Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh hậu giang chuong 3...

Tài liệu Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh hậu giang chuong 3

.DOC
116
188
93

Mô tả:

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân tích thực trạng du lịch Hậu Giang 3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch Vị trí địa lý Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địa lý 105o20’ - 105o55’ kinh độ Đông và 9o35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên là 1.607,72 km2. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Ngã Bảy. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau: - Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long. - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. - Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính, gồm 2 thị xã và 5 huyện:   Thị xã Vị Thanh   Thị xã Ngã Bảy   Huyện Châu Thành   Huyện Châu Thành A   Huyện Long Mỹ   Huyện Phụng Hiệp   Huyện Vị Thủy Địa hình, diện mạo, thổ nhưỡng Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 41 Về địa hình, đồng bằng châu thổ của Tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng phẳng có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vũng trũng cục bộ (Phương Ninh). Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng 1,2m, độ dốc thấp, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố sông ngòi với quá trình chính là bồi lắng. Sự bồi đắp của phù sa làm cho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, phong cảnh hoang sơ, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.Trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp. Khí hậu Kết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc điểm khí hậu của Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khí hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. * Chế độ nhiệt, giờ nắng Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27 oC. Tháng 4 là tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5 oC, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất - 25,3 oC. Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời điểm nóng nhất và lạnh nhất khoảng 3oC cho thấy chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với sức khỏe của con người và như vậy khá thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động du lịch ngoài trời. Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ. Thời gian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. * Chế độ mưa, độ ẩm Mang đặc điểm khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa, nắng trong 1 năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5. Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các tháng trong năm không nhiều. Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm, lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất - 2mm. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1650mm. Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình năm của khu vực là 82%. Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất - 77%, tháng 9 có độ ẩm trung bình lớn nhất - 86%. * Chế độ gió Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông - Đông Nam và Tây - Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam - Tây Tây Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 42 tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông - Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng sang hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió trung bình 3 - 3,8m/s. Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khỏe con người và hoạt động du lịch. THÁNG T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12   Cần Thơ           Nguồn: Qui hoạch tổng thể du lịch Cần Thơ đến năm 2020  Thích hợp nhất đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch.  Tương đối thích hợp đối với sức khỏe con người và hoạt động du lịch. Thuỷ văn Cũng như hầu hết các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực. Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của hai hệ thống dòng chảy: - Hệ thống sông Hậu: chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông; lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch phân nhánh dày và chịu tác động tương tác giữa lũ và triều. - Hệ thống sông Cái Lớn: chịu ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biển Tây; lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ kênh rạch phân nhánh trung bình , chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các kênh, rạch chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam với các kênh chính là; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn - Quản Lộ Phụng Hiệp. Tỉnh Hậu Giang đã đầu tư các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 20-40 m). Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngang từ 10 - 20 m) dài gần 4.500km, đã nạo vét hơn 3.000 km, đạt trên 65%. Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các sông Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong, sông Cái Tư, tình hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ rệt, cơ bản giải quyết được việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha. Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng được xây dựng khá dày đặc, hiệu quả Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 43 khá rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha, trong đó diện tích có chủ động tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90% diện tích canh tác nói trên. Sinh vật Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú; riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau. Hệ động vật trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le...; nhóm bò sát như trăn, rắn, rùa...rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước. Hệ thuỷ sinh vật tương đối đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt đầu hình thành thương hiệu của địa phương. Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng nước ngọt. Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. 3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ Tỉnh Cần Thơ cũ vào năm 2004 và từ đó đến nay Hậu Giang đã nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Hậu Giang phấn đấu ngay trong năm đầu tiên thành lập tỉnh (năm 2004) đạt các mục tiêu chủ yếu tạo đà cho các năm tiếp theo như: Thu ngân sách phấn đấu đạt 108 tỉ 800 triệu đồng và tổng chi ngân sách là 506 tỉ 700 triệu đồng, GDP bình quân đầu người trên 5.000.000 đồng/năm. Để từng bước hình thành tỉnh Hậu Giang là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mới ở tiểu vùng Tây Sông Hậu, đòi hỏi tỉnh phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất là 10%/năm và có bước chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, để Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 44 tăng hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh. Bảng 3.1: Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hoá Số trường phổ thông (các loại) Số lớp học phổ thông (các loại) Số học sinh phổ thông (các loại) Số lượng trẻ em được đi học các trường phổ thông Số cơ sở khám chữa bệnh Số giường bệnh Số bác sĩ và trình độ cao hơn Số xã, phường có trạm y tế Số xã, phường có điện Số xã, phường có trạm truyền thanh Số xã, phường có trung tâm sinh hoạt cộng đồng, thư viện Số xã, phường có đường ô tô đến trung tâm Năm chia tách 2004 Năm đầu sau chia tách 2005 219 224 4.510 4.402 137.791 130.707 117.388 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 235 241 246 4.337 4.301 3.929 127.585 122.993 119.345 127.585 122.993 119.345 67 675 221 52 60 60 7 69 815 244 52 63 63 8 69 950 258 60 67 67 8 72 1.030 276 88 1.155 294 71 71 8 71 71 8 50 53 57 61 61 Nguồn: Số liệu Thống kê Tỉnh Hậu Giang 2009. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 45 Bảng 3.2: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu Tỉnh Hậu Giang qua các năm stt Chỉ tiêu về kinh tế 1 2 GDP hàng năm (triệu đồng) GDP trong các ngành công nghiệp(triệu đồng) GDP trong các ngành nông nghiệp(triệu đồng) GDP trong các ngành thương mại, dịch vụ (triệu đồng) Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người (kg) Tổng đầu tư toàn tỉnh (triệu đồng) Đầu tư Trung ương cơ bản Đầu tư địa phương Đầu tư nước ngoài Đầu tư khu vực tư nhân (triệu đồng) Tổng thu ngân sách hàng năm (triệu đồng) Tổng chi ngân sách hàng năm (triệu đồng) Thu nhập bình quân đầu người/tháng (ngàn đồng) Tổng số doanh nghiệp ngoài QD tại địa phương 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Năm chia Năm Năm Năm tách 2005 2006 2007 2004 3.182.926 3.535.852 3.927.442 4.398.995 980.298 1.108.186 1.268.432 1.635.181 4.973.798 1.810.596 1.486.248 1.577.572 1.658.380 1.596.669 1.774.553 716.380 850.094 1.391 1.412 1.030.630 1.167.145 1.348 Năm 2008 1.388.649 1.087 1.274 1.833.000 2.099.993 2.493.430 2.790.079 6.221.315 405.910 425.926 166.485 37.410 1.427.632 1.674.067 2.326.945 2.741.209 11.460 73.142 3.858.072 2.290.101 1.127.683 1.173.056 1.660.253 1.662.027 2.415.709 1.374.294 1.358.569 1.531.107 2.460.255 2.541.390 1.301.679 1.219.399 1.479.497 2.402.166 2.462.448 449 526 612 - - 174 150 169 463 - Nguồn: Số liệu Thống kê Tỉnh Hậu Giang 2009 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về xã hội Tỉnh Hậu Giang qua các năm stt Chỉ tiêu về xã hội 1 2 Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ nghèo theo chuẩn Quốc gia (%) Hộ gia đình có nước sạch quanh năm Tỷ lệ trẻ em sau 5 tuổi (< 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng (%) Tỷ lệ trẻ em chết dưới 5 tuổi (%) Tỷ lệ mù chữ (%) Tỷ lệ trẻ em độ tuổi 3-5 đi nhà trẻ, mẫu giáo (%) 3 4 5 6 7 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 4,97 6,6 4,84 4,77 4,69 23,55 7.691 9.412 11.040 25 22,20 20,60 0,72 2,15 43,45 0,36 1,94 46,69 0,32 1,25 47,92 Nguồn: Số liệu Thống kê Tỉnh Hậu Giang 2009 Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 46 3.1.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Giao thông Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến Quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh(tỉnh Hậu Giang) đi TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau,… đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ Thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253km phần lớn đã được trải nhựa, còn một số đường đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm. Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang nối liền mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xá hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong đó các cấp quản lý bao gồm: - Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km. - Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km. - Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ thuận lợi. Đến năm 2008, thực trạng đường ô tô đến trung tâm các phường xã tổng cộng cho hai thị xã Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và năm huyện của tỉnh (gồm 71 phường, xã) là 61, trong đó đương nhựa là 53 đường nhựa, 4 đường đá và 4 đường cấp phối. Tổng khối lượng hành khách vận chuyển của tỉnh trong năm 2008 là 54.382 nghìn người, khối lượng hành khách luân chuyển là 332.282 nghìn người.km, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 4.593 nghìn tấn, khối lượng hàng hóa luân chuyển là 127.318 nghìn tấn.km Cấp điện Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia Miền Nam và đường dây 500KV Bắc – Nam. Lưới 230KV, đường dây 230KV Phú Lâm – Trà Nóc – Kiên Giang - Hậu Giang. Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110KV/22KV. Mạng lưới trung thế kéo đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã được điện khí hoá. Tỷ lệ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông thôn 86%. Hệ thống điện nước được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư mở rộng theo hướng xã hội hoá. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 47 Cấp thoát nước - Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội đều có trạm cấp nước như; thị xã Vị Thanh công suất 5.000m 3/ngày đêm, Long Mỹ 1.000 m3/ngày đêm, Phụng Hiệp 1.000 m3/ngày đêm, Cây Dương 480 m3/ngày đêm, Tân Bình 480 m3/ ngày đêm, Hoà Mỹ 240 m3/ngày đêm và một số nhà máy nước khác ở các trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng và xây dựng mới. - Cấp nước tại nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh tế - xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20 m 3/h, tại các cụm dân cư đều có hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà con nông dân. Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sach chiếm 75% tổng số hộ, trong đó khu vực nông thôn là 64%. Tỉnh Hậu Giang đang có chủ trương đầu tư các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch. Bưu chính viễn thông So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Hiện nay các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh có 01 bưu cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu cục khu vực và 14 đại lý bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, trong đó có 30 bưu cục văn hoá. Tổng số máy điện thoại là 34.118 máy, mật độ bình quân 4,32 máy/người. Chât lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí rộng khắp trên địa bàn nên công việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân ngày càng được đảm bảo. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm tăng 30%. Tuy nhiên ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng mạng lưới bưu cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ và khai thác còn nhiều hạn chế. Theo thống kê, đến cuối năm 2008 số điện thoại phân theo quận huyện là 181.159 máy cho hai thị xã và 5 huyện của tỉnh. Thực trạng trang bị điện thoại tại Ủy ban Nhân dân phường, xã là 71/71. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 48 3.1.4 Hệ thống dịch vụ xã hội Y tế Hệ thống y tế của Hậu Giang chưa được hình thành rộng khắp 3 tuyến, riêng tuyến tỉnh mới được nâng cấp lên từ tuyến huyện sau khi Hậu Giang được tách tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 8 bệnh viện đa khoa, 8 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trung tâm phòng chống bệnh xã hội và 71 trạm y tế phường, xã. Ngoài ra ở các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc và các đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng,… góp phần đáng kể vàơ việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 1.155 giường; tổng số cán bộ y tế là 1.760, trong đó ngành y có 1.488 cán bộ và ngành dược là 272 cán bộ. Nhìn chung ngành y tế của tỉnh Hậu Giang đã phủ kín nhưng đa số cơ sở y tế có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi quá tải như Phụng Hiệp, Long Mỹ,… còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, chắp vá, về nhân sự còn thiếu hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, chức năng chủ yếu là khám bệnh bán thuốc và thực hiện các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra. Các cơ sở văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể thao - Văn hoá, thông tin: Mặc dù mới tách tỉnh đựoc vài năm nhưng hoạt động văn hoá trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Hiện nay trung tâm văn hoá của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và loại hình văn hoá cho nhiều đối tượng khác nhau. Toàn tỉnh có 4 đội tuyên truyền, xe văn hoá xã, các đội đờn ca tài tử ở các huyện như: Châu Thành, Châu Thành a, Long Mỹ,.. tổ chức phục vụ cho nhân dân vào các dịp lễ Tết và các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra. Toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh và 5 thư viện huyện, thị với tổng số sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có tủ sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách chưa phong phú về thể loại. - Phát thanh, truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Hậu Giang chưa có trụ sở chính đặt tại thị xã Vị Thanh, mặc dù còn gặp những khó khăn về mọi mặt nhưng đài đã cố gắng khắc phục và dần dần đưa ra những chương trình hay, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả xem đài. Nhìn chung hiện nay các huyện thị đều có đài phát thanh và đi đến tận xã, phường và được bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn thông qua đào tạo ngắn hạn hoạt động thống nhất về nghiệp vụ. Các trạm truyền thanh xã, phường còn tạm bợ nằm chung trong các nơi làm việc của xã phường. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 49 3.1.5 Nguồn nhân lực Dân số Tổng số: 772.239 người, trong đó: Nam: 379.069 người; nữ: 393.170 người; Người kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơme: 2,38%; Các dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị: 115.851 người; nông thôn; 656.388 người. Lao động Tổng số: 470.130 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 382.035 người; lao động dự trữ: 88.095 người. 3.1.6 Thực trạng hoạt động du lịch 3.1.6.1 Khách du lịch Cùng với chuyển biến của nền kinh tế nói chung, du lịch Hậu Giang cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng lên. Năm 2004, tổng luợng khách du lịch nội địa đến tỉnh là 90.563 lượt khách, trong đó khách tham quan là 84.334 lượt, chiếm 93% tổng lượng khách trong nước. Năm 2005, tổng số khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đạt là 73.051 lượt người, giảm 19,33% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của tuyến QL 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng cho việc đi lại của du khách. Năm 2006 tổng số du khách đến Hậu Giang là 65.325 lượt khách, giảm 10,67% so với năm 2005. Nguyên nhân cũng là do tuyến quốc lộ 61 đang thi công đang trong tình trạng dang dở. Khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục đích chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh uỷ tại huyện Phụng Hiệp, Khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh. Tuy nhiên, hiện tại các di tích lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn. Ngoài ra, còn một lượng lớn khách đến Hậu Giang thông qua việc buôn bán tại chợ Nổi Ngã Bảy. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 50 Bảng 3.4: Lượng khách du lịch đến Hậu Giang qua các năm ĐVT: Lượt người Năm Tổng lượng khách Khách quốc tế Tỷ lệ (%) Ngày lưu trú TB Chi tiêu TB/ngày (VNĐ) Khách nội địa Tỷ lệ (%) Ngày lưu trú TB Chi tiêu TB/ngày (VNĐ) 2001 263.080 2002 300.145 2003 367.972 2004 90.563 2005 73.051 72.704 27,6 1,21 90.496 30,2 1,23 80.071 21,8 1,22 - - - 262.562 309.760 373.100 - - - 190.376 72,4 1,27 209.649 69,8 1,26 287.901 78,2 1,19 90.563 - 73.051 - 390.416 352.073 340.781 - - 2006 2007 65.325 68.639 65.325 - 2008 72.064 229 0,33 - 144 1,99 - 68.410 99,67 - 71.920 99,80 - - - - Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hậu Giang 2009 Đơn vị tính: lượt khách Hình 3.1: Lượng du khách đến Hậu Giang qua các năm 3.1.6.2 Doanh thu và GDP từ ngành du lịch Doanh thu từ du lịch Xét về cơ cấu nguồn thu thì doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang có nhiều sự tương đồng với các tỉnh trong cả nước và đặc biệt với một số tỉnh trong tiểu vùng, chủ yếu vẫn là doanh thu từ khách du lịch nội địa Về cơ cấu doanh thu xét theo về lĩnh vực, có thể nhận thấy doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang chủ yếu vẫn từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 51 uống. Điều này cho thấy, du lịch Hậu Giang hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các dịch vụ về ăn uống và lưu trú, các lĩnh vực bổ sung khác còn thiếu và yếu. Cơ cấu này là chưa phù hợp với xu thế của du lịch hiện đại. Các chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới đã chỉ ra: nhu cầu loại 1 (ăn, ngủ) của khách du lịch là có giới hạn nên việc doanh thu thông qua tăng chi tiêu về ăn ngủ gặp nhiều hạn chế; còn nhu cầu loại 2, như chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan di tích ... thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tuỳ thuộc vào trạng thái tâm lý và khả năng cung ứng, du khách lại rất sẵn lòng chi trả cao cho các dịch vụ này. Do vậy, ở nhiều nước có ngành du lịch phát triển, các nhà kinh doanh du lịch thường đưa ra hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du lịch rất phong phú và các khoản thu từ những dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú. Sau khi tách tỉnh, doanh thu từ du lịch Hậu Giang năm 2004 chỉ đạt 1,7 tỷ VNĐ, điều này phản ảnh một thực tế là đóng góp doanh thu của du lịch Hậu Giang là rất nhỏ trong tổng doanh thu trước khi tách tỉnh, so với các tỉnh trong vùng là rất khiêm tốn. Năm 2005 mức doanh thu đạt 1,778 tăng 4% so với 2004 điều này chứng tỏ du lịch Hậu Giang có bước tiến khả quan, nhưng đến 2006 mức doanh thu chỉ còn 1,265 giảm 29% , mức giảm rất đáng kể, do cơ sở hạ tầng đang được phục hồi, giao thông đang được nâng cấp làm giảm số lượng du khách tìm đến với Hậu Giang. Hình 3.2: Doanh thu từ du lịch Hậu Giang từ năm 2004 đến 2006 Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 52 Bảng 3.5: Chỉ tiêu doanh thu du lịch của Tỉnh Hậu Giang qua các năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 1. Tổng doanh thu - Từ khách quốc tế Tỷ trọng (%) - Từ khách nội địa Tỷ trọng (%) 2. Cơ cấu doanh thu - Thuê phòng Tỷ trọng (%) - Ăn uống Tỷ trọng (%) - Mua bán hàng hoá Tỷ trọng (%) - Các dịch vụ du lịch Tỷ trọng (%) - Các hoạt động khác Tỷ trọng (%) 2001 2002 2003 2004* 102.417 133.715 159.253 1.700 24.464 35.719 39.196 24 27 25 77.953 97.996 120.057 76 73 75 102.417 133.715 159.253 1.700 37.709 47.572 55.079 28 36,82 35,58 34,59 16,47 42.029 55.529 72.813 764 41,04 41,53 45,72 44,94 7.672 5.640 9.921 124 7,49 4,22 6.23 7,29 13.820 17.592 14.954 151 13,49 13,16 9,39 8,88 1.187 7.382 6.486 381 1,16 5,51 4,07 22,42 2005* 2006* 1.778 1.265 1.778 1.265 171 9,61 831 46,73 155 8,71 284 15,97 337 18,98 - Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hậu Giang 2008 GDP từ ngành du lịch Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá sức sản xuất gia tăng giá trị của một năm. GDP ngành du lịch thể hiện cụ thể khả năng sản xuất của ngành du lịch trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân. Theo số liệu thống kê của tỉnh, cơ cấu GDP (tính theo giá cố định năm 1994) của các khu vực trong tổng GDP của tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2003-2008 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.6: Chỉ tiêu GDP Tỉnh Hậu Giang qua các năm ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP 2.870.886 3.182.926 3.535.852 3.927.442 4.398.995 4.973.798 - Khu vực 1 1.374.115 1.486.248 1.577.572 1.658.380 1.596.669 1.774.553 Tỷ trọng (%) 47,86 46,69 44,62 42,23 36,30 35.68 - Khu vực 2 884.760 979.700 1.094,176 1.302,650 1.608.660 1.782.275 Tỷ trọng (%) 30,82 30,78 30,94 33,16 36.57 35.83 - Khu vực 3 612.011 693.411 864.104 966.412 1.193.666 1.416.970 Tỷ trọng (%) 21,32 22,53 24,44 24,61 27.13 28.49 Nguồn: Số liệu Thống kê Tỉnh Hậu Giang 2009 Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP của các ngành theo từng khu vực có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đặc biệt là bước sang năm 2005 – năm chia tách tỉnh, giá trị GDP của các ngành Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 53 gia tăng mạnh theo hướng tích cực, trong đó GDP từ lĩnh vực thương mại dịch vụ và du lịch từ năm 2006 trở đi có mức độ tăng trưởng rất khả quan. Đầu tư phát triển du lịch Là một tỉnh vừa được chia tách từ địa phương có ngành du lịch phát triển khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và sử dụng đúng tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng tu, tu bổ ... Năm 2004, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số vốn là 14.850 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tư được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn. Tổng vốn đầu tư như trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể để phục vụ phát triển du lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng chưa được đầu tư, tôn tạo, tu bổ để thu hút khách. Với cơ cấu nguồn vốn như trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa thật hợp lý, đi theo lối mòn của hầu hết các tỉnh trong nước, nguồn vốn không phân bổ đều vào các lĩnh vực khác như siêu thị để phục vụ mua sắm, hay phương tiện vận chuyển, hay đầu tư khai thác các điểm vui chơi giải trí, công tác maketing, phát triển sản phẩm ... bởi tỷ trọng nguồn thu từ các lĩnh vực này càng lớn, thì càng thể hiện một ngành du lịch phát triển phù hợp với xu hướng của du lịch hiện đại. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư được phân bố chưa theo kế hoạch phát triển trọng tâm mà tỉnh đề ra như tôn tạo, tu bổ các điểm di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí; xây dựng thị trấn Phương Bình thành khu du lịch sinh thái hay như tổ chức lại hoạt động du lịch tại chợ Nổi Ngã Bảy... Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 54 Bảng 3.7: Đầu tư và phát triển du lịch Hậu Giang qua các năm ĐVT: triệu đồng Lĩnh vực đầu tư Địa điểm đầu tư Năm 2004 Xã Tân Phú Thạnh Xã Vĩnh Tường-Vị Thuỷ KV 1, P7, Thị xã Vị Thanh Khu 2, P5, Thị xã Vị Thanh Phường 1, Thị xã Vị Thanh Phường 1, Thị xã Vị Thanh Năm 2005 Xã Tân Bình-Phụng Hiệp Thị trấn Châu Thành Thị trấn nàng Mau Năm 2006 KDL ST Rừng tràm Vị Thuỷ Làng DLST vườn Tầm Vu Phường 4, Thị xã Vị Thanh Năm 2007 Tổng cộng Tổng số Dịch vụ ăn uống, nhà trọ, khách sạn 14.850 1.500 4.000 1.500 4.000 750 750 3.000 3.000 3.600 3.600 2.000 2.000 3.350 1.000 1.000 1.000 1.350 11.558,779 11.000 Vui chơi giải trí KDL sinh thái 1.000 1.350 11.000 312,065 312,065 246,714 246,714 10.070,000 39.828,779 Cơ sở hạ tầng 15.850 1.000 1.908,78 11.000 Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hậu Giang 2008 Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 55 Hình 3.3: Vốn đầu tư cho du lịch Hậu Giang qua các năm Theo kế hoạch đầu tư năm 2005 và 2006, tổng lượng vốn ngân sách đầu tư vào du lịch giảm so với năm 2004 và chỉ đạt tương ứng là 3.350 triệu VNĐ và 11.558,779 triệu VNĐ, không đảm bảo được nhu cầu về vốn để phát triển ngành. Song vốn đã được phân bổ đều hơn về các lĩnh vực vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và đã được thực hiện theo kế hoạch phát triển ngành của tỉnh. Một vấn đề tiếp theo mà du lịch Hậu Giang cần tập trung thực hiện đó là việc huy động nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư, hiện tại hầu như các dự án đều có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tư nhân có nhưng còn rất nhỏ bé và đầu tư tự phát, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhà hàng, nhà trọ. 3.1.6.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở lưu trú Cơ sở lưu trú là tiện nghi quan trọng không thể thiếu của mỗi điểm du lịch và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Cơ sở lưu trú rất đa dạng và phong phú về loại hình, quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường khách du lịch khác nhau. Việc phát triển các loại hình cơ sở lưu trú không những tạo nét độc đáo của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Sau đây là bảng tổng hợp các loại hình lưu trú, qui mô trên địa bàn tỉnh Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 56 Bảng 3.8: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1. Tổng số cơ sở 41 45 52 71 7 2. Tổng số phòng phòng 1.070 1.332 1.485 1.767 93 3. Số lượng giường giường 1.868 3.215 2.600 3.219 170 3. Loại hình CSLT cơ sở - Khách sạn Nt 36 40 47 66 01 - Nhà khách, nhà Nt 2 2 2 2 04 nghỉ - Biệt thự Nt - Làng du lịch Nt 1 1 1 1 - Khu du lịch Nt 2 2 2 2 02 4. Theo sở hữu cơ sở - Nhà nước Nt 17 20 19 18 - Tư nhân Nt 20 23 32 52 07 - LD trong nước Nt 1 1 1 1 - LD nước ngoài Nt 1 1 1 1 - Cổ phần Nt 5. Theo quy mô cơ sở - Dưới 10 phòng Nt 03 - Từ 10-19 phòng Nt 20 25 29 35 03 - Từ 20-99 phòng Nt 18 19 23 36 01 - Từ 100-299 phòng Nt 1 1 1 1 - Trên 300 phòng Nt 6. Phân theo hạng cơ sở - Chưa xếp hạng Nt 10 11 15 20 - KS đạt tiêu chuẩn Nt 22 25 29 38 01 - 01 sao Nt 2 2 2 2 - 02 sao Nt 3 3 3 5 - 03 sao nt 1 2 2 4 - 04 sao nt 1 2 2 2 - 05 sao nt - 2005 2008 10 19 162 332 290 401 02 05 07 12 03 01 01 09 01 18 03 04 03 14 05 - 08 02 - 12 06 01 Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hậu Giang 2008 Sau khi chia tách tỉnh, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chỉ có 1 khách sạn, 2 khu du lịch, với 93 phòng và 170 giường phục vụ khách du lịch. Với cơ sở như hiện có, vừa thiếu lại vừa yếu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến việc thu hút khách du lịch đến Hậu Giang rất hạn chế, từ đó sẽ làm giảm nguồn doanh thu từ du lịch do không giữ chân được khách du lịch. Việc sớm có kế hoạch xây dựng các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn để phục vụ phát triển du lịch Hậu Giang trong thời gian tới là cần thiết. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 57 Phương tiện vận chuyển Khách đến Hậu Giang bằng nhiều đường, tuy nhiên tập trung chủ yếu là bằng đường bộ và đường thuỷ. Chuyên chở hàng hoá và hành khách bằng đường bộ chủ yếu tập trung trên Quốc lộ 61 và Quốc lộ 1A; về đường thuỷ chủ yếu trên các kênh Xà No, kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau, kênh Lái Hiếu và kênh KH 9. Hiện tại, Hậu Giang có khoảng 208 xe vận tải với năng lực tổng cộng là 415 tấn và có khoảng 4.248 xe khách với 12.421 ghế chở khách, khoảng 1.031 ghe vận tải có năng lực 21.648 tấn và 1.248 ghe thuyền với 13.676 ghế chở khách. Tuy nhiên số đầu xe chuyên phục vụ cho du lịch còn ít, không đa dạng và còn thô sơ (chỉ vào khoảng 200 đầu xe), chất lượng vận chuyển còn kém, không đáp ứng yêu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Về vận chuyển khách cần có sự thống nhất quản lý và tổ chức thành các công ty hay hợp tác xã để quản lý chung về giá cả, chất lượng và độ an toàn tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho du khách khi sử dụng các phương tiện vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển trên sông nước. Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến quốc lộ từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đi TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau…đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ thống các tuyến đường liên huyện và đường đô thị dài 3.253 km phần lớn đã được trải nhựa, còn một số đang xây dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm. Đặc biệt tuyến đường bộ nối thị xã Vị Thanh đi Kiên Giang đã được thông và cầu Cái Tư đã được thông cầu vào năm 2006. Với hệ thống giao thông như hiện nay, tỉnh Hậu Giang có cơ hội thuận lợi để nối liền các mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong đó các cấp quản lý bao gồm: Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km. Tỉnh quản lý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km. Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển đường thuỷ thuận lợi. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 58 Với những khó khăn trong hệ thống đường bộ, hiện tại Hậu Giang đang từng bước hoàn thiện để có thể đưa vào hoạt động tạo điều kiện cho việc hình thành thêm các tour tuyến mới, mở rộng và kết hợp với các loại hình dịch vụ khác, tạo đà cho việc phát triển du lịch. Các cơ sở ăn uống Hiện tại Hậu Giang có khoảng 282 điểm ăn uống nằm cả trong và ngoài khách sạn, thực đơn của các nhà hàng không đa dạng, chủ yếu là các món ăn của Việt Nam, chưa có nhà hàng phục vụ được đa nhu cầu của các thị trường khách du lịch. Nhìn chung các nhà hàng ăn uống còn thiếu về chủng loại và số lượng, nhiều cơ sở kinh doanh có chất lượng kém. Trong tương lai, Hậu Giang cần phát triển thêm các loại hình tiện nghi ăn uống cho phong phú hơn, đa dạng hơn với các món ăn, đồ uống và phù hợp hơn với nhu cầu của các thị trường khách du lịch. Các tiện nghi ăn uống cần chú ý đến bài trí, trang hoàng, chất lượng vệ sinh và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên để tạo cảm giác nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày đi lại mệt mỏi, được hít thở không khí trong lành của miền sông nước. Các cơ sở vui chơi giải trí Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của du khách khi đến Hậu Giang chủ yếu dựa vào thiên nhiên, đi thuyền trên các dòng kênh và tham quan chợ nổi Ngã Bảy, tham quan các di tích lịch sử, và vui chơi giải trí ở các khu du lịch như Tây Đô, Ngã Sáu, Lan Hà... Quy mô của các cơ sở còn nhỏ bé, chất lượng chưa đồng đều, đa số các khu du lịch đều bị trùng lắp về các loại hình vui chơi, vì vậy chưa có tính hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Nhìn chung, Hậu Giang còn thiếu các điểm tham quan, các loại hình vui chơi giải trí và các hoạt động tiêu khiển độc đáo, hấp dẫn có sức cạnh tranh với các khu du lịch của các tỉnh trong vùng. Vì vậy, phát triển các tiện nghi vui chơi giải trí là hết sức cần thiết vì nó làm tăng sự hấp dẫn đối với du khách, tăng mức chi tiêu của khách và giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách tại các khu du lịch. Hệ thống các cửa hàng Hoạt động mua bán hàng hoá và quà lưu niệm là một thú vui của du khách, đặc biệt là khách du lịch nữ. Với một ngành du lịch phát triển có đủ sự hấp dẫn thì hoạt động mua bán thường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của khách. Hoạt động mua bán sẽ khuyến khích phát triển sản xuất và tạo công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân của tỉnh. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống sẽ góp phần tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách. Trong thời gian qua, du lịch Hậu Giang chưa tạo được nét riêng có kể cả trong các sản phẩm hàng hoá, đồ lưu Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 59 niệm. Việc du khách đến Hậu Giang du lịch thường ra về với những túi quà hoa quả đã chứng minh thực tế đó. Sự nghèo nàn và không có tính độc đáo và phong phú của sản phẩm du lịch sẽ góp phần làm giảm lượng khách du lịch đến Hậu Giang, không khuyến khích khả năng chi tiêu của du khách. Xây dựng hệ thống các chợ và siêu thị cũng sẽ góp phần thoả mãn các nhu cầu mua bán phong phú đa dạng của khách du lịch, song tạo được sự độc đáo của sản phẩm hàng hoá phục vụ du lịch là cấp thiết. Hiện nay, hệ thống siêu thị Coopmart đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh góp phần thúc đẩy việc mua sắm của du khách ngày càng tăng. 3.1.6.4 Tài nguyên du lịch Du lịch sinh thái, miệt vườn Miền Tây nam bộ dường như chỉ quen với chuyện làm du lịch sinh thái. Đi khắp các tỉnh đều có mô hình du lịch sinh thái vườn, sinh thái sông nước, sinh thái trang trại... Điều này có lẽ do điều kiện cảnh quan có sẵn của khu vực này. Thêm nữa, hầu hết các điểm du lịch sinh thái đều giống nhau về diện mạo. - Điểm thu hút khách du lịch Nhìn chung cảnh quang thiên nhiên ở những điểm du lịch sinh thái miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn nguyên sơ, không khí trong lành. Với những vườn trái cây du khách được khám phá, được nhìn thấy tận mắt cách thức trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại trái cây đặc trưng vùng sông nước Cửu Long. Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữ được nét bình dị, chất phát và hiếu khách. - Phương tiện tiếp cận: Đa phần các điểm du lịch này đều nằm ở vùng nông thôn sâu, hệ thống đường bộ nhỏ hẹp chưa thuận tiện cho lưu thông đường bộ. Tuy nhiên nơi đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy. Một số nhánh sông có lòng sông rộng chảy đến tận điểm du lịch, một số khác lại bị hạn chế bởi lòng sông hẹp gây cản trở trong lưu thông. - Sự tiện nghi: Đối với yếu tố tiện nghi chúng ta có thể thấy rõ ràng hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang không đảm bảo được yếu tố này. Minh chứng cho điều khẳng định trên là các điểm du lịch sinh thái miệt vườn có rất ít các dịch vụ kèm theo như cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các dịch vụ viễn thông ngân hàng, các loại hình vui chơi giải trí tại điểm tương đối còn kém. Đề tài Du Lịch Hậu Giang/Chương 3 60
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan