Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ phát triển du lịch bền vững ở tây bắc việt nam...

Tài liệu phát triển du lịch bền vững ở tây bắc việt nam

.PDF
110
480
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN *********** TRẦN ĐĂNG HIẾU MéT Sè GI¶I PH¸P GãP PHÇN X¢Y DùNG Vµ PH¸T TRIÓN DU LÞCH BÒN V÷NG ë T¢Y B¾C VIÖT NAM Chuyên ngành: Du lịch học Mã số: DL 49C 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC (CH¦¥NG TR×NH §µO T¹O THÝ §IÓM) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vò M¹NH Hµ Hà Nội, tháng 11 - 2007 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh phát triển hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, du lịch được xem là một ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam chúng ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần không nhỏ vào tiến trình đó. Tuy nhiên, là một nước có nền kinh tế đang phát triển, chúng ta cũng không thể không quan tâm tới sự bền vững của vấn đề phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Làm thế nào để ngành du lịch nước nhà vừa đạt được những bước phát triển tốt, vừa hòa nhập chung được với tốc độ phát triển của các ngành kinh tế khác trong bối cảnh hội nhập nhưng lại vừa đảm bảo được tính bền vững trong phát triển. Đó, đã và đang là câu hỏi lớn đòi hỏi sự quan tâm của nhiều ngành nghề, của các cấp quản lý nhà nước không những về du lịch mà còn chung cho các cấp quản lý của các cơ quan hữu quan. Thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch đối với phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, ngành Du lịch đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các vùng và các địa phương. Việc nghiên cứu phát triển du lịch trong các quy hoạch trên được thực hiện dựa trên quan điểm phát triển tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị, môi trường.... Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện thường lấy quan điểm phát triển kinh tế làm quan điểm phát triển chủ đạo, việc xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa trên quan điểm phát triển bền vững còn chưa được quan tâm thoả đáng. Vì vậy trong quá trình thực hiện thường nảy sinh một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên, tác động tiêu cực đến môi trường v.v… Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt, tài nguyên du lịch vừa là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, vừa là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống nghỉ ngơi du lịch. Một trong những đặc điểm của tài nguyên du lịch là một số tài nguyên du lịch là tài nguyên không thể tái tạo được, số khác thuộc loại khó có khả năng tái tạo được. Kinh nghiệm phát triển trên thế giới và một số địa phương cho thấy, việc phát triển du lịch không hoặc có nhưng ít tính đến việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đã dẫn đến tình trạng xuống cấp của tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Điều này làm giảm sức hấp dẫn đối với du khách và dẫn tới nguy cơ phát triển không bền vững cả về kinh tế lẫn tài nguyên môi trường. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy cần phải có những nghiên cứu phát triển du lịch để làm sao cho phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn tài nguyên, môi trường. Tđy Bắc lă vùng rất giău tiềm năng để phât triển du lịch nói riíng vă phât triển kinh tế nói chung. Sự phât triển du lịch tại vùng Tđy Bắc chua tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng vă có thể còn lăm nguy hại đến sự phât triển bền vững của một vùng rất giău tăi nguyín du lịch tự nhiín vă bản sắc văn hóa. Vùng Tây Bắc Việt Nam có địa hình khá đa dạng và phong phú, trong đó đáng kể nhất là dạng địa hình đá vôi với các kiểu địa hình Karst độc đáo là tài nguyên hấp dẫn đối với hoạt động du lịch. Không những vậy, Tây Bắc còn là địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người với nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Mường, dân tộc Thái, H’Mông, Dao, Tày…Thời gian qua, sự phát triển của du lịch Tây Bắc chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng và quá trình phát triển còn nhiều bất cập. Việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam” không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường của vùng Tây Bắc mà còn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Không những thế, những nghiên cứu này còn có những đóng góp nhất định về mặt lý luận cho công tác quy hoạch kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Vận dụng lý luận và thực tiễn phát triển bền vững du lịch Việt Nam và thế giới áp dụng vào nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất định hướng phát triển bền vững du lịch vùng Tây Bắc nhằm khai thác các thế mạnh về du lịch để đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và trên thế giới; - Phân tích, đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Tây Bắc; - Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc; - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch vùng Tây Bắc trên quan điểm phát triển bền vững và đưa ra một số sản phẩm cụ thể; 2.3. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: các cấp phân vị trong vùng du lịch Tây Bắc bao gồm điểm, cụm và tuyến du lịch trên quan điểm phát triển bền vững. - Về lãnh thổ nghiên cứu: không gian nghiên cứu của luận văn là lãnh thổ vùng du lịch Tây Bắc với những mối quan hệ mật thiết lâu đời về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong vùng. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về phát triển du lịch bền vững Trên thế giới: Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bền vững từ những năm 80, đặc biệt là các quốc gia sớm có định hướng xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Các nghiên cứu này được tiến hành theo hai hướng: - Nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề đặt ra liên quan đến phát triển du lịch bên vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng các mô hình điểm về du lịch bền vững như ở Australia, Mỹ, Malaysia...[22]. - Dựa trên việc xây dựng các mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững để rút kinh nghiệm xây dựng các chính sách triển khai trên toàn quốc như ở Nepal, Ecuado, Senegal...[22]. Ở Việt Nam: trước năm 2000, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững mới chỉ hạn chế ở một số công trình có liên quan như nghiên cứu cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái [21],[45], đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường [10], [11]… từ năm 2000, cùng hoà nhịp với trào lưu chung nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, Ngành du lịch Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, trong đó, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (2000-2001) là công trình có giá trị cao về lý luận và thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trên, các dự án quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch du lịch các địa phương thời gian gần đây đã bắt đầu tính đến các phương án cho phát triển bền vững như các dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, Trà Vinh…. “Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam” là một trong số những đề tài đầu tiên nghiên cứu phát triển du lịch cấp vùng lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sẽ có những đóng góp nhất định đối với việc phát triển du lịch bền vững cấp vùng du lịch trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam nói riêng. 4. Những quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm phát triển bền vững: Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bền vững. Từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài sản thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn. Những điểm du lịch có tính nhạy cảm cao cả về tự nhiên và nhân văn như các khu du lịch ở Tây Bắc càng cần được quan tâm đặc biệt. Quy hoạch du lịch cũng phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa xã hội của địa phương. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố như tự nhiên, văn hoá, lịch sử, con người… có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh theo từng sự phân công chức năng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định dể đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, đối tượng lãnh thổ du lịch được xem như một hệ thống mở, có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ khác. 4.1.3. Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Du lịch vùng Tây Bắc được xem như là một bộ phận của các hệ thống du lịch có quy mô lớn hơn và tầm cao hơn là hệ thống du lịch vùng du lịch Bắc bộ và hệ thống du lịch cả nước. Chính vì vậy, du lịch vùng Tây Bắc có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc với hệ thống cấp cao hơn và quan hệ tương hỗ với các hệ thống bộ phận tương đương khác trong cùng hệ thống cấp cao hơn. Như vậy, du lịch vùng Tây Bắc với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh doanh du lịch. 4.1.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh: Vùng Tây Bắc là một vùng đất có bề dày lịch sử và có nền văn hoá phát triển từ lâu đời. Lịch sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng trầm, đến nay vùng đất này vẫn còn giữ được những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc về tự nhiên, về văn hoá và con người. Những đặc điểm này đã được khai thác cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng của địa phương trong những thời gian qua. Sử dụng quan điểm lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, diễn biến quá trình khai thác, kết quả khai thác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có được những nhận định, những phương án, những dự báo chính xác và giúp cho việc tổ chức du lịch trên địa bàn mang tính hiệu quả và bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê: Những tài liệu thống kê của hoạt động du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực như lượng khách, doanh thu, đầu tư, chỉ số môi trường, chỉ tiêu kinh tế… là những số liệu mang tính định lượng. Trên cơ sở khai thác từ nhiều nguồn như Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Viện nghiên cứu chiến lược – Bộ Kế hoạch Đầu tư, các Sở Thương mại Du lịch tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Các số liệu được đưa vào xử lý, phân tích để từ đó rút ra những kết luận đánh giá có tính thực tiễn cao. 4.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu có được cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu sẽ giúp cho việc phát hiện những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. 4.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Phương pháp nghiên cứu thực địa giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu; Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại; Tham gia các buổi thuyết trình, hội nghị… 4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học: là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu du lịch bao gồm phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua phiếu điều tra… Trong đó phỏng vấn qua phiếu điều tra được sử dụng nhiều hơn cả vì có nhiều thuận lợi như lượng thông tin thu được nhiều, không qua trung gian nên ý kiến thu nhận được có tính xác thực cao, có ưu thế đặc biệt đối với những vấn đề tế nhị và chi phí thấp… 5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Tổng quan chọn lọc và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó, vận dụng vào việc nghiên cứu cụ thể trên địa bàn vùng Tây Bắc. - Đưa quan điểm phát triển bền vững làm quan điểm chủ đạo trong quá trình nghiên cứu phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc ở Việt Nam. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững vùng Tây Bắc. - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch vùng Tây Bắc. - Sử dụng các kết quả đánh giá thực trạng làm cơ sở cho định hướng phát triển du lịch vùng Tây Bắc trên quan điểm phát triển bền vững, đồng thời đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên và môi trường cho phát triển và phát triển bền vững du lịch nói riêng và kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc nói chung. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị cùng phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương I: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG - LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI TĐY BẮC VIỆT NAM. Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÂP GÓP PHẦN XĐY DỰNG VĂ PHÂT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TĐY BẮC VIỆT NAM. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Văn Bình, nnk (2002), Cơ sở khoa học cho việc thực hiện xã hội hóa trong hoạt động du lịch ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành- Viện NCPTDL, Hà Nội. 2. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các tuyến điểm du lịch Nghệ An, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Địa lý - Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. Hồ Công Dũng (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch vùng Bắc Trung bộ, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Địa lý - Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án tiến sỹ Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thượng Hùng (1998), Phát triển du lịch sinh thái trên quan điểm phát triển bền vững, Báo cáo tại Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 6.Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng : Lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hoá Thông tin. Hà Nội. 7. Lê Văn Khoa, nnk (2003), Môi trường và PTBV ở miền núi, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Vi Trọng Liên ( 2002) Vài nét về người Thái ở Sơn La (NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội) 9. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Địa lý - Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội. 10. Phạm Trung Lương, nnk (2000), Sổ tay đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch, VNAT/ MOSTE/ NCST/ EU Project VNM/ B7 6200/ IB/96/05, Hà Nội. 11. Phạm Trung Lương (Chủ biên), nnk (4/2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 12. Trần Kiêm Lưu - Mai Kim Đỉnh (1997), Giáo dục và đào tạo cho phát triển du lịch bền vững, kinh nghiệm của ASEAN - bài học cho Việt Nam, Hội nghị du lịch quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở VN, Huế tr 52-65. 13. Nguyễn Thanh Sơn (1996), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Phòng, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Địa lý - Địa chất, Đại học Sư phạm Hà Nội. 14.Trần Đức Thanh: Nhập môn khoa học du lịch (NXB Đại học Quốc gia - HN) 15. Nguyễn Văn Thanh (1998), Nhận thức về DLST và PTBV trong chương trình giảng dạy bậc đại học, Báo cáo tại Hội thảo DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. (tr142-146) 16. Đỗ Quốc Thông (2004), Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch vùng phụ cận cho phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội. 17.TS. Phạm Lê Thảo (2006 ) « Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hoà Bình trên quan điểm phát triển bền vững ». Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 18. Tổng cục Du lịch Việt Nam (1995) Báo cáo tổng hợp QHTT phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010, Hà Nội. 19. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội. 20. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 21. IUCN - VNAT – ESCAP (1999) Tuyển tập báo cáo Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”. Hà Nội. 22. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 23. Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch Đầu tư 24. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2001), QHTT phát triển vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010, Hà Nội. 25. ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Các tài liệu, báo cáo về kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên (thu thập qua văn phòng SNV của Hà Lan tại khách sạn La Thành - Đội Cấn - Hà Nội - Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thương Mại - Du lịch tỉnh) 27. Báo cáo hàng năm của Sở du lịch Điện Biên. 28. Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại và Du lịch Sơn La thời kỳ 2000 2010. 29. Các tài liệu, báo cáo về kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La (thu thập qua văn phòng HĐND - Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thương Mại - Du lịch, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao, Sở kế hoạch & Đầu tư, các sở và các huyện trong tỉnh) 30. Báo cáo hàng năm của Sở du lịch Sơn la. 31. Cuốn Sơn La - Tiềm năng, cơ hội đầu tư và phát triển (UBND tỉnh Sơn la). 32. Luật tục Thái ở Việt nam ( Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc). 33. Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Tây bắc và Tây nguyên (Nhà xuất bản khoa học xã hội) 34. Sở Văn hoá thông tin, Hội văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình (1995), Văn hoá dân tộc Mường, Kỷ yếu hội thảo văn hoá dân tộc Mường tại Hoà Bình-tháng 9 – 1993, Hoà Bình. 35. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (1996), Báo cáo tổng hợp QHTT phát triển KTXH tỉnh Hoà Bình thời kỳ 1996 - 2000 và 2001-2010, Hoà Bình. 36. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình (1996), Báo cáo tóm tắt QHTT phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 1996 - 2010, Hoà Bình. 37. UBND tỉnh Hoà Bình (2005) Báo cáo tình hình hoạt động du lịch 5 năm (2001-2005) và định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Hòa Bình. 38. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 39. Cooper, Fletcher, Gilbert, Shepherd, Wanhill (1998), Tourism – principles and practice – Second edition, Longman. 40. CSD (4/1999), Tourism and Sustainable Development, Workshop on Sustainable Development, New York. 41. Colin Hunter and Howard Green (1995) Tourism and the environment A Sustainable Relationship, New Fetter Lane, London. 42. Geofrey Wall, Tourism & sustainable development in Bali, Indonesia. 43. Hartmut Basse (1999), Indicator for Sustainable Development: Thoery, Method, Application, IISD, Winnipeg, Manitorba, Canada. 44. Martin Mow Forth and Lan Munt (1998), Tourism and the sustainability in the Third World, Routledge. 45.Paul F.J.Eagles(1995), Understanding the market for sustainable development
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan