Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhà nước ở việt nam

.PDF
140
152
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HÀ THỊ CẨM VÂN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM. CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế chính trị MÃ SỐ: 603101 Học viên: Hà Thị Cẩm Vân Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu Hà Nội 12 - 2010 MỤC LỤC Danh mục chữ cái viết tắt..................................................................................................i Danh mục các bảng biểu...................................................................................................ii Mở đầu................................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN SƢ̣ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC ............................................................................................... 9 1.1. Doanh nghiệp nhà nƣớc ..................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nƣớc. .............................................................. 9 1.1.2.Vai trò của các DNNN .................................................................................... 9 1.1.3. Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ................................................................ 13 1.2.Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc ........................ 14 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của các DNNN ............................................................ 14 1.2.2. Khả năng thích ứng của các DNNN. ............................................................ 15 1.2.3. Tính minh bạch của DNNN. ........................................................................ 16 1.2.4. Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của DNNN .............................................. 17 1.3.Phát triển DNNN ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .... 19 1.3.1. Phát triển DNNN ở Trung Quốc .................................................................. 19 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ............................................................ 22 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VIỆT NAM .............................................................................. 27 2.1. Thực trạng DNNN Việt Nam sau 20 năm đổ i mới kinh tế ............................ 27 2.1.1. Quan điểm phát triển DNNN ....................................................................... 27 2.1.2 Những biện pháp phát triển DNNN .............................................................. 29 2.1.3. Kết quả phát triển DNNN sau 20 năm đổi mới............................................ 32 2.2. Thực trạng phát triển DNNN Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ................... 36 2.2.1.Những nhân tố chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010 tác động tới sự phát triển DNNN Việt Nam ................................................................................................................ 36 2.1.2. Tình hình phát triển DNNN ......................................................................... 40 2.3. Đánh giá sự phát triển DNNN ở Việt Nam ..................................................... 57 2.3.1. Năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN đƣợc cải thiện ............................ 57 2.3.3 DNNN trở nên thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh tế hơn ......... 65 2.3.4.DNNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô ........................................................ 69 2.3.5. DNNN tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ........... 71 2.4. Hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển của DNNN ................. 74 2.4.1. Hạn chế......................................................................................................... 74 2.4.2. Nguyên nhân ................................................................................................ 93 Chƣơng 3.ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015............. 101 3.1. Bối cảnh mới .................................................................................................... 101 3.1.1. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 101 3.1.2. Bối cảnh trong nƣớc ................................................................................... 104 3.2. Định hƣớng phát triển DNNN ....................................................................... 109 3.2.1.Phát triển DNNN phải gắn với việc tái cơ cấu khu vực DNNN, tách hoạt động của nhà nƣớc ra khỏi hoạt động kinh doanh của DNNN ..................................... 109 3.2.2. Phát triển DNNN phải gắn với việc phát huy lợi thế của DNNN Việt Nam111 3.2.3. Phát triển DNNN phải gắn với phát triển bền vững................................... 111 3.3. Giải pháp và kiế n nghi nhằ m tiế p tu ̣c phát triể n DNNN Viêṭ Nam .......... 112 ̣ 3.3.1. Giải pháp đối với DNNN ........................................................................... 112 3.3.2. Kiến nghi ̣đối với nhà nƣớc ........................................................................ 116 KẾT LUẬN ........................................................................................ 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 129 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tiếng Việt TT NGHĨA ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng 3 CPH Cổ phần hoá 4 CTM-CTC Công ty mẹ - công ty con 5 DN Doanh nghiệp 6 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 7 HĐQT Hội đồng quản trị 8 HTKTĐN Hợp tác kinh tế đối ngoại 9 KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư 10 NNL Nguồn nhân lực 11 NQ Nghị quyết 12 QĐ Quyết định 13 TĐKT Tập đoàn kinh tế 14 TCT Tổng công ty 15 TGĐ Tổng giám đốc 16 Tp Thành phố 17 TW Trung ư ơ ng 18 UBND Uỷ ban nhân dân 19 VNĐ Việt Nam đồng Các từ viết tắt Tiếng Anh TT NGHĨA ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT 1 ASEAN Hội hiệp các quốc gia Đông Nam Á 2 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thư ơ ng mại 3 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam 4 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 5 GDP Tổng sản phẩm trong nƣớc 6 GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam 1 7 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 8 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế 9 SCIC Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nư ớc 10 VCB Ngân hàng ngoại thư ơ ng mại UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 12 USD Đô la Mỹ 13 VNCI Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam 14 WB Ngân hàng thế giới 15 WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới 15 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới 11 2 DANH MỤC CÁC BẢNG TT NỘI DUNG TRANG DANH MỤC CÁC BẢNG 2.1 Tình hình sắp xếp DNNN ở Việt Nam 24 2.2 Số lư ợng DNNN đư ợc cổ phần hoá giai đoạn 2000 - 2005 25 2.3 Tổng số lao động theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 28 2.4 Tốc độ tăng trư ởng GDP theo khu vực kinh tế 29 2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của DNNN 30 2.6. Số lư ợng DN hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 30/12 hàng năm 36 2.7 Số lư ợng lao động tại các DN tại thời điểm 30/12 hàng năm 37 2.8 Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 38 2.9 Vốn đầu tư theo giá so sánh phân theo ngành kinh tế 50 2.10 Tỷ lệ đóng góp vào GDP phân theo ngành kinh tế 50 2.11 Phân bổ tín dụng cho nền kinh tế 54 2.12 Doanh thu thuần của các DNNN 69 2.13. Một đồng vốn tạo ra mấy đồng doanh thu thuần. 70 2.14 Cơ cấu lao động của các doanh nghiêp 74 2.15 Vốn bình quân cho mỗi chỗ việc làm 74 DANH MỤC CÁC HÌNH 2.1 Thời gian trung bình để cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam 26 2.2 Số lư ợng DNNN giai đoạn 2000 – 2005 28 2.3 Số lư ợng DNNN đư ợc cổ phần hoá hàng năm 41 2.4 Số lư ợng lao động trong khu vực DNNN 55 3.1 CPI giai đoạn 2007 – 2010 100 DANH MỤC CÁC HỘP 2.1 Tập đoàn dầu khí Việt nam chung tay kiềm chế lạm phát 64 2.2 Nợ xấu của các DNNN 71 3 2.3 Đầu tư dàn trải ở Vinashin 76 2.4 Khoảng trống trong giám sát các tập đoàn kinh tế 87 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế nhà nƣớc là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Trong bất kỳ thời điểm nào, đối với bất kỳ quốc gia nào, kinh tế nhà nƣớc mà trong đó các doanh nghiệp nhà nƣớc là một bộ phận quan trọng, vẫn luôn đƣợc coi nhƣ một thành phần kinh tế quan trọng của đất nƣớc. Trong nề n kinh tế thi ̣trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, doanh nghiê ̣p nhà nƣớc có vai trò đ ặc biệt quan trọng. Hơn 20 năm tiế n hành đổ i mới kinh tế , cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc đã tƣ̀ng bƣớc đƣa khu vƣ̣c doanh nghiê ̣p này hô ̣i nhâ ̣p và phát triển . Tuy nhiên, thực tế cho thấy khố i doanh nghiệp nhà nƣớc vẫn chƣa có đƣợc hiệu quả hoạt động cao, năng lƣ̣c ca ̣nh tranh còn thấ p , chƣa minh ba c̣ h trong tổ chƣ́c và hoạt động, khả năng thích ứng với nhƣ̃ng thay đổ i của môi trƣờng kinh doanh còn ha ̣n chế . Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quố c tế sâu rô ̣ng nhƣ hiện nay thì vấn đề này càng trở nên khó khăn cho sự tồn tại và phát triể n của các doanh nghiệp nhà nƣớc . Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc gặp phải không ít những sóng gió trên con đƣờng phát triển của mình, điển hình là vụ “chìm tàu” Vinashin đang gây ra không ít những bức xúc trong dƣ luận những tháng giữa năm 2010. Yêu cầu đặt ra cho khu vực này là phải xem xét lại một cách toàn diện cách thức tổ chức và hoạt động của mình để có thể đứng vững và hƣớng tới phát triển bền vững trong điều kiện nền kinh tế trong nƣớc và thế giới luôn tiềm ẩn những biến động khôn lƣờng nhƣ hiện nay. Với những lý do nhƣ trên, câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đặt ra là: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc trong những năm qua ở Việt Nam nhƣ thế nào? Và giải pháp nào để tiếp tục phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam trong những năm tới? Việc nhận diện những thành công và những vấn đề đặt ra trong sự phát triển doanh nghiê ̣p nhà nƣớc , hƣớng tới viê ̣c đề xuất những giải pháp để phát triển khu vực này là vấ n đề có ý nghĩa quan tro ̣ng không chỉ đố i với sƣ̣ phát triể n của khu vực doanh nghiê ̣p nhà nƣớc, mà còn đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. 5 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc là một trong những vấn đề trọng tâm của quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam , đặc biệt là trong những năm gần đây, do vâ ̣y, đã có nhiều công triǹ h khác nhau nghiên cƣ́u. Điển hình nhƣ: - Tác giả Ngô Quang Minh:“Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN”, 2005 - GS.TS Vũ Đình Bách: “Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước- Lý luận và giải pháp”, 2003. - PSG.TS Nguyễn Kim Cúc và PGS.TS Kim Văn Chính:“ Sở hữu nhà nước và DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, 2003 - Lee Kang Woo: “Quá trình đổi mới DNNN Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000”, 2002 - Nguyễn Quang A, 2009, “ Địa vị và vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước”, báo cáo tại hội thảo “ Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc – Lý luận và thực tiễn”, 2009 - Bộ Tài chính, “Cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước”, 2005 - Nguyễn Quang A, “Vì sao Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả”, 2010 - Vũ Thành Tự Anh, “Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo”, 2010. ….. Các tác giả đã phân tích sâu sắ c quá trình phát triển DNNN ở Việt Nam và những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, việc cập nhật những vấ n đề đă ̣t ra đố i với sƣ̣ phát triển các DNNN trong giai đoạn hiện này và những thách thức phát triển của khu vực này trong tình hình mới thì chƣa có một đề tài nào đề cập và khai thác nó một cách đầy đủ và toàn cảnh. Vấn đề nghiên cứu đề tìm ra các thách thức của việc phát triển của khu vực DNNN trong bối cảnh và tình hình mới từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp khu vực này phát triển là một cách tiếp cận mới, đang là vấn đề mang tính thời sự cao khi các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DNNN đang cố gắng thay đổi mình để đứng vững và phát triển sau thời kỳ khủng hoảng. 6 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài *Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam” nghiên cứu nhằm mục đích nhận diện thực trạng và nguyên nhân trong sự triển DNNN ở Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của khu vực này trong những năm tới. *Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Làm rõ hơn cơ sở khoa học của sƣ̣ phát triể n của doanh nghiê ̣p nhà nƣớc trên phƣơng diện lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. - Nhận diện những thành công , nhƣ̃ng h ạn chế trong quá trình phát triển doanh nghiê ̣p nhà nƣớc Viê ̣t Nam.. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tiế p tu ̣c phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam trong tƣơng lai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu: Đề tài “ Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam ” có đối tƣợng nghiên cứu là khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam *Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi không gian: doanh nghiê ̣p nhà nƣớc ở Viê ̣t Nam - Phạm vi thời gian: Trọng tâm vào giai đoạn từ 2006 - 2010 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. - Đề tài kế thừa những nghiên cứu về lý luận phát triển của các tác giả trong nƣớc và trên thế giới để làm rõ lý thuyết phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc (khái niệm, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển) - Từ việc nghiên cứu các số liệu và tình hình hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc của Tổng cục thống kê, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc, đề tài phân tích, đánh giá quá trình phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam gắn với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 7 - Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân trong sự phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam (2006-2010), đề tài đƣa ra định hƣớng và giải pháp tiếp tục phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc trong thời gian tới (giai đoạn 2011-2015) Đề tài sử dụng các phƣơng pháp cụ thể trong nghiên cứu kinh tế chính trị : phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp logic kết hợp với lịch sử, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê kinh tế để thƣ̣c hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ của đề tài . Luận văn sử dụng các công cụ phân tích kinh tế nhƣ: số liệu và chỉ số, biểu đồ, đồ thị,… trong việc phân tích và thể hiện nội dung đề tài. 6. Những đóng góp mới của Luận văn Luận văn có một số đóng góp sau: - Đƣa ra cách tiếp cận mới để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam, đó là gắ n sƣ̣ phân tić h với lý thuyế t phát triể n doanh nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i và gắ n sƣ̣ phân tích với bối cảnh đổi mới kinh tế và hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế ở Viê ̣t Nam. - Nhận diện nhƣ̃ng thách thức mà doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam phải vƣơ ̣t qua trong quá trình phát triển của mình. - Đề xuất một số giải pháp để tiếp tục phát triển các doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài đƣợc thiết kế làm 3 chƣơng Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc Chƣơng 2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam Chƣơng 3. Định hƣớng và giải pháp tiếp tục phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc ở Viê ̣t Nam giai đoạn 2011 - 2015 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SƢ̣ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Doanh nghiệp nhà nƣớc 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. + Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nƣớc là khu vực kinh tế do nhà nƣớc nắm giữ, dựa trên sở hữu nhà nƣớc, bao gồm: các DNNN; Tài nguyên, khoáng sản, và phần đất đai thuộc sở hữu của nhà nƣớc; Ngân hàng Nhà nƣớc, Kho bạc nhà nƣớc, Ngân sách nhà nƣớc, Tài chính nhà nƣớc, Hệ thống dự trữ quốc gia và bảo hiểm quốc gia, các dịch vụ công cộng do nhà nƣớc đảm nhiệm. Trong các bộ phận của kinh tế nhà nƣớc, các DNNN là cấu thành quan trọng nhất vì đây là lực lƣợng tạo ra sức mạnh vật chất cho nhà nƣớc thực hiện vai trò của mình, đồng thời là công cụ để nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế. + Doanh nghiệp nhà nước DNNN là doanh nghiệp đƣợc thành lập bằng 100% vốn nhà nƣớc, hoặc doanh nghiệp trong đó nhà nƣớc giữ cổ phần chi phối. Theo Luật doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, DNNN là doanh nghiệp trong đó nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ [11,1]. Quan niệm này cũng phù hợp với quan điểm của WTO về DNNN. Nhƣ vậy, doanh nghiệp nhà nƣớc hiểu một cách đơn giản nhất thì đó là một doanh nghiệp mà nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bất kể nó thuộc loại hình kinh doanh nào, nguồn gốc hình thành nhƣ thế nào… Khái niệm này cho ta thấy một cách rõ ràng hơn cách hiểu về DNNN ở Việt Nam. 1.1.2.Vai trò của các DNNN *DNNN là kinh tế của nhà nước Khu vực kinh tế nhà nƣớc là nơi tạo ra tiềm lực về kinh tế cho nhà nƣớc. Trong thành phần kinh tế nhà nƣớc thì DNNN là một cấu thành quan trọng, đây là bộ phận chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất cho nhà nƣớc thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong nền kinh tế của các nƣớc tƣ bản giai đoạn độc quyền, DNNN cũng đƣợc xây dựng và hoạt động nhƣ các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế. Ở giai đoạn độc 9 quyền, chủ nghĩa tƣ bản cần phải xây dựng kinh tế nhà nƣớc và liên doanh với các tổ chức độc quyền, vừa là để giúp các tổ chức này có thể tồn tại đƣợc, vừa có lợi cho nhà nƣớc tƣ bản vì khu vực kinh tế nhà nƣớc có vai trò là lực lƣợng kinh tế của nhà nƣớc. Bản chất của quan hệ sản xuất TBCN là dựa trên sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, đến giai đoạn độc quyền, quan hệ sở hữu tƣ bản chủ nghĩa về tƣ liệu sản xuất đã có sự biến dạng nhất định: sở hữu tƣ bản tập thể xuất hiện, nhƣng sự biến dạng đó cũng không đáp ứng đƣợc sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Chính điều này làm cho sở hữu nhà nƣớc phát triển mạnh mẽ. Để can thiệp vào nền kinh tế, nhà nƣớc tƣ bản phải có sức mạnh về kinh tế. Nhà nƣớc sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để can thiệp vào nền kinh tế bằng cách sử dụng ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng cơ sở kinh tế cho riêng mình, thông qua các hình thức: Nhà nƣớc bỏ tiền ra mua lại các xí nghiệp tƣ nhân có nguy cơ bị phá sản, nhờ đó mà giúp cho nền kinh tế không lâm vào tình trạng bất ổn do hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản; nhà nƣớc bỏ tiền ra mua hàng hóa khó tiêu thụ của các công ty tƣ nhân, nhờ đó mà các công ty này thu hồi đƣợc vốn, đổi mới đƣợc khoa học công nghệ hoặc chuyển hƣớng kinh doanh tránh đƣợc nguy cơ phá sản… Để thực hiện đƣợc những điều đó, Nhà nƣớc phải có sức mạnh về kinh tế. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 cho đến giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, sở hữu nhà nƣớc ở các nƣớc TBCN phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế quốc dân có xu hƣớng tăng lên, kinh tế nhà nƣớc không chỉ bao hàm các lĩnh vực công cộng mà còn cả những doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực sản xuất vật chất. Điều đó chứng tỏ ngay cả trong chủ nghĩa tƣ bản thì thành phần kinh tế nhà nƣớc, trong đó có các DNNN, không những tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế nhƣ các thành phần kinh tế khác mà nó còn có vai trò kinh tế quan trọng, là khu vực chủ yếu tao ra sức mạnh vật chất cho nhà nƣớc thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế của mình. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, DNNN đƣợc xác định là có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Khu vực DNNN luôn đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nền kinh tế (khoảng gần 40% GDP), góp một bộ phận quan trọng trong ngân sách nhà nƣớc (trung bình khoảng trên 40%). Những con số này cho thấy DNNN là bộ phận chủ yếu cung cấp cho nhà nƣớc nguồn lực về vật chất. Nguồn 10 thu thuế của nhà nƣớc từ khu vực DNNN cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ. Nhƣ vậy hiệu quả hoạt động của DNNN cũng phần nào cho ta thấy sức mạnh kinh tế của nhà nƣớc. Hệ thống DNNN hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cho nhà nƣớc có một tiềm lực kinh tế mạnh, để có sức mạnh vật chất đủ lớn đê nhà nƣớc thực hiện các vai trò kinh tế xã hội của mình. DNNN (trừ các DNNN hoạt động trong lĩnh vực công ích) trong cơ chế thị trƣờng hoạt động nhƣ một đơn vị sản xuất kinh doanh, tồn tại trong điều kiện cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Cũng giống nhƣ các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc, các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội và mang lại lợi ích tối đa cho chủ sở hữu đó là nhà nƣớc, các DNNN cũng lấy việc tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khi các DNNN coi việc tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu thì các DNNN sẽ có động lực để hoạt động có hiệu quả hơn. Lợi nhuận mà các DNNN thu đƣợc sẽ thuộc về Nhà nƣớc vì Nhà nƣớc là chủ sở hữu. Do đó khi các DNNN hoạt động có hiệu quả, nguồn thu của Nhà nƣớc từ các DNNN sẽ tăng lên, bố sung cho sức mạnh kinh tế của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy với vị trí là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng nhằm mục tiêu lợi nhuận thì các DNNN là một nguồn quan trọng tạo ra tiềm lực vật chất cho nhà nƣớc. Với vai trò là chủ sở hữu các DNNN, Nhà nƣớc muốn tăng tiềm lực về kinh tế của mình thì phải có những chính sách, chiến lƣợc phát triển các DNNN một cách phù hợp và có hiệu quả thực thi cao. Nhƣ vậy, một hệ thống DNNN đủ mạnh sẽ tạo ra sức mạnh vật chất cho nhà nƣớc thực hiện vai trò của mình. Với chức năng là kinh tế cho nhà nƣớc các DNNN phải hoạt động có hiệu quả thì mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về kinh tế của nhà nƣớc. *DNNN là công cụ điều tiết nền kinh tế DNNN bên cạnh vai trò là kinh tế của nhà nƣớc, nó còn có vai trò là công cụ điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế thị trƣờng thì DNNN phải là công cụ quan trọng để nhà nƣớc thực hiện các vai trò kinh tế xã hội của mình, vì sự can thiệp của nhà nƣớc vào nền kinh tế là rất cần thiết và quan trọng trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội nhƣ mô hình mà nƣớc ta đang áp dụng. Do vậy, nếu không có một lực lƣợng kinh tế mạnh làm hậu thuẫn thì trong nhiều trƣờng hợp sự can thiệp của nhà nƣớc vào nền kinh tế bị vô hiệu 11 hoá. Khi DNNN có sức mạnh về kinh tế thì nó có thể định hƣớng, dẫn dắt, điều tiết các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế hoạt động theo một hệ thống, trong đó DNNN có vai trò đầu tàu. DNNN thể hiện vai trò điều tiết của mình ở chỗ DNNN hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Trong cơ chế thị trƣờng, các thành phần kinh tế tồn tại đan xen lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, trong đó DNNN với vai trò chủ đạo sẽ là lực lƣợng đi đầu, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Với sức mạnh kinh tế của mình, DNNN có tầm ảnh hƣởng lớn, buộc các khu vực này phải theo sự điều tiết của Nhà nƣớc thông qua các DNNN. Vai trò điều tiết của các DNNN thể hiện ở việc DNNN điều tiết cơ cấu ngành, vùng và DNNN điều tiết giá cả ở một số lĩnh vực trong nền kinh tế Thứ nhất DNNN điều tiết cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế. Trong nền kinh tế có nhiều ngành, vùng kinh tế với những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng và không phải tất cả các ngành, vùng đó đều đƣợc lấp đầy bởi những thành phần kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà cụ thể là các khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc. Những ngành mang tính mới, thí điểm, rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn chậm nhƣ những ngành đầu tƣ cho nghiêm cứu và phát triển, những ngành phục vụ lợi ích công cộng, những ngành đòi hỏi vốn lớn mà khu vực ngoài nhà nƣớc không thể tham gia đƣợc…nhƣng lại rất quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế mà không đƣợc khu vực ngoài nhà nƣớc đầu tƣ thì buộc các DNNN phải tham gia để đảm bảo cân đối cơ cấu ngành cho nền kinh tế. Bên cạnh đó các DNNN còn điều tiết ngành kinh tế thông qua việc nhà nƣớc phát triển một số ngành, lĩnh vực mới, nhƣng không hoạt động vĩnh viễn mà sẽ nhƣợng lại cho tƣ nhân khi mà Nhà nƣớc không cần can thiệp nữa. DNNN chỉ hoạt động thời gian đầu, mang tính mở đƣờng cho các DNNN khác khai thác lĩnh vực mới đó. Ngoài ra các DNNN còn mua lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ, nhằm cứu vãn tình trạng phá sản cho các doanh nghiệp này. Sau khi mua lại, DNNN sẽ hoạt động một thời gian, nhằm khôi phục lại vị trí của doanh nghiệp đó, sau đó lại bán cho các doanh nghiệp khác tiếp tục kinh doanh. Bằng cách đó, Nhà nƣớc giúp cho các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản, đồng thời giúp cho cơ cầu ngành kinh tế đƣợc giữ vững. DNNN cũng phải đƣợc thành lập ở những vùng xa xôi hẻo lánh, biên giới, hải đảo… với điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, không có khả năng mang lại lợi nhuận, mà 12 các khu vực khác không chịu đầu tƣ, để đảm bảo các vùng kinh tế của đất nƣớc đều đƣợc đầu tƣ, không có sự chênh lệch quá lớn gây mất cân đối cơ cầu kinh tế vùng, và nhằm đảm bảo các mục tiêu xã hội của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, DNNN đã lấp đầy những chỗ trống trong nền kinh tế, những vị trí rất quan trọng về mặt kinh tế hay xã hội mà các khu vực khác không hoạt động. Bằng cách đó, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế đƣợc cân bằng. Thứ hai, DNNN điều tiết giá cả một số mặt hàng quan trọng, có ảnh hƣởng quyết định đến hoạt động của nền kinh tế. Bằng việc các DNNN nắm giữ các ngành, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế nên các DNNN có thể thực hiện việc điều tiết giá cả của một số mặt hàng nhƣ giá xăng dầu, giá điện, giá dịch vụ bƣu chính viễn thông …và các mặt hàng thay thế và bổ sung khác. Nhà nƣớc mà đại diện là các DNNN là ngƣời cung cấp. Nếu giả định cầu trên thị trƣờng là không thay đổi thì các DNNN chính là ngƣời quyết định giá cả của các mặt hàng này. Nếu Nhà nƣớc vì một lý do nào đó muốn giá các hàng hoá này giảm xuống thì các DNNN có thể giảm nguồn cung để thực hiện mục tiêu đó của Nhà nƣớc. Thông qua đó giá cả một số mặt hàng khác cũng chịu sự điều tiết đó. Nhƣ vậy, các DNNN có khả năng điều tiết giá cả của nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nƣớc. Đó là những chức năng chủ yếu mà DNNN ở bất kỳ quốc gia nào cũng có, trong đó có Việt Nam. Những chức năng này gắn vào điều kiện và mục tiêu của Việt Nam thì nó thể hiện là DNNN giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiện trên các mặt: Nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế để có thể chi phối các hoạt động kinh tế; đồng thời có năng suất và hiệu quả cao, tạo sức mạnh trong cạnh tranh cho khu vực này. 1.1.3. Phát triển doanh nghiệp nhà nước Phát triển là một khái niệm dùng để chỉ sự vận động đi lên trong quá trình thay đổi số lƣợng và chất lƣợng của quá trình đó theo chiều hƣớng tiến bộ. Đó là dòng tiến hoá có sự thay đổi mạnh về chất trong nội sinh của một quá trình nhất định. Về lĩnh vực kinh tế, một nền kinh tế đƣợc gọi là phát triển bao giờ cũng phát triển hài hoà cả hai nội dung chủ yếu sau: đó là sự gia tăng của cải vật chất và dịch vụ, cùng với sự chuyển biến theo hƣớng tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Về cơ cấu kinh tế đƣợc thể hiện ở mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành theo chiều hƣớng tiến bộ: Công 13 nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hay Dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Ngày nay, ngƣời ta nhận thấy rằng một nền kinh tế phát triển phải đảm bảo cân đối, hài hoà và toàn diện các mục tiêu kinh tế, xã hội, bền vững và bảo vệ tốt môi trƣờng môi sinh. Những yếu tố tác động quyết định đên sự phát triển nền kinh tế là sự phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất, trƣớc hết là việc sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến, áp dụng thành công các kết quả của cách mạng về khoa học kỹ thuật, công nghệ và thông tin. Một ngành hay một vùng kinh tế đựơc gọi là phát triển thƣờng phải hội tụ đầy đủ mọi sức mạnh của nhiều yếu tố thuận lợi và giữ vai trò mũi nhọn hay trọng điểm trong nền kinh tế quốc gia đó với tỷ trọng lớn về tổng giá trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doạnh đƣợc gọi là phát triển, là phải đạt đƣợc những mục tiêu về lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh, sản xuất bền vững và đảm bảo an toàn trong cơ chế thị trƣờng. Doanh nghiệp nhà nƣớc là một trong số những đơn vị sản xuất kinh doanh, vì vậy, sự phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc hiểu là doanh nghiệp luôn đạt đƣợc mục tiêu về tăng trƣởng doanh nghiệp qua các năm, có đƣợc lợi thế cạnh tranh và sản xuất bền vững. Phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc còn đƣợc hiểu với nội hàm là sự lớn mạnh thêm về quy mô của doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tăng lên theo thời gian và đảm bảo sự tăng trƣởng đó một cách bền vững. Ở rất nhiều quốc gia, số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc giảm đi qua các năm và chỉ trong tâm vào một số lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, giúp làm đầu tàu phát triển kinh tế đất nƣớc. Nhƣ vậy, phát triển doanh nghiệp nhà nƣớc không hoàn toàn có nghĩa là lớn mạnh về mặt số lƣợng mà chủ yếu là cải thiện về mặt quy mô và hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp. 1.2.Tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc Có nhiều tiêu chí và nhiều cách phân loại tiêu chí phát triển DNNN, bài viết xin đƣa ra bốn tiêu chí sau: 1.2.1. Năng lực cạnh tranh của các DNNN 14 Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc nhắc đến rất nhiều nhƣng đến nay khái niệm này vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp và cần đƣợc thể hiện ra bằng phƣơng thức cạnh tranh phù hợp. Trên cơ sở đó tác giả đã đƣa ra định nghĩa cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Về các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp. Cũng nhƣ bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhƣ thị trƣờng, thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng và bên trong doanh nghiệp nhƣ tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, lao động… Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu gay gắt phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN. Các DNNN cần nhanh chóng, khẩn trƣơng phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là quá trình thƣờng xuyên, liên tục, đòi hỏi các doanh nghiệp liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suât, chất lƣợng sản phẩm… Có nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ: quy mô của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý và năng lực sản xuất của ngƣời lao động, giá thành và chất lƣợng sản phẩm, thị phần của doanh nghiệp, thƣơng hiệu của sản phẩm… 1.2.2. Khả năng thích ứng của các DNNN. Các doanh nghiệp tồn tại trong một môi trƣờng luôn luôn biến động, đặc biệt là trong thời kỳ mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang diễn ra nhƣ vũ bão hiện nay thì tốc độ thay đổi của môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đƣợc phải có những chiến lƣợc phù hợp với một môi trƣờng biến động không ngừng. Khả năng thích ứng của các doanh nghiệp chính là điều 15 kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện luôn có sự thay đổi của môi trƣờng. Trong thời kỳ suy thoái và khủng hoảng của nền kinh tế là sự khó khăn của các doanh nghiệp trong các vấn đề nhƣ nguồn nhân lực, chi phí đầu vào, thị trƣờng đầu ra… khi khủng hoảng hoặc suy thoái làm cho chí phí đầu vào tăng, thị trƣờng đầu ra hạn chế bởi tổng cầu của nền kinh tế giảm xuống… và còn rất nhiều những khó khăn khác nữa. Doanh nghiệp muốn tồn tại vƣợt qua thời kỳ đó và phát triển hơn nữa thì cần phải có một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý và dài hạn, trong đó có tính đến sự thay đổi đáng kể của môi trƣờng. Tuy nhiên, đôi khi có những thay đổi đột ngột, không dự báo trƣớc đƣợc, và nó nằm ngoài tính toán của doanh nghiệp thì việc thích nghi sẽ khó khăn hơn. Do vậy, để phát triển bền vững, doanh nghiệp phải tạo dựng khả năng và thói quen tƣ duy chiến lƣợc. Tƣ duy chiến lƣợc của doanh nghiệp thể hiện ở tầm nhìn dài hạn của ngƣời lãnh đạo và sự cam kết với tầm nhìn đó. Tầm nhìn đóng vai trò định hƣớng cho việc lựa chọn các chiến lƣợc và các mục tiêu của doanh nghiệp. Nó do lãnh đạo cấp cao xác định nhƣng nó không chỉ nằm trong ban lãnh đạo mà phải đƣợc chia sẻ rộng rãi đến từng thành viên cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nó tạo ra động lực lan toả xuống từng thành viên và tạo ra sự gắn bó lâu dài với tổ chức. Để hiện thực hoá tầm nhìn, doanh nghiệp cần phải xác định những mục tiêu dài hạn rõ ràng và các chiến lƣợc để thực hiện các mục tiêu đó. Chiến lƣợc của doanh nghiệp cần phải xác định đƣợc những ƣu tiên về hoạt động của doanh nghiệp, năng lực và nguồn lực cần phát triển, khách hàng mục tiêu và sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách hàng đó, trên cơ sở đó tạo dựng vị thế cạnh tranh thành công trong ngành và thực hiện mục tiêu đã xác định. Tƣ duy chiến lƣợc còn thể hiện ở việc doanh nghiệp phải có một sự cam kết lâu dài với các chiến lƣợc và không để các quyết định ngắn hạn ảnh hƣởng đến các chiến lƣợc dài hạn. Để đảm bảo khả năng thực hiện thành công các chiến lƣợc, từng đơn vị, bộ phận trực thuộc cũng nhƣ từng thành viên trong doanh nghiệp phải hiểu rõ đƣợc họ cần phải làm gì để đóng góp vào việc thực hiện chiến lƣợc đó. 1.2.3. Tính minh bạch của DNNN. Minh bạch đƣợc hiểu là sự công khai các thông tin về doanh nghiệp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Minh bạch hóa thông tin là điều quan trọng để các doanh nghiệp hội nhập và phát triển. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng