Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ ph...

Tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thái nguyên

.PDF
113
166
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------o0o------------- NGUYỄN THỊ LINH TRANG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o---------NGUYỄN THỊ LINH TRANG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH TÂM XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS. LÊ THANH TÂM CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. TRẦN THỊ THANH TÚ Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả đƣa ra trong luận văn là trung thực và có nguồn gố c rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh Trang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thanh Tâm, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Tài chính – Ngân hàng, phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện Luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh Trang MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................... 2 2.1. Mục tiêu…. ................. …………………………………………………………………2 2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................. 2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 5 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam ........................................................ 5 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt được công bố trên các báo, tạp chí ...................................................................................... 7 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ............................................................................................ 8 1.1.4. Kết luận ............................................................................................................. 9 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thƣơng mại ........................................................................................................ 10 1.2.1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng ............................... 10 1.2.2. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại.................. ...................... ………………………………………………………………17 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.................. .................... ………………………………………………………………..25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ........................................................................ 34 2.1.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................................. 34 2.1.2. Số liệu sơ cấp .................................................................................................. 34 2.2. Phƣơng pháp phân tích thông tin ...................................................................... 35 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................... 35 2.2.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................... 35 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT........................................................................ 36 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN ................................................................................ 37 3.1. Khái quát về MB Thái Nguyên ......................................................................... 37 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................. 37 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 39 3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của MB Thái Nguyên .................................. 42 3.2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên .............................................................................................................. 44 3.2.1. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM theo nhóm chỉ tiêu định lượng................ ..................………………………………………………………………..44 3.2.2. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM theo nhóm chỉ tiêu định tính.................................……………………………………………………………...…...68 3.2.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ TTKDTM theo nhóm chỉ tiêu định tính......................……………………….........………………………….....72 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên .............................................................................................................. 76 3.3.1. Strengths – Thế mạnh của MB Thái Nguyên trong phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt .......................................................................................... 77 3.3.2. Weakness – Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ....................... 79 3.3.3. Opportunity – Những cơ hội ........................................................................... 81 3.3.4. Threats – Những thách thức ............................................................................ 81 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN ................................................................................ 83 4.1. Định hƣớng của MB Thái Nguyên về công tác thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 -2020 ................................................................................................. 83 4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên theo mô hình SWOT .................................................................................... 84 4.2.1. Nhóm giải pháp ST – Khai thác thế mạnh để vượt qua những thách thức trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt..........………………………………85 4.2.2. Nhóm giải pháp SO – Tận dụng những cơ hội để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.. .......................................................................................................... 85 4.2.3. Nhóm giải pháp WO – Khắc phục những mặt còn tồn tại để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ................................................................................ 89 4.2.4. Nhóm giải pháp WT – Khắc phục những điểm yếu nhằm tránh tác động không tốt trong phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ................................... 90 4.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 91 4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân đội ............................................... 91 4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thái Nguyên ................ 93 4.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương ..................................................... 94 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 97 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CN 2 CNTT 3 DN 4 DVTT 5 ĐVCNT 6 MB 7 MB Thái Nguyên 8 NH 9 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 10 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 11 TCKT Tổ chức kinh tế 12 TK 13 TKTG Tài khoản tiền gửi 14 TKTT Tài khoản thanh toán 15 TMCP Thƣơng mại cổ phần 16 TP 17 TTKDTM 18 TTD Thƣ tín dụng 19 UNC Ủy nhiệm chi 20 UNT Ủy nhiệm thu Chi nhánh Công nghệ thông tin Doanh nghiệp Dịch vụ thanh toán Đơn vị chấp nhận thẻ Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên Ngân hàng Tài khoản Thành phố Thanh toán không dùng tiền mặt i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 Nhóm tiêu chí về mức độ tin cây 68 9 Bảng 3.8 Nhóm tiêu chí về mức độ đáp ứng 69 10 Bảng 3.9 Nhóm tiêu chí về sự đảm bảo 70 11 Bảng 3.10 Nhóm tiêu chí về sự cảm thông 71 12 Bảng 3.11 Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất 71 13 Bảng 3.12 Bảng phân tích SWOT 77 14 Bảng 4.1 Mô hình phân tích SWOT Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Thái Nguyên trong 5 năm 2011-2015 Doanh số của hoạt độn thanh toán tại MB Thái Nguyên (2011 - 2015) Doanh số TTKDTM tại MB Thái Nguyên theo đối tƣợng thanh toán (2011 - 2015) Thị phần TTKDTM của MB Thái Nguyên so với một số ngân hàg TMCP trên địa bàn (2011-2015) Biến động TTKDTM theo các loại hình thanh toán tại MB Thái Nguyên (2011-2015) Tình hình thanh toán bằng Séc tại MB Thái Nguyên (2011 - 2015) Bảng giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM theo mô hình SWOT ii Trang 37 43 45 48 51 53 57 85 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 4 Hình 3.4 5 Hình 3.5 6 Hình 3.6 7 Hình 3.7 8 Hình 3.8 Nội dung Mô hình tổ chức của MB Thái Nguyên Doanh số hoạt động thanh toán tại MB Thái Nguyên (2011 – 2015) Thu nhập từ hoạt động thanh toán và hoạt động TTKDTM qua các năm 2011-2015 Thị phần TTKDTM của MB Thái Nguyên so với một số NHTM trên địa bàn (giai đoạn 2011 – 2015) Tốc độ tăng trƣởng dịch vụ thanh toán bằng UNT tại MB Thái Nguyên (2011 – 2015) Tình hình thanh toán bằng Séc tại MB Thái Nguyên (2011 – 2015) Tình hình thanh toán qua thẻ tại MB Thái Nguyên (2011 -2015) Tình hình thanh toán bằng thƣ tín dụng tại MB Thái Nguyên (2011 – 2015) iii Trang 40 45 49 54 55 57 63 65 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trải qua 30 năm đổi mới, hòa chung vào nhịp độ tăng trƣởng và phát triển của đất nƣớc, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã có những bƣớc phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Hoạt động của hệ thống Tài chính - Ngân hàng - Thanh toán luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên trong một thời gian dài trƣớc đây, chúng ta đã chƣa thật sự tiếp cận phù hợp đối với vai trò quan trọng của các hoạt động Ngân hàng - Tài chính - Thanh toán trong nền kinh tế dẫn đến số lƣợng ngƣời dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán do các NHTM cung cấp chƣa nhiều, thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế vẫn chiếm một tỷ lệ cao. Chính vì số lƣợng lớn ngƣời dân vẫn sử dụng tiền mặt cho thanh toán đã góp phần dẫn tới thực trạng là sự minh bạch của nền kinh tế đƣợc đánh giá chƣa cao, hiệu quả trong hoạt động thanh toán nói chung và hiệu quả của sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn thấp, hoạt động tham nhũng trong nền kinh tế có điều kiện hơn để phát triển. Đây cũng là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà còn xảy ra đối với một số nền kinh tế đang phát triển khác. Ngân hàng Nhà nƣớc đã có những bƣớc củng cố và đổi mới về cơ cấu tổ chức, thực hiện tốt vai trò quản lý Nhà nƣớc về các mặt hoạt động, tiền tệ tín dụng, tạo nền tảng pháp lý tƣơng đối đồng bộ cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả; thực hiện có hiệu quả chức năng của Ngân hàng Trung ƣơng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối theo thể chế kinh tế thị trƣờng; không ngừng hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán, thực hiện tốt vai trò trung tâm thanh toán quốc gia. Trong sự hình thành của các hoạt động ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động thanh toán qua ngân hàng, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thích hợp thuận tiện, đa dạng, an toàn chính xác đem lại hiệu quả cao không chỉ phục vụ tốt cho việc tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh tốc độ phát triển lƣu thông hàng hóa mà còn trực tiếp làm thay đổi khối lƣợng tiền mặt lƣu thông. Đây là 1 yếu tố cần thiết căn bản để ổn định tiền tệ, chống và kiềm chế lạm phát, để đảm bảo hơn tính minh bạch và giảm tham nhũng. Vì vậy hệ thống ngân hàng luôn tìm những biện pháp hữu hiệu nhất để mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Thái Nguyên, ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thái Nguyên có định hƣớng tập trung phát triển dịch vụ thanh toán và bƣớc đầu đã có những kết quả khả quan trong thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh số từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của MB Thái Nguyên liên tục tăng trong nhƣng năm gần đây, đối tƣợng khách hàng đa dạng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đẹp đó, dù công tác thông tin truyền thông, quảng bá, phổ biến, hƣớng dẫn ngƣời sử dụng đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và kịp thời; sự hiểu biết của ngƣời dân về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế. Ngoài ra, tâm lý e dè, sợ rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt và thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân cũng là khó khăn trở ngại. Do vậy, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh chƣa thực sự phát triển. Với mong muốn có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên, tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa lý luận về sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thƣơng mại. - Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 – 2015, từ đó đánh giá các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ thanh toán 2 không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo các chỉ tiêu nào? 2. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của MB Thái Nguyên nhƣ thế nào? 3. Các nguyên ngân ảnh hƣởng đến sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên là gì? 4. Để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của MB Thái Nguyên trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp gì? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ TTKDTM tại MB Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua các phƣơng thức hiện đại, có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao nhƣ: Ủy nhiệm thu; Ủy nhiệm chi; Séc; Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ quân nhân); Dịch vu ngân hàng điện tử (eMB, MM.Plus, SMS Banking,….). - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại ngân hàng MB Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015. 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết luận, luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thƣơng mại 3 Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên Chƣơng 4: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu làm cho nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày một đƣợc ƣa chuộng. Phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã dần phát triển và ngày càng đa dạng, điều này làm giảm dần lƣợng tiền mặt lƣu thông, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Sự ra đời của hình thức TTKDTM gắn liền với sự ra đời của đồng tiền ghi sổ và sự phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và lớn mạnh của hệ thống TTKDTM đã tạo điều kiện cho cá nhân và các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện việc thanh toán thông qua việc chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng. TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ để kế toán, vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức trị của hàng hóa và dịch vụ. 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam Nhận thấy việc phát triển dịch vụ TTKDTM có vai trò hết sức quan trọng, những năm gần đây rất nhiều tác giả lựa chọn đề tài: Phát triển dịch vụ thanh thoán không dùng tiền mặt làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, mỗi đề tài có hƣớng tiếp cận khác nhau, tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ: - Đặng Công Hoàn (2015), “Phát triển Dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đã góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cƣ và lợi ích của phát triển dịch vụ TTKDTM dân cƣ với nền kinh tế thị trƣờng. Ngoài ra tác giả còn đánh giá đƣợc tình hình phát triển hiện nay của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cƣ tại nƣớc ta. Làm rõ hơn vai trò của các chính sách của Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy và phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cƣ. Một số 5 giải pháp phát triển hiệu quả dịch vụ TTKDTM cho dân cƣ tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014. - Trần Thị Ánh (2014), “Một số giải pháp nhằm tiếp tục pháp triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận văn đã đánh giá đƣợc những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân trong TTKDTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2013. Tuy nhiên, các phân tích, đánh giá và các giải pháp còn chung chung, mang nặng tính lý thuyết do đó khó có thể áp dụng đƣợc cho các ngân hàng riêng biệt. - Trần Hữu Bình (2014), “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh Cao Lãnh – Tỉnh Đồng Tháp”, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. Luận văn tiến hành đi sâu làm rõ thực trạng dịch vụ TTKDTM tại Cao Lãnh – Đồng Tháp trong giai đoạn 2010- 2013. Từ đó, luận văn tìm ra những mặt mạnh sẵn có, những mặt còn tồn tại, hạn chế và đƣa ra những giải pháp. Tuy nhiên, phần thực trạng phân tích còn rời rạc, số liệu chƣa đƣợc đầy đủ, phần cơ sở lý thuyết và phần thực trạng chƣa có mối liên hệ rõ nét. - Phạm Duy Hòa (2014), “Nghiên cứu chất lượng dịch vụ thẻ ATM BIDV của khách hàng tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu đo lƣờng dịch vụ thẻ, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM BIDV trong giai đoạn 2010 – 2012. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ ATM của BIDV qua đó góp phần phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng. - Nguyễn Thị Mỹ Xuyến (2012), “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã đi sâu vào tìm hiểu các giải pháp nhằm mở rộng TTKDTM đã và đang đƣợc thực hiện trƣớc đó. Tác giả đãn phân tích các nguyên nhân, thuận lợi và khó khăn làm cho TTKDTM chƣa đƣợc phát triển rộng rãi trong giao đoạn 2009 - 2011 từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp để mở rộng TTKDTM giai đoạn 2011 - 2020. Tuy nhiên, luận 6 văn chƣa làm rõ đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức của chi nhánh nghiên cứu. - Hà Thị Thanh Hoa (2012), “Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank – chi nhánh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Đà Nẵng. Luận văn đi sâu vào những đặc điểm chung và thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2009 - 2011, qua đó phân tích đƣợc các kết quả đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại, đƣa ra các giải pháp mở rộng TTKDTM tại Agribank Kon Tu. Tuy nhiên, khi đánh giá thực trạng tác giả chƣa có các chỉ tiêu phân tích cụ thể, chƣa có số liệu so sánh cụ thể giữa các năm nghiên cứu và các năm trƣớc đó. - Huỳnh Thị Thanh Hảo (2011), “ Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh TP Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn đã đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân và đề ra các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Vietconbank Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010. Tuy nhiên, trong luận văn tác giả mới chỉ sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp và đánh giá số liệu, chƣa sử dụng các phƣơng pháp phân tích nhƣ bảng hỏi, phỏng vấn ... để đánh giá sát hơn nhu cầu thực tế của khách hàng. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thanh toán không dùng tiền mặt được công bố trên các tạp chí Trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể kể ra đây một số bài viết nhƣ của tác giả Mai Thị Quỳnh Nhƣ (2014): “ Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”. Bài viết chỉ ra những hạn chế trong vấn đề phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thời điểm năm 2014 và một số giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam. Những hạn chế mà tác giả đƣa ra nhƣ: tiếp cận của ngƣời tiêu dùng với các phƣơng tiện TTKDTM còn hạn chế, các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ do phải trả phí ngân hàng, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời nhƣng hành lang pháp lý chƣa đƣợc thiết lập. Tuy nhiên, tác giả chƣa chỉ ra tính hữu hiệu đối với một ngân hàng cụ thể nào đó. 7 Minh Trí (2014): ”Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt”, bài viết đã thống kê ở Việt Nam tính đến hết năm 2013 mới chỉ có 3% tổng số giao dịch thực hiện dƣới hình thức không dùng tiền mặt và 60% dân số chƣa có tài khoản ngân hàng. Tác giả đƣa ra những lý do dẫn đến việc làm chậm “Hành trình không tiền mặt” ở Việt Nam. Đỗ Thị Lan Phƣơng (7/2014), “Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên thế giới và thực tiễn tạo Việt Nam”, bài viết đƣa ra xu hƣớng thanh toán không dùng tiền mặt ở trên thế giới tính đến thời điểm năm 2014, từ đó đƣa ra giải pháp đẩy mạnh phƣơng thức TTKDTM ở Việt Nam thông qua dòng sản phẩm TTKDTM, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Thông qua bài viết, các tác giả cho thấy khái quát sơ bộ về tình hình TTKDTM và một số giải pháp phát triển TTKDTM trong thới gian tới. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết thì chƣa thể phân tích sâu về thực trạng cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp thiết thực cho vấn đề nghiên cứu. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Trong nghiên cứu của mình, Raymond Ezejiofor (2013), Princewell N Achor và Anuforo Robert (2013)… đã rút ra các kết luận để chỉ rõ về các lợi ích của TTKDTM ở các khía cạnh: +Phát triển dịch vụ TTKDTM sẽ giúp giảm đƣợc nạn ăn cắp tiền mặt do tình hình an ninh không ổn định ở Nigieria nhƣ từng xảy ra. +Dịch vụ TTKDTM sẽ giúp giảm đƣợc tình trạng tham nhũng và tăng minh bạch hóa nền kinh tế và phòng chống ửa tiền. +Phát triển dịch vụ TTKDTM cho dân cƣ sẽ giúp giảm đƣợc một số hành vi lừa đảo thƣờng xuất phát trong quá trình TTKDTM trong thanh toán chi trả. +Phát triển dịch vụ TTKDTM sẽ giúp giảm chi phí giao dịch thanh toán. Nghiên cứu của các tác giả Nigieria đã cho rằng: 1) tội phạm công nghệ cao và trình độ dân trí của ngƣời dân; 2) Gian lận thanh toán khi phát triển nền kinh tế phi tiền mặt, 3) Nạn mù chữ và phân cấp trong xã hội Nigeria cộng với sự nghèo nàn và các khoản thu phí 8 bừa bãi từ các NHTM, 4)Sự nghèo nàn của cơ sở hạ tầng và thiếu ổn định của hệ thống điện lƣới, cơ sở hạ tầng, sự gian lận trong TTĐT là những mặt cản trở cho quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM. Raymond Ezejiofor (2013), Princewell N Achor and Anuforo Robert (2013) và nhóm tác giả Omotude Muyiwa, Sunday Tunmibi and John Dewole (2013) đã chỉ rõ các tác động của phát triển dịch vụ TTKDTM tới sự phát triển nền kinh tế là : (i) Sự ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ, (ii) Hiệu quả về nguồn lực và giảm chi phí, (iii) Lành mạnh hóa nền kinh tế quốc gia và minh bạch nhằm phòng chống tham nhũng. Còn trong nghiên cứu của mình Group Executive GP&S, Master Card (2011) đã chỉ ra một số lợi ích, tiềm năng mà phát triển dịch vụ TTKDTM (nhất là thẻ tín dụng) mang lại cho ngƣời dân, các ngân hàng và nhà nƣớc. Các tác giả cũng đã đề cập việc phát triển dịch vụ TTKDTM của Hàn Quốc đã góp phần, dẫn đến các thành tựu đạt đƣợc của Hàn quốc trong quá trình để từng bƣớc đƣa Hàn Quốc trở thành một trong những nƣớc có nền kinh tế rất phát triển. 1.1.4. Kết luận Phát triển dịch vụ TTKDTM tại các ngân hàng trong những năm gần đây đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu khá phổ biến trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Hầu hết các luận văn, bài viết trên đã hệ thống đƣợc toàn bộ các vấn đề lý luận cơ bản về: sự cần thiết, đặc điểm và vai trò của TTKDTM, các nhân tố ảnh hƣởng đến thanh toán không dùng tiền mặt, kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển dịch vụ TTKDTM và rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng tại Việt Nam; các đề tài đã cho thấy đƣợc một các rõ nét về thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM trong phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ một số ngân hàng cụ thể có chi nhánh ở các tỉnh thành. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM. Quá trình nghiên cứu, Luận văn đã đi sâu phân tích và chỉ ra những thành quả đạt đƣợc, hạn chế của dịch vụ này nhƣ hiện nay và nêu lên tính ƣu việt, tiện ích khi sử dụng dịch vụ TMKDTM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ, đƣa dịch vụ này ngày một phổ biến trong cách thức thanh toán phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. 9 Những công trình khoa học trên là tƣ liệu quý báu cả về lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, trong các giai đoạn gần đây thì chƣa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại MB Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015. Vì vậy đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Nguyên” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng 1.2.1.1. Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Trong kinh tế học, dịch vụ đƣợc hiểu là những thứ tƣơng tự nhƣ hàng hóa nhƣng là phi vậy chất. Philip Kotler (2011, trang 552) cho rằng: “Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất” Nguyễn Văn Thanh (2009, trang 1) cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao động sang tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hóa, phong phú hóa, khác biệt hóa, nổi trội hóa … mà cao nhất trở thành những thƣơng hiệu, những nét văn hóa kinh doanh và làm hài lòng cao cho ngƣời tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”. Nhƣ vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con ngƣời, là hoạt động có tính đặc thù riêng của con ngƣời trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính sách của chính quyền. “Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, đƣợc hiểu một cách khái quát nhất là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định. Tiền ở đây đƣợc hiểu là bất cứ cái gì đƣợc chấp nhận chung trong việc 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan