Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận việt nam trên địa bà...

Tài liệu Phát triển dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận việt nam trên địa bàn thành phố hà nội

.PDF
126
167
119

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THÚY QUỲNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG MỘT SỐ CÔNG TY GIAO NHẬN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. Quyền Đình Hà NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Quỳnh i LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Quyền Đình Hà, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Ban Quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt nam đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phàn Vinalines Logistics Việt Nam; Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT và Công Ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Quỳnh ii MỤC LỤC Lời cam đoan ....................................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................................... ii Mục lục .............................................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................ vi Danh mục bảng ................................................................................................................. vii Danh mục biểu đồ, hình và sơ đồ .................................................................................... viii Trích yếu luận văn ............................................................................................................. ix Thesis abstract................................................................................................................... xii Phần 1. Mở đầu ................................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu....................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên .................................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ......................................... 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................... 5 2.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ logistics ........................................................................... 5 2.1.1. Tổng quan về dịch vụ Logistics .............................................................................. 5 2.1.2. Nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ Logistics ................................................ 11 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ Logistics trong doanh nghiệp........ 16 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 22 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics của một số doanh nghiệp quốc tế ....... 22 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logistics tại Việt Nam ....................................... 25 2.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................. 28 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 32 3.1. Đặc điểm địa bàn .................................................................................................. 32 3.1.1. Công Ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam ................................................. 32 3.1.2. Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT ................................................... 39 iii 3.1.3. Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vietrans) ......................................... 43 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 47 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 47 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................ 48 3.2.3. Phương pháp xử lí thông tin ................................................................................. 49 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................................... 49 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài .................................................................. 51 Phần 4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................... 52 4.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 52 4.1.1. Thực trạng quản trị dây chuyền cung ứng trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 52 4.1.2. Thực trạng dịch vụ giao nhận vận tải và gom hàng trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................... 55 4.1.3. Thực trạng dịch vụ hàng không trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................. 57 4.1.4. Thực trạng dịch vụ kho bãi – phân phối trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 57 4.1.5. Thực trạng các dịch vụ Logistics liên quan trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................. 60 4.1.6. Thực trạng phát triển về chất lượng sản phẩm dịch vụ Logistics của một số công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................ 62 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội......................................... 66 4.2.1. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Logistics tại một số công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................ 66 4.2.2. Nhóm yếu tố bên trong ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Logistics tại một số công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................ 70 4.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thực trong phát triển dịch vụ Logistics tại một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 76 iv 4.3. Hoàn thiện giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................... 87 4.3.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản và đa dạng hóa loại hình dịch vụ Logistics ................................................................................................................ 87 4.3.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt độngcung ứng dịch vụ Logistics ................................................................................................................ 90 4.3.3. Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ ...... 94 4.3.4. Liên kết và sát nhập một số Công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................................... 97 Phần 5. kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 100 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 100 5.2. Kiến nghị............................................................................................................. 101 Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 106 Phụ lục ............................................................................................................................ 108 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước CNTT Công nghệ thông tin D/O Lệnh giao hàng DN Doanh Nghiệp ĐLTTHQ Đại lý thủ tục Hải quan EDI Electronic Data Interchange Trao đổi thông tin điện tử FOB Free on board Giao lên tàu. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNVT IATA LCL NVOCC Giao nhận vận tải International Air Transport Associatinal Less than a container load Non Vessel Owning Common Carrier Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế Phương thức giao hàng lẻ Nhà vận chuyển không sở hữu tàu TNHH Đơn vị tương đương container 20’feet Trách nhiệm Hữu hạn TP Thành Phố USD Đô la Mỹ Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam Hiệp hội các doanh nghiệp logistics Việt Nam Việt Nam TEUS VIFFAS Twenty Foot Equivalent Unit Viet Nam Freight Forwaders Association VLA VN WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất Nhập Khẩu vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam qua các năm (2013 – 2015) ............................................................................ 38 Bảng 3.2. Kết quả kinh doanh Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT qua các năm (2013 – 2015) ............................................................................ 43 Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vietrans) qua các năm (2013 – 2015) ........................................................... 47 Bảng 3.4. Ma trận SWOT............................................................................................... 51 Bảng 4.1. Sản lượng dịch vụ quản trị dây chuyền cung ứng của Công ty CP Vinalines ........................................................................................................ 52 Bảng 4.2. Sản lượng dịch vụ quản trị dây chuyền cung ứng của Công ty CP IFT ........ 53 Bảng 4.3. Sản lượng dịch vụ quản trị dây chuyền cung ứng của Công ty CP Vietrans .......................................................................................................... 54 Bảng 4.4. Sản lượng dịch vụ quản trị dây chuyền cung ứng của ba công ty ................ 54 Bảng 4.5. Sản lượng dịch vụ vận tải của ba công ty năm 2015 ..................................... 55 Bảng 4.6. Sản lượng dịch vụ kho bãi của ba công ty năm 2015 .................................... 58 Bảng 4.7. Sản lượng dịch phân phối của ba công ty năm 2015 ..................................... 59 Bảng 4.8. Sản lượng dịch vụ logistics liên quan của ba công ty năm 2015 ................... 61 Bảng 4.9. Tình hình chăm sóc khách hàng tại một số công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hà nội năm 2015 .................................................................... 62 Bảng 4.10. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ Logistics của một số công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 ............................................. 64 Bảng 4.11. Đánh giá của khách hàng về hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng của một số công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015 ...... 65 Bảng 4.12. Ma trận SWOT cho phát triển dịch vụ logistics của một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà nội ....................................... 84 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1. Kết quả kháo sát các phương tiện trao đổi thông tin chủ yếu của công ty CP Vinalines Logistics, công ty CP IFT và công ty CP Vietrans ..................................................................................................... 72 Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát về tình hình đào tạo CBCNV tại công ty CP Vinalines Logistics, công ty CP IFT và công ty CP Vietrans ................... 73 Biểu đồ 4.3. Cơ cấu độ tuổi của CBCNV tại Công ty CP Vinalines Logistics ............. 74 Biểu đồ 4.4. Cơ cấu độ tuổi của CBCNV tại Công ty CP IFT ...................................... 74 Biểu đồ 4.5. Cơ cấu độ tuổi của CBCNV tại Công ty CP Vietrans ............................... 75 Biểu đồ 4.6. Kết quả khảo sát về cơ cấu trình độ của CBCNV tại công ty CP Vinalines Logistics, công ty CP IFT và công ty CP Vietrans ................... 75 Hình 4.1. Bãi Container tại Hải phòng...................................................................... 59 Hình 4.2. Kho ICD Lào Cai ...................................................................................... 59 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty Cổ phần Vinalines Logistics - Việt Nam ....... 35 Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT ............. 41 Sơ đồ 3.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Vietrans ......................................................... 45 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu được chia làm 5 phần như sau: Phần 1. Đặt vấn đề Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3. Phương pháp nghiên cứu Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5. Kết luận và kiến nghị Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016 Phần 1: Luận văn đã phản ánh được tính cấp thiết của đề tài qua đó qua đó tiến hành nghiên cứu tên đề tài “Phát triển dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn đã chỉ rõ mục tiêu cụ thể đó là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics của một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận Việt nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời đưa ra một số câu hỏi để nghiên cứu như: dịch vụ logistic là gì; vai trò của dịch vụ logistic như thế nào; nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ logistic gồm những nội dung nào; thực trạng phát triển dịch vụ logistics của các công ty giao nhận hiện nay như thế nào; yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics của các Công ty giao nhận Việt nam trên địa bàn thành phố Hà nội và giải pháp hoàn thiện nào để phát triển dịch vụ logistics trong một số Công ty giao nhận Việt nam trên địa bàn thành phố Hà Nội với chủ thể nghiên cứu là một số công ty giao nhận trên địa bàn Hà Nội mà cụ thể là các công ty: công Ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam; công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT và công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vietrans). Phần 2: Đưa ra các khái niệm về logistics, chức năng, nhiệm vụ của dịch vụ logistics, vai trò của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp qua đó phân loại dịch vụ logistics bao gồm các dịch vụ logistics chủ yếu, các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, các dịch vụ logistics liên quan khác đồng thời chỉ rõ nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics đó là phát triển về số lượng sản phẩm dịch vụ logistics bao gồm các dịch vụ logistics cơ bản ,các dịch vụ logistics liên quan và phát triển về chất lượng sản phẩm dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, luận văn đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics của doanh nghiệp bao gồm các nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm các yếu tố bên trong. Ngoài ra, luận văn đã đưa ra kinh nghiệm phát triển dịch ix vụ logistics của một số doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam, chỉ ra các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. Phần 3: Luận văn đã dung phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp ma trận SWOT, hệ thống các chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu: nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh thu, lợi nhuận, chi phí và sản lượng logistics, nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn nhân lực logistics, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ sở hạ tầng logistics, nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ công nghệ thông tin. Phần 4: Luận văn đã nêu lên thực trạng về phát triển số lượng sản phẩm dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua việc phân tích sản lượng năm 2015 của các dịch vụ: quản trị dây chuyền cung ứng, sản lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng không, sản lượng dịch vụ kho bãi, sản lượng dịch vụ phân phối, sản lượng dịch vụ logistics liên quan; nêu lên thực trạng phát triển về chất lượng sản phẩm dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua tình hình chăm sóc khách hàng và những đánh giá của khách hàng về dịch dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ logistics thông qua các chỉ tiêu đánh giá về kho hàng, trang thiết bị kho hàng, vị trí kho hàng, chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, mức giá vận chuyển, tiến độ vận chuyển, chất lượng phương tiện, tác phong thái độ của nhân viên, xử lý yêu cầu của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng bên trong, bên ngoài đến sự phát triển của dịch vụ logistics của một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển dịch vụ logistics của một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội từ đó hoàn thiện các giải pháp phát triển phát triển dịch vụ logistics của một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội đó là: nâng cao chất lượng dịch vụ cơ bản và đa dạng hóa loại hình dịch vụ logistics, đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, liên kết và sáp nhập một số công ty giao nhận trên địa bàn Hà Nội. Phần 5: Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn thấy nhiều vấn đề cần có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị đó là Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics, ban hành các quy định pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển ngành dịch vụ logistics, Nhà nước cần tăng cường thể chế quản lý dịch vụ logistics, chú trọng khâu qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hỗ trợ phát triển, đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ logistics và tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Thuy Quynh Thesis title: "Development of logistics services in a number of delivery companies in Hanoi City". Major: Economic Management Code: 60.34.04.10 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Currently, delivery service in Hanoi city still has many inadequacies. Logistics enterprises are lacks of professionalism in delivering and transporting goods on orders. The shipments arranging in retail consolidation for distribution in urban areas has not been effectively. The layout of the warehouse system is not reasonable so many warehouses do not use full capacity, performance .... From all theoretical and practical issues as above, the research topic "Development logistics services in a number of delivery companies in Hanoi city" was conduct. Corresponding to the issues above are the specific objectives which include: (1) systematizing theoretical and practical related to research issues; (2) Assessing the current situation of the development logistics services in some Vietnamese delivery companies in Hanoi; (3) Analysis of factors affecting on logistics services of some delivery enterprises in Hanoi; (4) Propose feasible solutions to develop logistics services in some delivery companies in Hanoi city. In this study, primary and secondary data were used flexibility to make the analysis. In particular, secondary data was collected from books, newspapers, magazines, websites related to the development of logistics services. Primary data was conducted by doing survey at three delivery companies in the Hanoi city: (1) Vietnam Vinalines Logistics Joint Stock Company; (2) IFT International Freight Delivery Joint Stock Company; (3) Foreign Trade Logistics Company (Vietrans). The descriptive statistics, comparison, SWOT matrix method, metric analysis and data analysis system were used to clarify the status of development of logistics services in current logistics companies. The study has shown development situation of some logistics services in Vietnamese delivery companies in Hanoi by analyzing the 2015 output base on wire management services, supply chain, transport service output, aviation service, warehouse service output, distribution service, and output which related logistics services; Evaluating the development status of logistics products quality in delivery companies in Ha Noi through customer service reviews. Customer care and logistics services through the assessment criteria of warehousing, warehousing equipment, warehouse location, professional knowledge of employees, transport rates, transport progress, quality customer behavior, handling of customer requirements, customer satisfaction, analysis of internal and external factors influencing the development of logistics services of some xi Vietnam delivery enterpries in Hanoi. Base on the analysis of strengths, weaknesses, mechanism, and the challenge for the development of logistics services the reserch was list out feasible solutions to improve the quality of these companies. It is include: expanding basic services and diversify the types of logistics services, investing and appling high information technology in logistics service delivery, to raise the level of service. Human resources for logistics services, linking and merging some delivery companies together in the area. During the study, it was found that many issues require intervention and support from the State, from which the author made some suggestions that the State should build up a legal framework for Logistic activities, promulgation of legal regulations to facilitate the development of logistics services, strengthen the management of logistics services, focusing on planning, construction of transport infrastructure, transportation, development assistance, human resources training to serve the logistics service industry and focus on IT infrastructure development. Keywords: Logistics services, delivery companies, Vietnam Vinalines Logistics Joint Stock Company, IFT International Freight Delivery Joint Stock Company, Foreign Trade Logistics Company (Vietrans). xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thực tế hiện nay trong hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội, sự phát triển của các dịch vụ vận tải và phân phối hàng hóa có vai trò rất quan trọng. Việc tổ chức và quản lý khoa học các dòng vận động hàng hóa trên địa bàn thành phố có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân phối lưu thông hàng hóa và văn minh đô thị của Thủ đô. Vì vậy, trong hơn 10 năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực: mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt chính yếu đã được đầu tư nâng cấp kết hợp tăng cường công tác quản lý bảo trì nâng cao đáng kể năng lực thông qua. Hệ thống cảng đường thủy nội địa và cảng hàng không từng bước được mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Nhiều công trình giao thông quan trọng cấp thiết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: đường cao tốc trên cao vành đai 3, cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân và nhà ga hành khách T2 của Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, hệ thống cầu vượt nội đô cùng với các dự án hỗ trợ kỹ năng mềm giao thông… đã bắt đầu được khai thác, sử dụng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa ngày càng tăng lên của nhân dân và doanh nghiệp. Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn TP. Hà Nội về cơ bản được xây dựng có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn thành phố vẫn có những bất cập như: Các tuyến đường vành đai 1, 2, 3, các trục hướng tâm và các tuyến phố chính đô thị đều chưa kết nối hoàn chỉnh, các tuyến vành đai 4, 5 chưa được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội triển khai còn chậm... là những lý do đòi hỏi quy hoạch giao thông vận tải cần có định hướng lâu dài phù hợp với thực tiễn phát triển. Theo đánh giá của bà Trần Thị Phương Lan, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội thì dịch vụ logistics thành phố phát triển trên địa bàn Hà Nội hiện nay chủ yếu là dịch vụ vận chuyển hàng hóa, chiếm khoảng 60 - 70% tổng doanh thu của các dịch vụ logistics nói chung. Số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn tăng nhanh trong những năm qua. Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Hà Nội số lượng phương tiện vận tải trên địa bàn Hà 1 Nội, hiện có khoảng 26.000 xe ô tô chở hàng hóa, 423 tàu chở hàng đường sông và 67 tàu chở hàng đường biển. Chất lượng các loại phương tiện vận tải được cải thiện đáng kể, số lượng các phương tiện cũ, nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay thế. Chính vì vậy, năng lực vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng cao để đáp ứng nhu cầu chuyên chở của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Hà Nội năm 2012 đạt 533.732 nghìn tấn, tăng 6% so với năm 2011 thì sang đến năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối đạt 569.023 nghìn tấn với tốc độ tăng là 6.6% so với năm 2012. Các dịch giao nhận trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay khá đa dạng, bao gồm nhiều công việc khác nhau như: tiếp nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng, bảo quản, phân loại, đóng gói, kiểm nghiệm, giao hàng,... Đối với dịch vụ kho bãi, tùy vào mục đích sử dụng kho của người gửi mà chủ kho sẽ nhận các đơn hàng khác nhau. Nhờ vào hệ thống kho vật tư và kho thành phẩm, ở đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất mà có thể tiết kiệm được chi phí vận tải. Vật tư từ các nhà cung cấp với từng lô hàng nhỏ sẽ được vận chuyển bằng phương tiện vận tải nhỏ đến tập trung ở kho vật tư. Tại đây, sẽ tiến hành gom nhiều lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn, rồi dùng phương tiện đủ lớn để vận chuyển phân phát từng lô hàng theo quá trình vận chuyển. Bằng cách này tiết kiệm được nhiều chi phí do việc giảm thiểu được quãng được vận chuyển của cả lô hàng, tránh vận chuyển đường vòng. Chính vì vậy, trong những năm qua, dịch vụ kho bãi không ngừng tăng trưởng qua các năm. Theo số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục thống kê, doanh thu dịch vụ giao nhận trên địa bàn Hà Nội tăng trưởng với quy mô tương đối lớn xét cả về số tuyệt đối và tương đối. Trong giai đoạn 2010 - 2013, doanh thu dịch vụ giao nhận tăng từ 10.943 tỷ đồng năm 2010 lên thành 17.546 tỷ đồng vào năm 2013, tăng hơn 1,5 lần trong vòng 3 năm và với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17%/năm. Đạt được sự tăng trưởng như vậy là do các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận trong thời gian vừa qua đã không ngừng đầu tư, cải tiến, hiện đại hóa trang thiết bị; ứng dụng tốt khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dù đạt được sự tăng trưởng khá tốt nhưng nhìn chung, dịch vụ vận tải, kho bãi vẫn còn đóng góp một tỷ lệ rất khiêm tốn (khoảng 6%/năm) trong cơ cấu GDP chung của toàn thành phố Hà Nội, chưa thể hiện rõ vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của thành phố. 2 Hiện nay, dịch vụ giao nhận trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập. Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp trong việc giao nhận, phân phối hàng hóa theo đơn hàng. Công việc sắp xếp các lô hàng trong gom hàng lẻ để phân phối theo không gian địa bàn thành phố chưa thực sự hiệu quả. Việc bố trí hệ thống kho chưa được hợp lý vì thế nhiều kho hàng sử dụng không hết công suất, công năng.... Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển dịch vụ logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao vận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao vận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu; (2) Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics của một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội; (4) Đề xuất hoàn thiện giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong một số Công ty giao nhận Việt nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Dịch vụ logistic là gì? Vai trò của dịch vụ logistic như thế nào? Nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ logistic gồm những nội dung nào? (2) Thực trạng phát triển dịch vụ logistics của các công ty giao nhận hiện nay như thế nào? (3) Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics của các Công ty giao nhận Việt nam trên địa bàn thành phố Hà nội? (4) Giải pháp hoàn thiện nào để phát triển dịch vụ logistics trong một số Công ty giao nhận Việt nam trên địa bàn thành phố Hà Nội? 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ Logistics một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội với 3 công ty sau: - Công Ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam; - Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT; - Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vietrans). 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ thời gian có hạn, ngoài việc hệ thống hóa các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đề dịch vụ logistic, luận văn đi sâu vào nghiên cứu cụ thể một số công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ logistic trên địa bàn thành phố Hà nội. Các công ty này đảm bảo tính đại diện tương đối cho nhóm các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Hà nội hiện nay. 1.4.2.1. Phạm vi về không gian Luận văn tập trung nghiên cứu một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể tập trung nghiên cứu 3 công ty giao nhận tại Hà Nội đó là: Công Ty Cổ phần Vinalines Logistics Việt Nam, địa chỉ: Phòng 405, tầng 4, tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội; Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế IFT, địa chỉ Tầng 10 tòa nhà Zodiac phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và Công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (Vietrans), địa chỉ: 15 Bis Lý Nam Đế , Hà Nội, Việt Nam. 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian Thông tin thứ cấp được thu thập qua ba năm (2013-2015) nhằm mục đích nghiên cứu sự biến động theo thời gian của các hoạt động có liên quan. Thông tin sơ cấp được tổ chức điều tra thu thập từ 4/2015 đến tháng 5/2016. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN - Đã tìm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Bước đầu hoàn thiện giải pháp phát triển dịch vụ Logistics trong một số công ty giao nhận Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS 2.1.1. Tổng quan về dịch vụ Logistics 2.1.1.1. Một số khái niệm về logistics Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp - logistikos - phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Theo từ điển “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, US Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press, 1995”: “Logistics được hiểu là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở chiến trường”. Theo Tài liệu của Liên hợp quốc sử dụng cho khoá đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội tháng 10/ 2002: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”. Theo Ủy ban Quản lý logistics-Hoa Kỳ (1988): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm cũng như thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Theo giáo sư người Anh Martin Christopher thì cho rằng: “Logistics là quá trình quản trị chiến lược công tác thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”. Theo Giáo sư David Simchi-Levi (2004) thì: “Hệ thống Logistics (Logistics Network) là một nhóm các cách tiếp cận được sử dụng để liên kết các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, cửa hàng một cách hiệu quả để hàng hóa được sản xuất và phân phối đúng số lượng, đúng địa điểm và đúng thời điểm nhằm mục đích giảm 5 thiểu chi phí trên toàn hệ thống đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về mức độ phục vụ”. Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2006): “Logistics là quá trình tối ưu hoá về địa điểm và thời điểm, tối ưu hoá việc lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ đầu vào cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng với chi phí thích hợp, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. 2.1.1.2. Khái niệm dịch vụ logistics và phát triển dịch vụ Logistics Ở Việt Nam, trước Luật Thương mại 2005, chưa hề có những quy định về dịch vụ Logistics, mà mới chỉ có những quy định liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Chỉ đến Luật Thương mại 2005, dịch vụ Logistics mới được đưa vào một mục của Luật với 8 điều (điều 233 – điều 240), bao gồm các quy định về dịch vụ Logistics, điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; giới hạn trách nhiệm; quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics. Tại Điều 233 Luật Thương mại 2005 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Theo tác giả phát triển dịch vụ logistics là: “quá trình biến đổi các ý tưởng hay nhu cầu và cơ hội của thị trường thành một sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”. Như vậy có thể hiểu phát triển dịch vụ logistics đó là quá trình phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ logistics. Trong đó, phát triển về số lượng sản phẩm phẩm dịch vụ logistics nhằm hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cung cấp cho khách hàng; phát triển về chất chất lượng của sản phẩm dịch vụ logistics nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. 2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của dịch vụ logistics a. Chức năng dịch vụ logistics Dịch vụ logistics thực hiện chức năng hỗ trợ cho quá trình sản xuất cũng như 6 quá trình phân phối lưu thông hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Muốn sản xuất ra các sản phẩm thì phải cần đến các yếu tố đầu vào như nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công...Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nguồn cung cấp các yếu tố này thì nhiều vô kể. Nhưng làm thế nào để có thể mua được những yếu tố đầu vào đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách? Dịch vụ logistics hoặc cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp những yếu tố này hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp các nguồn hàng đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp, tư vấn cho khách hàng về lượng vật tư tồn kho là bao nhiêu để vừa đảm bảo cho việc sản xuất lại vừa hạn chế được các chi phí không cần thiết. Trong quá trình sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp về qui trình sản xuất, lượng hàng hoá cần sản xuất, lượng hàng dự trữ bao nhiêu...Các nhà cung cấp dịch vụ logistics cũng tư vấn cho các doanh nghiệp các kênh phân phối, các chương trình marketing và xúc tiến bán hàng. Đặc biệt, các nhà kinh doanh dịch vụ logistics cung ứng các dịch vụ vận tải, đảm bảo hàng hoá đến với người tiêu dùng đúng thời gian và địa điểm, chi phí thấp nhất đảm bảo uy tín cho các doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Như vậy, trong cả quá trình từ tiền sản xuất, sản xuất, phân phối lưu thông đều có sự góp mặt của các dịch vụ logistics, hỗ trợ cho các hoạt động của các doanh nghiệp sao cho với những chi phí thấp nhất, hiệu quả kinh doanh lớn. Thông qua các hoạt động cung ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra, các dịch vụ tư vấn... các dịch vụ logistics thực hiện chức năng gắn sản xuất với thị trường, gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào, đầu ra, các dịch vụ tư vấn...thì các nhà cung ứng dịch vụ logistics phải nghiên cứu và nắm nhu cầu thị trường, huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực nhằm cung ứng cho các doanh nghiệp các dịch vụ logistics có chất lượng tốt nhất, đảm bảo cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dịch vụ logistics cũng thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ kinh tê thế giới thông qua việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ở nước ngoài rẻ hơn ở trong nước, vận chuyển hàng hoá qua các nước trên thế giới...từ đó gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan