Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh quảng ninh tt...

Tài liệu Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh quảng ninh tt

.PDF
27
138
132

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐÀO XUÂN THẮNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ TẠI TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê 2. PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Quyền Đình Hà Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Văn Huyền Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Với bờ biển dài 250km và vùng biển rộng 8.917km2, Quảng Ninh được xác định là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước. Trữ lượng nguồn lợi hải sản của vùng biển Quảng Ninh ước tính khoảng 100.000 tấn/năm trong đó trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ khoảng 40.000 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2016). Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của DVHCNC, nhưng hệ thống hạ tầng dịch vụ và hình thức tổ chức các dịch vụ hậu cần từ cảng cá, khu neo đậu, chợ bán buôn hải sản đến tàu dịch vụ hậu cần trên biển... chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ thực tiễn đó, câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách là: ”Giải pháp nào cho phát triển DVHCNC cho đánh bắt xa bờ ở tỉnh Quảng Ninh?”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DVHCNC cho ĐBXB tại tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp phát triển DVHCNC cho ĐBXB đến năm 2030 ở tỉnh Quảng Ninh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận, làm rõ thêm cơ sở thực tiễn về phát triển DVHCNC cho ĐBXB; - Đánh giá thực trạng phát triển DVHCNC cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh; - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh; - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DVHCNC cho ĐBXB đến năm 2030 ở tỉnh Quảng Ninh. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển DVHCNC cho ĐBXB. Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là: các cơ quan quản lý nhà nước (UBND tỉnh, huyện, xã, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, cảng cá; chợ cá; đài thông tin duyên hải); các chủ tàu ĐBXB; các chủ tàu dịch vụ trên biển; hộ kinh doanh hải sản, ngư cụ ở chợ cá; chủ cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá; doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia đối tác công-tư trong phát triển hạ tầng cảng cá, chợ cá, khu neo đậu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu các đối tượng trên tại địa bàn 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh; Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển DVHCNC cho ĐBXB ở Quảng Ninh từ năm 2014-2017. Các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2016, báo cáo giải pháp đề xuất đến 2030; 1 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển DVHCNC cho ĐBXB tại tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là: (i)- Thực trạng phát triển các cơ sở DVHCNC; (ii)- Thực trạng các hoạt động dịch vụ tại các cơ sở DVHCNC; (iii)- Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển DVHCNC tỉnh Quảng Ninh. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Đã làm rõ hơn lý luận về phát triển DVHCNC cho ĐBXB như: (i)Phát triển DVHCNC cho ĐBXB bao gồm các nội dung: (1) Phát triển hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu; chợ cá; CSĐM-SCTC; tàu cung cấp dịch vụ trên biển; đài thông tin duyên hải. (2) Phát triển các hoạt động dịch vụ tại các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB, bao gồm: Dịch vụ neo đậu; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho đánh bắt; dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu cá; dịch vụ thông tin liên lạc. (ii)- Các yếu tố ảnh hưởng như: chính sách phát triển, quy hoạch phát triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác công tư, năng lực của các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng lân cận có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển DVHCNC. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả cơ sở dịch vụ và các hoạt động dịch vụ hậu cần cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh đều chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu ĐBXB. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB được phát hiện từ nghiên cứu gồm: chính sách phát triển, quy hoạch phát triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác công tư, năng lực của các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng lân cận, điều kiện thời tiết và an ninh trên biển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB. Về phương pháp: Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp định lượng với định tính, truyền thống với hiện đại (thang đo Likert, phân tích nhân tố khám phá) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hậu cầu nghề cá cho ĐBXB ở Quảng Ninh. Qua đó đã chỉ ra đầu tư công cho phát triển DVHCNC cho ĐBXB là yếu tố ảnh hưởng nhất. Giải pháp quan trọng nhất là thu hút khu vực tư nhân tham gia đối tác công-tư để phát triển hệ thống DVHCNC cho ĐBXB đồng bộ, hiện đại. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Lý thuyết về mức độ hài lòng của ngư dân và lý thuyết phát triển logistics được sử dụng làm nền tảng cho nghiên cứu. Thang đo Likert được sử dụng để xác định mức độ đáp ứng của DVHCNC cho ĐBXB. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được áp dụng nhằm kiểm định và chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DVHCNC, nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong đối tác công-tư trong xây dựng cảng cá, khu neo đậu, chợ cá. Ngoài ra, phân tích hồi qui đa biến được áp dụng trong phân tích các ảnh hưởng của DVHCNC đến sản lượng khai thác hải sản xa bờ. Những phương pháp luận này có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: Đã chỉ ra rằng cả cơ sở cung cấp dịch vụ và các hoạt động DVHCNC cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh đều chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu của tàu ĐBXB. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB được phát hiện từ nghiên cứu gồm: chính sách phát triển, quy hoạch phát triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác công tư, năng lực của các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng lân cận có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển DVHCNC cho 2 ĐBXB. Trong đó chính sách đầu tư công có sự ảnh hưởng lớn nhất. Đề tài cũng đã phân tích làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự sẵn lòng của tư nhân tham gia đối tác công-tư trong xây dựng cảng cá, chợ cá, khu neo đậu, bao gồm: chính sách thu hút đầu tư; trách nhiệm của nhà nước; khả năng huy động vốn cho dự án; sự công khai minh bạch trong các dự án PPP; các quy định pháp lý về PPP. Trong đó có sự ảnh hưởng lớn nhất là chính sách thu hút đầu tư. Đây là những nội dung quan trọng cho các quản lý, nghiên cứu khoa học. 1.6. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN Do nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB bao gồm nhiều lĩnh vực và nhiều loại hình vì vậy nghiên cứu: (1)- Không thể đề cập sâu cho mỗi loại hình, mặt khác đối tượng phỏng vấn không đồng nhất, số lượng không nhiều (chủ cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá; cán bộ cảng; cán bộ chợ; cán bộ đài thông tin duyên hải; chủ tàu dịch vụ trên biển) do đó khó áp dụng một mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng. (2)- Dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB tại Quảng Ninh vừa thiếu và phát triển không đồng bộ do đó đề tài chỉ đề cập nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB mà chưa đề cập nghiên cứu phát triển bền vững. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Đến nay đã có một số nghiên cứu có liên quan đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB ở Việt Nam và nước ngoài, nhưng cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển DVHCNC cho ĐBXB dưới khía cạnh kinh tế và chính sách tại tỉnh Quảng Ninh. 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ 2.2.1. Một số khái niệm có liên quan 2.2.1.1. Khái niệm đánh bắt hải sản Khai thác thủy sản được hiểu là hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên động thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, nhằm cung cấp hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khai thác hải sản là các hoạt động đánh bắt hải sản ở biển, nhằm cung cấp thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 2.2.1.2. Đánh bắt xa bờ ĐBXB là cách nói khác của hoạt động khai thác hải sản xa bờ, được quy định là khai thác hải sản ở vùng biển được giới hạn bởi đường đẳng sâu 30 mét từ bờ biển trở ra đối với vùng biển Vịnh Bắc bộ, Đông và Tây Nam bộ, Vịnh Thái Lan, và đường đẳng sâu 50 mét từ bờ biển trở lên đối với vùng biển miền Trung. Tàu khai thác hải sản xa bờ là tàu có lắp máy chính công suất từ 90 CV trở lên, có đăng ký hành nghề đánh cá xa bờ tại địa phương nơi cư trú hoặc giấy phép hành nghề đánh cá xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp. 3 2.2.1.3. Dịch vụ hậu cần Theo Luật Thương mại Việt Nam “Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. 2.2.1.4. Dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Từ phân tích những khái niệm liên quan và dựa trên nền tảng lý thuyết về phát triển logistics, trong luận án này sử dụng các khái niệm sau: (1)- Cơ sở DVHCNC: hệ thống cảng cá, bến cá; khu neo đậu tàu thuyền; chợ cá; hệ thống thu mua; hệ thống cung ứng xăng, dầu, lưới, ngư cụ, thực phẩm; các cơ sở chế biến hải sản. (2)- Dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB: neo đậu, cung cấp nhu yếu phẩm, nguyên nhiên liệu, ngư cụ, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, thu mua và chế biến hải sản và các hoạt động hỗ trợ khác, bao gồm: thông tin ngư trường, nguồn lợi; công tác đăng kiểm và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Các loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB bao gồm: (1)- Dịch vụ neo đậu, trú tránh bão tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu; (2)- Dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào cho ĐBXB, gồm: dịch vụ cho hoạt động của tàu cá như cung cấp xăng, dầu, trang thiết bị, sửa chữa; dịch vụ cho người trên tàu và hoạt động ĐBXB như nhu yếu phẩm, ngư cụ, nước ngọt; dịch vụ cho bảo quản hải sản; (3)- Dịch vụ thu mua hải sản ĐBXB; (4)- Dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu cá; (5)- Dịch vụ thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu nạn, thông tin ngư trường, thị trường. 2.2.1.5. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Trong đề tài này, phát triển DVHCNC cho ĐBXB được xem xét từ khía cạnh vai trò tạo lập, kiến tạo của nhà nước, bao gồm: (1)- Phát triển hạ tầng các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB về quy mô, số lượng, loại hình dịch vụ, công nghệ. (2)- Phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần cho ĐBXB trên các khía cạnh, số lượng, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả. 2.2.2. Vai trò của việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá (1)- Thúc đẩy phát triển ĐBXB, nâng cao sản lượng. (2)- Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạt, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. (3)- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. (4)- Bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia trên biển. 2.2.3. Đặc điểm của phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ (1)- Cần tính đồng bộ cao. (2)- Nằm ở cả khu vực tư và khu vực công. (3)- Nhu cầu đầu tư lớn. (4)- Địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, rủi ro cao. (5)- Phụ thuộc vào sự phát triển của đội tàu ĐBXB. 2.2.4. Nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Dựa trên lý thuyết về phát triển Logistics. Đề tài nghiên cứu phát triển DVHCNC cho ĐBXB từ góc độ vai trò kiến tạo của nhà nước, gồm các nội dung sau: 2.2.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Phát triển hạ tầng: (1)- Cảng cá, bến cá, khu neo đậu. (2)- Chợ cá. (3)- Cơ sở đóng mới và sửa tàu cá. (4)- Dịch vụ hậu cần trên biển. (5)- Cung cấp thông tin liên lạc. 4 2.2.4.2. Phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Phát triển các hoạt động cung cấp DVHCNC cho ĐBXB là phát triển về số lượng dịch vụ, cơ cấu dịch vụ và chất lượng dịch vụ tại các cơ sở hậu cần nghề cá, đáp ứng nhu cầu dịch vụ, hỗ trợ tốt các tàu ĐBXB vươn khơi, bám biển khai thác hải sản. Nội dung nghiên cứu tập trung vào 05 loại dịch vụ đã nêu (Mục 2.1.1.4). 2.2.4.3. Kết quả phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB Đề tài tập trung đánh giá: (1)- Kết quả dịch vụ tại các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB; (2)- Ảnh hưởng của phát triển DVHCNC đến sản lượng ĐBXB; (3)- Sự phát triển của tàu ĐBXB và sản lượng đánh bắt qua các năm. 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Có nhiều yếu tố ảnh hưởng phát triển DVHCNC, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Từ nội dung nghiên cứu đã được xác định, dựa trên lý thuyết về phát triển Logistics, đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu sau: (1)Chính sách phát triển. (2)- Quy hoạch phát triển dịch. (3)- Nguồn lực từ khu vực công. (4)- Đối tác công tư cho phát triển. (5)- Năng lực quản lý của cơ sở dịch vụ hậu cần. (6)- Sự sẵn có của các vùng lân cận. (7)- Điều kiện thời tiết và an ninh trên biển. 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ 2.3.1. Tình hình phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên thế giới Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành thuỷ sản và hậu cần nghề cá ở Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc. Đặc biệt là Trung Quốc, những năm gần đây phát triển mạnh mẽ các hạm đội ĐBXB trên thế giới, do làm tốt các nội dung sau: (1)- Huy động sự tham gia ĐBXB của các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực. (2)- Đẩy nhanh việc đóng mới và nâng cấp các tàu cá xa bờ theo tiêu chuẩn hiện đại, hình thành các hạm đội ĐBXB. (3)- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới vào dự báo nguồn lợi hải sản, công nghệ ĐBXB và chế biến và kinh doanh hải sản. (4)- Đẩy mạnh việc thành lập các cơ sở ĐBXB ở nước ngoài thông qua hình thức hợp tác, liên kết. (5)- Hiệu quả của các chính sách hỗ trợ. 2.3.2. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ ở Việt Nam Đề tài phân tích các chủ trương chính sách về phát triển DVHCNC cho đánh bắt xa bờ ở Việt Nam và phân tích các mô hình phát triển DVHCNC cho ĐBXB ở các địa phương: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, một số mô hình tại miền Trung. 2.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh (1)- Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển DVHCNC cho ĐBXB, nhất là quy hoạch phát triển. (2)- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ DVHCNC cho ĐBXB. (3)- Khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tham gia ĐBXB. Trên cơ sở đó phát triển các hạm đội ĐBXB với số lượng lớn, công nghệ hiện đại, đủ sức vươn tới những ngư trường xa. (4)- Quan tâm hỗ trợ đào tạo nhân lực trong lĩnh vực DVHCNC. (5)Các cơ sở DVHCNC cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tăng tính hiệu quả. 5 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 3.1.1. Phương pháp tiếp cận: (1)- Tiếp cận theo khu vực kinh tế. (2)- Tiếp cận phân tích chính sách. (3)-Tiếp cận theo thị trường mở. 3.1.2. Khung phân tích Từ các cách tiếp cận nêu trên, và lý thuyết về Logistic tác giả xây dựng khung phân tích về các nội dung phát triển DVHCNC cho ĐBXB thể hiện qua hình 3.1. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB Giải pháp Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho ĐBXB 1.Phát triển hạ tầng 1.Chính sách phát triển DVHCNC 2.Quy hoạch phát triển DVHCNC 3.Nguồn lực của khu vực công cho phát triển DVHCNC 4.Hợp tác công tư trong phát triển DVHCNC 5.Năng lực quản lý, tổ chức của các cơ sở DVHCNC 6.Sự sẵn có của vùng lân cận 7.Các yếu tố khác 1.Nhóm giải pháp chung: Cơ chế chính sách; quy hoạch; đầu tư công; đổi mới mô hình quản lý; phát triển nguồn nhân lực; đa dạng trong huy động nguồn lực. -Cảng cá, bến cá, khu neo đậu; chợ cá; cơ sở đóng tàu thuyền; Tàu dịch vụ trên biển; Đài thông tin duyên hải. 2.Phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ -Neo đậu, trú tránh; cung cấp đầu vào cho ĐBXB; đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; thu mua hải sản trên biển; thông tin, liên lạc. 2.Nhóm giải pháp đối với từng loại hình: Công tác quản lý; hiện đại hóa cơ sở dịch vụ; tối ưu hoạt động; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ. Hình 3.1. Sơ đồ khung phân tích nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ 3.2. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh địa đầu phía Đông bắc Việt Nam, có vùng biển rộng, có biên giới với Trung Quốc. Diện tích đất tự nhiên là 610.233ha, 14 đơn vị hành chính với 186 xã, phường, thị trấn trong đó có 8 huyện, 02 thị xã, 04 thành phố. 3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh Năm 2015 toàn tỉnh có trên 1,23 triệu người, tỷ lệ tăng dân số 1,3%/năm. Tổng giá trị GRDP của tỉnh ước đạt 60.338 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng GDP cả nước. GRDP 6 của ngành thủy sản đạt 2.089 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng GRDP toàn tỉnh và 42% tổng giá trị GRDP khu vực nông, lâm, thủy sản. Giai đoạn 2013-2015, GRDP của ngành thủy sản tăng trưởng 9,9 %/năm. Trong đó GRDP đánh bắt hải sản xa bờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân 18,6 %/năm. 3.2.3. Ngư trường của tỉnh Quảng Ninh Vùng biển Quảng Ninh có diện tích 10.600km2. Ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của Việt Nam. 3.2.4. Nhu cầu về dịch vụ cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh Trung bình chi phí cho các dịch vụ hậu cần của tàu ĐBXB khoảng 3.300 đồng/kg hải sản. Với riêng 462 tàu ĐBXB (năm 2017) của tỉnh Quảng Ninh, thì nhu cầu về DVHCNC cho ĐBXB đạt khoảng 63 tỷ đồng/tháng. 3.2.5. Chọn điểm và loại hình dịch vụ nghiên cứu Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt và tiêu thụ hải sản xa bờ, tuy nhiên, hiện nay chưa tận dụng và phát huy hiệu quả những lợi thế để phát triển đánh bắt hải sản xa bờ. Đề tài chọn tỉnh Quảng Ninh làm địa bàn nghiên cứu (Thành phố Hạ Long, huyện Hải Hà, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô). Đề tài tập trung nghiên cứu 5 loại hình cơ sở DVHCNC (cảng cá, bến cá, khu neo đậu; chợ cá; cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; tàu dịch vụ trên biển; đài thông tin duyên hải) và 5 nhóm hoạt động DVHCNC cho ĐBXB (dịch vụ neo đậu, tránh trú; dịch vụ cung cấp đầu vào cho ĐBXB; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ sửa chữa và đóng mới; dịch vụ thông tin, liên lạc). 3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH Dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá logistics quốc gia theo quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Tác giả xây dựng hệ thống tiêu chí nghiên cứu: - Hệ thống chỉ tiêu phát triển hạ tầng cơ sở cung cấp DVHCNC cho ĐBXB; - Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển các hoạt động cung cấp DVHCNC cho ĐBXB; - Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả phát triển DVHCNC cho ĐBXB. 3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 3.4.1. Thông tin thứ cấp Bảng 3.1. Nguồn thông tin số liệu thứ cấp Loại thông tin Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh Đánh giá thực trạng, một số chỉ tiêu phát triển DVHCNC cho ĐBXB Nguồn cung cấp Niên giám thống kê, các báo cáo, đề án của UBND tỉnh Quảng Ninh Các đề án, quyết định liên quan của Chính phủ, các bộ. Nghị quyết của Tỉnh ủy, báo cáo của Sở NN&PTNT, báo cáo, đề án của UBND tỉnh Quảng Ninh 3.4.2. Đối tượng khảo sát và cơ cấu mẫu điều tra 3.4.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu + Điều tra cán bộ quản lý cảng cá, khu neo đậu và cán bộ các cấp có liên quan; các chủ tàu cung cấp tàu DVHCNC trên biển; cán bộ liên quan và chủ các CSĐM-SCTC; cán bộ quản lý và hộ kinh doanh hải sản tại chợ; cán bộ đài thông tin duyên hải: Mỗi nội dung điều tra 30 trường hợp (số lượng cán bộ quản lý cảng, chợ cá chỉ từ 3-4 người/cảng, số lượng chủ các CSĐM-SCTC, 1 người/cơ sở, số cán bộ đài thông tin 7 duyên hải từ 5-9 người/đài, do vậy số lượng mẫu tổng thể rất nhỏ). + Đối với tàu cung cấp dịch vụ, vì số lượng tàu cung cấp dịch vụ trên ngư trường của Quảng Ninh không lớn (150 tàu) hoạt động trên các lĩnh vực: (i)- Dịch vụ thu mua hải sản; (ii)- Dịch vụ cho người trên tàu; (iii)- Dịch vụ cho tàu; (iv)- Dịch vụ bảo quản, do đó đề tài tiến hành điều tra đối với 30 tàu cung cấp dịch vụ theo 4 nhóm dịch vụ nêu trên với phương pháp chủ yếu là phỏng vấn sâu. + Đối với tàu ĐBXB, do áp dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá, theo Hair et al. (2006), quy mô mẫu (n) đòi hòi là: n=∑tj=1 k.Pj, trong đó Pj là số biến sát của thang đo thứ j (j=1đến t); k: Tỷ lệ của số quan sát so với biến quan sát. Đề tài sử dụng 5 thang đo và 25 biến quan sát, nên số mẫu điều tra được xác định như sau: n=5x25=125. Qua điều tra thử 30 mẫu, tỷ lệ mẫu hỏng là 3 mẫu =10%. Đề tài điều tra 140 mẫu với các tàu có công suất khác nhau. Số tàu ĐBXB chọn ra theo các nhóm công suất: (i)- Từ 90CV đến dưới 200CV; (ii)- Từ 200CV đến dưới 300CV; (iii)- Từ 300CV đến dưới 400CV; (iv)- Từ 400CV đến 500CV; (v)- Trên 500CV, tương ứng với tỷ lệ tàu ĐBXB theo các nhóm công suất nêu trên chiếm trong tổng số tàu ĐBXB của Quảng Ninh. + Đối với điều tra doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đối tác PPP phát triển cảng cá, bến cá và chợ đầu mối hải sản, do áp dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá, theo Hair et al. (2006), quy mô mẫu (n) đòi hòi là: n=∑tj=1 k.Pj, trong đó Pj là số biến sát của thang đo thứ j (j=1đến t); k: Tỷ lệ của số quan sát so với biến quan sát. Đề tài sử dụng 5 thang đo và 29 biến quan sát, nên số mẫu điều tra được xác định như sau: n=5×29=145. Qua điều tra thử 30 mẫu, tỷ lệ mẫu hỏng là 1 mẫu =3,3%. Đề tài tiến hành điều tra 150 doanh nghiệp có khả năng, điều kiện tham gia đối tác công tư, trong phát triển, quản lý cảng cá, bến cá và chợ đầu mối hải sản. Bảng 3.2. Tổng hợp mẫu điều tra Đối tượng điều tra Cô Tô Hạ Long Hải Hà Vân Đồn Cán bộ liên quan đến quản lý cảng cá, 5 5 10 10 khu neo đậu, đài thông tin duyên hải Tàu ĐBXB Điều tra tại khu neo đậu tránh trú bão Cô Tô, Vân Đồn Tàu thu mua hải sản Chợ cá (hộ kinh doanh) 5 5 10 10 Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu 2 5 9 14 Doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia Trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh PPP DVHCNC Tổng số Tổng 30 140 30 30 30 150 410 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp (1)- Phương pháp đánh giá có sự tham gia. (2)- Phương pháp phỏng vấn sâu. (3)Phương pháp thảo luận nhóm. (4)- Phương pháp phỏng vấn dựa trên theo bộ câu hỏi cấu trúc. 3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN (1)- Phương pháp thống kê mô tả. (2)- Phương pháp phân tích so sánh. (3)Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Áp dụng phân tích 02 mô hình: Mô hình phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng cung cấp dịch của các cơ sở DVHCNC tại tỉnh Quảng Ninh; Mô hình xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia của khu vực tư nhân trong hợp tác PPP phát triển cảng cá, bến cá, chợ đầu mối thủy sản tại tỉnh Quảng Ninh). 8 PHẦN 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ TẠI TỈNH QUẢNG NINH 4.1.1. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh 4.1.1.1. Thực trạng phát triển cảng cá, khu neo đậu Theo số liệu điều tra, đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có cảng cá chuyên dụng, mà chỉ có hai cảng tổng hợp có chức năng nghề cá là: Cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) và cảng Cô Tô (huyện Cô Tô). Cảng Cái Rồng là cảng loại III, công suất thiết kế tiếp nhận 150 tàu/ngày, 10 nghìn tấn hàng hóa/năm. Diện tích vùng đất của cảng là 0,1ha, diện tích mặt nước là 22ha, chiều dài cầu tàu 108m. Cảng Cô Tô được xây dựng ở vị trí thuận tiện, là cảng loại II, công suất thiết kế 15 nghìn tấn hàng hóa/năm, có diện tích vùng đất là 2,5ha, diện tích mặt nước là 39,5ha. Cầu cảng có chiều dài 400m, công suất thiết kế tiếp nhận 150 tàu/ngày. Hiện nay tiếp nhận chủ yếu là tàu du lịch. Tàu ĐBXB thì chỉ làm nơi neo đậu tạm thời trong thời gian ngắn. Hạ tầng cảng Cái Rồng có hệ thống dẫn nước được đánh giá (3,65 điểm) ở mức tốt, hệ thống xử lý nước thải (1,92 điểm) và cầu cảng (2,23 điểm) ở mức kém, trang thiết bị, công nghệ là (1.53 điểm) ở mức rất kém, hệ thống chiếu sáng và đường giao thông ở mức trung bình, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tàu ĐBXB. Đồ thị 4.1. Đánh giá của chủ tàu ĐBXB về cảng Cái Rồng, năm 2016 Đồ thị 4.2 Đánh giá của chủ tàu ĐBXB về cảng Cô Tô, năm 2016 Tại cảng Cô Tô hệ thống dẫn nước (4,3 điểm) được đánh giá ở mức rất tốt, cầu cảng được đánh giá ở mức tốt (3,75 điểm). Các nội dung đường vào cảng, hệ thống chiếu sáng được đánh giá ở mức trung bình, yếu nhất là trang thiết bị phục vụ (1,75 điểm). Tại các điểm nghiên cứu có 02 khu neo đậu đã được xây dựng là khu neo đậu Thanh Lân-Cô Tô và khu neo đậu xã Phú Hải huyện Hải Hà được đầu tư những hạng mục cơ bản như: hệ thống kè, bến đỗ, bãi tập kết hàng hóa, nhà trực. Các tàu ĐBXB chủ yếu sử dụng làm nơi neo đậu sau mỗi chuyến đánh bắt. 9 4.1.1.2. Thực trạng phát triển chợ cá Năm 2016, Quảng Ninh có 133 chợ, tuy nhiên chưa có chợ cá chuyên dùng nào được đầu tư xây dựng. Tại 4 điểm nghiên cứu, các chợ được đầu tư xây dựng đều là chợ tổng hợp, trong đó có dành riêng khu vực cho buôn bán hải sản. Ngoài chợ Hải Hà mới được đầu tư xây dựng mới nên diện tích rộng rãi, đối với 3 chợ còn lại là: Cái Rồng, Cô Tô, Hạ Long I được xây dựng đã lâu, không được mở rộng, hiện nay các chợ này đang diễn ra tình trạng quá tải. Trang thiết bị tại các 4 chợ được điều tra chỉ dừng ở mức độ cơ bản. Theo đánh giá của các chủ tàu ĐBXB, sự thuận tiện và giá bán hàng ở các chợ được đánh giá ở mức tốt và cận tốt. Vệ sinh môi trường và sự đa dạng về dịch vụ được đánh giá ở mức trung bình. Diện tích bán hàng chỉ ở mức trung bình, riêng trang thiết bị cho DVHCNC chỉ ở mức kém. Đồ thị 4.3. Đánh giá của chủ tàu ĐBXB về hạ tầng chợ, năm 2016 Đồ thị 4.4. Đánh giá của chủ tàu ĐBXB về CSĐM-SCTC, năm 2016 4.1.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá Năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 103 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, trong đó có 33 cơ sở có quy mô vừa và lớn, 70 cơ sở quy mô nhỏ. Công suất đóng mới toàn tỉnh mới đạt 175 chiếc/năm, công suất sửa chữa đạt 940 chiếc/năm. Các trang thiết bị chỉ ở mức cơ bản, phục vụ cho đóng tàu vỏ gỗ. Theo đánh giá của các chủ tàu ĐBXB, tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá, vùng nước neo đậu và diện tích mặt bằng được đánh giá ở mức tốt và cận tốt. Diện tích nhà xưởng và trang thiết bị, nhà điều hành chỉ ở mức kém. 4.1.1.4. Thực trạng phát triển đội tàu dịch vụ trên biển Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có150 tàu hậu cần dịch vụ, trong đó 69 tàu thu mua hải sản trên biển, 11 tàu sửa chữa trên biển, 15 cơ sở sản xuất nước đá, 25 tàu bán lẻ xăng dầu, 30 tàu bán ngư cụ, nhu yếu phẩm và thực phẩm trên biển. Tất cả đều của tư nhân đầu tư và hoạt động, chưa hình thành được các tổ, đội. Đa số có công suất nhỏ. Mỗi tàu thông thường chỉ cung cấp một loại dịch vụ, đây là nội dung gây lãng phí chi phí nhiều nhất do các các tàu ĐBXB phải di chuyển nhiều nơi để sử dụng dịch vụ. Trang thiết bị trên các tàu chủ yếu phục vụ việc di chuyển của tàu và phục vụ người lao động trên tàu, chưa có các thiết bị chuyên dùng cho việc tìm hiểu thị trường, thông tin rao bán sản phẩm, thiết bị nâng hạ, hay các thiết bị bảo quản cao. 10 Đồ thị 4.5. Đánh giá của chủ tàu ĐBXB về hạ tầng tàu dịch vụ trên biển, năm 2016 Đồ thị 4.6. Đánh giá của chủ tàu ĐBXB về hạ tầng đài thông tin duyên hải, năm 2016 4.1.1.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng cung cấp thông tin, liên lạc trên biển Tại Quảng Ninh hiện nay có 03 đài thông tin duyên hải, được bố trí tại Thành phố Móng Cái, Thành phố Cẩm Phả và Thành phố Hạ Long. Các đài thông tin duyên hải trực 24/24 giờ kể cả ngày chủ nhật, lễ, tết trên tần số cấp cứu theo quy định. Qua đánh giá của tàu ĐBXB về hạ tầng đài thông tin duyên hải, các nội dung công suất phát sóng, cơ sở vật chất đảm bảo, băng tần thu phát đa dạng, trang thiết bị được đánh giá ở mức tốt. Riêng nội dung đa dạng về dịch vụ được đánh giá ở mức trung bình. 4.1.2. Thực trạng phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh 4.1.2.1. Dịch vụ neo đậu, trú tránh bão cho tàu đánh bắt xa bờ Cảng Cái Rồng huyện Vân Đồn do có diện tích nhỏ hẹp lại là cảng tổng hợp nên không cung cấp các DVHCNC, mà chỉ phục vụ neo đậu và mua bán sản phẩm, nguyên liệu đầu vào là chủ yếu. Hiện nay đang trong tình trạng tình trạng quá tải và trật trội tại cảng Cái Rồng. Cảng Cô Tô, chủ yếu là phục vụ các tàu du lịch và tàu khách, tàu ĐBXB chỉ được neo đậu một thời gian ngắn. Theo đánh giá của tàu ĐBXB chất lượng dịch vụ tại hai cảng nêu trên chỉ đạt mức kém. Khu neo đậu Cô Tô là nơi neo đậu tạm thời trong thời gian đánh bắt để bán sản phẩm, mua nhu yếu phẩm hoặc để tránh trú bão. Khu neo đậu Quảng Hà-Phú Hải là nơi neo đậu sau khi kết thúc chuyến đánh bắt. Có dịch vụ cung cấp xăng dầu, ngư cụ, nhu yếu phẩm và sửa chữa nhỏ. Tại các khu neo đậu này, các tàu neo đậu tự do, không phải đóng phí neo đậu. Tuy nhiên các tàu chỉ neo đậu tập trung vào một số ngày trong tháng dẫn đến quá tải cục bộ. 4.1.2.2. Dịch vụ cung cấp đầu vào cho đánh bắt xa bờ a. Tại chợ cá, cảng cá, khu neo đậu, các cơ sở dịch vụ trên bờ: Các dịch vụ cung cấp đầu vào cho ĐBXB còn ít. Chủ yếu là cung cấp đá lạnh, nước ngọt, ngư cụ và thực phẩm. Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức tốt, do sự thuận tiện, nhiệt tình của các chủ cơ sở. Tuy nhiên giá bán thì được đánh giá ở mức kém do vẫn còn cao. b. Tại tàu cung cấp dịch vụ trên biển: Việc thua mua và cung cấp chủ yếu dựa trên các mối quan hệ quen biết sẵn có. Phương thức cung cấp dịch vụ vẫn theo cách nhỏ, lẻ manh mún, thiếu sự đồng bộ và sự liên kết theo chuỗi trong cung cấp dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Theo kết quả điều tra, dịch vụ thu mua trên biển và dịch vụ cung cấp 11 xăng dầu được đánh giá tốt. Dịch vụ sửa chữa trên biển hiện và dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm, nước đá được đánh giá kém. 4.1.2.3. Dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Phương thức hoạt động của các cơ sở vẫn theo cách truyền thống "Hữu xạ tự nhiên hương" các đơn hàng chủ yếu dựa vào mối quan hệ quen biết. Hình thức quản lý vẫn theo kiểu gia đình, chỉ một người vừa là quản lý vừa là thợ cả. Hiện nay 100% các cơ sở đều đóng mới và sửa chữa tàu vỏ gỗ. Số lượng tàu cá đóng mới ở giai đoạn 2013-2015 của các cơ sở đều tăng. Chất lượng tàu đóng mới và sửa chữa của các cơ sở hiện nay chỉ ở mức trung bình và kém. Một số chủ tàu vào tận miền trung như Nghệ An để đóng mới tàu do giá đóng rẻ, mẫu mã đẹp. 4.1.2.4. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm Tại các chợ, các hộ kinh doanh hải sản chiếm tỉ lệ lớn, việc kinh doanh của các hộ diễn ra thuận lợi, lợi nhuận đạt từ 20-30% tùy vào loại hải sản, có tới 30/30 hộ được điều tra đều có nhu cầu được mở rộng diện tích và sử dụng các dịch vụ như kho lạnh để bảo quản sản phẩm. Đối với hoạt động thu mua hải sản trên biển, hiện nay phát triển mạnh, các cơ sở có mối liên kết chặt chẽ, tin tưởng lẫn nhau với tàu ĐBXB, ngoài việc mua bán trao đổi sản phẩm còn luôn hỗ trợ nhau trong các hoạt động khác, từ đó tạo nên mối quan hệ gắn bó, khó tách rời. Tuy nhiên, quá trình phát triển dịch vụ thu mua trên biển hoàn toàn tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết. 4.1.2.5. Dịch vụ thông tin liên lạc Các đài trực canh 24/24h và thực hiện chế độ phát sóng với tần suất phát sóng 15 phút/lần, 2 lần/ngày. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, hoặc những thông tin liên quan đến an toàn hàng hải, các đài sẽ tăng thời lượng phát sóng. 100% tàu ĐBXB cho rằng, việc dự báo thời tiết hiện nay đã chính xác hơn rất nhiều so với trước, nhưng chỉ đưa ra dự báo trước 3 ngày nên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Ngoài ra, hệ thống đài thông tin duyên hải hiện nay chưa cung cấp các thông tin về dự báo ngư trường và các thông tin về thị trường tiêu thụ. 4.1.3. Kết quả phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá 4.1.3.1. Kết quả phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại các cơ sở dịch vụ hậu cần a. Đối với cảng cá, bến cá, khu neo đậu Trong 3 năm số lượng tàu ĐBXB ra vào cảng Cái Rồng tăng nhanh, dẫn đến tình trạng quá tải tại cảng Cái Rồng. Theo đánh giá của các chủ tàu ĐBXB chất lượng dịch vụ tại cảng Cái Rồng chỉ đạt 1,9 điểm, xếp loại kém. Nguyên nhân chính là diện tích chật hẹp, hạ tầng xuống cấp, dịch vụ nghèo nàn, có thu phí neo đậu. Bảng 4.1. Số lượng tàu thuyền ra vào cảng Cái Rồng Loại tàu thuyền Số lượng (chiếc) So sánh (%) 2015/2016 2016/2015 133,8 158,9 2014 80 2015 107 2016 170 Từ 90 CV đến <250 CV 11 33 46 300,0 139,4 204,5 Từ 250 CV đến <400 CV 12 35 41 291,7 117,1 184,8 Từ 400 CV đến < 600 CV 9 23 35 255,6 152,2 197,2 112 198 292 176,8 147,5 161,5 Dưới 90 CV Tổng 12 BQ 145,8 Đối với cảng Cô Tô, chủ yếu là phục vụ tàu du lịch, các tàu ĐBXB không được neo đậu qua đêm, chỉ được phép neo đậu trong thời gian ngắn để mua nguyên-nhiên liệu. Chất lượng dịch vụ tại cảng Cô Tô chỉ đạt mức kém, do thời gian neo đậu cho phép ngắn, dịch vụ chưa phong phú. Các tàu ĐBXB chủ yếu neo đậu qua đêm và neo đậu dài ngày tại khu neo đậu Cô Tô-Thanh Lân. Bảng 4.2. Số lượng tàu thuyền ra vào khu neo đậu Cô Tô Số lượng (chiếc) 2014 2015 2016 240 280 400 55 65 93 43 51 73 24 28 40 362 424 606 Loại tàu thuyền Dưới 90 CV Từ 90 CV đến <250 CV Từ 250 CV đến <400 CV Từ 400 CV đến < 600 CV Tổng So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 116,7 142,9 118,2 143,1 118,6 143,1 116,7 142,9 117,1 142,9 BQ 129,1 130,0 130,3 129,1 129,4 Khu neo đậu Cô Tô vào những ngày thời tiết bình thường có khoảng 160 tàu neo đậu, nhưng vào những ngày mưa bão hay thời tiết xấu số lượng tăng đột biến lên đến 2000 tàu các loại. Tại khu neo đậu Quảng Hà-Phú Hải, và 16 bến cá (tại các điểm nghiên cứu) tàu thuyền neo đậu tự do, không phải đóng phí. b. Đối với chợ cá và các cơ sở dịch vụ Hiện nay số hộ kinh doanh hải sản thường xuyên tại các chợ tương đối lớn và ổn định qua các năm. Tại chợ Hạ Long I số hộ kinh doanh hải sản tươi lên đến 90 hộ, doanh thu bình quân đạt 13,8 triệu đồng/ngày/hộ. Các hộ bán lẻ theo ngày lên tới 50 hộ, doanh thu bình quân đạt 6,74 triệu đồng/hộ/ngày, lợi nhuận đạt từ 20-30%. Qua điều tra 115 chủ tàu ĐBXB, không có tàu nào tham gia vào các hoạt động mua bán tại chợ cá. Do đặc thù của ĐBXB, khoảng cách di chuyển xa, trang thiết bị bảo quản hải sản dài ngày còn hạn chế, sức chứa của các tàu có hạn. c. Đối với cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá Giai đoạn 2013-2015 các cơ sở có quy mô lớn tăng số lượng tàu đóng mới bình quân 7,8%/năm, doanh thu bình quân đạt 24,175 tỷ đồng/năm; cơ sở có quy mô vừa tăng bình quân 55,1%/năm, doanh thu bình quân đạt 12,495 tỷ đồng/năm; cơ sở có quy mô nhỏ tăng bình quân 31,8%/năm doanh thu bình quân đạt 8,46 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận đạt từ 10%-15%. Bảng 4.3. Số lượng tàu cá đóng mới ở Quảng Ninh, giai đoạn 2013-2015 Quy mô Trung bình (chiếc/cơ sở) 2013 2014 So sánh (%) 2015 2013/2014 2014/2015 BQ Lớn 8,33 12,33 9,67 148,1 78,4 107,8 Vừa 3,67 6,17 8,83 168,1 143,1 155,1 Nhỏ 5,4 7,6 9,4 140,7 123,6 131,8 Giai đoạn 2013-2015 cơ sở có quy mô lớn tăng số lượng tàu sửa chữa bình quân 48,1%/năm, doanh thu bình quân đạt 2,369 tỷ đồng/năm; cơ sở có quy mô vừa tăng tăng 13 bình quân 64,7%/năm, doanh thu bình quân đạt 1,266 tỷ đồng/năm; cơ sở có quy mô nhỏ tăng bình quân 16,7%/năm, doanh thu bình quân đạt 0,946 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận trong sửa chữa tàu ĐBXB của các cơ sở đạt từ 20-25%. Theo đánh giá của các chủ tàu, chất lượng tàu đóng mới của các cơ sở hiện nay chỉ ở mức trung bình và kém. Các cơ sở đóng là theo kinh nghiệm truyền thống nên mẫu mã cũ, không đáp ứng kịp thời được nhu cầu ĐBXB của ngư dân. Chất lượng dịch vụ sửa chữa ở mức trung bình. d. Đối với tàu cung cấp dịch vụ trên biển Theo số liệu điều tra, cho thấy các tàu dịch vụ trên biển hiện nay có kết quả kinh doanh tốt, đáp ứng tốt các nhu cầu cho người, cho tàu, cho việc khai thác trên biển. Bảng 4.4. Tình hình kinh doanh của tàu dịch vụ, năm 2016 Chỉ tiêu Tổng số tàu điều tra 1. Số chuyến đi trung bình/tháng 2. Doanh số trung bình/chuyến 3. Lợi nhuận trung bình/chuyến ĐVT Dịch vụ thu mua Dịch vụ cho người Dịch vụ cho tàu Dịch vụ bảo quản Tàu 49 3 3 3 Chuyến 10 20 10 15 Triệu đồng 80,5 15,7 35,3 24,2 Triệu đồng 16,1 3,14 8,82 7,26 Theo kết quả điều tra, dịch vụ thu mua trên biển và dịch vụ cung cấp xăng dầu, hiện nay được các tàu ĐBXB đánh giá tốt (4,21 điểm) bởi sự kịp thời, giá thu mua ổn định. Dịch vụ sửa chữa trên biển được đánh giá kém (2,06 điểm) do giá công sửa chữa còn cao, tay nghề kỹ thuật yếu, hạ tầng sửa chữa chưa đầy đủ, chưa thể khắc phục ngay những hỏng hóc phức tạp. Dịch vụ cung cấp nước đá hiện nay, tuy giá thành rẻ hơn trong bờ, nhưng được đánh giá kém (2,22 điểm) do chưa đáp ứng được nhu cầu của các tàu ĐBXB. Dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm được đánh giá trung bình (3,15 điểm) với lý do giá thành còn cao, chưa phong phú. e. Đối với đài thông tin duyên hải Theo số liệu điều tra 100% tàu ĐBXB sử dụng dịch vụ của đài thông tin duyên hải, nhưng chủ yếu là các dịch vụ miễn phí như: Dự báo thời tiết, bản tin thời sự và tìm kiếm cứu nạn, tư vấn. Kinh phí hoạt động của các đài thông tin duyên hải chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp theo cơ chế đặt hàng. Ngư dân đánh giá cao về các nội dung: Trực 24/24, vùng phủ sóng đảm bảo. Thông tin dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn cơ bản kịp thời. Tuy nhiên hiện nay chưa có chuyên mục thông tin về dự báo ngư trường đánh bắt cho tàu ĐBXB, thông tin về thị trường tiêu thụ cho các tàu ĐBXB. Bên cạnh đó, ngư dân cần cung cấp dự báo thời tiết dài ngày hơn, từ 7-10 ngày để chủ động trong công tác chuẩn bị ra khơi. 4.1.3.2. Ảnh hưởng của phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá đến sản lượng đánh bắt xa bờ Theo kết quả phân tích EFA(Phụ lục 13) các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng ĐBXB tại tỉnh Quảng Ninh thì công suất tàu, thuyền là yếu tố ảnh hưởng nhất (42,48%). Ảnh hưởng mức độ thứ hai là ngư trường đánh bắt (29,15%), kế tiếp là công nghệ áp dụng đánh bắt có ảnh hưởng (19%) và thời gian đánh bắt/chuyến có mức độ 14 ảnh hưởng (9,37%). Như vậy để tăng sản lượng ĐBXB hiện nay, trước hết ngư dân cần quan tâm đóng mới hoặc cải hoán tàu ĐBXB có công suất lớn, trên cơ sở đó đủ khả năng vươn tới các ngư trường xa, bên cạnh đó cần quan tâm đầu tư các công nghệ mới trong đánh bắt và kéo dài thời gian đánh bắt trên biển. 4.1.3.3. Sự gia tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ qua các năm Giai đoạn 2010-2015, nhóm tàu ĐBXB (trên 90 CV) tăng nhanh, năm 2015 là 348 chiếc tăng 180 chiếc so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân đạt 19,97%/năm. Giai đoạn 2010-2015, sản lượng khai thác tăng (mức tăng bình quân đạt 11,85%/năm), tăng từ 4,07 tấn/tàu/năm lên 7,13 tấn/tàu/năm. Đối với sản lượng khai thác xa bờ, năm 2015 đạt khoảng 35-42% so với tổng sản lượng khai thác và có mức tăng bình quân 6,19%/năm. Bảng 4.5. Sản lượng đánh bắt hải sản, giai đoạn 2010-2015 Các chỉ tiêu Sản lượng (Tấn) Sản lượng ĐBXB Tấn/tàu/năm Năm 2010 53.400 Năm 2011 56.000 Năm 2012 56.800 Năm 2013 54.800 Năm 2014 56.100 Năm TTBQ 2015 %/năm 57.120 1,36 19.136 20.240 21.720 22.920 23.440 25.848 6,19 4,07 5,62 5,41 5,84 5,97 7,13 11,85 4.1.4. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh - Về phát triển hạ tầng: (i)- Quảng Ninh chưa có cảng cá chuyên dụng phục vụ cho ĐBXB, mà chỉ có 2 cảng tổng hợp có chức năng ngư nghiệp. Nhiều cơ sở hạ tầng đang trong tình trạng xuống cấp hoặc đang xây dựng, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra. Chỉ có 5/8 khu neo đậu được đầu tư xây dựng, 51 bến cá phân bố rải rác, hoạt động tự phát; (ii)- Tỉnh Quảng Ninh chưa có chợ đầu mối thủy sản; (iii)- Toàn tỉnh có 103 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá nhưng có đến 67,9% số cơ sở là quy mô nhỏ, phát triển tự phát, công nghệ lạc hậu; (iv)- 100% tàu dịch vụ trên biển chủ yếu là quy mô nhỏ, hình thành tự phát; công nghệ, thiết bị lạc hậu; chưa có các tàu dịch vụ trọng tải lớn, cung cấp đa dịch vụ, sơ chế, chế biến hải sản ngay trên biển và có thể hoạt động dài ngày trên biển. - Về phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ: (i)- Tại các cảng và khu neo đậu cung cấp dịch vụ neo đậu là chủ yếu, chưa phát triển các dịch vụ đi kèm như, sửa chữa, bảo dưỡng, cung cấp ngư cụ, nhu yếu phẩm phục vụ ĐBXB; (ii)- Các cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu cá, dịch vụ chủ yếu là sửa chữa, thay thế trang thiết bị, tuy nhiên hầu hết là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu (chỉ đóng và sửa chữa tàu vỏ gỗ) và đang trong tình trạng quá tải cục bộ; (iii)- Tại các chợ, dịch vụ chủ yếu là cung cấp đầu vào cho đánh bắt xa bờ và tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên phát triển manh mún, tự phát, thiếu sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm; (iv)- Tại các tàu dịch vụ trên biển, hình thức tổ chức các dịch vụ còn giản đơn, tự phát, mỗi tàu thường chỉ cung cấp một loại dịch vụ, chưa kết hợp được nhiều loại dịch vụ để tối ưu hoạt động; (v)- Tại các đài thông tin duyên hải, chưa dự báo thời tiết được dài ngày (7-10 ngày), thông tin về dự báo ngư trường, dự báo thị trường còn hạn chế. Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá hiện nay còn rất hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2016). 15 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ 4.2.1. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Qua số liệu điều tra hiện nay, chính sách hỗ trợ phát triển các cơ sở DVHCNC tại tỉnh Quảng Ninh, mới dừng ở vấn đề hỗ trợ thuế, vốn vay, một số loại bảo hiểm cho người và tàu. Mặt khác việc tiếp cận các chế độ hỗ trợ của ngư dân còn gặp nhiều khó khăn, do các quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn thủ tục, do đó số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề đã được hỗ trợ phát triển rất hạn chế. Bên cạnh đó, chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển cơ sở DVHCNC cho ĐBXB hiện nay chưa đủ mạnh, vì vậy việc thu hút vốn xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ ở các địa phương gặp rất nhiều khó khăn. 4.2.2. Quy hoạch phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Nội dung về quy hoạch cảng cá, bến cá, khu neo đậu, chợ cá đã được tỉnh Quảng Ninh, Chính phủ quan tâm xây dựng từ năm 2001, được bổ sung điều chỉnh qua các năm 2010, 2015, 2016. Quảng Ninh có 3 cảng cá, 08 khu neo đậu, 08 bến cá, 05 chợ đầu mối thủy sản được quy hoạch nhưng vì nhiều lý do, đặc biệt là thiếu vốn, nên hiện nay chưa có cảng cá, bến cá, chợ đầu mối thủy sản nào được xây dựng, chỉ có 5/8 khu neo đậu tránh trú bão được xây dựng. Đối với quy hoạch các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá, tỉnh Quảng Ninh không có quy hoạch riêng mà chỉ đề cập trong quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Quảng Ninh các giai đoạn, 2001-2010; 2010-2020; 2015-2030. Hiện nay chưa có cơ sở nào được đầu tư theo quy hoạch. Các nội dung về quy hoạch đội tàu dịch vụ, vốn hỗ trợ phát triển, đào tạo nhân lực, cơ chế chính sách hỗ trợ đối với tàu cung cấp DVHCNC không được đề cập cụ thể, do vậy sự phát triển hiện nay chủ yếu là do tự phát và thiếu đồng bộ. 4.2.3. Nguồn lực từ khu vực công 4.2.3.1. Đầu tư công cho phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Trong những năm qua, đầu tư công cho phát triển DVHCNC cho ĐBXB đã được quan tâm, nhưng dàn trải, thiếu đồng bộ và kéo dài do thiếu vốn, chưa đáp ứng được sự phát triển, nhiều công trình: chợ đầu mối thủy sản, cảng cá chuyên dụng... chưa được đầu tư. Do vậy cho đến nay Quảng Ninh chưa có chợ đầu mối hải sản và cảng cá chuyên dụng. Đối với các cơ sở đóng mới,sửa chữa tàu cá và các tàu dịch vụ trên biển, 100% các cơ sở (được phỏng vấn) đều sử dụng vốn tự có và vốn vay ngân hàng. Từ năm 2010 đến nay, chưa nhận được sự hỗ trợ nào về vốn để nâng cấp CSVC phát triển sản xuất. Do đây là lĩnh vực quy mô đầu tư không quá lớn, tư nhân có thể làm được, lợi nhuận hấp dẫn, do vậy đã thu hút sự đầu tư của lĩnh vực tư nhân trong nhiều năm qua. Đối với việc hỗ trợ đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, đến nay toàn tỉnh đã có 12 tàu ĐBXB được hỗ trợ đóng mới, nhưng chưa có tàu dịch vụ trên biển nào được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ. 4.2.3.2. Phát triển nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Theo số liệu điều tra, tại Quảng Ninh chỉ có cảng là có ban quản lý còn các khu neo đậu tránh trú bão, bến cá thì phần lớn là hoạt động tự do, nhân dân địa phương tự quản lý. Do phát triển DVHCNC còn manh mún, thiếu đồng bộ, nên nguồn nhân lực còn rất mỏng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp. Đối với cán bộ quản lý, thiếu 16 các cán bộ được đào tạo chuyên ngành, phục vụ cho phát triển DVHCNC. Chưa mở được các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho lao động trong lĩnh vực hậu cần nghề cá. Đối với cán bộ quản lý, được đào tạo cơ bản, nhưng thiếu sự bồi dưỡng thường xuyên chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn rất cao. 4.2.3.3. Phát triển công nghệ cho lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Chính sách của Nhà nước mới tập trung vào chuyển giao công nghệ cho ĐBXB là chủ yếu. Các cảng, bến cá, chợ cá, khu neo đậu trên địa bàn tỉnh chưa được cơ giới hóa và ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động và quản lý. Chưa có dự án hay chính sách nào được triển khai liên quan đến vấn đề chuyển giao khoa học-công nghệ cho cảng. Đối với các tàu dịch vụ trên biển, các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá đều do tư nhân đầu tư, công nghệ áp dụng còn rất hạn chế, thiếu những công nghệ mới cho đóng và sửa chữa tàu cá để thay thế cách đóng tàu thủ công hiện nay và thiếu công nghệ chế biến và bảo quản hải sản trên biển. 4.2.4. Đối tác công tư trong phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Tỉnh chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư phát triển DVHCNC cho ĐBXB. Chưa có doanh nghiệp nào tham gia đầu tư phát triển cảng cá, khu neo đậu, chợ đầu mối thủy sản. Đến nay tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa có cảng cá chuyên dụng và chợ đầu mối thủy sản. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 02) cho thấy trách nhiệm của nhà nước là yếu tố ảnh hưởng nhất (25,1%). Ảnh hướng mức độ thứ hai là chính sách thu hút tham gia PPP (24,1%). Ảnh hưởng mức độ thứ ba là tính công khai, minh bạch của dự án PPP (19,5%). Ảnh hưởng mức độ thứ tư là khả năng huy động vốn cho các dự án PPP (18,8%). Ảnh hưởng sau cùng là quy định pháp lý (12,5%). 4.2.5. Năng lực quản lý cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Qua số liệu điều tra (Đồ thị 4.14), tỷ lệ cán bộ quản lý, chủ các cơ sở được phỏng vấn, đánh giá rất cao về mức độ ảnh hưởng của công tác tổ chức quản lý đến phát triển các cơ sở DVHCNC cho ĐBXB. Kết quả phân tích EFA để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tại các CSDVHCNC cho ĐBXB cụ thể như sau: - Đối với chất lượng dịch vụ tại cảng cá, khu neo đậu: Sự phản hồi đến khách hàng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (30,6%). Ảnh hưởng thứ hai là sự tin tưởng của khách hàng (26,2%). Ảnh hưởng mức độ thứ ba là sự bảo đảm (19,2). Ảnh hưởng ở mức độ thứ tư là yếu tố cơ sở vật chất công nghệ (12,6%). Ảnh hưởng sau cùng là sự cảm thông với khách hàng (11,8%). (Phụ lục 03). - Đối với chất lượng dịch vụ tại tàu cung cấp dịch vụ trên biển: Sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng nhất (25,1%). Ảnh hưởng mức độ thứ hai là sự phản hồi với khách hàng (23,8%). Ảnh hưởng ở mức độ thứ ba là cơ sở vật chất, công nghệ (22,9%). Ảnh hưởng mức độ thứ tư là sự bảo đảm (16,4%). Ảnh hưởng sau cùng là sự cảm thông với khách hàng (Phụ lục 03). - Đối với chất lượng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm tại các chợ và các cơ sở cung cấp ngư cụ, nguyên-nhiên liệu trên bờ: Phân tích hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy sự phản hồi đến khách hàng là yếu tố ảnh hưởng nhất (25,2%). Ảnh hưởng mức độ thứ 17 hai là sự cảm thông với khách hàng (24,4%). Ảnh hưởng mức độ thứ bao là sự tin tưởng của khách hàng (23,2%). Ảnh hưởng thứ tư là cơ sở vật chất, công nghệ và sự bảo đảm, sự an toàn (16,4%). Ảnh hưởng sau cùng là (10,8%) sự đảm bảo với khách hàng (Phụ lục 03). - Đối với chất lượng dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu cá: Nhân tố cơ sở vật chất, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng nhất (25,5). Ảnh hưởng ở mức độ thứ hai là sự phản hồi đối với khách hàng (22,2%). Ảnh hưởng ở mức độ thứ ba là sự cảm thông với khách hàng (18,9%). Ảnh hưởng ở mức độ thứ tư là sự tin tưởng của khách hàng (16,3%). Ảnh hưởng sau cùng là sự bảo đảm đối với khách hàng (14,5%), (Phụ lục 03) - Đối với chất lượng dịch vụ tại đài thông tin duyên hải: Sự cảm thông và bảo đảm trong giao dịch với khách hàng là yếu tố ảnh hưởng nhất (32,1%). Ảnh hưởng ở mức độ thứ hai là sự phản hồi đối với khách hàng (25,3%). Ảnh hưởng ở mức độ thứ ba là cơ sở vật chất và trang thiết bị (23,2%). Kế tiếp là sự tin tưởng (10,9%). Ảnh hưởng sau cùng là sự đảm bảo đối với khách hàng (8,6%) (Phụ lục 03). 4.2.6. Sự sẵn có của các vùng lân cận Sự sẵn có của các dịch vụ tại những vùng biển lân cận (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa) cũng góp phần cung cấp các dịch vụ cho tàu ĐBXB thuận lợi hơn. Đối với tàu cung cấp cấp dịch vụ trên biển, khoảng 60% các tàu thu mua bán sản phẩm tại Trung Quốc. Đa phần ngư cụ, trang thiết bị tàu ĐBXB hiện nay là nhập khẩu từ Trung Quốc. Do vậy những dịch vụ này, Quảng Ninh không nên phát triển mà nên sử dụng dịch vụ có sẵn tại Trung Quốc với nhiều ưu điểm vượt trội. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh hợp tác giữa Quảng Ninh và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để tại điều kiện thuận lợi hơn cho ngư dân tiêu thụ sản phẩm và sử dụng dịch vụ của nước bạn tại các vùng đánh cá chung trên biển. 4.2.7. Các yếu tố khác Điều kiện thời tiết và an ninh trên biển có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển DVHCNC cho ĐBXB, bởi nếu thời tiết không thuận lợi, an ninh không đảm bảo sẽ làm đình trệ các hoạt động đánh bắt, tiêu thụ hải sản và các hoạt động hậu cần cho đánh bắt trên biển. 4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ TỈNH QUẢNG NINH 4.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển - Xây dựng hệ thống các cơ sở DVHCNC đồng bộ; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhất là công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ phục vụ ĐBXB; hình thành các đội tàu thu mua, bảo quản, chế biến thủy sản và cung ứng DVHCNC trên biển. Xây dựng mô hình liên kết, liên doanh, hợp tác xã, mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ cao trong ngành thủy sản nói chung, ngành dịch vụ hậu cần cho ĐBXB nói riêng đáp ứng nhu cầu phát triển. 4.3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ 4.3.2.1. Nhóm giải pháp chung a. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho đánh bắt xa bờ Cơ sở đề xuất: Từ kinh nghiệm phát triển của Trung quốc và thực trạng phát triển. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng