Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã sơn tây...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã sơn tây

.PDF
91
276
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ ĐỖ THỊ NGÂN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ ĐỖ THỊ NGÂN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. VŨ VĂN HIỀN HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ .................................................................................................... 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................. 7 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ .................... 7 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ................... 11 1.2. Vai trò và những nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................................. 13 1.2.1. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................... 13 1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................................. 17 1.3. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước và một số địa phương ở nước ta ................................................... 23 1.3.1. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước ................................................................................................... 23 1.3.2. Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số địa phương ở nước ta ........................................................................ 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 .......................................... 30 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây - tiềm năng cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.................................................. 30 2.1.1. Về nguồn lực tự nhiên ......................................................................... 30 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................... 32 2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây giai đoạn 2000 - 2010 ............................................................................ 34 2.2.1. Nguồn hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................. 34 2.2.2. Số lượng và cơ cấu các loại hình doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ............... 35 2.2.3. Tiềm lực doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây ...........................38 2.2.4. Thị trường và sức cạnh tranh doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ..................... 44 2.2.5. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ..................... 44 2.2.6. Tác động đối với kinh tế của Thị xã .................................................... 45 2.3. Đánh giá chung tình hình hoạt động của doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây ........................................................................................ 51 2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 51 2.3.2. Những vấn đề đang đặt ra đối với việc phát triển doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở Sơn Tây ............................................................................ 53 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề nổi cộm ............... 57 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỊ XÃ SƠN TÂY TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................................................... 59 3.1. Những mục tiêu và phương hướng phát triển doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây .................................................................................59 3.1.1. Mục tiêu chung theo quan điểm của thị xã Sơn Tây ........................... 59 3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quan điểm của tác giả luận văn....................................................................... 61 3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây ............................................................................................. 62 3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển kinh doanh vừa và nhỏ .............................................................................................. 62 3.2.2. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ..................................................................................................... 64 3.2.3. Tạo lập và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ .........71 3.2.4. Nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động ....................................................................... 73 3.2.5. Thực hiện sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau .......................................................................................... 76 3.2.6. Nhóm giải pháp đối với bản thân các doanh nghiệp ........................... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐKKD : Đăng ký kinh doanh HTX : Hợp tác xã SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số quốc gia .......................................................................................................... 8 Bảng 2.1: Số lươ ̣ng doanh nghiê ̣p đươ ̣c thành lâ ̣p từ 2001-2010 ......................... 35 Bảng 2.2: Số lượng các doanh nghiệp phân theo loại hình................................... 36 Bảng 2.3: Tổng số vốn kinh doanh của các DNVVN trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010 .............................................................................. 39 Bảng 2.4: Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các DNVVN trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010 .................................................................... 41 Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giám đốc các DNVVN (DNTN, công ty TNHH, CTCP) trên địa bàn thị xã Sơn Tây năm 2010 ............................................................................................. 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 2.1: Tổng số doanh nghiệp thành lập theo năm giai đoạn 2001-2010 ....... 36 Biểu 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình năm 2010 (%) ............................ 37 Biểu 2.3: Cơ cấu DNVVN phân theo ngành (%) ................................................ 38 Biểu 2.4: Tổng giá trị sản xuất giai đoạn năm 2006-2010 .................................. 37 Biểu 2.5: Tổng sản phẩm giai đoạn 2006-2010 .................................................. 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng một vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng địa phương” [12]. Từ khi thực hiện luật doanh nghiệp (1999) tới nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta tăng lên nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, thu hút 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn góp phần không nhỏ vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yêu cầu cần thiết và khách quan đối với nền kinh tế đất nước. Sơn Tây là một Thị xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía tây. Sơn Tây có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tiềm năng để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời gian qua, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thị xã đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thị xã nói riêng và của thành phố nói chung, thu hút được nhiều lao động trong và ngoài Thị xã, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo hướng hiện đại và hợp lý. 1 Tuy nhiên, so với những điều kiện và tiềm năng thuận lợi sẵn có, tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thị xã Sơn Tây trong thời gian qua còn nhiều hạn chế như: số lượng các doanh nghiệp còn ít, trình độ công nghệ còn lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, ít vốn; yếu kém trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế… Do vậy, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thị xã Sơn Tây là một yêu cầu cần thiết vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề thời sự cần được quan tâm đúng mức. Đề tài “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thị xã Sơn Tây” được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ góp phần đáp ứng yêu cầu đó. 2. Tình hình nghiên cứu Cho tới nay đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết, bài báo nghiên cứu về vấn đề doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Trong đó đáng lưu ý là cuốn “Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” do Giáo sư, tiến sĩ Nguyến Đình Hương (Đại học Kinh tế Quốc dân làm chủ biên). Trong cuốn này, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, khái quát nhất về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong nền kinh tế thị trường, một số vướng mắc, hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới. Bài viết của Tiến sĩ Trịnh Thị Hoa Mai, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội về “Vấn đề huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Ở đây, tác giả đề cập đến những vấn đề huy động vốn của Việt Nam và những con đường huy động vốn mang tính trị trường. Trên cơ sở đó khẳng định vai trò của nhà nước trong việc rà soát các thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nhung (tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2003) “Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển doanh 2 nghiệp vừa và nhỏ ở các nước ASEAN”. Trong bài này, tác giả đã phân tích các chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các Chính phủ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Từ đó, tác giả rút ra bốn kết luận trong các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước này là: Hỗ trợ phải thường xuyên, toàn diện và rộng khắp thông qua kế hoạch, chương trình cụ thể; thu hút các cơ quan, các tổ chức, các bộ ngành liên quan; xác định nguyên nhân chủ yếu cần hỗ trợ và xây dựng quan hệ qua lại giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn, các công ty nước ngoài để tạo mạng lưới sản xuất quy mô quốc gia, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò là vệ tinh. Bài viết của Vũ Văn Hà - Đặng Ngọc Hiếu, báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam về “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản”. Trong đó, tác giả trình bày tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản trên cở sở đó rút ra kinh nghiệm, kiến nghị một số giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Bài viết của Thạc sĩ Hoàng Thị Thi Thư, Bộ Thương Mại về kinh nghiệm của Mĩ và Trung Quốc trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Trong bài viết này, tác giả nói về vai trò của chính phủ Mĩ và Trung Quốc trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những kinh nghiệm về quản lý, phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đặt ra yêu cầu: Việt Nam phải có cái nhìn như thế nào về doanh nghiệp vừa và nhỏ, cách thức quản lý phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ra sao. Ngoài ra, còn một số luận văn, luận án nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương trong cả nước. Nhưng nhìn chung, các công trình đó đều nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các khía cạnh như: 3 - Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta trong thời gian qua về: quy mô, công nghệ, vốn, trình độ quản lý, tạo việc làm,… - Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong xu thế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới… Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó là những luận cứ quan trọng để tác giả luận văn tiếp thu có chọn lọc cho công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trong những công trình khoa học đó chưa có công trình nào nghiên cứu về việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây hiện nay một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học Kinh tế Chính trị. Do vậy, đề tài luận văn sẽ là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các công trình khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở làm rõ vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây nói riêng và thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp đó. Luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quan trọng này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm rõ quan niệm cũng như vị trí, vai trò của doanh nghiệp vừa nhỏ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Chỉ ra được tiêu chí xác định quy mô của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây giai đoạn 2000 - 2010, những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại. - Đề ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở Thị xã Sơn Tây thuộc tất cả các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, dịch vụ… 4.2. Phạm vi: Luận văn ngiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu… 6. Đóng góp khoa học của luận văn - Góp phần khái quát và nêu rõ hơn vị trí, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Thị xã Sơn Tây nói riêng và của đất nước nói chung. - Nêu bật được bức tranh sinh động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thị xã Sơn Tây trong thời gian qua. - Kiến nghị những giải pháp, chính sách cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cho Thị xã Sơn Tây trong thời gian tới. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp có thẩm quyền trong việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thị xã Sơn Tây trong thời gian tới. 5 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được bố cục với 3 chương, 8 tiết. Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây giai đoạn 2000 - 2010. Chƣơng 3: Phương hướng và các giải pháp cơ bản phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thị xã Sơn Tây trong thời gian tới. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngày nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cụm từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được sử dụng một cách phổ biến. Đối với các nước phát triển, khái niệm DNVVN được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX và đã được quan tâm phát triển khu vực DNVVN từ những năm 50 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam khái niệm DNVVN được nhắc đến nhiều là từ những năm 1990 đến nay. Dù đã được biết từ lâu, nhưng quan niệm về DNVVN thì mỗi nước có những quan niệm khác nhau. Điểm giống nhau duy nhất trong quan niệm về DNVVN là khái niệm này dùng để chỉ một loại hình doanh nghiệp được phân loại theo quy mô sản xuất của DN với những tiêu chí như vốn, lao động, doanh thu… Dựa vào quy mô, người ta căn cứ vào số lượng lao động thường xuyên có trên thực tế và tổng vốn đầu tư thể hiện tổng giá trị tài sản hoặc doanh thu trong năm của một doanh nghiệp. Các nước trên thế giới đã dựa vào hai tiêu thức này để xác định quy mô của loại hình DNVVN, nhưng ở mỗi nước, mức độ định lượng rất khác nhau. Việc xác định quy mô DNVVN trên thế giới chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của nền kinh tế, tính chất ngành nghề hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Một số nước trên thế giới còn căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh của DN để xác định quy mô phân loại DNVVN. Nhìn chung, các tiêu chí để xác định thế nào là một DNVVN ở các nước trên thế giới tương đối rõ ràng, đó là dựa vào các tiêu chí như số lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu (hay lợi nhuận) như Bảng 1.1. 7 Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số quốc gia Tên nƣớc Phân loại Số lao động Mỹ Tất cả các ngành  500 Nhật Bản Chế tác  300 Bán Buôn  100 Bán lẻ  50 Dịch vụ  100 EU DN cực nhỏ < 10 DN nhỏ < 50 DN vừa < 250 Australia Chế tác nhỏ < 100 Chế tác vừa 100  199 Dịch vụ nhỏ < 20 Dịch vụ vừa 20  199 Canađa Chế tác nhỏ Chế tác vừa Dịch vụ nhỏ Dịch vụ vừa Thái Lan Philipin Sản xuất nhỏ Sản xuất vừa Bán buôn nhỏ Bấn buôn vừa Bán lẻ nhỏ Bán lẻ vừa DN nhỏ DN vừa Doanh thu < 300 triệu yên  100 triệu yên  50 triệu yên  100 triệu yên 7 triệu ero 40 triệu ero < 100 < 5 triệu CND 100  500 < 50 520 triệu CND < 5 triệu CND 50  500 520 triệu CND  50 triệu bạt 50 - 200 triệu bạt  triệu bạt 50 - 100 triệu bạt  30 triệu bạt 30 - 60 triệu bạt 10  99 100  199 Inđônêxia DN nhỏ DN vừa Xingapo Malaixia Số vốn < 100 < 200 1,515 triệu pêxô 1660 triệu pêxô  200.000 USD  100000 USD 20.000 - 100.000 100000500000 < 1,2 triệu đô la < 2,5 triệu ringít Nguồn: APEC 1998 và OECD 2000. 8 Ở Việt Nam, sự hình thành quan niệm và các cách phân loại DNVVN cũng rất khác nhau qua các thời kỳ phát triển của đất nước. Năm 1993, chúng ta đã tiến hành phân loại DNVVN thành 5 hạng: hạng đặc biệt, hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV. Việc xác định các hạng doanh nghiệp trên dựa vào hai tiêu thức là độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua tám tiêu chí là: Vốn sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, phạm vi hoạt động, số lượng lao động, mức độ đóng góp cho nhà nước, lợi nhuận thực hiện, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Việc xếp hạng các doanh nghiệp như vậy chủ yếu chỉ là để sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp và trả lương cho cán bộ quản lý chứ không mang tính chất định hướng cho sự phát triển của DNVVN. Trước năm 1998, Chính phủ chưa có văn bản pháp luật nào quy định tiêu chí cụ thể của DNVVN. Do đó, mỗi tổ chức, địa phương đưa ra một quan niệm khác nhau về DNVVN nhằm định hướng mục tiêu và đối tượng hỗ trợ của tổ chức, địa phương mình. Một số cách phân loại đáng chú ý đó là: - Ngân hàng Công thương đưa ra tiêu chí DNVVN đó là những doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, doanh thu dưới 8 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người. - Thành phố Hồ Chí Minh lại xác định những doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động thường xuyên có trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng là doanh nghiệp có quy mô vừa. Những doanh nghiệp dưới mức tiêu chuẩn trên là những doanh nghiệp nhỏ. - Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) tại Việt Nam lại đưa ra tiêu thức xác định DNVVN dựa trên mục tiêu hỗ trợ của họ. Tổ chức này dựa vào quy mô vốn, số lao động, doanh thu và cả hình thức sở hữu để xác định DNVVN. Theo UNIDO, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng số vốn và doanh thu ít hơn 1 tỷ đồng; doanh 9 nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động thường xuyên tử 51 đến 200 người, tổng số vốn và doanh thu từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng. Sở dĩ UNIDO xác định DNVVN là DNTN vì theo quan điểm của họ, DNNN đã được Chính phủ hỗ trợ rồi. Mục tiêu hỗ trợ của UNIDO và các tổ chức quốc tế khác chỉ là DNTN - đối tượng chưa được Chính phủ hỗ trợ và chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng của Chính phủ. [19] Ngày 20/6/1998, Chính phủ đã ban hành Văn bản số 681/CP-KTN về hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam. Theo đó, các DNVVN trong ngành công nghiệp là các doanh nghiệp có số vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng (tương đương 387.600 USD) và số lao động trung bình hàng năm dưới 300 người; trong ngành thương mại, dịch vụ là những doanh nghiệp có vốn sản xuất dưới 3 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người. Trong đó, doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 50 người trong công nghiệp và dưới 30 người trong thương mại dịch vụ là doanh nghiệp nhỏ. Văn bản số 681/CPKTN của Chính phủ là căn cứ pháp lý quan trọng đầu tiên để xác định các đối tượng là DNVVN Việt Nam. Tiêu thức phân loại này không tính đến hình thức sở hữu, không phân biệt DNVVN hay DNTN. Do đó, căn cứ theo tiêu thức phân loại này thì có trên 90% doanh nghiệp Việt Nam thuộc diện DNVVN. Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐCP về trợ giúp phát triển DNVVN. Nghị định này đã đưa ra một định nghĩa chung về DNVVN để các ban ngành, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước có căn cứ xác định đối tượng thực hiện chính sách và các biện pháp trợ giúp phát triển. Theo định nghĩa này, DNVVN là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã ĐKKD theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy, đối tượng được xác định là DNVVN bao gồm: - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; 10 - Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật DNNN; - Các HTX thành lập và hoạt động theeo Luật HTX; - Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của Chính phủ. Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có ĐKKD và thỏa mãn hai tiêu thức lao động và vốn đưa ra tại Nghị đinh đều được coi là DNVVN Việt Nam. Theo cách phân loại này, số DNVVN chiếm khoảng 95% tổng số doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. Tiêu thức phân loại DNVVN theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP là tương đối phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Để xác định DNVVN hay không chỉ căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp chứ không thể căn cứ vào loại hình sở hữu. Như vậy, sẽ có DNVVN là các DNNN và có DNVVN là doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân và cũng có DNVVN là các HTX. Điều đó sẽ đảm bảo tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong điều kiện phát triển một nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở lý thuyết và thực tế đã nêu trên, tác giả luận văn cho rằng: doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập hoạt động theo luật doanh nghiệp và pháp luật hiện hành, có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng và số lao động dưới 300 người. 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Đặc điểm cơ bản của DNVVN ở Việt Nam thể hiện trên một số điểm như sau: Một là, quy mô doanh nghiệp nhỏ nên năng lực sản xuất - kinh doanh bị hạn chế, bao gồm cả năng lực về thiết bị - công nghệ, năng lực về vốn, năng lực về quản lý. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đại đa số trong DNVVN. Do đó, nhìn chung vốn kinh doanh của các DNVVN là ít và khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp này cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt là việc tiếp cận với các nguồn tín dụng thương mại của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. Thiết bị - công nghệ của DNVVN thường ở 11 mức dưới trung bình do không đủ tài chính cho nghiên cứu triển khai hay tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Khả năng quản lý tại các DNVVN có nhiều hạn chế, số lượng chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn cao hay đã qua các lớp đào tạo quản lý chính quy của nhà nước không nhiều. Trình độ của người lao động thấp do tính hấp dẫn của thu nhập, tính ổn định khi làm việc không cao cũng như cơ hội phát triển thấp tại các DNVVN làm cho nhiều lao động có kỹ năng không muốn làm việc cho khu vực này. Mặt khác, người lao động ít được đào tạo nên trình độ và kỹ năng thấp. Cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp thường bị bó hẹp, người quản lý phải thực hiện nhiều công việc kiêm nhiệm khác nhau, tính chuyên nghiệp không cao. Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thị trường nước ngoài. DNVVN thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khách hàng truyền thống không nhiều, quy mô thị trường thường bị bó hẹp trong phạm vi địa phương; mặt khác, khả năng tài chính cho hoạt động maketing không có, do đó khả năng mở rộng thị trường mà đặc biệt là thị trường nước ngoài là rất khó khăn. Hai là, Hình thức tổ chức các DNVVN rất đa dạng. Các DNVVN ở Việt Nam thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau, bao gồm từ DNNN, DNTN đến các HTX. Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân là chủ yếu được thành lập và hoạt động theo Luật công ty, Luật DNTN (trước đây) và Luật Doanh nghiệp hiện nay. Trong suốt thời gian chuyển đổi vừa qua, đặc biệt là những năm 90 của thế kỷ XX, DNVVN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau không được đối xử bình đẳng, bị phân biệt đối xử. Thể hiện tập trung nhất trong việc tiếp cận các nguồn lực như mặt bằng sản xuất, vay vốn ngân hàng... Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Đặc điểm này đã làm cho DNVVN gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 12 Ba là, Ngành nghề kinh doanh rất đa dạng. DNVVN có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, có mặt ở tất cả các vùng, miền, địa phương. Ngoài sản xuất cung ứng các sản phẩm mang tính độc lập, DNVVN còn có quan hệ liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới công nghiệp bổ trợ và đặc biệt là tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm, có thể nói DNVVN là bộ phận không thể thiếu trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. 1.2. Vai trò và những nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.1.1. Vai trò kinh tế Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, các DNVVN chiếm tỷ trọng cao, đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Điều này cũng đúng với tình hình của Việt Nam, được thể hiện trên các khía cạnh như sau: Thứ nhất, các DNVVN chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh và ngày càng gia tăng mạnh. Phần lớn các nước trên thế giới, số lượng các DNVVN chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp. Tốc độ gia tăng số lượng các DNVVN nhanh hơn số lượng doanh nghiệp lớn. Các DNVVN hoạt động phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp, dịch vụ, từ công nghiệp thủ công truyền thống đến các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, tạo khả năng gia công, thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Thứ hai, các DNVVN góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu các nguồn lực tại địa phương. Với việc phân bố rộng khắp, yêu cầu số lượng vốn ban đầu không nhiều nên các DNVVN có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, các DNVVN có thể dễ dàng huy động 13 vốn dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè thân thuộc. Chính vì vậy, DNVVN được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động, sử dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và biến nó thành các khoản vốn đầu tư. Sự phát triển có hiệu quả của các DNVVN đã dẫn đến quá trình tích lũy của cải không ngừng của nhân dân. Trước đây, tiết kiệm của dân chúng không đáng kể. Nhưng trong những năm gần đây, tiết kiệm của dân chúng đã đủ để sản xuất. Nguồn vốn quay vòng nhanh của các DNVVN không những đã nâng cao tích lũy tài sản trong nước, mà nguồn vốn tích lũy do các DNVVN xuất khẩu hàng hóa cũng tăng đều qua các năm. Với quy mô vừa và nhỏ, lại được thành lập tới mọi địa bàn ở hầu khắp các địa phương, các khu vực, nên DNVVN có khả năng tận dụng các tiềm năng về lao động, về nguyên vật liệu với trữ lượng hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn nhưng sẵn có địa phương, sử dụng sản phẩm phụ hoặc phế liệu, phế phẩm của các doanh nghiệp lớn. Thứ ba, các DNVVN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước. Riêng ở Việt Nam, trong những năm qua, mỗi năm các DNVVN đóng góp khoảng 25% GDP của cả nước. [1] Thứ tư, các DNVVN là nhân tố tạo sự năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường, đóng góp quan trọng trong việc làm tăng lưu thông và sản xuất xuất khẩu hàng hóa. Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh doanh cùng với hình thức tổ chức kinh doanh, sự kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa mềm dẻo, hòa nhịp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường nên các DNVVN có vai trò to lớn góp phần làm năng động nền kinh tế trong cơ chế thị trường, DNVVN có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ và đang là lực lượng chủ yếu đảm bảo lưu thông hàng hóa trong xã hội. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất