... 31 1.5.12. Một số nhân tố khác ................................................................................. 31 1.6. Tiểu kết chương 1….……...…………………………………………………….32 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 ........................................................................................................ 33 2.1. Địa giới hành chính của tỉnh Đồng Nai ............................................................... 33 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai ................................................. 33 2.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 33 2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................................................... 34 2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................ 38 2.2.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng du lịch ....................................................... 44 2.2.5. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 54 2.2.6. Thể chế chính sách và hợp tác đầu tư .......................................................... 57 2.2.7. Đánh giá chung ............................................................................................ 57 2.3. Hiện trạng phát triển du lịch Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010........................... 59 2.3.1. Sản phẩm du lịch ................................................................................. ……59 2.3.2. Loại hình du lịch hiện đang khai thác ......................................................... 59 2.3.3. Thị trường du khách từ 2005 -2010............................................................. 60 2.2.4. Doanh thu du lịch từ 2005 – 2010 ............................................................... 66 2.2.5. Lao động du lịch .......................................................................................... 67 2.3.6. Đầu tư phát triển du lịch .............................................................................. 68 2.3.7. Hoạt động quảng cáo và tiếp thị du lịch ...................................................... 69 2.3.8. Tình hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch ............................................... 71 2.3.9. Mạng lưới các tuyến du lịch ........................................................................ 75 2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 94 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 .......................................................................... 96 3.1. Định hướng phát triển du lịch Đồng Nai ............................................................. 96 3.1.1. Quan điểm .................................................................................................... 96 3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 96 3.1.3. Các định hướng phát triển du lịch ............................................................... 97 3.2. Các dự báo đến năm 2020.................................................................................. 106 3.2.1. Dự báo thị trường du khách 2011 - 2020 ................................................... 106 3.2.2. Dự báo nhu cầu lao động du lịch ............................................................... 108 3.2.3. Dự báo về tiếp thị và xúc tiến thị trường du lịch ....................................... 109 3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch Đồng Nai giai đoạn 2011 -2020 ................ 109 3.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ................................................................. 109 3.3.2. Giải pháp phối hợp thực hiện quy hoạch ................................................... 110 3.3.4. Giải pháp tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................... 112 3.3.5. Giải pháp đầu tư và huy động vốn phát triển du lịch ................................ 114 3.3.6. Giải pháp quảng cáo, tiếp thị du lịch ......................................................... 115 3.3.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý du lịch................................ 117 3.3.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững, hội nhập quốc tế........................... 117 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 120 1. Kết luận ................................................................................................................. 120 2. Kiến nghị............................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 124 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CSVC – CSHTDL : Cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng du lịch 2. CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3. DLST : Du lịch sinh thái 4. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân 5. ĐDSH : Đa dạng sinh học 6. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long 7. KDL : Khu du lịch 8. PTBV : Phát triển bền vững 9. SVHTTDL : Sở văn hóa thể thao và du lịch 10. TNHH – DVTM : Trách nhiệm hữu hạn – Dịch vụ thương mại 11. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 12. UBND : Ủy ban nhân dân 13. VQG : Vườn quốc gia DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 : Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010 .................... ………47 Bảng 2.2 : Số di tích được xếp hạng của Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 ......... 52 Bảng 2.3 : Số cơ sở lưu trú, phòng, giường của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010.... 57 Bảng 2.4 : Cơ sở y tế, giường bệnh của tỉnh Đồng Nai năm 2010 ....................... 77 Bảng 2.5 : Khách quốc tế và nội địa của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010.. 73 Bảng 2.6 : Thời gian khách lưu trú tại Đồng Nai giai đoạn 2006 – 2010 ............ 74 Bảng 2.7 : Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 ................... 76 Bảng 2.8 : Chi tiêu bình quân của du khách giai đoạn 2005 – 2010 .................... 77 Bảng 2.9 : Lao động du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 ..................... 77 Bảng 3.1 : Dự báo tốc độ tăng khách du lịch giai đoạn 2011 – 2020 ................. 119 Bảng 3.2 : Dự báo tổng lượt khách du lịch giai đoạn 2011 – 2020 .................... 119 Bảng 3.3 : Dự báo tốc độ tăng doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2020 .......... 120 Bảng 3.4 : Dự báo doanh thu du lịch giai đoạn 2011-2020 ................................ 120 Bảng 3.5 : Dự báo tốc độ tăng lao động du lịch giai đoạn 2011 – 2020 ............ 121 Bảng 3.6 : Dự báo nhu cầu lao động du lịch giai đoạn 2011 – 2020 .................. 121 DANH MỤC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục bản đồ Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 2010........................................................... 44 Hình 2: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Đồng Nai ......................................... 50 Hình 3: Bản đồ một số điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Đồng Nai ................................. 85 Hình 4: Bản đồ các tuyến du lịch của tỉnh Đồng Nai năm 2010 .................................. 93 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: thể hiện tổng lượt khách du lịch đến Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 ... 71 Biểu đồ 2.2: thể hiện cơ cấu khách du lịch các tỉnh ĐNB năm 2010 ........................... 72 Biểu đồ 2.3: thể hiện cơ cấu khách du lịch Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 .............. 73 Biểu đồ 3.1: dự báo khách du lịch Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020 ....................... ..119 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “Công nghiệp không khói”, mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Trong xu thế chung của cả nước, du lịch Đồng Nai đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, những biểu hiện của du lịch Đồng Nai hiện tại chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Là một công dân của tỉnh, em chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai: hiện trạng và giải pháp”, hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1. Mục đích + Dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận về du lịch, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của Đồng Nai. + Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững, có hiệu quả. 2 2.2. Nhiệm vụ - Lựa chọn cơ sở lý luận phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu hoạt động du lịch tại Đồng Nai. - Phân tích tiềm năng và thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2010 - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020 2.3. Giới hạn nghiên cứu  Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai  Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, du lịch có tính tổng hợp và liên vùng nên đề tài xem xét nghiên cứu du lịch Đồng Nai trong mối quan hệ với các tỉnh trong tiểu vùng Đông Nam Bộ.  Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu du lịch Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010, giải pháp pháp phát triển du lịch giai đoạn 2011 -2020. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3.1. Tại Việt Nam Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5 tháng Sáu, 1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussel năm 1958. Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương" với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch" ngày 12 Tháng Bảy năm 1974. Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09/7/1960 3 • Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam. • Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý. • Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6 phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. • Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam. • Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. • Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam. • Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch. • Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch. • Ngày 27/12/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 20-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. • Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch. • Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Đến nay, ngành du lịch nước nhà đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế, đồng thời du lịch còn là giấy thông hành 4 hòa bình, giúp chúng ta dễ dàng giao lưu, hợp tác, sống hòa bình với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và suy giảm chất lượng môi trường toàn cầu như hiện nay thì việc phát triển du lịch bền vững, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao với các loại hình và sản phẩm ngày càng đa dạng, vừa thân thiện với môi trường là vấn đề hết sức khó. Do đó, thời gian gần đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch với hy vọng đưa ngành du lịch nước nhà trở thành một trong những ngành trọng điểm phát triển theo hướng bền vững. 3.2. Tại Đồng Nai Hiện nay, các khía cạnh du lịch tỉnh Đồng Nai đã có một số đề tài nghiên cứu, chẳng hạn: Đề tài “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Nai” – Nguyễn Thị Phượng Nga,…Trong đề tài này, tác giả của khóa luận có đề cập khái quát tình hình du lịch Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2005. Đề tài “Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai’’ - Nguyễn Hoàng Hải, Luận văn tốt nghiệp, 2000. Đề tài "Nghiên cứu tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai" do Trung tâm sinh thái - tài nguyên và môi trường TP.Hồ Chí Minh thực hiện. Đề tài “Du lịch TP.Hồ Chí Minh - Đồng Nai: Liên kết để phát triển” – báo Sài Gòn giải phóng ngày 8/6/2010. Đề tài “Du lịch Đồng Nai phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025” của Sở khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên qua tìm hiểu của tác giả thì hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ các khía cạnh của du lịch tỉnh Đồng Nai. Do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài này, hi vọng có thể đóng góp công sức của mình vào sự phát triển chung của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 5 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Các hiện tượng và sự vật địa lý là một hệ thống thuộc địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. Hệ thống kinh tế - xã hội của nước ta lại bao gồm các hệ thống kinh tế - xã hội nhỏ hơn ở cấp tỉnh, thành phố như Đồng Nai và hệ thống này còn tiếp tục được phân chia tới các cấp nhỏ hơn nữa như các ngành kinh tế, dân cư, xã hội,… Nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch thì phải xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh và cả trong tổng thể nền kinh tế quốc dân nước ta. Khi nghiên cứu du lịch tỉnh Đồng Nai, tác giả đặt trong mối quan hệ với tiểu vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Bên cạnh đó, tác giả còn đi vào phân tích tình hình phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. 4.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm mang tính chất đặc trưng và là quan điểm của khoa Địa lý. Phát triển du lịch là một hiện tượng và cũng là một quy luật tất yếu của nền kinh tế – xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đề tài: “Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai: hiện trạng và giải pháp” được đặt trong bối cảnh không gian cụ thể của nền kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai và xa hơn nữa là tiểu vùng Đông Nam Bộ, thậm chí trên phạm vi cả nước qua các giai đoạn nhất định. Trong đó lại xem xét các mối quan hệ lãnh thổ giữa các huyện trong nội bộ tỉnh Đồng Nai, từ đó xác lập ra các tuyến du lịch liên huyện trong tỉnh. 4.1.3. Quan điểm tổng hợp Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt đông khác nhau. Quan điểm tổng hợp cho phép nhận thức đầy đủ các mối quan hệ phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa các đối tượng, các phần tử, các quá trình diễn ra trong hoạt động du lịch trên một không gian và thời gian nhất định. 6 Mặt khác hiệu quả của ngành du lịch đưa lại cũng mang tính tổng hợp như hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường và sinh thái. Do đó, trong quá trình nghiên cứu du lịch tỉnh Đồng Nai, tác giả triệt để áp dụng quan điểm này. 4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Có thể nói Đồng Nai là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Song hiện nay du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Do đó, nghiên cứu lịch sử hình thành và thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển lên tầm cao mới. Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch từ những năm 2005 đến nay, từ đó đánh giá, đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4.1.5. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Phát triển du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: giải quyết việc làm cho người lao động, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh,…Song việc phát triển du lịch chưa có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ trong thời gian qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới các vấn đề môi trường như: làm ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước,… Chính vì vậy, cần phải xây dựng và thực hiện các phương án phát triển du lịch một cách hợp lý để dung hòa được giữa những tác động tích cực – tiêu cực trong vấn đề bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển bền vững. Quan điểm này được tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4.2. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu Trên cơ sở thu thập các số liệu, tài liệu về số lượng khách du lịch, doanh thu, tình hình phát triển của du lịch tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2010 từ Cục thống kê, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch và các ban ngành có liên quan tỉnh Đồng Nai, tác giả đã sử dụng phương pháp này trong việc xử lý và phân tích các cơ sở số liệu phục vụ cho đề tài. 7 4.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Trên cơ sở thống kê, phân loại tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, tổng hợp, phân tích các vấn đề về du lịch của tỉnh. Trong đó có so sánh với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đông Nam Bộ để rút ra được những luận điểm sắc bén hơn. 4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Để thấy được thực trạng hoạt động và phát triển của du lịch tỉnh, tác giả đã tiến hành thực địa đến một số điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh như: KDL Bửu Long, Thác Mai, Thác Giang Điền, KDL sinh thái Vườn Xoài, KDL Bò Cạp Vàng, Cù Lao Phố, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bò Sữa Long Thành,…để có cơ sở đúng đắn trong việc đánh giá tiềm năng cũng như hiện trạng khai thác phát triển của từng điểm du lịch, từ đó có thể đề xuất các giải pháp mang tính khả thi hơn. 4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Trong luận văn, tác giả đã trực quan hóa một số số liệu thành các biểu đồ, bản đồ để có thể thấy rõ hơn tình hình phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời, bản đồ còn cho thấy rõ sự phân bố của các đối tượng, đặc biệt là tài nguyên du lịch. Đó chính là cơ sở để tác giả xây dựng các tuyến, cụm du lịch một cách hợp lý. 4.2.5. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn anh Nguyễn Huy Hậu – phó phòng trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Đồng Nai. Qua đó, tác giả có thêm nhiều tư liệu quý giá để hoàn thiện đề tài của mình. 5. Những đóng góp chính của đề tài - Hệ thống tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Nai - Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010. Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế trong phát triển du lịch của tỉnh. - Đưa ra định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 – 2020. 8 6. Cấu trúc của đề tài Đề tài gồm 4 phần chính: - Phần mở đầu - Phần nội dung: Gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch + Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 2010 + Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2020 - Phần kết luận - Phần phụ lục, tài liệu tham khảo 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Một số khái niệm về du lịch 1.1.1. Khái niệm “Du lịch” Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the towncuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra,…). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại,… Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức. Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục 10 đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật,… Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết,…Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác. Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau: + Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội. + Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan