Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯ...

Tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) CHI NHÁNH THÁI BÌNH

.DOC
86
321
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) CHI NHÁNH THÁI BÌNH Giảng viên hướng dẫn : TS. Mai Thế Cường Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Thu Hường Mã Sinh Viên : CQ501318 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế B Khóa : 50 Hệ : Chính Quy Thời gian thực tập 06/02/2012 -> 15/05/2012 Hà Nội, đợt 2, tháng 02/ 2012 GVHD: TS. Mai Thế Cường LỜI CAM ĐOAN Sinh viên thực hiện chuyên đề : Đặng Thị Thu Hường Mã Sinh Viên : CQ501318 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế B Khóa : 50 Hệ : C h í n h Q u y Em xin cam đoan chuyên đề này được viết dựa trên tình hình thực tiễn tại Vietcombank Thái Bình, kết hợp với những tài liệu em thu thập được từ các giáo trình, sách tham khảo, báo, tạp chí, các thông tin trên mạng Internet, các Website của các tổ chức, ban ngành, hiệp hội trong và ngoài nước đã được em liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.Từ những tài liệu này, em đã tổng hợp một cách có chọn lọc sau đó tiến hành đánh giá, phân tích để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ bất kỳ luận văn, luận án hay chuyên đề nào khác. Toàn bộ kết quả nghiên cứu của chuyên đề chưa từng được bất cứ ai công bố tại bất cứ công trình nào trước đó. Nếu sai em xin chịu trách hoàn toàn trách nhiệm và chịu các hình thức kỷ luật của nhà trường. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 1 GVHD: TS. Mai Thế Cường Đặng Thị Thu Hường Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 2 GVHD: TS. Mai Thế Cường LỜI CẢM ƠN Chuyên đề thực tập này có thể hoàn thành là do sự cố gắng của em và không thể thiếu được sự chỉ bảo nhiệt tình của TS. Mai Thế Cường – Thầy đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Những định hướng, sửa chữa và góp ý của thầy thực sự là những ý kiến rất quan trọng giúp chúng em có thể hoàn thành tốt nhất công trình nghiên cứu này. Qua đây chúng em xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô tư và quý báu của thầy. Chúng em cũng xin được gửi lời biết ơn đến tất cả các giảng viên của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã dạy dỗ và cung cấp các kiến thức để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này. Cuối cùng không thể không kể đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị làm việc ở bộ phận thanh toán quốc tế tại Vietcombank Thái Bình trong quá trình em đi thực tập tại đó. Em xin cảm ơn các anh chị đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Sinh viên Đặng Thị Thu Hường Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 3 GVHD: TS. Mai Thế Cường MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI3 1.1. Lý luận chung về TTQT..........................................................................3 1.1.1. Khái niệm.............................................................................................3 1.1.1.1. Cơ sở hình thành hoạt động TTQ..............................................3 1.1.1.2. Khái niệm TTQT........................................................................3 1.1.2. Đặc điểm của TTQT.............................................................................4 1.1.3. Vai trò...................................................................................................6 1.1.3.1. Đối với nền kinh tế quốc gia......................................................6 1.1.3.2. Đối với ngân hàng.....................................................................6 1.1.3.3. Đối với các DN xuất nhập khẩu.................................................7 1.1.4. Các phương thức TTQT chủ yếu.........................................................7 1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền...........................................................8 1.1.4.2. Phương thức nhờ thu phiếu trơn................................................9 1.1.4.3. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ.........................................11 1.1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ...............................................12 1.1.5. Các hoạt động bổ trợ cho thanh toán quốc tế.....................................14 1.2. Phát triển dịch vụ TTQT tại NHTM......................................................14 1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ TTQT tại NHTM.................................14 1.2.2. Các phương thức phát triển dịch vụ TTQT........................................14 1.2.3. Các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ TTQT............15 1.2.3.1. rộng Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ TTQT theo chiều 15 1.2.3.2. sâu Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ TTQT theo chiều 16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT....................................17 1.2.4.1. Nhân tố chủ quan.....................................................................17 1.2.4.2. Nhân tố khách quan.................................................................18 Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 4 GVHD: TS. Mai Thế Cường CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIETCOMBANK TỈNH THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 19 2.1. Tổng quan về Vietcombank Thái Bình..................................................19 2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam......19 2.1.1.1. Các mốc lịch sử và thành tựu..................................................19 2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh...........................................................23 2.1.1.3. Những xếp hạng đạt được:.......................................................24 2.1.2. Giới thiệu về Vietcombank Thái Bình...............................................25 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển..........................................25 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh....................................25 2.1.2.2.1. Chức năng.............................................................................25 2.1.2.2.2. Nhiệm vụ................................................................................26 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................27 2.1.2.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban........................................28 2.1.2.4.1. Phòng khách hàng.................................................................28 2.1.2.4.2. Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ..............................29 2.1.2.4.3. Phòng kế toán tài chính.........................................................31 2.1.2.4.4. Phòng hành chính – nhân sự.................................................33 2.1.2.4.5. Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ.........................................35 2.1.2.4.6. Tổ tổng hợp...........................................................................35 2.1.2.4.7. Phòng ngân quỹ.....................................................................36 2.1.2.4.8. Phòng giao dịch.....................................................................37 2.1.3. Tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình.......................................................................................................39 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh tỉnh Thái Bình từ năm 2009 – 2011.......................................................39 2.2.1. Hoạt động huy động vốn....................................................................39 2.2.2. Hoạt động tín dụng.............................................................................42 2.2.3. Dịch vụ thanh toán quốc tế.................................................................44 2.2.4. Công tác ngân quỹ, kết quả tài chính từ 2009 – 2011........................45 Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 5 GVHD: TS. Mai Thế Cường 2.3. Kết quả đạt được của dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình.....46 2.4. Phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Vietcombank chi nhánh Thái Bình...............................................................................................50 2.4.1. Phân tích các chỉ tiêu phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình 50 2.4.1.1. Phân tích các chỉ tiêu phát triển dịch vụ TTQT theo chiều rộng 50 2.4.1.2. Phân tích chỉ tiêu phát triển dịch vụ TTQT theo chiều sâu.....52 2.4.2. Các biện pháp mà Vietcombank Thái Bình đã thực hiện để phát triển dịch vụ TTQT................................................................................................52 2.4.2.1. Biện pháp phát triển dịch vụ TTQT theo chiều rộng...............52 2.4.2.2. Biện pháp phát triển theo chiều sâu........................................53 2.5. Đánh giá sự phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình....53 2.5.1. Ưu điểm trong công tác phát triển dịch vụ TTQT tại chi nhánh........53 2.5.2. Những hạn chế trong việc phát triển dịch vụ TTQT tại chi nhánh....54 2.5.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế................................................55 Để tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế trong dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình ta phải dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của chi nhánh.....................................................................................55 2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan.............................................................55 2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan.........................................................56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TTQT TẠI VIETCOMBANK THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2015 58 3.1. Định hướng phát triển của Vietcombank Thái Bình đến năm 2015. .58 3.1.1. Định hướng chung..............................................................................58 3.1.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Vietcombank Việt Nam .................................................................................................58 3.1.1.2. Định hướng phát triển của Vietcombank Thái Bình................59 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình....60 3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình đến năm 2015..........................................................................................................61 Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 6 GVHD: TS. Mai Thế Cường 3.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ TTQT, cung cấp mở rộng thêm các phương thức thanh toán mới...............................................................................................61 3.2.2. Thay đổi lại chiến lược kinh doanh của chi nhánh. Tập trung hơn nữa, chú trọng hơn nữa vào việc phát triển dịch vụ TTQT tại chi nhánh, đặc biệt là phát triển dịch vụ thẻ thanh toán...............................................................62 3.2.3. Phát triển thêm mới và đào tạo lại nguồn nhân lực............................62 3.2.4. Chính sách nhân sự hợp lý.................................................................63 3.2.5. Xây dựng chính sách khách hàng tổng thể phù hợp và đẩy mạnh tiếp thị cho dịch vụ TTQT....................................................................................64 3.2.6. Đổi mới công nghệ cho phù hợp........................................................64 3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các hoạt động TTQT.........65 3.3. Kiến nghị đối với Nhà Nước..............................................................65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 7 GVHD: TS. Mai Thế Cường DANH MỤC BẢNG Số thứ tự Tên bảng Bảng 2.1 Cơ cấu huy động vốn theo tính chất Bảng 2.2 Cơ cấu huy động vốn theo thời gian Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng Bảng 2.5 Thu phí dịch vụ TTQT Bảng 2.6 Kết quả công tác ngân quỹ Bảng 2.7 Thu nhập từ dịch vụ TTQT Bảng 2.8 Số món thanh toán của Vietcombank Thái Bình Bảng 2.9 Thu nhập và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ TTQT của Vietcombank Thái Bình Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B Số trang 8 GVHD: TS. Mai Thế Cường DANH MỤC HÌNH Số thứ tự Tên hình Hình 1.1 Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền Hình 1.2 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu Hình 1.3 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Hình 1.4 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Vietcombank Thái Bình Hình 2.2 Sự tăng giảm tỷ trọng các loại dịch vụ TTQT Hình 2.3 Sự tăng giảm số món của các dịch vụ TTQT Hình 2.4 Sự thay đổi tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ TTQT đối với thu nhập của toàn chi nhánh Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B Số trang 9 GVHD: TS. Mai Thế Cường DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 ATM 2 CHXHCN 3 CNH - HDH 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 NHNN Ngân hàng Nhà Nước 6 NHNT Ngân hàng Ngoại thương 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 PGD 9 SGDCK 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TMCP Thương mại cổ phần 12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 13 TTQT Thanh toán quốc tế 14 USD Đô la Mỹ 15 VCB Vietcombank Cây rút tiền tự động Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Phòng giao dịch Sở giao dịch chứng khoán 16 Ngân hàng Vietcom thương mại cổ phần Ngoại bank thương Việt Nam 17 VPĐD Văn phòng đại diện 18 VNĐ Việt Nam đồng 19 XNK Xuất nhập khẩu Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 10 GVHD: TS. Mai Thế Cường 20 WTO Tổ chức thương mại thế giới Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 11 GVHD: TS. Mai Thế Cường LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang ngày một diễn ra mạnh mẽ. Các liên kết kinh tế trong khu vực ngày càng phát triển. Các rào cản thương mại dần được gỡ bỏ, hoạt động thương mại giữa các nước đã trở nên thuận tiện hơn. Và các dịch vụ quốc tế cũng phát triển cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thuơng mại thế giới WTO vào đầu năm 2007. Khi gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, các ngành kinh tế của Việt Nam, mà đặc biệt phải kể đến đó là ngành Ngân hàng. Khi gia nhập WTO, ngành Ngân hàng sẽ phải tuân thủ theo các nguyên tắc mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các Ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Do đó, bắt buộc các Ngân hàng phải có những biện pháp cấp thiết phát triển các loại hình dịch vụ của mình để có thể tồn tại, đứng vững và cạnh tranh với các Ngân hàng trong và ngoài nước. Thanh toán quốc tế (TTQT) là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Bên cạnh đó, thanh toán quốc tế cũng chịu sự chi phối của những yếu tố hội nhập kinh tế và cạnh tranh với các ngành dịch vụ khác. Được thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình (Vietcombank Thái Bình), tôi đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các dịch vụ TTQT và các biện pháp phát triển dịch vụ TTQT. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Thái Bình” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích của luận văn Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình trong bối cảnh hịên nay. Để đạt được mục đích trên đây, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ TTQT của Ngân hàng thương mại. - Phân tích đánh giá công tác phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình trong giai đoạn 2009 – 2011. - Đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Vietcombank Thái Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các dịch vụ TTQT tại Ngân hàng thương mại Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 1 GVHD: TS. Mai Thế Cường Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dịch vụ TTQT ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình từ năm 2009 – 2011. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, chuyên đề chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình và tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ TTQT tại chi nhánh. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình trong giai đoạn 2009 – 2011. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình Sau đây là nội dung chi tiết của từng chương: Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 2 GVHD: TS. Mai Thế Cường CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương 1, bài viết sẽ trình bày cơ sở lý luận của việc phát triển dịch vụ TTQT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể là các vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày tổng quát về TTQT của các ngân hàng thương mại; thứ hai, trình bày lý luận về việc phát triển dịch vụ TTQT của các ngân hàng thương mại. 1.1. Lý luận chung về TTQT 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1.Cơ sở hình thành hoạt động TTQ Mỗi quốc gia luôn có một điều kiện tự nhiên, địa lý và trình độ phát triển, phạm vi và năng lực sản xuất nhất định. Do đó, việc sản xuất ra những hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nền kinh tế là có giới hạn. Điều này đòi hỏi các nước phải luôn nhập những hàng hóa cần thiết từ các nước khác cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của nước mình. Đồng thời, các nước cũng xuất khẩu các hàng hóa dư thừa, có lợi thế so sánh từ nước mình sang nước khác nhằm phục vụ mục đích sản xuất và tiêu dùng của các nước khác. Từ đó thấy được các nước luôn có mối quan hệ khăng khít, phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng, dần hình thành nên hoạt động ngoại thương. Khi nền kinh tế phát triển, năng lực sản xuất hàng hóa ngày càng cải thiện, thì hoạt động ngoại thương càng diễn ra sôi nổi hơn. Theo đó, các thương vụ hình thành giữa các bên: Bên mua, bên bán cùng các hợp đồng mua bán hàng hóa. Thương vụ kết thúc khi bên mua thanh toán, nhận hàng, bên bán giao hàng, nhận tiền theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Trong thương vụ này, hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận các phương thức thanh toán như ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền, nhờ thu hay tín dụng chứng từ, thông qua đó mà người mua trả tiền và người bán thu tiền. Người mua và người bán thường không thanh toán trực tiếp mà thông qua một bên trung gian khác là các ngân hàng. Từ đó hình thành nên hoạt động TTQT trong các ngân hàng thương mại. Như vậy, hoạt động TTQT được hình thành từ hoạt động ngoại thương. Ngày nay, khi nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến hoạt động TTQT và ngược lại, nói đến TTQT chủ yếu nói đến hoạt động ngoại thương, nhưng hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt đông TTQT là họat động phái sinh. Vì hoạt động TTQT được thực hiện qua hệ thống ngân hàng nên khi nói đến hoạt động TTQT là nói đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại. Bất kỳ ngân hàng nào cũng phát triển hoạt động của ngân hàng, trong đó luôn lấy hoạt động TTQT làm trọng tâm phát triển. 1.1.1.2.Khái niệm TTQT Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 3 GVHD: TS. Mai Thế Cường Ngày nay, đối với mỗi một quốc gia quan hệ kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng hàng đầu và là con đường tất yếu trong phát triển kinh tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại là hoạt động trao đổi hàng hóa và tiền tệ giữa các chủ thể của các quốc gia khác nhau. TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại tài chíng, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế, các hang, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình họat động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng hình thức chuyển tiền hoặc các hình thức bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng. TTQT hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thanh toán các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hợp đồng mua bán ngoại thương, các phí dịch vụ (như phí vận tải, bảo hiểm…) TTQT có thể được chia thành hai loại: - Thanh toán mậu dịch: Là quan hệ thanh toán có liên quan trực tiếp, phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại quốc tế. - Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hóa, không mang tính chất thương mại: Quan hệ về ngoại giao (như chi phí của các cơ quan ngoại giao tại nước sở tại), văn hóa, du lịch (chi phí vận chuyển và đi lại của các đoàn khách, chính phủ, tổ chức cá nhân…). Trong giao dịch ngoại thương, sự trao đổi hàng hóa và tiền tệ giữa các chủ thể thuộc 2 quốc gia khác nhau vượt ra ngoại phạm vi một quốc gia nên có sự khác nhau về quy chế mậu dịch, các điều kiện thương mại cũng như các tập quán thương mại. Vì vậy, một cơ chế thanh toám mang tính thống nhất và đảm bảo an toàn lợi ích cho cả người mua và ngừơi bán là vô cùng cần thiết. Trong cơ chế thanh toán này, thông thường có một hên thứ ba độc lập làm trung gian thanh toán. Đó là các tổ chức tài chính trung gian (chủ yếu là các ngân hàng) có kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ, uy tín, khả năng tài chính, mạng lưới đại lý và quan hệ rộng… 1.1.2. Đặc điểm của TTQT Hoạt động TTQT có một số đặc điểm đó là: - TTQT khác thanh toán quốc nội là ở yếu tố ngoại quốc: Các bên tham gia, đồng tiền thanh toán. TTQT bao giờ cũng có sự tham gia của hai bên có quốc tịch khác nhau. Và đồng tiền dùng trong TTQT luôn là ngoại tệ với một bên hoặc cả hai bên. Hai bên có thể thống nhất dùng đồng tiền của một trong hai nước làm đồng tiền thanh toán, cũng có thể chọn ra một đồng tiền chung ổn định hơn làm đồng tiền thanh toán. Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 4 GVHD: TS. Mai Thế Cường - Chịu sự kiểm soát của chính sách ngoại hối, chính sách tỷ giá và chính sách hạn chế ngoại thương của chính phủ. Họat động thương mại của các nước luôn bị chính phủ kiểm soát bằng các chính sách thương mại. Họat động thương mại quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến TTQT. Do đó, TTQT chịu ảnh hưởng từ các chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính sách về tỷ giá, chính sách về ngoại hối, chính sách ngoại thương gây ra sự bất ổn trên thị trường tiền tệ, làm ảnh hưởng đến giá trị thương mại của các nước, nghĩa là giá trị xuất nhập khẩu giảm đi. Vì thế hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng suy giảm theo. Ngược lại, nếu chính sách thương mại ổn định sẽ kích thích hoạt động TTQT phát triển. - Hoạt động TTQT là một loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng nên có một số đặc điểm của dịch vụ: + Sản phẩm vô hình + Quá trình cung ứng và tiêu dùng diễn ra đồng thời + Không thể lưu trữ được Ngoài ra còn một số đặc điểm riêng: + Cung ứng dịch vụ qua biên giới quốc gia + Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài + Hình thành đại lý dịch vụ ở nước người tiêu thụ - Hoạt động TTQT chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn + Không gian: Hoạt động TTQT diễn ra thường xuyên và trên mọi vùng lãnh thổ + Cơ sở vật chất kỹ thuật: TTQT yêu cầu phải sử dụng công nghệ cao. Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo thì hoạt động TTQT không thể diễn ra suôn sẻ được. + Môi trường pháp lý, tập quán: ở mỗi vùng lãnh thổ sẽ có những tập quán, những quy định riêng về TTQT. Với những điều kiện nhất địn có thể kích thích sự phát triển của TTQT, nhưng cũng có thể kìm hãm sự phát triển. Và điều này thường khó nắm bắt cho nên nó luôn chứa đững những rủi ro không lường trước được. + Trình độ nhân lực: trình độ nhân lực có ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTQT. Hoạt động này đòi hỏi cán bộ thanh toán phải có chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng phân tích tốt để tư vấn cũng như thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán. Nếu cán bộ thanh toán không đủ chuyên môn thì không thể chọn được phương thức thanh toán phù hợp, và vì thế không đảm bảo được quyền lợi của các đối tượng tham gia TTQT. Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 5 GVHD: TS. Mai Thế Cường Hệ thống phát triển TTQT ngày một hoàn thiện, thanh toán điện tử ngày càng có vị thế và dẫn thay thế cho TTQT bằng chứng từ truyền thống. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Theo đó, các hoạt động trên thế giới gắn liền với các phương tiện điện tử hơn. Hệ thống TTQT cũng dần được cải thiện. Việc thanh toán bằng các phương tiện điện tử đã thể hiện rõ ưu thể vượt trội hơn. Do đó, nó dần thay thế cho các phương tiện thanh toán chứng từ truyền thống. 1.1.3. Vai trò 1.1.3.1.Đối với nền kinh tế quốc gia Hoạt động TTQT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Vai trò đó được thể hiện qua những mặt sau: Thứ nhất, TTQT bôi trơn và thúc đẩy hoạt động thương mại. Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra rất sâu sắc. Các quốc gia luôn phấn đấu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nước trên thế giới tìm cách phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, và hợp tác mạnh mẽ hơn. Do đó hoạt động ngoại thương ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo đó, hoạt động TTQT trở thành cầu nối giữa các quốc gia, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Điều này làm bôi trơn và thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển. Thứ hai, TTQT bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. Thứ ba, TTQT thúc đẩy phát triển hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. Việc hợp tác quốc tế đã thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển. Đến luợt nó cũng thúc đẩy hoạt động hợp tác phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế của các bên. Không những thế, TTQT còn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch phát triển. Giờ đây, khi đi du lịch người ta không phải quan tâm đến vấn đề thanh toán, vì đã có rất nhiều phương tiện thanh toán hiện đại như séc, thẻ thanh toán du lịch… Thứ tư, TTQT thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. Thị trường tài chính quốc gia muốn hội nhập quốc tế thì bắt buộc phải có một số điều kiện như cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hệ thống thanh toán nhanh đảm bảo việc kinh doanh chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế được diễn ra. TTQT phát triển cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia và thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn. Đồng thời các chứng khoán của quốc gia cũng được bán trên thị trường tài chính quốc tế. Do đó thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập sâu hơn với quốc tế. 1.1.3.2.Đối với ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, các nhà sản xuất nhập khẩu ít khi thanh toán trực tiếp tiền hàng cho nhau, mà thường thông qua ngân hàng thương mại và Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 6 GVHD: TS. Mai Thế Cường ngân hàng chi nhánh với mạng lưới và chi nhánh rộng khắp toàn cầu. Khi đó, các ngân hàng sẽ thay mặt cho khách hàng thực hiện các hoạt động thanh toán và trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa các bên. Như vậy, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian thanh toán, là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Đến lượt nó, các hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Thứ nhất, dịch vụ TTQT đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng thương mại. Kết quả của các hoạt động thương mại quốc tế là ký kết các hợp đồng mua bán h hóa với giá trị lớn. Do đó, dịch vụ TTQT càng có vai trò quan trọng hơn. Hơn nữa, TTQT là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, vì thế mà doanh thu từ dịch vụ TTQT là rất lớn đối với các ngân hàng thương mại. Thứ hai, dịch vụ TTQT kích thích sự phát triển các hoạt động khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là vốn ngoại tệ. Hoạt động TTQT, kinh doanh ngoại tệ và tài trợ xuất khẩu nhằm giúp dịch vụ TTQT trở nên thuận tiện hơn. Đến lượt nó, dịch vụ TTQT lại kịch thích sự phát triển mạnh mẽ hơn của các hoạt động trợ giúp nó. Dịch vụ TTQT phát triển làm cho việc mua bán trao đổi các loại tiền trở nên thường xuyên hơn. Điều này làm cho các ngân hàng tích cực hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Khoản chênh lệch về tỷ giá giữa các loại tiền tệ cũng mang lại nguồn thu cho ngân hàng thương mại. Đồng thời, khi dịch vụ TTQT phát triển làm cho khách hàng càng yên tâm hơn trong việc sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng phục vụ mục đích xuất nhập khẩu. 1.1.3.3.Đối với các DN xuất nhập khẩu Tham gia vào quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu đều mong muốn đạt được các yêu ầu để hoàn tất các hoạt động kinh doanh của mình. Đối với nhà nhập khẩu, dịch vụ TTQT đảm bảo hàng nhập đúng số lượng, chất lượng, chủng loại theo yêu cầu đúng thời hạn; có thể trả tiền hàng nhập khẩu một cách chậm nhất, nhập khẩu theo đúng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đối với nhà xuất khẩu, dịch vụ TTQT đảm bảo đủ, đúng, kịp thời, nhanh tiền hàng xuất khẩu, đảm bảo được giữ giá trị thực tế của số thu nhập ngoại tệ khi giá thị trường biến động và tạo điều kiện cho đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị trường. 1.1.4. Các phương thức TTQT chủ yếu Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 7 GVHD: TS. Mai Thế Cường 1.1.4.1.Phương thức chuyển tiền - Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển đổi một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước ngoài hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. - Phân lọai: 2 hình thức chủ yếu + Hình thức điện báo (Telegraphic transfer – T/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. + Hình thức thư chuyển tiền (Mail transfer – M/T): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư hoặc ra lệnh cho ngân hàng đại lý nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. - Quy trình nghiệp vụ (hình 1.1) Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển tiền (4) (5) Người bán (2) (3) Người mua (1) Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền Giải thích quy trình (1) Sau khi thỏa thuận đi đến ký hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn tộ chứng từ (vận đơn, hóa đơn, chứng từ về hàng hóa và các chứng từ có liên quan khác) cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn,… viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. Trong đó, phải ghi rõ và đầy đủ những nội dung chính như sau: + Tên và địa chỉ người xin chuyển tiền + Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản + Số tiền xin chuyển + Tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Số tài khoản, ngân hàng chi nhánh ở đâu … + Lý do chuyển tiền Đặng Thị Thu Hường – QTKDQT 50B 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất