Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk thực trạng và giải pháp: báo cáo nghiên cứu ...

Tài liệu Phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk thực trạng và giải pháp: báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên

.PDF
106
46
59

Mô tả:

Phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk thực trạng và giải pháp: báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HỒ LẮK THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN THỊ HẰNG BIÊN HÒA, 12/2012 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HỒ LẮK THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HẰNG Giáo viên hƣớng dẫn: Ths Nguyễn Hữu Nghị BIÊN HÒA, 12/2012 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Lạc Hồng cùng toàn thể quý thầy cô đặc biệt là quý thầy cô khoa Đông Phƣơng đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý giá cho em trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Hữu Nghị đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn sửa chữa những sai sót bên cạnh đó cung cấp những thông tin, phƣơng hƣớng cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Đó thực sự là những kiến thức mang nhiều ý nghĩa, thiết thực đối với đề tài mà em đang nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị tại khu Resort Lak, Phòng thống kê huyên Lắk, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình trong khoảng thời gian em lƣu lại địa bàn để khảo sát thu thập số liệu để hoàn thành đề tài. Cảm ơn Bác Cao Xuân Xảo phó chủ tịch huyện Lắk đã có cuộc trò chuyện chia sẻ giúp chúng em có cái nhìn tổng quát về du lịch nhất là sự phát triển của du lịch huyện nhà trong những năm vừa qua giai đoạn (2008 – 2012), những thông tin này đã hỗ trợ em rất nhiều trong việc hệ thống lại những kiến thức đã đƣợc học trƣớc đó. Với “Sổ tay hƣớng dẫn đầu tƣ du lịch huyện Lắk” – một trong những tặng phẩm đƣợc Bác Cao Xuân Xảo trao, thực sự đây không chỉ là những thông tin chỉ dành riêng cho các nhà đầu tƣ mà còn là tài liệu hết sức thiết thực giúp chúng em có cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về du lịch của huyện – nơi mà chúng em đang sinh sống và nghiên cứu. Xin cảm ơn các anh chị hƣớng dẫn viên và các cấp lãnh đạo của khu du lịch sinh thái hồ Lắk, đã tận tình trong công tác đón tiếp và hƣớng dẫn giúp chuyến đi thực địa của em thành công tốt đẹp. Em Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên NGUYỄN THỊ HẰNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DLST DU LỊCH SINH THÁI NNPTNT NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PTBQ PHÁT TRIỂN BÌNH QUÂN UBND UỶ BAN NHÂN DÂN UNESCO UNITED NATIONS EDUCATIONAL SCIENTIFIC AND CULTURAL ORGANIZATION VQG VƢỜN QUỐC GIA MỤC LỤC DẪN LUẬN ................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4 5. Nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học .........................................................................5 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..............................................................7 1.1 Khái niệm DLST ...............................................................................................7 1.2 Đặc trƣng, yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển DLST ..........................8 1.2.1 Đặc trƣng của DLST ...................................................................................8 1.2.2 Yêu cầu cơ bản để phát triển DLST ...........................................................8 1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản để phát triển DLST .........................................11 1.3 Tài nguyên du lịch ...........................................................................................12 1.3.1 Khái niệm tài nguyên du lịch ....................................................................12 1.3.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch .....................................................................12 1.3.3 Phân loại tài nguyên du lịch......................................................................13 1.3.4 Các loại hình DLST ..................................................................................14 1.4 Khái quát về Huyện Lắk ..................................................................................16 1.4.1 Vị trí địa lý ................................................................................................16 1.4.2 Thành phần dân cƣ ....................................................................................17 1.4.3 Kinh tế ......................................................................................................19 1.4.4 Văn hóa – Xã hội ......................................................................................20 1.4.5 Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh .......................................22 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST HỒ LắK .........................27 2.1 Tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ........................................................27 2.1.1 Tài nguyên tự nhiên ..................................................................................27 2.1.1.1 Địa hình ..............................................................................................27 2.1.1.2 Khí hậu ...............................................................................................28 2.1.1.3 Nƣớc ...................................................................................................29 2.1.2 Tài nguyên nhân văn .................................................................................31 2.1.2.1 Di tích lịch sử văn hóa .......................................................................31 2.1.2.2 Văn hóa dân tộc..................................................................................34 2.1.2.4 Lễ hội .................................................................................................39 2.1.2.5 Nghệ Thuật .........................................................................................41 2.2 Thực trạng phát triển DLST tại Hồ Lắk hiện nay ...........................................43 2.2.1 Các loại hình DLST ở Hồ Lắk......................................................................43 2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch ......................................46 2.2.5 Cơ cấu đầu tƣ vốn và lao động các ngành ................................................51 2.2.6 Du lịch ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân địa phƣơng ....................52 2.3 Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế địa phƣơng gắn với du lịch ................................................................................53 2.3.1 Mối tƣơng quan về tốc độ phát triển kinh tế địa phƣơng với phát triển du lịch .....................................................................................................................53 2.3.2 Phân tích ma trận SWOT ..........................................................................56 CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST HỒ LắK ...........................................................................................................................61 3.1 Định hƣớng phát triển du lịch..........................................................................62 3.1.1 Định hƣớng chung ....................................................................................62 3.1.2 Định hƣớng cụ thể ....................................................................................63 3.2 Các giải pháp chủ yếu phát triển DLST ..........................................................65 3.2.1 Chính sách đầu tƣ cho du lịch (Đầu tƣ về kính phí, cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ…) .............................................................................................65 3.2.2 Công tác xúc tiến quảng bá du lịch...........................................................67 3.2.3 Khai thác, sử dụng các sản phẩm và loại hình du lịch..............................69 3.2.5 Các hoạt động bảo tồn tại khu du lịch sinh thái hồ Lắk ...........................80 3.2.6 Các hoạt động kêu gọi đầu tƣ ...................................................................83 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình dân số, thành phần dân tộc và lao động của huyện Lăk qua các năm (2008 – 2010). .................................................................................................18 Bảng 1.2: Tình hình phát triển cơ sở văn hóa , y tế qua các năm (2008 – 2010) ...21 Bảng 2.1: Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thƣơng mại và dịch vụ huyện Lăk. ...............................................................................................................46 Bảng 2.2: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịchBảng 3.2: Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp. ..........................................................................................................47 Bảng 2.3: Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp. ....................................................51 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện. ...........................................50 Biểu đồ 2.2: Thu nhập bình quân nhân khẩu của hộ dân vùng du lịch. ..................53 Biểu đồ 2.3: So sánh giá trị kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk. ........................................................................................................54 Biểu đồ 2.4: So sánh tốc độ tăng trƣởng kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk. ........................................................................................................54 Biểu đồ 2.5: Tổng thu nhập GDP hàng năm của huyện. .........................................60 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Bản đồ huyện Lắk. ...................................................................................17 Hình 1.2 Thác Bìm Bịp thuộc huyện Lắk ...............................................................24 Hình 1.3 Phong cảnh hồ Lắk. ..................................................................................24 Hình 1.4 Cảnh núi Chƣ Yang Sin. ..........................................................................28 Hình 2.1 Biệt Điện Bảo Đại. ...................................................................................32 Hình 2.2 Buôn M‟Liêng. .........................................................................................33 Hình 2.3 Tác giả làm việc tại Công Ty cổ phần Du Lịch Đak lak, chi nhành Buôn Jun. ..........................................................................................................................34 Hình 2.4 Lễ cúng thần Rừng. ..................................................................................36 Hình 2.5 Ngƣời trụ cột của gia đình kể về gia phả. ................................................37 Hình 2.6 Voi ở Buôn Jun. .......................................................................................38 Hình 2.7 Nghi lễ Kết nghĩa anh em cho hai cặp vợ chồng .....................................40 Hình 2.8 Lễ Hát đối đáp trong đám cƣới theo phong tục M‟nông ở bon Srê Ú. ....42 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hƣớng toàn cầu hóa hội nhập để phát triển đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự tiến bộ trên các mặt đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội – khoa học trên toàn thế giới, du lịch đã trở thành hoạt động phổ biến trong các tầng lớp dân cƣ. Du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn đƣa đến những cơ hội mới về mở rộng giao lƣu hợp tác quốc tế, nh m tăng sự hiểu biết, thân thiện, quảng bá văn hoá bản địa đến với các quốc gia trên thế giới. Để tồn tại và phát triển các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam cần phải lựa chọn cho mình những con đƣờng thích hợp, vừa khai thác đƣợc những cơ hội đồng thời hạn chế đƣợc những nguy cơ đe doạ từ môi trƣờng bên ngoài. Đắk Lắk là một tỉnh Tây Nguyên, với cấu tạo địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, thể hiện một sự hòa hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ao hồ, ghềnh thác và những khu vực rừng nguyên sinh góp phần tạo cho Đắk Lắk một tiềm năng du lịch sinh thái đặc sắc với vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú, thơ mộng và hùng vĩ. Đắk Lắk có nhiều thác nƣớc đẹp nổi tiếng nhƣ thác Dray Sap Thƣợng, KrôngKma, Thủy Tiên, Dray Nur… nhiều hồ lớn với diện tích 200 – 1.400ha nhƣ hồ Lắk, hồ EaNhai, hồ Ea Súp…. Hồ Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 56km về phía nam. Xung quanh hồ đƣợc bao bọc bởi những dãy núi và rừng nguyên sinh, bên hồ Lắk là buôn Jun mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên. DLST đã góp phần rất lớn trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế và các nhà nghiên cứu khoa học đến đây do sự đa dạng của hệ sinh thái ở khu vực này. DLST gắn kết với du lịch văn hóa cộng đồng đang là một nét đặc trƣng và cũng là thế mạnh của du lịch Đắk Lắk. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động du lịch vẫn chƣa xứng tầm với tiềm năng vốn có của nó, hầu hết các hoạt động du lịch của địa phƣơng chỉ dừng lại ở việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có, mà chƣa có sự đầu tƣ để phát triển bền vững. Hoạt động DLST bƣớc đầu đã đi vào hoạt động nhƣng vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, việc tổ chức các 2 hoạt động du lịch sinh thái đã bắt đầu bộc lộ những yếu kém, gây tác động xấu đến cảnh quan, môi trƣờng. Nguyên nhân là do các cấp, các ngành, đơn vị, cá nhân làm du lịch chƣa thật sự hiểu rõ về DLST và những lợi ích mà nó mang lại, không chú trọng đầu tƣ (cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực và kiến thức khoa học), thiếu quy hoạch, chiến lƣợc phát triển, hoặc quy hoạch chƣa đồng bộ, chƣa tiến hành khảo sát kỹ lƣỡng và toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng nhƣ các điều kiện khác để phát triển DLST. Vậy phải làm sao để khai thác các thế mạnh du lịch ở địa phƣơng nh m phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội nói chung và của tỉnh nói riêng. Không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại mà cả trên lĩnh vực môi trƣờng, xã hội, văn hóa, DLST cũng đóng vai trò quan trọng. Ngoài những lợi ích kinh tế, thẩm mỹ thì còn phải chú ý đến vấn đề môi trƣờng. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk, thực trạng và giải pháp” với mong muốn tìm đƣợc phƣơng hƣớng phát triển bền vững và hiệu quả cho DLST Lắk hồ. Đồng thời dựa trên kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá vấn đề đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nh m góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch ở tỉnh nhà phát triển hiệu quả. 2. Lịch sử vấn đề Ngày nay sự hiểu biết về DLST đã phần nào đƣợc cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài DLST là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lƣợc và chính sách bảo tồn phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và Thế Giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình nhƣ: Hector Ceballos-Lascurain một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào (1987) nhƣ sau: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”. Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (1998) “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, 3 bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. Một định nghĩa khác (1999), trong cuốn sách “DLST và phát triển bền vững” của tác giả Martha Honey (Giám đốc Chƣơng trình An ninh và Hoà bình tại viện nghiên cứu về Chính sách), trong đó đƣa ra định nghĩa về DLST nhƣ sau: “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”. Lê Huy Bá (2000) trong cuốn sách về DLST cũng đƣa ra khái niệm “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” DLST cũng đã đƣợc Tỉnh ủy, UBND và Sở Văn hóa, Thể thao – Du lịch Tỉnh Đắk Lắk đánh giá cao. Gần đây thì có đề tài nghiên cứu của Tiến Sĩ (Vũ Thị Phƣơng Thụy) của Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội nhƣng cũng chỉ là đề tài nghiên cứu về phát triển nông thôn gắn với du lịch, tuy vậy chƣa có đề tài nghiên cứu sâu về vấn đề xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk làm cơ sở xây dựng kế hoạch dài hạn để phát triển DLST hồ Lắk– huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk. Trong Đồ án “Quy hoạch xây dựng vùng Tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” cũng đã đề cập nhiều đề vấn đề bảo tồn các giá trị đặc thù, không gian văn hóa, du lịch của địa phƣơng; chú trọng phát triển hệ thống các đô thị cấp tiểu vùng, đô thị mới để phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phƣơng. Tuy nhiên các đồ án và đề tài nghiên cứu còn chung chung chƣa đi sâu vào từng địa phƣơng để thúc đẩy sự phát triển tiềm năng nội lực từ các địa phƣơng. Vì vậy luận văn này có 4 thể góp phần hoàn chỉnh đồ án quy hoạch phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Lắk nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về Chủ thể: Là khách du lịch và khách thể tham gia vào hoạt động DLST. Về đối tượng: Du Lịch và thực trang phát triển của DLST trên địa bàn huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk. Về không gian: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Lắk tập trung nghiên cứu tại 3 điểm: Thị trấn Liên Sơn, Buôn M‟liêng và Buôn Jun. Đây là những địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế- Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền thống đặc thù góp phần trong quá trình phát triển DLST. Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn và du lịch dựa vào tài liệu sẵn có, đồng thời xác định, định hƣớng và các giải pháp phát triển DLST của địa phƣơng trong giai đoạn 2012- 2015. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải phải pháp phát triển DLST cho ngành du lịch còn non trẻ của Đắk Lắk. Đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo bổ ích giúp ngành du lịch của tỉnh điều chỉnh các hoạt động du lịch nh m thỏa mãn nhu cầu du lịch của du khách mang lại hiệu quả, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phƣơng, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo phát triển DLST theo hƣớng bền vững. 5. Ý Ngh khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài nhắm đến việc phát triển DLST nhƣ một loại hình du lịch cần đƣợc củng cố và duy trì cũng nhƣ khai thác hơn nữa môi trƣờng tự nhiên thông qua một điểm du lịch điển hình là hồ Lắk. - Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ ngƣời dân sống trong khu vực hồ Lắk ý thức hơn về tầm quan trọng của kho tàng tài nguyên mà thƣợng đế đã ban tặng cho họ đƣa ra những chủ trƣơng, chính sách hợp lý để vừa khai thác, vừa bảo tồn khu du lịch này. 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp điền dã sử dụng phƣơng pháp này nh m mục đích khảo sát, kiểm chứng tìm hiểu các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật cùng các hoạt động du lịch khác từ nguồn tài liệu đã tham khảo làm tƣ liệu cho bài nghiên cứu. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin tham khảo, thu thập và tiếp nhận những thông tin có liên quan, những tài liệu, những bài viết của các tác giả trong nƣớc đã viết. Phương pháp khảo sát bản đồ từ bản đồ vạch ra các vị trí cần tiến hành khảo sát, kiểm tra khu DLST hồ Lắk, xem xét nghiên cứu trên bản đồ để xây dựng những tuyến điểm mới. Phương pháp phân tích SWOT Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT chú trọng vào môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trƣờng bên trong cũng nhƣ những cơ may và hiểm hoạ từ môi trƣờng bên ngoài liên quan đến phát triển địa phƣơng gắn với du lịch và trên cơ sở phân tích ma trận sẽ có dự báo những khó khăn, thuận lợi cho địa phƣơng để làm cơ sở tham khảo phát triển kinh tế xã hội cho những năm tới. Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strength) Điểm yếu (Weakness) Cơ hội Nguy cơ (Opportunity) (Threat) Phối hợp S/O Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để Tận dụng điểm mạnh nắm bắt cơ hội để hạn chế nguy cơ Phối hợp W/O Phối hợp W/T Giảm điểm yếu để Tối thiểu điểm yếu để nắm bắt cơ hội ngăn chặn nguy cơ Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở số liệu, hiện trạng, quy luật phát triển của ngành, hiên tƣợng trong quá khứ và tƣơng lai suy diễn logic cho tƣơng lai từ đó 6 đề ra giải pháp cho DLST hồ Lắk. Nguồn tài liệu đƣợc sử dụng trong luận văn chủ yếu là nguồn tài liệu của các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhƣ: Địa lý học, địa chất học, sử học, dân tộc học và ngoài ra đề tài còn sử dụng các nguồn tƣ liệu từ những quan sát thực tế và thực tiễn tại địa bàn trong quá trình đi thực địa. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm có 3 chƣơng CHƢƠNG I: Một số khái niệm và kinh nghiệm phát triển du lịch: Đƣa ra những cơ sở lý luận chung về DLST đã đƣợc các tổ chức, các nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới công nhận. Từ những khái niệm, đặc trƣng, nguyên tắc hoạt động của DLST làm tiền đề cho bài nghiên cứu để trên cơ sở đó giới thiệu một cách quát nhất về đồi tƣợng, phân tích nguồn tài nguyên và đƣa ra các loại hình du lịch phù hợp có thể ứng dụng cho đối tƣợng nghiên cứu ở phần tiếp theo. CHƢƠNG II: Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái hồ Lắk Khái quát các tiềm năng DLST của đối tƣợng nghiên cứu, từ tài nguyên tự nhiên đến tài nguyên nhân văn đƣa ra cách nhìn chung nhất về tiềm năng phát triển DLST của vùng, bên cạnh đó tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển DLST hiện tại của đối tƣợng trên mọi phƣơng diện nhƣ các hoạt động đầu tƣ, quản lý, cở sở vật chất hạ tầng và nguồn lực trong du lịch đang phát triển và hoạt động, những hạn chế còn tồn tại và những khắc phục trong tƣơng lai. CHƢƠNG III: Định hƣớng và giải pháp phát triển DLST hồ Lắk Từ thực trạng phát triển ở trên đƣa ra những định hƣớng phát triển tiếp theo trong tƣơng lại. Giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại đƣa ra các hình thức thúc đẩy sự phát triển DLST từ công tác xúc tiến quảng cáo, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên phù hợp với các loại hình du lịch. Các hoạt động kêu gọi đầu tƣ và đề xuất các giải pháp cho nguồn nhân lực cho du lịch trong tƣơng lai. 7 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm DLST Du lịch hiện nay đã trở thành một hoạt động phổ biến của nhân loại, là nhu cầu của đại đa số quần chúng và đó cũng là một trong những ngành kinh tế lớn tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế xã hội. Du lịch góp phần tạo nguồn thu nhập, tạo việc làm và nâng cao trình độ dân trí. Trong những thập niên gần đây đi đôi với quá trình phát triển kinh tế là sự biến đổi của cuộc sống, khiến cho con ngƣời luôn có nhu cầu du lịch để trở về với thiên nhiên, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình DLST trên toàn thế giới. DLST xuất hiện nhƣ một khái niệm khoảng cuối thập niên 1960. Sau này có rất nhiều định nghĩa về DLST. Cho đến nay DLST vẫn còn đƣợc hiểu với nhiều góc độ khác nhau, với tên gọi khác nhau. “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. (Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, 1998). “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” định nghĩa về DLST ở việt nam. [1] Trong khuôn khổ nghiên cứu để tài này sử dụng khái niệm về DLST của tổng cục DLST Việt Nam làm cơ sở lý luận cho đề tài. “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. (Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, 1999) 8 1.2 Đặc trƣng, yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển DLST 1.2.1 Đặc trƣng của DLST Tài nguyên tự nhiên trong DLST là những tài nguyên còn tƣơng đối nguyên sơ. Môi trƣờng tự nhiên trong DLST còn tƣơng đối chƣa hoặc ít bị xâm hại bởi bàn tay của con ngƣời. DLST hàm chứa những đặc trƣng cơ bản. - Tính giáo dục cao về môi trƣờng: DLST hƣớng con ngƣời tiếp cận với các vùng tự nhiên, các khu bảo tồn có giá trị về sự đa dạng sinh học nhƣng nhạy cảm về môi trƣờng. Hoạt động du lịch gây nên những tác động lớn đối với môi trƣờng. DLST là hoạt động nh m cân b ng giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trƣờng. - Góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục, nâng cao ý thức con ngƣời bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng, qua đó thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng: Cộng đồng địa phƣơng là ngƣời chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phƣơng mình. Phát triển DLST đồng cũng thu hút con ngƣời tìm đến các vùng tự nhiên hoang sơ, đa dạng sinh học, chính vì vậy cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng ở tại khu vực đó vì họ là ngƣời hiểu rõ nhất về nguồn tài nguyên của mình. [28] 1.2.2 Yêu cầu cơ bản để phát triển DLST Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức đƣợc DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Hệ sinh thái tự nhiên đƣợc hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu động vật và thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ phận và một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo ra các cơ thể sống. Mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống nhƣ: Đất, nƣớc, địa hình, khí hậu…đó là các hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú 9 ngụ sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats). (Công ước đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thưởng đỉnh Rio The Jannero về môi trường, 1972) Nhƣ vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên thiên (naturalbased tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích vì sao hoạt động DLST thƣờng chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc trang trại điển hình. Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST thể hiện ở 2 điểm - Để đảm bảo đƣợc tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách DLST. Ngƣời hƣớng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phƣơng, để có thể thực hiện tốt nhất vai trò của mình. - Hoạt động DLST đòi hỏi phải có ngƣời điều hành nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thƣờng chỉ quan tâm tới lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết đƣợc những giá trị tự nhiên và văn hóa trƣớc khi những cơ hội này thay đổi hoặc mất đi. Ngƣợc lại, các nhà điều hành DLST phải có sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phƣơng nh m mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao hiểu biết chung cho ngƣời dân và du khách Yêu cầu thứ ba nh m hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động DLST đến tự nhiên và môi trƣờng, theo đó DLST cần đƣợc tổ chúc với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa . Khái niệm "sức chứa đƣợc hiểu từ nhiều khía cạnh. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lƣợng khách đến một địa điểm 10 vào cùng một thời điểm. Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây đƣợc hiểu là số lƣợng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng nhƣ nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lƣợng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống, văn hóa, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thƣờng của cộng đồng địa phƣơng có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa đƣợc hiểu là lƣợng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lƣợng khách vƣợt quá giới hạn này thì năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng và xã hội. Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lƣợng, nhƣ vậy khó có thể xác định một con số chính xác cho mỗi khu vực. Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tƣơng đối b ng phƣơng pháp thực nghiệm. Một điểm cần lƣu ý trong quá trình xác định sức chứa là quan niệm về sự quá đông của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyết định về quản lý. Điều này cần đƣợc tiến hành đối với các nhóm đối tƣợng khách và thị trƣờng khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ. DLST không thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu của tất cả cũng nhƣ mọi loại khách. Yêu cầu thứ tƣ là thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thỏa mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa thƣờng là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của nghành DLST.Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan