Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố nha tran...

Tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố nha trang luận văn ths. du lịch học

.PDF
179
1097
128

Mô tả:

Du lịch cộng đồng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGỌC PHƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC HÀ NỘI, 2014 i Du lịch cộng đồng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH NGỌC PHƢƠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG Chuyên ngành: Du lịch học (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM HỒNG LONG HÀ NỘI, 2014 ii Du lịch cộng đồng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi - Huỳnh Ngọc Phương, học viên cao học khóa 2012 – 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học viên Huỳnh Ngọc Phƣơng iii Du lịch cộng đồng MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài................................................................... 1 2. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................ 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................................ 7 6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................ 7 7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn ................................................. 9 NỘI DUNG..................................................................................................... 11 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 11 1.1. Khái niệm về cộng đồng và cộng đồng địa phƣơng ............................ 11 1.1.1. Khái niệm về cộng đồng .................................................................... 11 1.1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương ..................................................... 12 1.2. Du lịch cộng đồng ................................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm du lịch cộng đồng ............................................................. 12 1.2.2. Các điều kiện phát triển và đặc điểm của du lịch cộng đồng ........... 14 1.2.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng .................................... 15 1.2.4. Các bên tham gia du lịch cộng đồng ................................................. 16 1.2.4.1. Cộng đồng địa phương ................................................................ 16 1.2.4.2. Chính quyền địa phương ............................................................. 17 1.2.4.3. Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các cá nhân ............... 18 1.2.4.4. Chính phủ và nhà nước ............................................................... 18 1.2.4.5. Các doanh nghiệp du lịch ........................................................... 18 1.2.4.6. Khách du lịch .............................................................................. 19 1.2.5. Các hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương ... 19 1.2.6. Các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương..... 20 iv Du lịch cộng đồng 1.2.7. Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên môi trường du lịch, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng .................. 21 1.2.8. Vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch và phát triển cộng đồng ............................................................................................ 22 1.2.9. Một số mô hình và kinh nghiệm phát triển của du lịch cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................. 24 1.2.9.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới .................... 24 1.2.9.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam...................... 26 1.2.9.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập .................................................. 28 1.3. Làng nghề truyền thống ........................................................................ 28 1.3.1. Khái niệm về làng nghề và làng nghề truyền thống .......................... 29 1.3.1.1. Điều kiện để phát triển làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống ......................................................................................................... 30 1.3.1.2. Các điều kiện để phát triển các làng nghề thủ công truyền thống .................................................................................................................. 30 1.3.1.3. Các đặc điểm của các làng nghề truyền thống ........................... 31 *Tiểu kết chƣơng 1:....................................................................................... 31 CHƢƠNG 2. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG................................................................................................. 34 2.1. Khái quát về thành phố Nha Trang ..................................................... 34 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................... 34 2.1.2. Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang ................. 35 2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................. 35 2.1.4. Kinh tế - xã hội .................................................................................. 36 2.2. Vị trí địa lý và các nguồn lực tự nhiên cho phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang .................. 37 2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 37 2.2.2. Tên gọi và lịch sử hình thành phát triển............................................ 37 2.2.3. Các nguồn lực tự nhiên...................................................................... 38 2.2.3.1. Địa chất và địa hình .................................................................... 38 2.2.3.2. Khí hậu ........................................................................................ 39 v Du lịch cộng đồng 2.2.3.3. Tài nguyên nước .......................................................................... 40 2.2.3.4. Tài nguyên sinh vật ..................................................................... 40 2.3. Các nguồn lực nhân văn ........................................................................ 42 2.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể .................................................. 42 2.3.1.1. Di tích khảo cổ ............................................................................ 42 2.3.1.2. Di tích lịch sử .............................................................................. 42 2.3.1.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật......................................................... 44 2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể............................................ 48 2.3.2.1. Lễ hội ........................................................................................... 48 2.3.2.2. Nghề sản xuất truyền thống......................................................... 50 2.3.2.3. Ẩm thực........................................................................................ 55 2.3.2.4. Phong tục tập quán và văn hóa ứng xử....................................... 56 2.3.3. Đánh giá chung.................................................................................. 57 2.3.3.1. Thuận lợi ..................................................................................... 57 2.3.3.2. Hạn chế........................................................................................ 58 2.4. Các nguồn lực kinh tế xã hội và bổ trợ ................................................ 59 2.4.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch ............................................ 59 2.4.2. Hợp tác đầu tư phát triển du lịch ...................................................... 60 2.4.3. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 60 2.4.3.1. Hệ thống giao thông .................................................................... 60 2.4.3.2. Cung cấp điện, nước và nước thải và thông tin liên lạc ............. 61 2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch............................................. 61 2.4.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú và ăn uống............................................. 61 2.4.4.2. Cơ sở vui chơi giải trí ................................................................. 62 2.4.5. Các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch ......................................... 63 2.4.6. Dân cư, nguồn lao động và kinh tế .................................................... 63 2.4.6.1. Dân cư và nguồn lao động .......................................................... 63 2.4.6.2.Các hoạt động kinh tế .................................................................. 64 2.4.7. Đánh giá ............................................................................................ 65 2.4.7.1. Thuận lợi ..................................................................................... 65 2.4.7.2. Hạn chế........................................................................................ 66 vi Du lịch cộng đồng *Tiểu kết chƣơng 2:....................................................................................... 67 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG .......................................................................................................... 69 3.1. Khái quát hoạt động du lịch tại Nha Trang ........................................ 69 3.1.1. Lịch sử phát triển của hoạt động du lịch tại Nha Trang ................... 69 3.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Nha Trang.................... 70 3.1.2.1. Loại hình và sản phẩm du lịch của Nha Trang ........................... 70 3.1.2.2. Lượng khách du lịch .................................................................... 71 3.1.2.3. Doanh thu từ hoạt động du lịch .................................................. 72 3.1.2.4. Cơ sở lưu trú ............................................................................... 72 3.1.2.5. Các công ty lữ hành và nguồn lao động ..................................... 73 3.1.2.6. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực............................................. 73 3.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở Nha Trang ........................................................................................ 73 3.2.1. Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng ............ 73 3.2.1.1. Tổ chức quản lý ........................................................................... 73 3.2.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng ..................................... 74 3.2.2. Kinh doanh lưu trú và ăn uống .......................................................... 75 3.2.3. Kinh doanh vận chuyển ..................................................................... 76 3.2.4 . Sản xuất nghề truyền thống .............................................................. 77 3.2.4.1. Sản xuất lò gốm và dệt chiếu truyền thống ................................. 77 3.2.4.2. Sản xuất ngư nghiệp truyền thống tại các làng Trí Nguyên, Vũng Ngán, Bích Đầm ....................................................................................... 78 3.2.4.3. Nghề nuôi và chế biến yến sào .................................................... 79 3.2.5. Kinh doanh hàng hóa và hàng lưu niệm............................................ 80 3.2.6. Hoạt động hướng dẫn ........................................................................ 81 3.2.7. Sản xuất nông phẩm cung ứng cho du khách .................................... 81 3.2.8. Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường ..................................... 82 3.3. Kết quả kinh doanh và các chủ thể tham gia DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang ...................................................................................................... 83 3.3.1. Cộng đồng địa phương ...................................................................... 83 vii Du lịch cộng đồng 3.3.2. Khách du lịch ..................................................................................... 85 3.3.3. Các công ty du lịch ............................................................................ 87 3.3.4. Chính quyền địa phương ................................................................... 88 3.3.5. Các tổ chức và các cá nhân ............................................................... 88 3.3.6. Đánh giá những tác động từ hoạt động du lịch, đến TNMT, KT – XH, văn hóa tại các LNTT ở Nha Trang ............................................................. 88 3.3.6.1. Tác động tới tài nguyên môi trường............................................ 88 3.3.7.1.Tác động tới kinh tế - xã hội ........................................................ 89 *Tiểu kết chƣơng 3:....................................................................................... 90 CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ NHA TRANG .................... 92 4.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp và kiến nghị .......... 92 4.2. Các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha Trang có hiệu quả.......................................................................................... 92 4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................................... 92 4.2.2. Giải pháp về tổ chức quản lý và quy hoạch ...................................... 94 4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ...................................................... 94 4.2.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển DLCĐ .................................. 96 4.2.3. Giải pháp về hợp tác, đầu tư và hỗ trợ phát triển du lịch và phát triển cộng đồng ..................................................................................................... 97 4.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đi đôi với bảo tồn phát triển nghề truyền thống .............................................. 97 4.2.4.1. Đối với các dịch vụ lưu trú ăn uống............................................ 98 4.2.4.2. Sản xuất nghề truyền thống và đón du khách tham quan ........... 99 4.2.4.3. Đối với hoạt động vận chuyển KDL và hướng dẫn .................... 99 4.2.4.4. Phát triển sản xuất nông ngư phẩm truyền thống..................... 100 4.2.4.5. Các sản phẩm du lịch tại các LNTT ở Nha Trang .................... 100 4.2.5. Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch phát triển bền vững ............................................................................................ 101 4.2.5.1. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên tự nhiên........................................... 101 4.2.5.2. Bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống ...................... 102 4.2.6. Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch cộng đồng ........................ 102 viii Du lịch cộng đồng 4.2.7. Phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch công bằng giữa các bên tham gia và nâng cao CLCS của CĐĐP ................................................... 103 4.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 104 4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch .................. 104 4.3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục ...... 104 4.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương ............................... 105 4.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ..................................... 106 4.3.3. Kiến nghị đối với công ty du lịch ..................................................... 106 4.3.4. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch và CĐĐP .................................................................................................................... 107 *Tiểu kết chƣơng 4:..................................................................................... 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 109 PHỤC LỤC .................................................................................................. 117 ix Du lịch cộng đồng BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt Cộng đồng địa phương CĐĐP Chất lượng cuộc sống CLCS Cơ sở hạ tầng CSHT Cơ sở vật chất kỹ thuật CSVCKT Du lịch cộng đồng DLCĐ Di tích lịch sử văn hóa DTLSVH Khách du lịch KDL Khu bảo tồn KBT Kinh tế - xã hội KT – XH Làng nghề truyền thống LNTT Tài nguyên du lịch TNDL Tài nguyên môi trường TNMT Tài nguyên môi trường du lịch TNMTDL Vườn quốc gia VQG Netherlands Development Organization (Tổ chức phát triển Hà Lan) SNV International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên) IUCN World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên) WWF x Du lịch cộng đồng DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Mô tả các loại hình du lịch cộng đồng ........................................ 20 Bảng 1.2. Mô tả những tác động của du lịch cộng đồng ............................ 21 Bảng 1.3. Mô tả hình thái du lịch cộng đồng .............................................. 32 Bảng 2.1. Các yếu tố nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình tháng của Nha Trang .............................................................................................................. 40 Biểu đồ 2.1. Các tài nguyên nhân văn tại Nha Trang hấp dẫn du khách (%) .................................................................................................................. 58 Bảng 2.2. Số dân và lao động du lịch của các LNTT ở Nha Trang (năm 2013)................................................................................................................ 63 Bảng 2.3. Mô tả nguồn lực của các LNTT ở thành phố Nha Trang ........ 67 Bảng 3.1. Lƣợng khách đến và doanh thu từ du lịch tại Nha Trang ....... 71 Bảng 3.2. Số cơ sở lƣu trú và tổng số buồng phòng khách sạn tại Nha Trang .............................................................................................................. 72 Bảng 3.3. Các công ty du lịch đánh giá sức hấp dẫn của hƣớng dẫn viên (%) .................................................................................................................. 81 Biểu đồ 3.1. KDL đánh giá sức hấp dẫn của các sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang (%) ............................................................................... 84 Bảng 3.4. Các công ty du lịch đánh giá về sức hấp dẫn của sản phẩm DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang (%) ....................................................... 84 Bảng 3.5. Các công ty kiến nghị cải thiện các nguồn lực phát triển DLCĐ (%) .................................................................................................................. 85 Bảng 3.6. Mức chi tiêu của du khách tham quan tại các LNTT ở Nha trang 1 ngày (tháng 7/2013).......................................................................... 86 Bảng 3.7. Tỷ lệ du khách thích sử dụng các sản phẩm du lịch của CĐĐP (%) .................................................................................................................. 86 xi Du lịch cộng đồng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Thông qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài giúp tác giả nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học, tri thức lý luận và thực tiễn về phát triển DLCĐ tại Nha Trang. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ và vận dụng vào nghiên cứu ở một địa bàn biển đảo. Đây là một sự đóng góp mới cho ngành khoa học du lịch và là cơ sở tư liệu tham khảo và vận dụng cho các học viên, sinh viên, các cán bộ khoa học thực hiện các đề tài có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo thiết thực, hữu ích cho các cơ quan quản lý về du lịch, chính quyền địa phương, các bên tham gia hoạt động DLCĐ ở Nha Trang và một số địa phương khác có điều kiện tương đồng đã, đang hoặc có thể phát triển DLCĐ. 2. Lý do chọn đề tài Du lịch cộng đồng (còn được gọi là “du lịch ba cùng”, “du lịch xóa đói giảm nghèo”), là loại hình du lịch bền vững mang tính nhân văn sâu sắc, trở thành mục tiêu phát triển chiến lược của nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, DLCĐ ngày càng được phổ biến rộng rãi, thu hút một số lượng đông đảo du khách, CĐĐP, các cá nhân, các tổ chức, các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp tham gia. Bởi lẽ, các loại hình du lịch này giúp cho du khách có cảm giác thú vị, hấp dẫn khi khám phá, hòa nhập vào một nền văn hóa và những giá trị tự nhiên mới, được hưởng thụ sự đa dạng, đặc sắc của các sản phẩm du lịch và góp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với CĐĐP, bảo tồn TNMT nơi đến. Tại nhiều địa phương, nhiều quốc gia khi du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn thì lợi ích chủ yếu thuộc về các nhà cung ứng du lịch và chính quyền địa phương. Còn người dân địa phương, chủ nhân của nguồn TNMTDL lại không được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động du lịch. DLCĐ với những đặc trưng 1 Du lịch cộng đồng nổi bật là góp phần khắc phục được các hạn chế đó, CĐĐP nhận được sự hỗ trợ của các bên tham gia khác và được hưởng phần lớn lợi ích thu được từ các hoạt động du lịch. Việc phân chia lợi ích từ các hoạt động du lịch một cách hợp lý, công khai giữa các bên tham gia, sẽ giúp cho việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các nhóm quyền lợi, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Những lợi ích được hưởng từ các hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhờ đó TNMTDL của địa phương sẽ được bảo vệ tốt hơn. Khi DLCĐ được quy hoạch và phát triển đúng đắn, khoa học, nhận thức của các bên tham gia được nâng cao thông qua quá trình đào tạo và giáo dục, nhờ đó TNMTDL sẽ được bảo vệ tốt hơn, KT – XH phát triển hơn, CLCS của CĐĐP được nâng cao. DLCĐ đã được quan tâm quy hoạch, đầu tư phát triển mang lại kết quả về nhiều mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, các loại hình du lịch này đã được tổ chức và mang lại những thành công bước đầu ở nhiều địa phương như: Mai Châu (Hòa Bình), VQG Cúc Phương, VQG Ba Bể, Thôn Dỗi (xã Thượng Lộ, Nam Đông, Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Vũ Ninh (Yên Bình, Yên Bái), Sapa (Lào Cai), một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long... Trong các địa phương phát triển DLCĐ, Nha Trang (Khánh Hòa) hội tụ đủ các điều kiện để phát triển loại hình du lịch này để trở thành sản phẩm đặc trưng. Thành phố Nha Trang là một trung tâm du lịch biển nổi tiếng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ấm áp trong lành, cát trắng, nắng vàng, biển xanh quanh năm, giàu tài nguyên sinh vật biển, nhiều bãi biển, đảo và vịnh biển đẹp bậc nhất Việt Nam. Vịnh Nha Trang được bầu chọn là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới, do Hiệp hội Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới bình chọn. Nha Trang còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc như: những tháp Chăm, những ngôi chùa, đình cổ, nhiều làn điệu dân ca, những vũ điệu, lễ hội đặc sắc... Đặc biệt nơi đây còn bảo tồn được nhiều LNTT, với nghệ thuật sản xuất nghề hấp dẫn, người dân hiền hòa chăm chỉ, chất phác và hiếu khách. Đó là những nguồn lực quan trọng để phát triển DLCĐ trên vùng đất này. 2 Du lịch cộng đồng Định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Khánh Hòa đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cần được phát triển theo hướng bền vững. CĐĐP ở đây bước đầu được quan tâm đầu tư giáo dục về môi trường và du lịch để tạo ra môi trường tự nhiên trong lành, môi trường nhân văn lịch sự, thân thiện hấp dẫn du khách. Tuy vậy, trong quá trình phát triển du lịch còn nhiều việc phải làm, chính quyền và các cơ quan quản lý về du lịch ở Nha Trang còn chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho phát triển DLCĐ nói chung và tại các LNTT nói riêng. Việc phát triển DLCĐ tại các LNTT của Nha Trang còn nhiều hạn chế và khó khăn. Các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tuy phong phú, đa dạng song vẫn chưa được quy hoạch, khai thác một cách đúng mức, phát triển một cách nhỏ lẻ, tự phát. Từ đó, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, lãng phí nguồn lực, tác động tiêu cực đến TNMT của địa phương, sản phẩm du lịch sơ sài, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của KDL. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang có xu hướng mai một, suy giảm do ảnh hưởng của phát triển đô thị và du lịch. Do vậy, việc bảo tồn các nguồn lực phát triển DLCĐ cả tự nhiên và nhân văn ở đây là việc cần phải làm đối với các chủ thể tham gia vào các hoạt động du lịch. Những thông tin về DLCĐ ở đây đến với du khách còn nghèo nàn, chưa được đưa vào các chương trình xúc tiến phát triển du lịch của địa phương, người dân tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu với vai trò là người làm thuê, thu nhập và CLCS còn thấp. Thực tế trên đòi hỏi có những công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về các nguồn lực, thực trạng và giải pháp phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang nhằm mang lại hiệu quả KT – XH, môi trường bền vững cho các chủ thể tham gia đặc biệt là CĐĐP. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 3 Du lịch cộng đồng 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu phát triển DLCĐ tại các LNTT ở thành phố Nha Trang là một đề tài mới. Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến DLCĐ được thực hiện ở quy mô khác nhau. *Trên thế giới: Theo Goerger Caze Robert Languar, Yver Raynoward trong cuốn “Quy hoạch du lịch”: Trình bày một số nội dung về vai trò của CĐĐP trong việc quy hoạch phát triển du lịch. [1] Theo Dauglas Hainsworth trong bài báo cáo khoa học “Phương pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam”: Nội dung bài báo cáo khoa học tác giả đã chỉ ra một số phương pháp nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, kết quả ban đầu của việc phát triển DLCĐ ở một số địa phương nghèo ở Việt Nam. [51, tr. 19 – 26] Theo WWF, IUCN trong cuốn “Tourism concer – Bên kia chân trời mới, đã có báo cáo tham luận các nguyên tắc phát triển bền vững”: Báo cáo đã chỉ ra và phân tích các nguyên tắc phát triển bền vững, trong đó có ba nguyên tắc đề cập đến sự cần thiết phải thu hút CĐĐP vào các hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho CĐĐP và cần góp phần phát triển kinh tế địa phương, lấy ý CĐĐP trong phát triển du lịch. [62] Theo Streaut I I trong bài báo cáo khoa học “Sự phát triển du lịch, ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường”: Nội dung báo cáo khoa học của tác giả chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến sự phát triển KT – XH, văn hóa và môi trường của CĐĐP và một số giải pháp cho vấn đề này. [60] Trong báo cáo của Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tổ chức tại Johan nesburg, năm 2002 đã kêu gọi “Phát triển bền vững để mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu 4 Du lịch cộng đồng tố văn hóa và môi trường nơi sống của họ”. Cũng tại hội nghị này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra sáng kiến phát triển du lịch bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP. Với sáng kiến này, UNWTO đã cùng với chính phủ các nước xác định và tài trợ cho một số dự án phát triển du lịch có khả năng xóa đói giảm nghèo. [48] Theo S.Singh, DJ Timothy, RK. Dowling trong cuốn “Tourism in Destination Communities”: Nội dung tài liệu các tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, du lịch của CĐĐP, những thách thức và cơ hội cho các điểm đến DLCĐ, các vấn đề phát sinh trong cộng đồng, kế hoạch thích hợp cho phát triển các điểm đến DLCĐ, marketing điểm đến DLCĐ, nhận thức và du lịch và điểm đến DLCĐ, một số mô hình phát triển DLCĐ của các nước trên thế giới. [67] Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through Tourism”: Nội dung cuốn sách tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ, DLCĐ nông thôn, đối phó với khủng hoảng DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, xúc tiến phát triển DLCĐ, phát triển cộng đồng thông qua du lịch, mô hình phát triển DLCĐ, du lịch nông thôn ở một số nước trên thế giới. [68] Theo Grey Richards and Derek Hall trong cuốn “Tourism and Sustainable community Development”: Nội dung cuốn sách đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi trường và đo lường điểm đến, các công cụ tiếp thị, cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Những mô hình, kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. [64] *Ở Việt Nam: Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam trong đề tài khoa học “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển lưu trú cho khách ở nhà dân”: Nội dung của đề tài chủ yếu đưa ra các khái niệm về DLCĐ, du lịch homestay, thu thập, tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới và cách thức vận dụng vào Việt Nam. [42] 5 Du lịch cộng đồng Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập 1”: Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về DLCĐ và nghiên cứu mô hình phát triển DLCĐ ở một số quốc gia trên thế giới. [32] Theo Phạm Trung Lương (chủ biên) và cộng sự trong cuốn “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”: Tác giả cũng khẳng phải thu hút CĐĐP vào hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái. [25] Tác giả Lê Thị Hiền Thanh trong luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)”: Tác giả đã hệ thống, cơ sở lý luận và một số mô hình phát triển du lịch homestay của một số quốc gia trên thế giới ở Việt Nam. Đồng thời trong luận văn tác giả đã nghiên cứu các điều kiện, thực trạng phát triển, đưa ra các kiến giải cho phát triển du lịch homestay ở Sa Pa. [37] Theo Bùi Thị Hải Yến (chủ biên và cộng sự) trong các công trình, báo cáo và đề tài khoa học “Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam”, “Du lịch cộng đồng”, “Tài nguyên du lịch”, “Nhận thức và năng lực du lịch nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Mường ở khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương”: Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận DLCĐ, mô hình, kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, đưa ra một số giải pháp phát triển DLCĐ cho người Mường ở VQG Cúc Phương và các nguồn lực phát triển DLCĐ tại Việt Nam. [45]; [48]; [49]; [50] Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn phát triển DLCĐ của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức quí giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lý luận có liên quan đến DLCĐ, LNTT, một số mô hình và kinh nghiệm phát triển DLCĐ của một số quốc gia và Việt Nam, các nguồn lực, thực trạng và kiến giải cho phát triển các loại hình du lịch này tại các LNTT ở Nha Trang (Khánh Hòa). 6 Du lịch cộng đồng - Không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động DLCĐ ở 5 LNTT: dệt chiếu Ngọc Hội, làm gốm Lư Cấm, các làng chài Trí Nguyên, Vũng Ngán và làng chài, nuôi và chế biến yến sào Bích Đầm. - Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2013. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2008 – 2013. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội về cơ sở lý luận khoa học du lịch và các khoa học có liên quan để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về DLCĐ, LNTT. Điều tra, phân tích, đánh giá các nguồn lực, thực trạng khai thác các nguồn lực và đưa ra các kiến giải để phát triển DLCĐ nhằm đạt hiệu quả cao tại các LNTT ở Nha Trang. 6. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu - Các quan điểm nghiên cứu: + Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của các thành tố trong một thành phần, cũng như giữa các thành phần theo các quy luật tự nhiên, KT – XH khách quan. Từ đó đưa ra các phân tích nhận định đánh giá khách quan xác thực làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đưa ra các kiến giải nhằm phát triển DLCĐ của địa phương có hiệu quả cao. Đồng thời khi thực hiện đề tài tác giả cũng tìm hiểu nghiên cứu các công trình có liên quan đến DLCĐ đã được thực hiện, từ đó tổng quan, vận dụng vào việc nghiên cứu cho phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang. + Quan điểm hệ thống: Được tác giả vận dụng trong việc sắp xếp các bước, các vấn đề nghiên cứu cần được thực hiện của đề tài và việc hệ thống hóa, sắp xếp, xử lý các tri thức lý luận cũng như thực tiễn. 7 Du lịch cộng đồng Việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về DLCĐ được nghiên cứu xem xét trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở lý luận của khoa học du lịch của các ngành khoa học khác và thực tiễn phát triển DLCĐ ở các quốc gia và các địa phương khác. + Quan điểm phát triển bền vững: Tác giả đã vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam và trên thế giới để soi sáng cho các vấn đề nghiên cứu của đề tài. + Quan điểm kế thừa: Tác giả đã kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin tư liệu của các nhà khoa học, tận dụng những ưu điểm của các công trình nghiên cứu đi trước để khắc phục được những hạn chế của đề tài nghiên cứu. + Quan điểm lãnh thổ tổng hợp và chuyên môn hóa: Tác giả nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tại các LNTT ở Nha Trang. Việc nghiên cứu này nhằm đưa ra được các đánh giá xác thực, xây dựng những kiến giải phát huy lợi thế tổng hợp và tránh lãng phí hoặc khai thác quá mức các nguồn lực cho phát triển DLCĐ tại địa phương. Đồng thời, tác giả cũng nhận diện các nguồn lực đặc sắc, có thế mạnh lâu dài, có sức cạnh tranh của các LNTT ở Nha Trang là gắn liền với khai thác biển, du lịch tham quan biển, du lịch văn hóa. - Các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp khảo cứu thực tế và thu thập tư liệu: Phương pháp khảo cứu thực tế: Tác giả đã lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tư liệu bằng văn bản, ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 4 chuyến điền dã khảo cứu tại các LNTT ở Nha Trang và các địa phương khác từ tháng 3/2013 đến tháng 8/2013. Trong quá trình khảo cứu thực địa, tác giả đã tiến hành quan sát tham dự, quan sát không tham dự, chụp ảnh kết hợp với điều tra xã hội học bằng hỏi đáp, bằng bảng hỏi đối với người dân, cán bộ các cơ quan chính quyền địa phương, các cán bộ quản lý du lịch và KDL tại Nha Trang. Số lượng bảng hỏi phát ra là: 10 bảng hỏi cho các công ty du lịch, 60 bảng hỏi cho CĐĐP của 5 làng nghề, 100 bảng hỏi cho KDL Quốc tế (50 bảng hỏi cho KDL nói tiếng Anh và 50 bảng cho KDL nói 8 Du lịch cộng đồng tiếng Nga), 50 bảng hỏi cho KDL nội địa. Số lượng bảng hỏi thu về đầy đủ và xử lý hết. + Phương pháp thu thập tài liệu: Trong quá trình khảo cứu thực tế tác giả tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin sơ cấp và thứ cấp thông qua quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, từ các cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương, các công ty du lịch tại Nha Trang. Các thông tin dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học, tài liệu về phát triển DLCĐ của địa phương, các thông tin bài báo trên internet. + Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được tiến hành đồng thời với phương pháp các khảo cứu thực tế và thu thập tài liệu. Gồm phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn (hỏi đáp). + Phương pháp bản đồ, sơ đồ và ảnh tư liệu: Tác giả vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và xác định vị trí, nội dung, ranh giới của địa bàn nghiên cứu, các điểm tuyến tham quan du lịch. Tác giả lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chụp ảnh và sử dụng ảnh để minh chứng cho các đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp: Tác giả lựa chọn, sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được một nội dung hoàn chỉnh, tổng thể về đối tượng nghiên cứu. Một số công cụ hỗ trợ cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm EXCEL, SPSS. 7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được bố cục thành 4 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận Chương 2. Các nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang Chương 3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Nha Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan