Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch làng nghề tại bến tre luận văn ths. du lịch 2015...

Tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại bến tre luận văn ths. du lịch 2015

.PDF
128
291
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ VÕ THỊ NGỌC GIÀU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ VÕ THỊ NGỌC GIÀU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Ánh Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và hoàn thành luận văn này, trƣớc hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Văn Ánh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Du lịch và quý thầy cô thỉnh giảng tại khoa Du lịch, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cùng quí thầy cô trong khoa Sau đại học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học. Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Võ Thị Ngọc Giàu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chƣa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Võ Thị Ngọc Giàu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 5 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 11 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ .. 13 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch...................................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................................ 13 1.1.2. Các loại hình du lịch ....................................................................................... 13 1.1.3. Khách du lịch .................................................................................................. 15 1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề ................................................................................. 16 1.2.1. Các khái niệm .................................................................................................. 16 1.2.2. Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam ................................. 23 1.2.3. Vai trò của làng nghề ...................................................................................... 25 1.3. Du lịch làng nghề ............................................................................................... 29 1.3.1. Khái niệm du lịch làng nghề ........................................................................... 29 1.3.2. Những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch...................................... 30 1.3.3. Sơ lược du lịch làng nghề ở Việt Nam ............................................................ 32 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1............................................................................................ 33 CHƢƠNG 2 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE ................................................................................ 35 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh Bến Tre và các làng nghề nơi đây ............................ 35 2.1.1. Sơ lược đất và người Bến Tre ......................................................................... 35 2.1.2. Tổng quan về các làng nghề trong tỉnh........................................................... 40 2.2. Các làng nghề tiêu biểu ...................................................................................... 43 2.2.1. Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm..................................... 44 1 2.2.2. Làng nghề hoa kiểng Sơn Châu, Chợ Lách .................................................... 49 2.3. Thực trạng phát triển du lịch ở các làng nghề .................................................... 55 2.3.1. Thực trạng về sản phẩm của làng nghề .......................................................... 55 2.3.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng............................................................................ 58 2.3.3. Thực trạng về môi trường ............................................................................... 61 2.3.4. Thực trạng về nguồn nhân lực ........................................................................ 63 2.3.5. Thực trạng về chính sách phát triển ............................................................... 65 2.3.6. Hoạt động quảng bá ........................................................................................ 68 2.3.7. Tình hình khách du lịch đến với các làng nghề .............................................. 70 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................................ 75 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE ........................................................................................................................... 76 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề ở Bến Tre .......................................... 76 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch ......................................................................... 76 3.1.2. Định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch ........................................... 77 3.2. Một số giải pháp ................................................................................................. 81 3.2.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ................................... 81 3.2.2. Giải pháp về môi trường ................................................................................. 82 3.2.3. Giải pháp về đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm .................... 83 3.2.4. Giải pháp về chính sách phát triển ................................................................. 84 3.2.5. Giải pháp về thông tin thị trường, quảng bá làng nghề gắn với du lịch .... 86 3.2.6. Giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với các làng nghề ............................................................................................... 89 3.2.7. Giải pháp về khai thác dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề .................................................................................................................. 90 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 91 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3............................................................................................ 93 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 102 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LN : Làng nghề NXB : Nhà xuất bản TLTK : Tài liệu tham khảo UBND : Ủy ban nhân dân VNĐ : Việt Nam đồng 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của khách du lịch về sản phẩm làng nghề tại Bến Tre ......... 56 Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp/cơ sở về mức độ đáp ứng cơ sở ....... 59 Bảng 2.3. Đánh giá của du khách về mức độ ảnh hƣởng của làng nghề tới môi trƣờng .... 62 Bảng 2.4. Đánh giá của cơ sở/doanh nghiệp về lao động tại các làng nghề ............. 63 Bảng 2.5. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề............................................... 66 Bảng 2.6. Thị trƣờng khách du lịch đến Bến Tre...................................................... 71 Bảng 2.7. Độ tuổi của khách du lịch đến Bến Tre .................................................... 72 Bảng 2.8. Sản phẩm khách du lịch mua khi đến Bến Tre ......................................... 72 Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề Bến Tre ............... 73 Danh mục biểu Biểu đề 2.1. Biểu đồ thị trƣờng khách du lịch đến Bến Tre ..................................... 71 Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề tại Bến Tre ................................................................................................................. 73 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề là loại hình sản xuất có mặt ở hầu hết mọi miền đất nƣớc. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân. Làng nghề đƣợc xem nhƣ một môi trƣờng kinh tế, văn hóa, xã hội và là công nghệ thủ công truyền thống lâu đời, mang đậm nét dân gian, cũng nhƣ chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Chính môi trƣờng làng nghề đã bảo lƣu những tinh hoa nghệ thuật, những kỹ thuật của cha ông đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều làng nghề không những đã giải quyết đƣợc tình trạng lao động nông nhàn một cách hiệu quả mà còn giúp ngƣời dân tại địa phƣơng và các vùng lân cận tăng thêm thu nhập. Nhƣ vậy, làng nghề phát triển không chỉ giải quyết việc làm cho ngƣời dân, phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn cũng nhƣ phát triển phong phú thêm văn hóa truyền thống. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có hàng trăm làng nghề truyền thống. Hầu hết các làng nghề ở đây ra đời và gắn liền với phong tục, đời sống văn hóa của ngƣời dân sở tại. Các sản phẩm của làng nghề là sự thể hiện đầy đủ bản sắc đa dạng của thiên nhiên, sự tài hoa của bàn tay con ngƣời, sự sáng tạo của khối óc các nghệ nhân. Chính vì vậy mà các làng nghề nơi đây mang đậm những dấu ấn rất riêng của đất và ngƣời miền Tây Nam bộ. Bến Tre là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến với xứ dừa Bến Tre, chúng ta sẽ cảm thấy rất thú vị khi khám phá một số làng nghề nông nghiệp, nông thôn. Nói đến Bến Tre du khách lại nghĩ ngay đến dừa, những hàng dừa xanh ngắt, những con đƣờng rợp bóng dừa. Có lẽ vì thế mà ở xứ dừa này có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển gắn bó với cây dừa: sản xuất kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, sản xuất chỉ xơ dừa, làng nghề sản xuất bánh tráng. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có nhiều làng nghề nổi tiếng nhƣ làng đan đát, dệt chiếu, kết thảm, sản xuất rƣợu nếp đặc sản nhƣ rƣợu Phú Lễ,.... Hoạt động của các làng nghề này chủ yếu hƣớng vào việc sử dụng lao động và phù hợp với sự khéo léo của ngƣời dân nơi đây. Các làng nghề góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn lao động tại địa 5 phƣơng, là bƣớc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch ở các làng nghề tại Bến Tre phát triển thật sự có hiệu quả thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn nữa, đầu tƣ, quy hoạch phát triển du lịch làng nghề một cách cụ thể và hiệu quả. Có nhƣ thế, các làng nghề ngày càng có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của đất nƣớc; đồng thời lƣu giữ đƣợc những giá trị truyền thống và giới thiệu đƣợc những nét văn hóa đặc sắc nhất tới bạn bè quốc tế. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch của mình nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và văn hóa của tỉnh nhà nói riêng, của cả nƣớc nói chung. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu phần cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp, đề tài giúp loại hình du lịch làng nghề phát triển và đạt hiệu quả cao hơn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về làng nghề, phát triển du lịch làng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động 2 làng nghề tiêu biểu ở Bến Tre: làng nghề bánh phồng Sơn Đốc và làng nghề sản xuất hoa kiểng Sơn Châu. - Đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề này gắn với hoạt động phát triển du lịch. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Làng nghề ở Việt Nam đã xuất hiện, tồn tại và phát triển lâu đời. Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch khá mới ở Việt Nam. Tính đến nay, nƣớc ta đã có nhiều công trình và đề tài có liên quan. Sau đây là một vài công trình tiêu biểu: Tác phẩm “Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Vƣợng do NXB Văn hóa xuất bản năm 1998. Tác phẩm đề cập đến nhiều làng 6 làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Mỗi làng nghề đều đƣợc tác giả miêu tả khá chi tiết từ lịch sử hình thành đến quá trình phát triển và các công đoạn trong khâu sản xuất tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, tác giả Bùi Văn Vƣợng còn có tác phẩm “Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam” do NXB Thanh niên xuất bản năm 2000. Công trình nêu lên một cách có hệ thống từ sự ra đời của các làng nghề, phố nghề cho tới các nghệ nhân và sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu, quy trình sản xuất, thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật, truyền dạy nghề, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của các nhóm nghề thủ công nổi tiếng. Công trình “Nhập môn khoa học du lịch” của tác giả Trần Đức Thanh do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2005. Qua công trình, tác giả trình bày khái niệm về du lịch và du khách, các loại hình du lịch, lịch sử hình thành và phát triển du lịch. Tác giả còn phân tích động cơ và các điều kiện phát triển du lịch, tính thời vụ trong du lịch, mối tƣơng tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về tổ chức và bộ máy quản lý về du lịch,… Tác phẩm “Làng nghề du lịch Việt Nam” của nhóm tác giả Hoàng Văn Châu, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Yến do NXB Thống kê xuất bản năm 2008. Công trình đã nghiên cứu về mạng lƣới làng nghề ở Việt Nam, xu hƣớng phát triển du lịch làng nghề trên thế giới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đƣa ra những biện pháp phát triển bền vững làng nghề và phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam. Tác phẩm “Văn hóa du lịch” của tác giả Trần Diễm Thúy do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2009. Công trình đã làm rõ đƣơc những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động du lịch, du lịch với môi trƣờng sinh thái, du lịch với văn hóa tâm linh, du lịch với các văn hóa nghệ thuật, với nghệ thuật ẩm thực,… Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu khá cụ thể về văn hóa làng cũng nhƣ làng nghề trong du lịch. Tác phẩm “Định hƣớng đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động trong các làng nghề truyền thống” của tác giả Nguyễn Quang Việt do NXB Lao động Xã hội xuất bản năm 2010. Tác giả đã đánh giá tổng quan về tình hình phát triển nghề của các làng nghề thủ công trong cả nƣớc, các mô hình cũng nhƣ giải pháp thực hiện đào tạo nghề truyền thống nhằm phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc. 7 Tác phẩm “Văn hóa ngƣời Việt vùng Tây Nam Bộ” của tác giả Trần Ngọc Thêm do NXB Văn hóa Nghệ thuật vừa xuất bản vào tháng 1 năm 2014. Qua tác phẩm, tác giả đã nêu rõ các thành tố của văn hóa ngƣời Việt vùng Tây Nam Bô ̣ và hệ thống các đặc trƣng tính cách văn hóa của ngƣời Việt vùng Tây Nam Bô ̣ . Bên cạnh đó, tác giả giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự giao lƣu, hòa nhập giữa văn hóa Việt Khmer - Hoa - Chăm trong các lĩnh vƣc địa lý, kinh tế, tín ngƣỡng, tôn giáo , phong tục - tập quán, văn hóa giao tiếp và nghê ̣ thuâ ̣t,… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về làng nghề trên chỉ tập trung đến các làng nghề đã có chiều dài lịch sử lâu đời và khá nổi tiếng. Bến Tre là vùng đất mới nên các làng nghề ở đây cũng còn khá non trẻ so với các làng nghề truyền thống khác. Một số ít công trình nghiên cứu có đề cập đến làng nghề Bến Tre nhƣ “Làng nghề truyền thống Việt Nam” của Phạm Côn Sơn do NXB văn hóa dân tộc xuất bản năm 2004. Trong công trình này, tác giả có đề cập đến một số sản phẩm đƣợc tạo ra từ cây dừa Bến Tre nhƣng công trình này chỉ mang tính gợi ý, giới thiệu để đọc giả tìm hiểu về sản phẩm của làng nghề địa phƣơng chứ chƣa đi sâu về văn hóa làng nghề. Bên cạnh đó còn có nhiều luận án, luận văn liên quan đến đề tài. Sau đây là một số luận án và luận văn tiêu biểu: + Luận án của tác giả Trần Minh Yến (2003): “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. + Luận văn Thạc sĩ của Mã Lan Xuân (2008): “Một số làng nghề thủ công truyền thống tỉnh An Giang – Tiếp cận văn hóa học”. Luận văn trình bày cơ sở lý luận về làng nghề và nghề thủ công truyền thống; trình bày cơ sở thực tiễn, tập trung tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái tác động đến sự hình thành và phát triển làng nghề thủ công truyền thống. Từ đó, tác giả nghiên cứu chuyên sâu một số làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở An Giang và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, kinh tế, xã hội của làng nghề, quy hoạch phát triển bền vững làng nghề. 8 + Luận văn Thạc sĩ của Dƣơng Hoàng Lộc (2008): “Văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Bến Tre”. Luận văn đã giới thiệu khái quát về vùng đất Bến Tre và diện mạo cộng đồng ngƣ dân ven biển, tìm hiểu khái niệm tín ngƣỡng và văn hóa tín ngƣỡng. Tác giả cũng đi sâu tìm hiểu các hình thức tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣ dân, bao gồm: các hình thức tín ngƣỡng thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ Quan Công và cá Ông. Ngoài ra, tác giả luận văn còn giới thiệu toàn bộ các hoạt động thờ cúng của ngƣ dân nhƣ cơ sở thờ tự, lễ hội, sinh hoạt nghệ thuật. + Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Viết Thắng (2008): “Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang”. Luận văn đã hệ thống hoá có bổ sung một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó nêu lên quan điểm và đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang. + Luận án của tác giả Bạch Thị Lan Anh (2011): “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những định hƣớng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. + Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thạy (2011) về: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”. Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch, phân tích đƣợc tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Từ đó tác giả đã đƣa ra những định hƣớng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch tốt hơn trong tƣơng lai. + Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Kim Ly (2012): “Văn hóa làng nghề dừa ở Châu Thành, Bến Tre”. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đi sâu vào diện mạo, đặc điểm văn hóa làng nghề dừa trên Cồn Phụng. Tác giả đã chỉ rõ vai trò của làng nghề Cồn Phụng trong đời sống vật 9 chất và tinh thần của cƣ dân trong làng nghề. Từ đó thấy đƣợc ý nghĩa to lớn của làng nghề trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của Cồn Phụng nói riêng, của huyện Châu Thành và tỉnh Bến Tre nói chung. + Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Lê Thu Hiền (2014): “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, tác giả đã xác định phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Những tác phẩm trên là cơ sở giúp cho tác giả có thêm tƣ liệu để thực hiện luận văn của mình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại một số làng nghề tiêu biểu ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành vào năm 2013, ở hai làng nghề tiêu biểu của tỉnh, đó là: - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - Làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Sơn Châu huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, tác giả tiến hành các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, internet và tài liệu từ các sở, ban, ngành có liên quan. - Sử dụng phƣơng pháp liên ngành: phƣơng pháp sử học, văn hóa học. - Sử dụng một số dữ liệu liệu thứ cấp bao gồm số liệu và những thông tin đƣợc tác giả thu thập từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát 10 triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng số liệu từ các website có liên quan đến hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh. - Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để xử lý. Tác giả tiến hành điều tra trên hai đối tƣợng: + Thứ nhất, đối tƣợng là khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến với các làng nghề tại Bến Tre. Bảng hỏi này đƣợc dịch sang ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh để điều tra du khách quốc tế. Tác giả phát ra 200 phiếu cho khách và thu về 199 phiếu. Sau khi sàng lọc thì có 1 phiếu không đạt yêu cầu vì để trống quá nhiều. Cuối cùng, số phiếu đƣợc chấp nhận để đƣa vào xử lý là 198 phiếu. + Đối tƣợng thứ hai là các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh các sản phẩm làng nghề. Tác giả tiến hành phát 100 phiếu, thu về đủ 100 phiếu, nhƣng có 1 phiếu để trống nhiều. Do đó, số phiếu chấp nhận đƣa vào xử lý là 99 phiếu. - Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp hỏi ý kiến và đánh giá của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, qua đó tìm ra giải pháp tối ƣu cho đề tài. Đối tƣợng phỏng vấn gồm: 1 chuyên gia làm việc tại Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre, 1 chuyên gia là chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm làng nghề, 1 chuyên gia là giám đốc công ty lữ hành tại Bến Tre, 1 chuyên gia là giảng viên du lịch, 1 hƣớng dẫn viên. Các câu hỏi phỏng vấn chính đƣợc trình bày tại phần phụ lục 10. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu - Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điền dã. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài này góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về du lịch, làng nghề và du lịch làng nghề. - Ý nghĩa thực tiễn: Dựa vào tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre, tác giả đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre. 11 7. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch làng nghề Chương 2: Các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Từ xa xƣa, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong trong đời sống văn hóa – xã hội của các nƣớc. Hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chƣa thống nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Theo quan điểm của Tổ chức du lịch thế giới (WTO – 1999) thì Du lịch là một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, và nhìn chung là nhiều lý do không phải kiếm sống. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization - IUOTO) thì: “Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc để kiếm tiền sinh sống”. [30, tr. 16] Còn theo Luật Du lịch của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006, tại chƣơng 1, điều 10 định nghĩa: "Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong thời gian nhất định". [23, tr. 2] Nhƣ vậy, hầu hết các khái niệm này đều cho thấy du lịch là hoạt động ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của con ngƣời, nhằm mục đích không phải để kiếm sống. 1.1.2. Các loại hình du lịch Theo cách phân loại tổng quát, du lịch đƣợc chia thành du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. 13 - Luật du lịch Việt Nam định nghĩa về du lịch văn hoá nhƣ sau: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.” [23 ,tr. 4] Nhƣ vậy, Du lịch văn hoá là loại hình du lịch đƣa du khách tới tham quan và thẩm nhận các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể ở các địa phƣơng trên mọi miền đất nƣớc. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trƣng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ nhƣ lễ hội truyền thống, phong tục tín ngƣỡng, tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật,… hình thành nên nền văn hóa của ngƣời dân nơi mà khách du lịch đến tham quan. Các loại hình du lịch văn hoá gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu; Du lịch lễ hội; Du lịch làng nghề; Du lịch làng bản; Du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng; Du lịch phong tục, tập quán. - Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [23,tr. 4] Từ khái niệm trên ta có thể hiểu du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên, bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên; tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng. Tài nguyên du lịch sinh thái chính là các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Du lịch sinh thái bao hàm nhiều loại hình khác nhau, nhƣ: Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism), Du lịch môi trƣờng (Environmental Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh (Green Tourism), Du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism), Du lịch bền vững (Sustainable Tourism),… Ở nƣớc ta hiê ̣n nay, loại hình Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism) hay Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism) đang đƣơ ̣c nhiề u ngƣời ƣa thích. Theo cách phân loại cụ thể, ngƣời ta căn cứ vào những yếu tố sau đây để phân chia thành các loại hình du lịch: 14 - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa và du lịch quốc tế - Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: du lịch chữa bệnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí; du lịch thể thao; du lịch tôn giáo; du lịch khám phá, du lịch công vụ - Căn cứ vào phƣơng tiện giao thông: du lịch bằng xe đạp; du lịch tàu hỏa; du lịch tàu biển; du lịch ô tô; du lịch hàng không. - Căn cứ theo phƣơng tiện lƣu trú: du lịch ở khách sạn; Motel; nhà trọ; camping. - Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến: du lịch miền biển; du lịch miền núi; du lịch đô thị; du lịch đồng quê. - Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: du lịch theo đoàn; du lịch cá nhân. - Căn cứ vào thành phần của du khách: du khách thƣợng lƣu; du khách bình dân. - Căn cứ vào phƣơng thức ký kết hợp đồng đi lại: du lịch trọn gói, mua từng phần dịch vụ của tour du lịch. 1.1.3. Khách du lịch Có nhiều khái niệm về khách du lịch. Tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế mỗi nƣớc, theo quan điểm khác nhau của các tác giả nên các khái niệm đƣa ra không hoàn toàn giống nhƣ nhau. Nhƣng hầu nhƣ tất cả các khái niệm, khách du lịch đều là những ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình. Theo Luật Du lịch Việt Nam: "Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến".[23, tr. 2] Khách du lịch ở đây đƣợc chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch. 15 1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề 1.2.1. Các khái niệm 1.2.1.1. Làng Theo tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì: “Làng là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là nơi quần cƣ đông ngƣời sinh hoạt, có tổ chức, có kỷ cƣơng, tập quán riêng theo nghĩa rộng.” [25,tr. 9] Làng là một đơn vị cộng cƣ có một vùng đất chung của cƣ dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc. Mặt khác, làng là mẫu hình xã hội phức hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc, gia trƣởng, đảm bảo sự cân bằng bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng còn nơi lƣu trữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của ngƣời Việt. Làng Việt ở Bắc Bộ đƣợc bao bọc bởi lũy tre xanh, đây cũng là biểu tƣợng cho tính chất “nửa kín” (từ dùng của GS. Trần Quốc Vƣợng) hay tính “tự trị” (từ dùng của GS. Trần Ngọc Thêm) của làng Việt. “Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không đƣợc, đào đƣờng hầm thì vƣớng rễ không qua. Lũy tre là đặc điểm quan trọng của xóm làng Việt Nam, khác với ấp lí Trung Hoa có thành quách bằng đất bao bọc. Bởi vậy lũy tre có thể đƣợc coi là bức tƣờng rào kiên cố để ngăn cách làng với thế giới bên ngoài. Để vào đƣợc trong làng thì phải đi qua cổng làng, cổng làng là cầu nối giữa làng với bên ngoài. Một số làng để ra đƣợc bên ngoài làng không chỉ qua cổng làng mà còn vƣợt thuyền qua sông với những làng Việt giáp sông. Nhƣng cổng làng vẫn là con đƣờng chính, có những làng có nhiều cổng nhƣ cổng tiền cổng hậu hay cổng chính, cổng phụ để thuận tiện cho việc đi làm đồng. Cổng làng có thể coi là biểu tƣợng cho tính chất “nửa hở”(từ dùng của GS. Trần Quốc Vƣợng) hay tính “cộng đồng” (từ dùng của GS.Trần Ngọc Thêm). Thƣờng thì mỗi làng, bên cạnh cổng làng là một, hai cây đa hoặc cây gạo, là nơi nghỉ mát, gặp gỡ của những ngƣời đi làm đồng sau những giờ lao động nặng nhọc vất vả hay của những khách qua đƣờng. Cổng làng cũng đƣợc coi là một nét văn hóa đặc sắc của làng quê Bắc Bộ. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan