Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trung quốc và b...

Tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

.PDF
113
185
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI --------o0o------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuý Hằng Lớp : Anh 6 Khóa : K43B Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn Hà Nội, tháng 6/ 2008 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng MỤC LỤC Lêi më ®Çu ......................................................................................................... 1 Ch-¬ng I: Tæng quan vÒ CNPT vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá .......................................................................... 4 I.Tæng quan vÒ CNPT ........................................................................................... 4 1. Kh¸i niÖm vÒ CNPT ...................................................................................... 4 1.1. Quan niÖm trªn thÕ giíi vÒ CNPT............................................................ 4 1.2.Quan niÖm cña ViÖt Nam vÒ CNPT .......................................................... 5 2. §Æc ®iÓm cña ngµnh CNPT ........................................................................... 6 2.1. CNPT lµ ngµnh ®ßi hái nhiÒu vèn vµ tr×nh ®é c«ng nghÖ cao ................... 6 2.2. CNPT bao phñ mét ph¹m vi réng c¸c ngµnh chÕ t¹o ................................ 7 3. Qui m« cña ngµnh CNPT............................................................................... 7 4. Vai trß cña ngµnh CNPT trong ph¸t triÓn kinh tÕ ®Êt n-íc ............................. 8 4.1. §Èy m¹nh chuyªn m«n ho¸ ..................................................................... 8 4.2. Thóc ®Èy øng dông c«ng nghÖ hiÖn ®¹i ................................................... 9 4.3. C¶i thiÖn c¬ cÊu lao ®éng theo h-íng tÝch cùc ......................................... 9 4.4. T¹o tiÒn ®Ò ph¸t triÓn bÒn v÷ng ............................................................. 10 5. C¸c nh©n tè ¶nh h-ëng ®Õn CNPT ............................................................... 10 5.1. Qui m« cÇu ........................................................................................... 10 5.2. Th«ng tin .............................................................................................. 11 5.3. Tiªu chuÈn chÊt l-îng. .......................................................................... 11 5.4. Nguån nh©n lùc..................................................................................... 12 5.5. ChÝnh s¸ch cña ChÝnh Phñ..................................................................... 12 II. T¸c ®éng cña CNPT ®èi víi c¸c dN võa vµ nhá .............................................. 13 1. Ph¸t huy c¸c nguån lùc cña doanh nghiÖp ................................................... 13 2. TËn dông ngo¹i lùc ...................................................................................... 14 2.1. CNPT gióp chuyÓn giao c«ng nghÖ tõ c¸c doanh nghiÖp FDI ................ 14 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng 2.2. §a d¹ng ho¸ c¬ cÊu c¸c doanh nghiÖp trong ngµnh CNPT ®¸p øng nhu cÇu c¸c doanh nghiÖp FDI............................................................................ 15 3. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cho c¸c DNVVN .......................................... 17 3.1. Kh¸i niÖm vÒ n¨ng lùc c¹nh tranh ......................................................... 17 3.2. Tiªu chÝ ®¸nh gi¸ n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp ....................... 17 3.2.1.Vèn.................................................................................................. 17 3.2.2. Tr×nh ®é c«ng nghÖ ......................................................................... 18 3.2.3. S¶n phÈm ........................................................................................ 19 3.2.4. Nguån lùc kinh doanh ..................................................................... 20 Ch-¬ng II: Thùc tr¹ng ph¸t triÓn CNPT cho c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá Trung Quèc. ........................................................................... 22 I. Sù h×nh Thµnh vµ ph¸t triÓn CNPT ë c¸c DNVVN cña Trung Quèc................. 22 1. Nguyªn nh©n ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN Trung Quèc...................... 22 1.1. Nguyªn nh©n kh¸ch quan ...................................................................... 22 1.1.1. Hîp t¸c ho¸ vµ chuyªn m«n ho¸- tÊt yÕu kh¸ch quan cña sù ra ®êi vµ ph¸t triÓn cña CNPT Trung Quèc. ............................................................. 22 1.1.2. DNVVN phï hîp víi ®Æc ®iÓm ngµnh CNPT .................................. 23 1.2. Nguyªn nh©n chñ quan: CNPT lµ nhu cÇu bøc thiÕt mµ néi t¹i nÒn kinh tÕ Trung Quèc ®ßi hái...................................................................................... 25 2. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña CNPT ë c¸c DNVVN Trung Quèc .............. 27 2.1. Giai ®o¹n s¬ khai (Tr-íc n¨m 1978) ..................................................... 27 2.2. Giai ®o¹n h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn (Tõ sau n¨m 1978 ®Õn nh÷ng n¨m ®Çu thÕ kû XXI) ................................................................................................. 28 2.3. Giai ®o¹n t¨ng tr-ëng m¹nh (tõ n¨m 2001 trë l¹i ®©y) .......................... 31 II. ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN cña Trung Quèc ..................... 33 1. C¶i t¹o vµ ph¸t triÓn c¸c doanh nghiÖp phô trî võa vµ nhá ë thµnh phè vµ thÞ trÊn d-íi nhiÒu h×nh thøc................................................................................. 34 1.1. §èi víi c¸c doanh nghiÖp tËp thÓ .......................................................... 34 1.2. §èi víi c¸c doanh nghiÖp Nhµ n-íc. ..................................................... 35 1.3. §èi víi c¸c doanh nghiÖp phi c«ng h÷u ................................................. 36 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng 2. T¹o dùng m«i tr-êng ph¸p lý b×nh ®¼ng. ..................................................... 36 3. ¦u ®·i vÒ thuÕ............................................................................................. 37 3.1. ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ................................................................. 38 3.2. ThuÕ xuÊt nhËp khÈu ............................................................................. 39 4. ¦u ®·i vÒ tµi chÝnh, tÝn dông ....................................................................... 39 4.1. Hç trî vÒ tµi chÝnh ................................................................................ 39 4.2. Hç trî vÒ ®¶m b¶o tÝn dông ................................................................... 42 5. Hç trî kü thuËt ............................................................................................ 43 5.1. ChÝnh s¸ch hç trî vÒ c«ng nghÖ............................................................. 44 5.2. Hç trî vÒ ph¸t triÓn c¸c kü n¨ng kh¸c. .................................................. 46 6. ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn thÞ tr-êng................................................................... 47 6.1. Thµnh lËp quü ph¸t triÓn thÞ tr-êng quèc tÕ. .......................................... 47 6.2. Tæ chøc c¸c cuéc triÓn l·m. ................................................................... 47 6.3. Xóc tiÕn liªn kÕt gi÷a c¸c DNVVN víi c¸c doanh nghiÖp lín, c¸c doanh nghiÖp FDI, c¸c c«ng ty ®a quèc gia. ........................................................... 48 6.4. H-íng dÉn vµ gióp ®ì c¸c DNVVN t¨ng c-êng xuÊt khÈu vµ trao ®æi s¶n phÈm............................................................................................................ 49 II. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn CNPT ë Trung Quèc ..................................................... 49 1. T¸c ®éng cña CNPT ®èi víi c¸c DNVVN Trung Quèc ................................ 49 2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN ë mét sè ngµnh .................... 53 1.1. Ngµnh « t«, xe m¸y ............................................................................... 53 1.1.1. §èi víi ngµnh « t« .......................................................................... 53 1.1.2. §èi víi ngµnh xe m¸y ..................................................................... 56 1.2. Ngµnh dÖt may ...................................................................................... 58 1.3. Ngµnh ®iÖn ®iÖn tö ................................................................................ 60 III. §¸nh gi¸ chung vÒ thùc tr¹ng ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN Trung Quèc ........................................................................................................................... 62 1. Nh÷ng thµnh c«ng ®¹t ®-îc ......................................................................... 62 2. Nh÷ng h¹n chÕ. ........................................................................................... 63 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng Ch-¬ng III: Bµi häc cho ViÖt Nam trong viÖc ph¸t triÓn CNPT cho c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá. ..................................................... 65 I. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn CNPT cho c¸c Doanh nghiÖp võa vµ nhá ë ViÖt Nam..... 65 1. Thùc tr¹ng ngµnh CNPT ViÖt Nam .............................................................. 65 1.1. Tæng quan ngµnh CNPT ViÖt Nam ........................................................ 65 1.1.1. C¸c doanh nghiÖp phô trî................................................................ 65 1.1.2. S¶n phÈm phô trî ............................................................................ 66 1.2. ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn CNPT ViÖt Nam .................................................. 68 1.2.1. ChÝnh s¸ch néi ®Þa ho¸ .................................................................... 68 1.2.2. ChÝnh s¸ch vÒ thuÕ nhËp khÈu nguyªn phô liÖu, linh kiÖn, phô tïng 69 2. Thùc tr¹ng CNPT ë c¸c DNVVN ViÖt Nam ................................................ 70 2.1. Sù ph¸t triÓn cña c¸c DNVVN ViÖt Nam .............................................. 70 2.2. Thùc tr¹ng c¸c DNVVN trong ngµnh CNPT.......................................... 71 3. §¸nh gi¸ chung qu¸ tr×nh ph¸t triÓn CNPT cho DNVVN ë ViÖt Nam .......... 74 3.1. Thµnh tùu.............................................................................................. 74 3.2. H¹n chÕ................................................................................................. 74 II. Bµi häc kinh nghiÖm tõ Trung Quèc trong viÖc ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN ............................................................................................................. 75 1. Thèng nhÊt nhËn thøc, quan ®iÓm vÒ ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN. .... 76 2. TriÓn khai ®ång bé vµ nhanh chãng ®ång thêi c¸c biÖn ph¸p hç trî cho c¸c DNVVN tham gia CNPT. ................................................................................ 78 2.1. Hç trî vÒ vèn ........................................................................................ 78 2.2. Hç trî vÒ c«ng nghÖ .............................................................................. 82 2.2.1. §èi víi c«ng nghÖ nhËp .................................................................. 82 2.2.2. §èi víi c«ng nghÖ trong n-íc. ........................................................ 83 2.3. Hç trî vÒ th«ng tin vµ thÞ tr-êng ........................................................... 85 2.4. Hç trî vÒ mÆt b»ng s¶n xuÊt. ................................................................. 87 III. Mét sè gi¶i ph¸p ph¸t triÓn CNPT cho c¸c DNVVN ë ViÖt Nam .................. 89 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng 1. VÒ phÝa ChÝnh phñ. ..................................................................................... 89 1.1. Hoµn thiÖn hÖ thèng chÝnh s¸ch vµ thèng nhÊt nhËn thøc ...................... 89 1.1.1. Hoµn thiÖn khu«n khæ ph¸p lý ........................................................ 89 1.1.2. Ban hµnh chÝnh s¸ch ph¸t triÓn CNPT mét c¸ch ®ång bé vµ chi tiÕt 90 1.1.3. §Èy m¹nh c¶i c¸ch hµnh chÝnh........................................................ 91 1.1.4. Hoµn thiÖn chÝnh s¸ch tµi chÝnh ...................................................... 92 1.1.5. C¶i c¸ch ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o ......................................................... 93 1.2. §ång bé hÖ thèng chÝnh s¸ch hç trî doanh nghiÖp ................................ 94 1.2.1. Thùc hiÖn chÝnh s¸ch phï hîp ®Ó c¶i thiÖn t×nh tr¹ng thiÕu mÆt b»ng s¶n xuÊt, ®ång thêi b¶o vÖ m«i tr-êng. ..................................................... 94 1.2.2. T¨ng c-êng kh¶ n¨ng tiÕp cËn vèn cho DN phô trî võa vµ nhá ........ 95 1.2.3. Hç trî doanh nghiÖp vÒ c«ng nghÖ vµ ®æi míi................................. 96 1.2.4. Hç trî vÒ th«ng tin .......................................................................... 97 1.3. Thóc ®Èy tinh thÇn kinh doanh .............................................................. 98 2. VÒ phÝa c¸c DNVVN trong n-íc. ................................................................ 99 2.1. T¨ng c-êng chuyªn m«n ho¸................................................................. 99 2.2. Nç lùc ®Çu t-, chuyÓn giao c«ng nghÖ ................................................. 100 2.3. T¨ng c-êng x©y dùng mèi liªn kÕt víi c¸c doanh nghiÖp l¾p r¸p. ........ 101 2.4. N©ng cao ý thøc kinh doanh cña c¸c doanh nghiÖp .............................. 102 KÕt luËn ......................................................................................................... 105 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o ............................................................. 106 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng LỜI MỞ ĐẦU Trong đường lối phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, CNPT được coi là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển của mỗi quốc gia. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và được coi là “xương sống” của các ngành công nghiệp. Đầu tư cho phát triển CNPT là hoàn toàn phù hợp với tất yếu khách quan mà xu thế chuyên môn hoá và hợp tác hoá mang lại. Phát triển CNPT sẽ hỗ trợ các ngành công nghiệp nội địa phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo hướng tiên tiến, hiện đại. Tham gia các ngành CNPT có rất nhiều loại hình doanh nghiệp trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN). Đây là một bộ phận có cơ chế hoạt động rất linh hoạt và đang đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế. DNVVN góp phần giải quyết việc làm, giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Chúng giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt trong chính sách phát triển CNPT. Kinh nghiệm ở những nước có nền CNPT phát triển cho thấy vai trò của các DNVVN là hết sức to lớn, để cung cấp cho một doanh nghiệp lắp ráp cần đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn DNVVN làm vệ tinh. Nhờ có bộ phận này mà chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp, chế tạo trở nên đa dạng hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên các DNVVN lại hạn chế về vốn và công nghệ, kỹ năng quản lý- kinh doanh nên để hoạt động tốt trong ngành CNPT các DNVVN cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan cũng như nỗ lực của bản thân. 1 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng Vậy làm thế nào để phát triển CNPT cho các DNVVN? Câu trả lời có thể rút ra từ một thành công điển hình, đó là Trung Quốc, nước láng giềng có điều kiện kinh tế xã hội và lợi thế so sánh rất gần với nước ta. Trước khi cải cách kinh tế, Trung Quốc là một nền kinh tế khá lạc hậu, các DNVVN nhất là các doanh nghiệp tư nhân bị kiềm chế, không có điều kiện phát triển, ngành CNPT phát triển tự phát không theo quy hoạch nào cả, số các DNVVN làm CNPT rất hạn chế. Sau thời kỳ đổi mới, với các chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các DNVVN nói chung và các DNVVN trong ngành CNPT nói riêng đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP. Trung Quốc từ một nước lạc hậu về công nghệ trở thành một nước có nền CNPT phát triển trong khu vực. Vậy chính sách của Trung Quốc có điều gì đặc biệt? Chúng ta có thể học hỏi được điều gì từ nước bạn? Trả lời những câu hỏi trên là điều mà đề tài này hướng đến. Do vậy đề tài này được mang tên là: “ Phát triển công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Mục đích của đề tài là: - Tiếp tục làm rõ và khẳng định vị trí, vai trò của các DNVVN trong CNPT - Tìm hiểu chính sách phát triển CNPT cho các DNVVN của Trung Quốc - Đúc rút kinh nghiệm cho Việt Nam - Đề xuất một số kiến nghị Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung đề tài được chia làm 3 chương 2 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng Chương I: Tổng quan về CNPT và tác động của nó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chương II: Thực trạng phát triển CNPT cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc Chương III: Bài học cho Việt Nam trong việc phát triển CNPT cho các DNVV Trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu liên quan nhằm rút ra những kiến thức cơ bản nhất về việc phát triển CNPT cho các DNVVN. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và tìm kiếm thông tin nên đề tài chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin về CNPT, DNVVN cũng như chính sách của Trung Quốc và không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và mọi người. Để thực hiện được đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người trong đó có thầy cô, bạn bè và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS. Vũ Sỹ Tuấn, người đã tận tình hướng dẫn em. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, gia đình và bạn bè, những người đã luôn ủng hộ em. Hà Nội, ngày 27/5/2008 3 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CNPT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ I.TỔNG QUAN VỀ CNPT 1. Khái niệm về CNPT 1.1. Quan niệm trên thế giới về CNPT CNPT hay công nghiệp hỗ trợ là một thuật ngữ không có gì là mới mẻ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được sử dụng rộng rãi ở cả những nước phát triển và nước đang phát triển. CNPT ra đời từ khi xã hội có sự phân công lao động ở trình độ cao. Nó chính là hệ thống các ngành công nghiệp vệ tinh phục vụ cho các ngành công nghiệp chính. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất trên thế giới về CNPT. Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích và chính sách của mình mà mỗi quốc gia có cách định nghĩa riêng về CNPT. Nước Mỹ, đất nước đứng đầu thế giới về phát triển công nghệ đã đưa ra khái niệm về CNPT như sau: CNPT là các ngành cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và thực hiện quá trình hỗ trợ việc sản xuất các nguyên vật liệu và linh kiện đó nhằm phục vụ viêc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Nhật Bản, một nước đi sau song luôn đạt được những thành tựu lớn trong phát triển công nghiệp lại hiểu về CNPT như sau: CNPT là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện, nó bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng công nghiệp. Đến năm 1993, Bộ Kinh tế công nghiệp và Thương mại Nhật Bản METI đã chính thức đưa ra định nghĩa về CNPT như sau: CNPT là ngành công nghiệp 4 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng sản xuất những vật dụng cần thiết như nguyên liệu thô, phụ tùng và hàng hoá tư bản…cho công nghiệp lắp ráp( gồm ô tô, điện, điện tử). Đó là cách hiểu về CNPT của hai quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Còn ở Thái Lan, một quốc gia đang phát triển thì CNPT là các ngành cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản. Nhìn chung, về câu chữ có khác nhau nhưng quan niệm của các nước về CNPT đều có những điểm tương đồng. Đó là: CNPT là một ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm trung gian và tư liệu sản xuất. Nó phân biệt với ngành công nghiệp khai thác các sản phẩm tự nhiên sẵn có hay công nghiệp lắp ráp, chế tạo cho ra những sản phẩm cuối cùng. Nó phân biệt với ngành dịch vụ mặc dù nó cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình sản xuất như kiểm tra, vận chuyển, kho bãi…. 1.2.Quan niệm của Việt Nam về CNPT Trước đây người Việt Nam dường như không quan tâm thậm chí còn rất mơ hồ về CNPT. Kể từ khi sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản về nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thu hút FDI được thông qua vào năm 2003 thì thuật ngữ CNPT mới được chú ý. Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp, Bộ công nghiệp thì CNPT là hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhận việc cung cấp đảm bảo( thiết kế, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và linh kiện…) phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Theo ông Tạ Đình Xuyên, Giám đốc trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa( Bộ KHĐT), CNPT là ngành công nghiệp sản xuất ra các linh kiện, chi tiết phục vụ cho sản phẩm cuối cùng. Ngành CNPT Việt Nam 5 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng bao gồm: các ngành sản xuất chế tạo khuôn mẫu, đồ gá, linh kiện, phụ tùng và lắp ráp bán thành phẩm. Sản phẩm của ngành CNPT chủ yếu phục vụ cho ngành lắp ráp ô tô, xe máy và điệnn- điện tử( bao gồm thiết bị điện gia dụng, thiết bị nghe nhìn, thiết bị quang học, thiết bị văn phòng, thiết bị ngoại vi,…) Bên cạnh khái niệm nêu trên, ở Việt Nam còn có một cách hiểu nữa về CNPT. Đó là theo các giáo sư trường đại học Waseda, những người có nhiều năm nghiên cứu về Việt Nam: CNPT là khái niệm để chỉ toàn bộ các sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính; cụ thể là những linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. 2. Đặc điểm của ngành CNPT 2.1. CNPT là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao CNPT là một ngành đòi hỏi chi phí cố định cao và có lợi thế kinh tế tăng theo qui mô. Bởi lẽ để có thể tiến hành sản xuất ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm những dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại. Hệ thống máy móc này có giá rất cao hơn nữa lại không thể chia nhỏ được nên một khi đã lắp đặt hệ thống thì chi phí vốn cho máy móc luôn ở mức cố định dù hệ thống có vận hành hết công suất hay chỉ sản xuất cầm chừng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong thời đại mà công nghệ thay đổi từng giờ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp các doanh nghiệp luôn phải chi một khoản rất lớn cho những đổi mới công nghệ. Lao động trong ngành CNPT chủ yếu là vận hành máy móc, kiểm tra chất lượng, giám sát quy trình sản xuất …Do vậy để có thể kiểm soát được những 6 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng dây chuyền tiên tiến buộc người lao động trong lĩnh vực này phải có trình độ công nghệ và tay nghề cao. Do đòi hỏi về vốn và công nghệ cao như vậy mà ngành CNPT ở các nước nghèo, nước đang phát triển có xu hướng kém tính cạnh tranh hơn các nước khác. Đặc biệt đối với các DNVVN là những đối tượng rất hạn chế về vốn và công nghệ thì để sản xuất- kinh doanh tốt trong các ngành CNPT là rất khó khăn. 2.2. CNPT bao phủ một phạm vi rộng các ngành chế tạo Các sản phẩm công nghiệp hầu hết được làm từ nhựa, kim loại và đều trải qua quá trình sản xuất thông thường như cán, ép, đúc…những sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ được cung cấp bởi ngành CNPT. Cụ thể như các sản phẩm nhựa dành cho xe máy, ô tô, thiết bị điện tử…đều được sản xuất thông qua một quá trình tương tự nhau. Do vậy sẽ thật lãng phí và không hiệu quả nếu mỗi một doanh nghiệp ô tô, xe máy, điện tử lại phải có một nhà mày sản xuất các bộ phận nhựa riêng trong khi nó chắc chắn được cung cấp một cách hiệu quả nhờ CNPT. Có thể nói rằng CNPT tạo nên năng lực cạnh tranh cho nhiều ngành công nghiệp. Việt Nam hiện nay có chừng 24 ngành kinh tế- kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Các ngành thành công như bao bì, sản xuất phụ tùng xe máy. 3. Qui mô của ngành CNPT Tuỳ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát triển CNPT nói riêng của từng quốc gia, từng thời kì mà CNPT có các qui mô khác nhau. Về cơ bản, CNPT có 3 qui mô: - Qui mô chính: những ngành công nghiệp cung cấp phụ tùng, linh kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng, linh kiện này. 7 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng - Qui mô mở rộng 1: bao gồm qui mô chính và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, bảo hiểm - Qui mô mở rộng 2: những ngành công nghiệp cung cấp toàn bộ hàng hoá đầu vào gồm phụ tùng, linh kiện, cộng cụ máy móc và cả các nguyên vật liệu như thép, hoá chất… cho ngành công nghiệp lắp ráp. 4. Vai trò của ngành CNPT trong phát triển kinh tế đất nước 4.1. Đẩy mạnh chuyên môn hoá Trong xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới luôn hình thành 2 xu hướng trái ngược mà bổ sung cho nhau, đó là hợp tác hoá và chuyên môn hoá. Chuyên môn hoá là một tất yếu của sự phát triển. CNPT cũng ra đời từ sự phân công lao động xã hội ở trình độ cao tức là sự chuyên môn hoá. Và khi đã phát triển CNPT lại tác động ngược trở lại, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá. Nói cách khác CNPT và chuyên môn hoá luôn gắn liền với nhau. Chuyên môn hoá giúp các quốc gia, các doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp phải thực hiện tất cả các khâu, nguồn lực bị chia nhỏ, hiệu quả sẽ không cao. CNPT tập trung đi sâu vào một khâu, mỗi doanh nghiệp CNPT cung cấp một bộ phận sản phẩm cho nhà lắp ráp. Như vậy chất lượng của sản phẩm cuối cùng không những được đảm bảo mà doanh nghiệp sản xuất có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư cho các hoạt động khác. Lấy ví dụ như Canon, để sản xuất một sản phẩm của mình thay vì xây dựng hàng trăm nhà máy sản xuất linh kiện, Canon mua các sản phẩm đó từ các doanh nghiệp khác với tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Thời gian đầu khi đầu tư vào Việt Nam do không tìm được nhà cung cấp linh phụ kiện nên công ty đành phải chọn giải pháp tình thế là sản xuất ngay tại nhà máy của mình nhưng về lâu dài ông Sachio Kagayama, tổng giám đốc Canon Việt Nam đã nhận định: nhất thiết phải tìm được nhà cung cấp của Việt Nam để đảm bảo sản xuất ổn định. Từ nhu cầu đó 8 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng đến năm2004 công ty đã tìm được cho mình 20 nhà cung cấp Việt Nam. Như vậy nhu cầu về CNPT đã khiến một số doanh nghiệp chuyên sâu vào sản xuất các bộ phận cho công nghiệp lắp ráp. Nói cách khác CNPT đã thúc đẩy phân công lao động xã hội một cách hiệu quả. 4.2. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại Như đã nói ở trên CNPT phát triển sẽ đẩy mạnh quá trình chuyên môn hoá. Do vậy các doanh nghiệp có điều kiện và nguồn lực để nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt đối với ngành CNPT là ngành mà tính cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu dựa trên chất lượng và tiêu chuẩn công nghệ thì một đòi hỏi thiết yếu đối với các doanh nghiệp là phải luôn luôn đổi mới cải tiến công nghệ và tìm ra những công nghệ mới nhất, hiệu quả nhất để có được lợi thế người đi đầu. CNPT phát triển không chỉ thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại trong một doanh nghiệp, một ngành cụ thể mà việc áp dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ trong các ngành CNPT còn có tính chất dẫn dắt sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất kế tiếp. 4.3. Cải thiện cơ cấu lao động theo hướng tích cực Một nhà máy lắp ráp có thể cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà máy vệ tinh cung cấp các sản phẩm phụ trợ mà CNPT lại bao phủ rộng một số lượng lớn các ngành chế tạo, như vậy số lượng việc làm mà CNPT tạo ra và giải quyết cho xã hội là rất lớn. Bên cạnh đó, khi CNPT phát triển, môi trường đầu tư sẽ trở nên hấp dẫn hơn do đó sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp FDI hơn. Do đó nhu cầu lao động sẽ tăng lên. Các nước có lợi thế so sánh về giá lao động rẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để khai thác lợi thế này nếu phát triển được ngành CNPT 9 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng CNPT không chỉ giải quyết được nhiều công ăn việc làm hơn mà nó còn cải thiện cơ cấu lao động theo hướng: tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao trình độ người lao động. Lí do là lao động trong ngành CNPT chủ yếu làm việc với máy móc, công nghệ hiện đại nên bắt buộc người lao động phải đạt trình độ và tay nghề cao. 4.4. Tạo tiền đề phát triển bền vững Nhiều nước đang phát triển do hạn chế về công nghệ và vốn nên thường không quan tâm phát triển CNPT mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công quốc tế cho nước ngoài và nhận phần tiền công lao động. Trong khi đó công nghiệp trong nước lại phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Do đó thu nhập thực tế của người lao động không cao do không tạo ra được giá trị gia tăng. Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, công nghiệp trong nước nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ không thể phát triển bền vững. Chỉ có phát triển CNPT mới có thể tạo ra thế chân đế vững chắc cho sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển ổn định và lâu dài các ngành công nghiệp khác. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến CNPT 5.1. Qui mô cầu Ngành CNPT như đã biết là ngành đòi hỏi nhiều vốn và trình độ công nghệ cao và có lợi thế kinh tế tăng theo qui mô. Để giảm thiểu chi phí trên một đơn vị sản phẩm, các doanh nghiệp phải tăng qui mô và công suất hoạt động. Đó là lí do tại sao các nhà đầu tư muốn đảm bảo một thị trường có dung lượng lớn hoặc có tiềm năng dung lượng lớn trong tương lai trước khi ra quyết định đầu tư. Nói cách khác, qui mô cầu lớn là điều kiện thiết yếu để phát triển CNPT. Đây là một thách thức lớn đối với các DNVVN do khan hiếm vốn nên nếu không được đảm bảo về đầu ra các doanh nghiệp không thể mạnh dạn đầu tư. Chính vì vậy để phát triển CNPT cho các DNVVN đòi hỏi 10 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng phải có chính sách thích hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển nhằm tăng quy mô cầu. 5.2. Thông tin Trên bất cứ thị trường nào cũng xảy ra tình trạng thông tin bất cân xứng. Đặc biệt trong ngành CNPT sự chia sẻ và nắm bắt thông tin giữa các nhà cung cấp sản phẩm CNPT và các doanh nghiệp lắp ráp có ý nghĩa quyết định. Tình trạng thiếu thông tin sẽ cản trở giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà lắp ráp, nhất là các doanh nghiệp FDI. Khi phải tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nội địa, các nhà lắp ráp FDI sẽ không muốn đầu tư vào nước đó. Và như vậy CNPT sẽ không có cơ hội phát triển. ở trường hợp ngược lại, các nhà cung cấp nội địa muốn cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp này nhưng do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tiếp cận thông tin của các nhà sản xuất này còn hạn chế. Do đó cung không gặp được cầu, tất yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của CNPT. 5.3. Tiêu chuẩn chất lượng. Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp lắp ráp cũng là một yếu tố cản trở CNPT. Khi các doanh nghiệp cung cấp phàn nàn về yêu cầu của các nhà lắp ráp là quá khắt khe còn các công ty lắp ráp cho rằng sản phẩm mình được cung cấp không đạt tiêu chuẩn thì sự khập khiễng đó sẽ dẫn tới tình trạng: trong khi các công ty lắp ráp thiếu hụt các loại linh kiện và phải bù đắp bằng cách nhập khẩu thì các nhà sản xuất lại không dám bỏ vốn đầu tư mua công nghệ đạt tiêu chuẩn của công ty lắp ráp vì sợ không có được các đơn hàng ổn định, lâu dài. Lấy ví dụ Canon Việt Nam, yêu cầu của Canon là dù sản xuất 100 hay 1000 sản phẩm thì chất lượng cũng phải đồng đều nhau và điều này phải được duy trì như một nguyên tắc bất di bất dịch. Thế nhưng doanh nghiệp Việt nam cung cấp linh kiện cho Canon, lần thứ nhất chất lượng rất tốt nhưng từ lần thứ hai trở đi đã có sự thay 11 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng đổi. Chính điều đó khiến Canon e ngại đối với các nhà cung cấp Việt Nam. Theo ý kiến của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành CNPT Việt Nam, việc sản xuất chủ yếu là học hỏi từ bạn bè hoặc đúc rút trong quá trình sản xuất nên việc đạt được sự đồng đều về chất lượng là rất khó. Nếu không được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật thì sẽ thật khó để có được sự gặp gỡ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhà lắp ráp nước ngoài. 5.4. Nguồn nhân lực CNPT là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. Có ý kiến cho rằng nguồn nhân lực còn quan trọng hơn máy móc hiện đại. Bởi lẽ máy móc, dây chuyền công nghệ thì nước nào cũng có thể sở hữu chúng. Do đó nếu chỉ đơn thuần dựa vào máy móc thì sẽ không tạo ra được khả năng cạnh tranh quốc tế. Sự thành công hay thất bại của nền CNPT của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia, những người trực tiếp vận hành, cải tiến máy móc và phát minh ra những phương pháp làm việc mới hiệu quả hơn. 5.5. Chính sách của Chính Phủ Để phát triển CNPT cần đến tính hai chiều giữa các công ty lắp ráp và các doanh ngiệp cung ứng. Tuy nhiên mối quan hệ này chưa thực sự rõ ràng, nhất là phía các công ty lắp ráp. Nhiều công ty có hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng chỉ dừng lại ở mức như gửi chuyên gia đào tạo tại chỗ, gửi bản vẽ,khuôn mẫu…Chính những yếu tố này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Chính Phủ. Giảm thuế quan và có nhiều ưu đãi về thuế là công cụ chính sách quan trọng mà Chính Phủ có thể sử dụng. Giảm thuế quan sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh về mặt chi phí của các nhà lắp ráp và có thể biến quốc gia thành cơ sở xuất khẩu những thành phẩm. Các ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu trừ thuế mua máy móc… sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư 12 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng vào CNPT. Các chính sách khác như hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đào tạo… cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngnàh CNPT. II. TÁC ĐỘNG CỦA CNPT ĐỐI VỚI CÁC DN VỪA VÀ NHỎ 1. Phát huy các nguồn lực của doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ( DNVVN) trên thế giới đều có lợi thế về lao động, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất nhưng lại kém lợi thế về vốn, công nghệ và trang thiết bị. Do đó doanh nghiệp khó có thể tự mình cung cấp những sản phẩm hoàn thiện. Bởi lẽ nó đòi hỏi một tiềm lực quá lớn so với khả năng của các doanh nghiệp. Nếu cứ sản xuất doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng nhũng công nghệ cũ, chi phí vốn không quá cao và do vậy chất lượng sản phẩm sẽ không đảm bảo, không được thị trường chấp nhận hoặc có một dung lượng thị trường vô cùng nhỏ hẹp. Không bán được hàng, doanh số thấp, lợi nhuận thấp dẫn đến tích luỹ thấp. Doanh nghiệp lại tiếp tục thiếu vốn để đầu tư cho máy móc. Mặt khác, do thiếu những qui chuẩn chất lượng và bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý rằng sản phẩm của mình đã không thể cạnh tranh trên thị trường nên công nhân thường làm việc kém nhiệt tình, không cẩn thận. Tất yếu là chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng kém. Doanh nghiệp rơi vào cái vòng luẩn quẩn và khó có thể đi lên được. Ngược lại, chủ các DNVVN trong ngành CNPT thường là các kỹ sư hoặc thợ kỹ thuật lành nghề nên họ rất có kinh nghiệm về máy móc và thực tế sản xuất một bộ phận nào đó. Họ có thể sản xuất các linh kiện, bộ phận một cách hiệu quả hơn hẳn bất cứ một doanh nghiệp lớn nào. Do vậy, tham gia vào một khâu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng tức là hoạt động trong lĩnh vực CNPT quả là một giải pháp hữu hiệu đối với các DNVVN. Tham gia CNPT tức là chuyên môn hoá vào sản suất một loại sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp cần tập trung toàn bộ nguồn lực của mình. Doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực, mạnh dạn và tích cực hơn trong việc tìm kiếm 13 Kho¸ luËn t«t nghiÖp- Tr-êng §H Ngo¹i Th-¬ng nguồn vốn đầu tư, sẽ phải nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sao cho có thể vận hành tốt máy móc hiện đại, sẽ phải nghiên cứu tìm hiểu những công nghệ phù hợp để giá không quá cao mà vẫn đảm bảo chất lượng…. Bên cạnh đó, do sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường sản phẩm CNPT, các doanh nghiệp phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến các hoạt động bán hàng sao cho hiệu quả. Bởi lẽ các DNVVN nhất là ở những nước đang phát triển thường rất kém và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động marketing. Họ thường thụ động trong kinh doanh, chỉ sản xuất ra và đợi đơn đặt hàng chứ hiếm khi thấy họ đi mời chào sản phẩm của mình. CNPT đã góp phần cải thiện đáng kể tư duy và phương thức kinh doanh của các DNVVN. Như vậy, CNPT không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tạo ra động lực thúc đẩy các DNVVN không ngừng đổi mới mình, nỗ lực phát huy nội lực. 2. Tận dụng ngoại lực 2.1. CNPT giúp chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI Vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế. Các công ty nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia thường chọn những nơi có nền CNPT phát triển nhằm cắt giảm chi phí trong khâu nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng. Nhà cung cấp của các doanh nghiệp FDI này hoặc là các công ty con của nó được đặt ở nước nhận đầu tư để tận dụng các ưu đãi đầu tư, hoặc là các công ty nước ngoài khác đặt ở thị trường nội địa hoặc là các DNVVN của nước nhận đầu tư. Khi đầu tư vào một nước, đi cùng với các doanh nghiệp FDI này là máy móc, công nghệ được chuyển giao sang nước tiếp nhận đầu tư. Sự chuyển giao này được thực hiện theo các hình thức: 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng