Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã ba đồn tỉnh quảng bình ...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã ba đồn tỉnh quảng bình (tt)

.PDF
26
27
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG THỊ ÁNH MINH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN – TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 8.31.01.05 Đà Nẵng – 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: PGS. TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS. TS. Trương Tấn Quân Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 22 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị xã Ba Đồn là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, được thành lập theo Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 20/12/2013, tách ra từ huyện Quảng Trạch củ. Với vai trò đặc biệt quan trọng là cửa ngõ, là trung tâm kinh tế xã hội phía bắc của tỉnh, nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Phần lớn DNNVV trên địa bàn đều DN nhỏ, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu, nguồn vốn hạn chế (đa số các DNNVV có nguồn vốn dưới 10 tỷ, chiếm tỷ lệ hơn 70%), trình độ chuyên môn quản lý thấp, số giám đốc đạt trình độ từ đại học trở lên chưa đến 50% ,các doanh nghiệp chưa có sự hợp tác đúng mức và đặc biệt sự hiểu biết về thị trường bên ngoài còn ít nên khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên cần thiết phải nghiên cứu để tìm những biện pháp phù hợp thúc đẩy các DNNVV trên địa bàn phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Chính vì lẽ đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Ba Đồn - tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển DNNVV - Phân tích thực trạng phát triển các DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn - tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những mặt thành công, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn - tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn- tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến phát triển DNNVV(số lượng, nguồn lực, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường..). - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Ba Đồn- tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Các giải pháp được đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu - Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu - Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thống kê so sánh. 5. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2. Thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn- tỉnh Quảng Bình. Chương 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn - tỉnh Quảng Bình. 6. Tổng quan nghiên cứu 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) a. Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác. Sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của các phương thức sản xuất. Do đó hiểu về doanh nghiệp một cách sâu sắc là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc vốn một cách toàn diện hơn. b. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. c. Khái niệm phát triển DN nhỏ và vừa Phát triển DNNVV là quá trình lớn lên về số lượng, quy mô của DN (lao động, nguồn vốn, doanh thu); hiệu quả hơn về chất lượng DN (lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên 01 lao động, lợi nhuận trên vốn… thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước) và có sự hoàn chỉnh hơn về cơ cấu DN theo vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế và ngành sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Đặc điểm của DNNVV Một là, các DNNVV thuộc nhiều thành phần kinh tế. Hai là, DNNVV có quy mô vốn và lao động nhỏ. Ba là, quy trình sản xuất kinh doanh đơn giản, dễ phát huy bản chất hợp tác. Bốn là, các DNNVV đầu tư vào tài sản cố định không nhiều. Năm là, địa điểm mặt bằng sản xuất kinh doanh không lớn 4 và thường sử dụng chính những diện tích đất riêng của mình làm mặt bằng sản xuất. 1.1.3. Vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội a. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế b. Giải quyết việc làm cho xã hội c. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực địa phương d. Góp phần làm năng động nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của thị trường e. Đào tạo các doanh nhân cho nền kinh tế 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN DNNVV 1.2.1. Phát triển về số lƣợng doanh nghiệp - Phát triển số lượng DNNVV là làm gia tăng số lượng tuyệt đối các DNNVV, nhân rộng số lượng các doanh nghiệp nhỏ hiện tại, làm cho doanh nghiệp phát triển lan tỏa sang những khu vực có thể để thông qua đó mà phát triển thêm số cơ sở, làm tăng số lượng doanh nghiệp. - Phải phát triển số lượng DNNVV vì sẽ làm cho các ngành kinh tế phát triển bởi nó có sức lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Phát triển về số lượng cũng chính là mở rộng, nhân rộng số địa phương cũng như số ngành nghề có DN hoạt động. - Để gia tăng số lượng, quy mô doanh nghiệp phải tạo điều kiện để doanh nghiệp ra đời và hoạt động. Các điều kiện đó có thể là điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất, thông tin về thị trường kinh doanh, về đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi… 5 - Tiêu chí đánh giá sự gia tăng số lượng này là: + Số lượng doanh nghiệp qua các năm; + Số lượng doanh nghiệp gia tăng qua các năm theo ngành, lĩnh vực; + Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp; + Số lượng doanh nghiệp thành lập mới, giải thể. 1.2.2. Gia tăng các nguồn lực trong doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp là khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phát triển các nguồn lực trong từng DN là tăng quy mô của các yếu tố sản xuất, từng nguồn lực sản xuất. Phải gia tăng các yếu tố nguồn lực của DN bởi các yếu tố nguồn lực là thành phần cấu thành của quá trình sản xuất, là những yếu tố quyết định đến sự thành bại của mỗi DN. Đế đánh giá việc phát triển của doanh nghiệp, tiêu chí về nguồn lực là một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Việc gia tăng yếu tố nguồn lực của DNNVV thể hiện ở các yếu tố như sau: - Nguồn lao động - Nguồn lực vật chất - Nguồn lực vốn - Khoa học công nghệ 1.2.3. Gia tăng chủng loại và nâng cao chất lƣợng sản phẩm - Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau. Chủng loại sản phẩm trong danh mục nhiều hay ít tùy thuộc vào chính sách sản phẩm mà doanh nghiệp đang theo đuổi. - Doanh nghiệp có thể có được một sản phẩm mới bằng hai cách: Một là thông qua việc mua lại, thứ hai thông qua việc phát 6 triển sản phẩm mới. - Các doanh nghiệp muốn phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì phải cố gắng có được sản phẩm chất lượng cao. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Một số tiêu chí để đánh giá: + Số lượng các sản phẩm; + Mức tăng của các loại sản phẩm. 1.2.4. Mở rộng thị trƣờng - Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra sự cạnh tranh giữa các sản phẩm theo quy luật cung cầu. - Mở rộng thị trường là các doanh nghiệp tìm cách gia tăng doanh số qua việc đưa ra các sản phẩm vào thị trường mới. Làm cho các yếu tố, thị trường, thị phần, khách hàng ngày càng tăng. - Nội dung của mở rộng thị trường là theo hai phương thức sau: + Mở rộng theo chiều rộng là việc làm tăng quy mô thị trường, tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các khách hàng mới có nhu cầu thị hiếu và có khả năng mua sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung ứng trên các vùng thị trường mới. + Mở rộng thị trường theo chiều sâu là việc làm tăng quy mô thị trường, tăng số lượng khách hàng của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm các khách hàng mới trong chính vùng thị trường hiện tại của mình mà không phải mở rộng không gian địa lý. - Tiêu chí đánh giá việc mở rộng thị trường: + Giá trị doanh thu trên thị trường; + Số lượng chi nhánh tăng thêm. 7 1.2.5. Gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội - Gia tăng kết quả SXKD của DN được biểu hiện ở sự gia tăng sản phẩm và giá trị sản lượng của DN, việc gia tăng sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa và tăng phần đóng góp của DN cho Nhà nước. - Đánh giá kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp biết được những điểm mạnh cần phát huy và hạn chế cần khắc phục trong sử dụng nguồn lực, từ đó doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp phần đạt được mục tiêu sinh lợi trong kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt mang tính toàn cầu như hiện nay. Như vậy nâng cao kết quả kinh doanh là điều kiện thiết yếu để doanh nghiêp tồn tại và phát triển. - Tiêu chí đánh giá : + Doanh thu qua các năm của doanh nghiệp; + Tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu bình quân; + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh bình quân của DN; + Số DN kinh doanh có lãi, lỗ; - Xét ở góc độ xã hội, khi các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì mức độ đóng góp cho ngân sách cũng tăng lên, số lượng việc làm được giải quyết nhiều hơn, phúc lợi của người lao động được cải thiện, thu nhập của họ từ đó cũng được tăng theo. - Tiêu chí đánh giá mức độ đóng góp cho xã hội: + Số nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp qua từng năm; +Thu nhập bình quân của người lao động; 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DOANH NGHIỆP 8 NHỎ VÀ VỪA 1.3.1. Các nhân tố điều kiện tự nhiên Môi trường các điều kiện tự nhiên liên quan đến DN như: tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết, vị trí địa lý…. Các nhân tố điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt bằng kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như vận chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu… 1.3.2. Các nhân tố điều kiện xã hội Các nhân tố về văn hóa xã hội ảnh hưởng chậm song rất sâu sắc đến môi trường kinh doanh của DN. Đó là các nhân tố phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng... 1.3.3. Các nhân tố kinh tế: Bao gồm môi trường kinh tế, môi trường chính trị, pháp luật, thị trường, cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ XÃ BA ĐỒN ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Thị xã Ba Đồn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, nằm trên các trục đường giao thông huyết mạch Bắc-Nam (Quốc lộ 1A), Đông-Tây (Quốc lộ 12A). b. Đặc điểm địa hình Địa hình của thị xã Ba Đồn chia thành các dạng sau: Đồng bằng, ven biển, núi thấp. c . Tài nguyên thiên nhiên Các loại tài nguyên gồm có tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và ven biển. 2.1.2. Đặc điểm xã hội - Dân cư: Năm 2014 dân số trung bình toàn thị xã là 104.950 người nhưng đến năm 2018 dân số tăng lên là 107.120 người. Điều đó cho thấy nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của địa phương dồi dào. - Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng qua các năm, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản, tăng lao động trong cách ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. 10 2.1.3 Đặc điểm về điều kiện kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng trên địa bàn từ năm 2014 - 2018 có sự biến động, năm 2015 có tốc độ tăng trưởng là 9,03% đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng giảm còn 6,5 %, và đến năm 2018 tốc độ tăng trưởng tăng lên 10,39%. b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của thị xã đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm, thủy sản. c. Cơ sở hạ tầng 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN - TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng về phát triển số lƣợng DNNVV Tình hình phát triển số lượng DNNVV được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Số lượng DNNVV đang hoạt động đến ngày 31/12 hàng năm trên địa bàn TX Ba Đồn Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2014 2015 2016 2017 2018 Số lượng DN 257 287 322 336 346 Tăng giảm tuyệt đối DN 30 35 14 10 Tốc độ tăng trưởng % 11,67 12,20 4,35 2,98 % 7,72 Tốc độ tăng trưởng bq 2014-2018 Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình 11 Qua bảng 2.1 trên cho ta thấy: Trong giai đoạn 2014- 2018, số lượng các DNNVV thị xã Ba Đồn có tốc độ tăng khá. Số DNNVV thực tế hoạt động đến ngày 31/12/2018 là 346 DN, so với 2014 số DNNVV là 257 DN thì sau 5 năm đã tăng lên 89 DN, bình quân tăng hàng năm 7,72%. Về cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức sở hữu, công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến ở thị xã, tỷ lệ chiếm trong tổng số trên 70%. Tuy số lượng DNNVV hàng năm đều tăng nhưng số lượng DNNVV thành lập mới và giải thể tăng giảm liên tục. Song song với việc phát triển số lượng doanh nghiệp hàng năm thì số doanh nghiệp giải thể vẫn còn nhiều. 2.2.2. Thực trạng sử dụng các nguồn lực của các DNNVV a. Nguồn lao động Giai đoạn 2014-2018 số lượng lao động làm việc bình quân của các DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn phần lớn là tăng, chỉ có giảm vào năm 2018. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 3,93%. Số lượng lao động bình quân trong các DNNVV phần lớn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 số lao động bình quân là 3.587 người, đến năm 2018 số lao động bình quân lại 4.185 người, tăng 598 người so với 2014. Về quy mô lao động phân theo lĩnh vực kinh doanh thì số lượng lao động bình quân làm việc trong ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Trong đó cao nhất là ngành xây dựng. Lao động có trình độ đều tăng qua các năm song số lao động này vẫn đang chiếm tỷ lệ quá thấp, số lao động chưa qua đào tạo vẫn đang chiếm tỷ lệ cao. b. Nguồn lực vật chất 12 Cơ sở vật chất khu vực DNNVV trên địa bàn thị xã không ngừng tăng lên qua các năm, giá trị TSCĐ của các DNNVV có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa được ổn định. Năm 2014 giá trị TSCĐ 716,5 tỷ đồng đến năm 2015 lên đến 1.297,8 tỷ đồng, tăng 581,3 tỷ đồng; năm 2016 giảm xuống còn 968,4 tỷ đồng, giảm 329,4 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017 tăng lên 1.368,5 tỷ đồng, tăng 400,1 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 tiếp tục tăng lên 1.421,2 tỷ đồng, tăng 52,7 tỷ so với năm 2017. Tốc độ tăng trường bình quân hàng năm đạt 18,68%. c. Thực trạng về nguồn vốn Trong giai đoạn 2014-2018 số lượng DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn không ngừng gia tăng nên số vốn SXKD của các DNNVV cũng tăng lên, nó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: Quy mô vốn SXKD bình quân các DNNVV TX Ba Đồn giai đoạn 2014-2018 Năm Đơn Chỉ tiêu vị tính Vốn SXKD BQ của các DNNVV tỷ đồng 2014 2015 2016 2017 2018 2.549,1 3.189,8 3.192,9 4.143,6 4.221,5 Tăng giảm vốn SXKD BQ của các DNNVV tỷ đồng 640,7 3,1 950,7 77,9 13 Tốc độ tăng trưởng của vốn SXKD % 25,13 0,10 29,78 1,88 BQ của các DNNVV Tốc độ TT BQ của vốn SXKD BQ của các % 13,44 DNNVV (2014 – 2018) Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình Qua bảng 2.2 trên ta thấy quy mô vốn SXKD bình quân của các DNNVV trên địa bàn thị xã Ba Đồn không ngừng tăng theo từng năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,44%. Tuy nhiên xét theo cụ thể từng năm thì sự gia tăng vốn SXKD bình quân của các DNNVV chưa được ổn đinh, có năm tăng cao nhưng có năm tăng quá thấp. Năm 2014 vốn SXKD bình quân của DNNVV là 2.549,1 tỷ đồng, sang năm 2018 là 4.221,5 tỷ đồng tăng 1.672,4 tỷ đồng. d. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn thị xã Ba Đồn cho thấy về chỉ tiêu sử dụng công nghệ thông tin thì phần lớn các DNNVV đều đã đầu tư máy vi tính có kết nối internet để phục vụ hoạt động SXKD, tỷ lệ này gần 95%. Song việc đầu tư đó của các DNNVV mới chỉ dừng chỉ dừng lại ở việc dùng làm báo cáo, quyết toán thuế.. chứ chưa quảng bá hình ảnh, bán hàng qua mạng hoặc xây dựng website riêng cho công ty mình, số DNNVV có 14 website rất thấp chưa đến 2%. 2.2.3. Thực trạng chủng loại và nâng cao chất lƣợng sản phẩm Các sản phẩm trên địa bàn đều tăng qua các năm, sản phẩm chủ yếu ở đây là sản phẩm sản xuất từ gỗ và mây tre đan. Riêng chỉ có hai sản phẩm là cát sạn các loại và sản phẩm từ mây tre đan các loại giảm mạnh, sản phẩm đá xây dựng tăng giảm không ổn định. Các DNNVV trên địa bàn ít có mặt hàng sản phẩm mới, từ năm 2014-2018 chỉ thêm được mặt hàng quần áo may sẳn và gạch block các loại, còn phần lớn vẫn là các mặt hàng truyền thống. Các DN nơi đây có nhiều hạn chế nhiều trong khâu tiếp thị quảng cáo sản phẩm, việc phát triển thêm chủng loại sản phẩm vẫn đang là vấn đề khó khăn đối với các DNNVV trên địa bàn. Chính vì vậy cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương giúp DNNVV quảng bá và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn. 2.2.4. Thực trạng về mở rộng thị trƣờng Các DNNVV vừa yếu về công nghệ, vừa yếu về năng lực tài chính và cả kỹ năng quản trị nên đã bị hạn chế trong việc khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Điều đó một phần được thể hiện qua giá trị doanh thu trên thị trên thị trường. Trong giai đoạn 2014-2018 các DNNVV trên địa bàn thị xã chỉ phục vụ nhu cầu thị trường trong nước mà chưa vươn tới được thị trường nước ngoài, giá trị doanh thu thị trường nước ngoài vẫn là con số 0. Mặc dầu chưa phát triển được thị trường nước ngoài nhưng các DNNVV vẫn đang cố gắng để mở rộng thị trường trong nước bằng việc mở rộng thêm chi nhánh song số lượng chi nhánh tăng thêm hàng năm chưa được nhiều và không ổn định. 15 2.2.5. Thực trạng về kết quả kinh doanh và đóng góp cho xã hội a. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Đối với thị xã Ba Đồn giai đoạn 2014- 2018 doanh thu các DNNVV trên địa bàn thị xã đều có xu hướng tăng. Lợi nhuận đạt thấp và tăng giảm không đều qua các năm. Điều đó thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các DNNVV TX Ba Đồn giai đoạn 2014- 2018 Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính Doan Tỷ h thu đồng 2014 2015 2016 2017 2018 3.972,3 4.504,5 4.702,5 4.728,5 4.876,4 2.549,1 3.189,8 3.192,9 4.143,6 4.221,5 11,263 16,450 38,670 23,150 32,245 0,44 0,51 1,21 0,56 0,76 Vốn SXK D bình Tỷ đồng quân Lợi Tỷ nhuận đồng Tỷ suất lợi nhuận / Vốn % 16 SXK D bình quân Tỷ suất lợi nhuận % 0,28 0,36 0,82 0,49 0,66 / Doan h thu Nguồn: Cục Thống kê Quảng Bình Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã giai đoạn 2014-2018 không cao và không ổn định.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không cao và có sự tăng giảm, năm 2014 tỷ suất đạt 0,44%; năm 2015 là 0,51%; sang đến năm 2016 tỷ suất này tăng lên 1,21%; nhưng đến năm 2017 lại giảm còn 0,56%; năm 2018 tăng lại 0,76%. Tương tự, chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh bình quân đạt thấp và không ổn định. b. Đóng góp cho xã hội của DNNVV Việc đóng góp của DNNVV thể hiện rõ nét ở mức độ đóng góp vào GTSX của địa phương. Nó được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: 17 Bảng 2.4: Kết quả đóng góp vào GTSX theo giá so sánh của địa phương của DNNVV TX Ba Đồn giai đoạn 2014- 2018 Năm Chỉ tiêu ĐVT Tỷ GTSX đồng 2010 Tốc độ tăng GTSX khu vực DNNVV 2014 2.931,3 % Tỷ đồng 2015 3.196 9,03 2016 2017 2018 3.403,7 3.746,6 4.136,1 6,50 10,07 10,40 1.260,5 1.431,8 1.538,5 1.757,2 1.989,5 Tốc độ tăng GTSX % 13,59 7,45 14,22 13,22 44,80 45,2 46,9 48,1 khu vực DNNVV Tỷ trọng GTSX khu vực % 43,0 DNNVV/ GTSX Nguồn: Chi cục Thống kê TX Ba Đồn Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả đóng góp vào GTSX của địa phương của DNNVV TX Ba Đồn khá lớn, chiếm gần 50%. Ngoài khoản đóng góp vào GTSX của địa phương các DNNVV trên địa bàn vẫn duy trì nguồn thu ngân sách cho thị xã. 18 Trong những năm qua các khoản nộp ngân sách nhà nước của các DNNVV không ngừng tăng. Bên cạnh đóng góp một khoản lớn vào ngân sách nhà nước các DNNVV còn tạo ra việc làm cho nhiều người lao động góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BA ĐỒN GIAI ĐOẠN 2014-2018 2.3.1. Những mặt thành công - Các DNNVV trên địa bàn không ngừng gia tăng về số lượng. - Cơ cấu DNNVV phân theo lĩnh vực kinh doanh trong giai đoạn này là tương đối phù hợp. - Các DNNVV đã tạo ra nhiều cơ hội về việc làm cho lao động địa phương, góp phần giải quyết thất nghiệp, tạo sự ổn định đời sống kinh tế - xã hội trong dân cư. - Số lượng hàng hóa, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, nâng cao đời sống cho người dân. 2.3.2. Những mặt hạn chế a. Hạn chế từ phía doanh nghiệp - DNNVV năng lực sản xuất còn thấp, ít được chú ý đầu tư, lại chủ yếu là quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp. Bên cạnh sự gia tăng số lượng DN đăng ký thành lập mới thì số DN giải thể vẫn còn nhiều. - Các DNNVV tập trung chủ yếu ở thành thị, nông thôn rất ít.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan