Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện yên thế, tỉnh bắc giang...

Tài liệu Phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện yên thế, tỉnh bắc giang

.DOC
134
30
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------ LÊ ĐỨC VIỆT PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ------------------ LÊ ĐỨC VIỆT PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60.34.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN HÀ NỘI, NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ khóa học nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Đức Việt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan, giảng viên Phân tích định lượng - Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các chủ trang trại, cán bộ và nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Đức Việt Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii MỤC LỤC L i Ờ I i K vi Ý i D vi A i D vii A i PH 1 Ầ 1.1 1 . 1.2 2 . 1.2 2 .1. 1.2 2 .2. 1.3 3 . 1.4 3 . 1.4 3 .1. 1.4 3 .2. 1.5 4 . PH 5 Ầ 2.1 5 . 2.1 5 .1. 2.1 6 .2. 2.1 1 .3. 5 2.1 1 .4. 5 2.1 1 .5. 7 2.2 2 Cơ 1 2.2 .1. t 2 g1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 PHẦN III 3.1. Đặc 3.1.1 Điều 3.1.2 Điều 3.2. Phươn 3.2.1. Phươn 3.2.2. Phươn 3.2.3. Phươn 3.2.4. Phươn 3.2.5. Hệ PHẦN IV. 4.1 T . h ực 4.1 T .1. h 4.1 T .2. h 4.1 Đ .3. á n 4.2 . 4.2 .1. 4.2 .2. 4.2 .3. 4.2 .4. 4.2 .5. 4.2 .6. 4.2 .7. 3 6 3 6 3 6 3 7 4 8 4 8 4 8 5 0 5 0 5 2 5 4 5 4 5 4 5 8 8 3 h g T hị C ác C hí C ơ C ác Đ iề P h â 4.3 n . tí c 8 8 6 8 7 8 8 9 1 9 2 9 3 9 5 9 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 4.3 9 .1. 7 4.3 .2. t 9 t 9 4.3 .3. huy 10 n0 PH 10 Ầ 8 5.1 10 . 8 5.2 11 . 0 TÀ 11 I 1 PH 11 Ụ 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải BQ: Bình quân CAQ Cây ăn quả CC Cơ cấu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia HTX Hợp tác xã KDTH Kinh doanh tổng hợp KHCN Khoa học công nghệ KL-TU Kết luận - Tỉnh ủy LĐ Lao động NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NQ-CP Nghị quyết - Chính phủ NTTS Nuôi trồng thủy sản QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng SL Số lượng SP Sản phẩm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT Trang trại TTLT-BNN-TCTK Thông tu liên tịch-Bộ nông nghiệp- Tổng cục thống kê UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn ao chuồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 DANH MỤC BẢNG Số bảng 3.1 . 3.2 . 3.3 . 3.4 . 3.5 . 4.1 . 4.2 . 4.3 . 4.4 . 4.5 . 4.6 . 4.7 . 4.8 . 4.9 . 4.1 0. 4.1 1. 4.1 2. 4.1 3. 4.1 4. Tì nh Tì nh K ết P hâ B ản S ố T h Tì nh L ao Tì nh C ơ C ô D ạn C hi D oa T h H iệ C ác K ết cá c 4.1 Đ 5. án 4.1 P 6. hâ Y ên Tên bảng Trang 3 9 4 2 4 7 4 9 5 1 5 5 5 9 6 1 6 4 6 5 6 7 7 1 7 1 7 3 7 6 7 7 7 8 8 7 9 0 9 2 9 6 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC ĐỒ THỊ ST T Tr an N g 4.1 g 4.2 T 74 ỷ 4.3 H 79 i DANH MỤC HÌNH ST T 4.1 4.2 T T M72 ô M72 ô Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại là một trong các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Kinh tế trang trại đã có từ lâu và trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử. Sau khi thực hiện chủ trương khoán đến hộ gia đình và sau Luật Đất đai (1993) quy định người lao động, hộ gia đình có các quyền trong sử dụng đất đã làm xuất hiện và phát triển trở lại mô hình trang trại. Từ đó, trang trại đã sớm phát huy những ưu thế của mình đó là vừa có điều kiện làm tăng năng suất lao động, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, vừa có khả năng khai thác hữu hiệu lợi thế của từng vùng lãnh thổ. Nhờ vậy có thể sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với chi phí thấp nhất. Phát triển kinh tế trang trại là bước tiến quan trọng của nền kinh tế hộ trong quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế thị trường. Kinh tế trang trại đã khơi dậy tiềm năng trong dân cư để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hoá, thúc đẩy áp dụng KHCN vào sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Vì vậy, nó sẽ là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của nông nghiệp nước ta trong thời gian tới để góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Ở Việt Nam kinh tế trang trại đã được thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trong những năm đổi mới, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 03/2000/NQCP của Chính phủ. Vì vậy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhất định, đã góp phần quan trọng vào việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả. Đồng thời với phát triển kinh tế trang trại, vai trò của kinh tế hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp vẫn luôn được coi trọng, nhằm để khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo nền móng ban đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, có 19 xã và 2 thị trấn, Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện rất thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, rau màu và cây công nghiệp, chăn nuôi. Trên thực tế, sự phát triển của kinh tế trang trại huyện Yên Thế đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. kinh tế hộ, kinh tế trang trại còn nhiều yếu kém… Với ý nghĩa, vai trò to lớn của kinh tế trang trại và những tồn tại của kinh tế trang trại đang gặp phải như trên. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện Yên Thế, từ đó đề xuất những giải pháp toàn diện theo quan điểm hệ thống nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế trang trại của huyện Yên Thế phát triển là rất cần thiết. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có đề tài nghiên cứu nào giải quyết vấn đề này cho huyện, mà vấn đề này đang là tính thời sự và có vai trò ý nghĩa thực tiễn rất to lớn đối với địa phương như huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Xuất phát từ lý do đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các mô hình kinh tế trang trại của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các mô hình kinh tế trang trại; - Đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao và bền vững trên địa bàn đến năm 2020 huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện Yên Thế được dựa trên cơ sở lý luận nào? - Thực trạng phát triển các mô hình kinh tế trang trại hiện nay ở huyện Yên Thế như thế nào? có những bất cập gì? - Những yếu tố tác động và ảnh hưởng như thế nào đến phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện Yên Thế? - Phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cần có những giải pháp khả thi nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận và thực tiễn về phát triển các mô hình kinh tế trang trại huyện Yên Thế; - Đối tượng khảo sát: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về các mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp có hiệu quả cao, phát triển bền vững. Nghiên cứu mối quan hệ của các trang trại đối với các nhân tố khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi không gian - Đề tài này được triển khai nghiên cứu tại địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. - Một số nội dung chuyên sâu của đề tài phát triển các mô hình kinh tế trang trại được triển khai nghiên cứu ở một số trang trại điển hình. 1.4.2.2. Phạm vi thời gian - Thời gian nghiên cứu tiến hành đề tài từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015. - Số liệu đã công bố được thu thập từ các tài liệu chủ yếu trong những năm 2011, 2012 và năm 2013. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 1.4.2.3. Phạm vi nội dung Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển các mô hình kinh tế trang trại, những vấn đề và thực trạng phát triển các mô hình kinh tế trang trại hiệu quả theo hướng bền vững đến năm 2020 trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 1.5. Nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình cơ bản của các trang trại ở huyện; - Nghiên cứu nội dung hoạt động của các loại hình kinh tế trang trại của huyện (loại hình trang trại, quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu nhập); - Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình sản xuất và phát triển kinh tế trang trại (cơ chế chính sách, điều kiện nội tại của các trang trại và các điều kiện khách quan tác động hạn chế tới sự phát triển. Những tiềm ẩn chưa được khai thác cần được đưa vào phục vụ cho sự phát triển của các trang trại ở huyện); - Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và phát triển các mô hình kinh tế trang trại tại huyện. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Đặc điểm mô hình kinh tế trang trại, phát triển mô hình kinh tế trang trại Theo Nguyễn Sinh Cúc (2003), đặc điểm mô hình kinh tế trang trại, phát triển mô hình kinh tế trang trại, cụ thể: 2.1.1.1. Đặc điểm mô hình kinh tế trang trại - Sản xuất chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thủy sản, chăn nuôi, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. - Phần lớn tư liệu sản xuất của các mô hình trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng lâu dài của các chủ trang trại độc lập. - Các yếu tố cơ bản như đất đai, mặt nước, tiền vốn phải được tập trung ở quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa. - Mô hình kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiến bộ trên cơ sở chuyên môn hóa, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có điều kiện ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. - Quy mô sản xuất tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ gia đình ngành sản xuất, vùng kinh tế. - Chủ các trang trại là người có ý trí vươn lên làm giàu, có năng lực tổ chức quản lý và giám chấp nhận rủi ro. 2.1.1.2. Phát triển mô hình kinh tế trang trại - Hiện nay quỹ đất nông nghiệp của huyện còn rất lớn nên tạo điều kiện để xây dựng các mô hình trang trại có quy mô lớn. - Do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên đã có nhiều ứng dụng phương tiện máy móc công nghệ hiện đại vào trong sản xuất của các mô hình trang trại. - Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát huy tối đa lợi thế của mô hình trang trại tại địa phương. - Nâng cao nhận thức về mô hình kinh tế trang trại - Phát triển kinh tế trang trại phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. - Phải đặt hiệu quả kinh tế của mô hình kinh tế trang trại trong hiệu quả kinh tế -xã hội của địa phương mình vấn đề đặc biệt quan tâm trong việc phát triển mô hình kinh tế trang trại là lợi ích kinh tế. - Phát triển mô hình kinh tế trang trại phải phù hợp với công tác xóa đói giảm nghèo bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa và bản sắc dân tộc. 2.1.2. Khái niệm về phát triển và mô hình phát triển kinh tế trang trại 2.1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển a. Tăng trưởng: Theo Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005), Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định. Trong nền kinh tế, tăng trưởng được thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay số lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Tác phẩm “Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Viện Chiến lược phát triển, tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là mức tăng lượng của cải (tài sản) trong một thời kỳ nhất định. Khái niệm này có thể được áp dụng cho nhiều cấp độ, cho toàn nền kinh tế, cho từng ngành, cho các doanh nghiệp, cho cấp độ gia đình và cấp độ cá nhân. Để phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ, người ta thường dùng giá trị tuyệt đối của các đại lượng để so sánh chúng với nhau. Chênh lệch giữa các thời điểm chính là mức tăng trưởng kinh tế của một thời kỳ cụ thể. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được phản ánh bằng tốc độ gia tăng của các đại lượng trong các giai đoạn với nhau và được đo bằng phần trăm thay đổi, giá trị phần trăm cao hay thấp thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm. b. Phát triển: Tăng trưởng là tăng về số lượng, còn phát triển không những tăng về số lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về cơ cấu, phân bố của cải. Theo cuốn sách “Mô hình hệ kinh tế, sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững” (1999), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội thì phát triển được định nghĩa là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. 2.1.2.2. Khái niệm về mô hình trang trại Mô hình trang trại là phạm trù biểu hiện những cách thức tổ chức kinh doanh khác nhau trong các trang trại. Theo Trần Đức (1995), trên cơ sở tiêu chí, các trang trại được phân thành những mô hình khác nhau, cụ thể: * Phân theo hình thức sở hữu: có mô hình trang trại gia đình, trang trại liên doanh, trang trại hợp doanh theo cổ phần (còn gọi là trang trại hỗn hợp) và trang trại ủy thác (trang trại tư nhân). - Trang trại gia đình là mô hình trang trại được hình thành trên cơ sở của kinh tế hộ nông dân, từ những hộ làm kinh tế giỏi, có tích lũy, mở rộng quy mô. Đặc trưng của trang trại gia đình là chủ trang trại đồng thời là người quản lý và trực tiếp lao động. - Trang trại liên doanh là mô hình trang trại do 2 hay 3 trang trại hợp nhất thành trang trại lớn hơn để tăng thêm năng lực về vốn, đất đai và tư liệu sản xuất nhằm tạo ra sức cạnh tranh với các trang trại lớn khác hay để tận dụng định hướng ưu đãi của nhà nước giành cho các trang trại lớn. Các trang trại này liên doanh với nhau (vì vậy còn gọi là trang trại hỗn hợp) nhưng vẫn chủ động điều hành sản xuất kinh doanh trong các trang trại thành viên. Các trang trại liên doanh thường xuất hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ hoặc các nước châu Âu, nhưng không phổ biến (Mỹ có khoảng 10% các trang trại thuộc mô hình loại này). - Trang trại hợp doanh theo cổ phần là các trang trại được tổ chức theo nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (do đó được gọi là trang trại hỗn hợp). Mô hình trang trại này thường có quy mô lớn và tổ chức theo ngành nông sản, có sự gắn kết khá chặt giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ nên tính chuyên môn hóa khá cao. Tuy nhiên, mô hình này cũng không phổ biến và không đặc trưng theo các tiêu chí của trang trại. - Trang trại ủy thác là các trang trại được hình thành từ những người có vốn đầu tư kinh doanh nông, lâm, thủy sản dưới mô hình kinh tế trang trại. Tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại tư nhân thường biểu hiện ở hình thức thuê quản lý hay ủy thác những người thân trong dòng họ, bạn bè và thuê nhân công lao động. * Phân theo phương hướng kinh doanh: có các mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp, mô hình trang trại chuyên môn hóa. - Mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp là mô hình trang trại kinh doanh nhiều cây trồng, vật nuôi, những hoạt động phi nông nghiệp như chế biến nông sản, kinh doanh dịch vụ. - Mô hình trang trại chuyên môn hoá là trang trại chuyên kinh doanh một cây trồng, vật nuôi hay nhóm cây trồng, vật nuôi có cùng đặc điểm như trang trại chuyên trồng cây ăn quả, trang trại chuyên trồng cây công nghiệp dài ngày, trang trại chuyên chăn nuôi… * Phân theo trình độ công nghệ: có mô hình trang trại truyền thống, mô hình trang trại hỗn hợp và mô hình trang trại công nghệ cao. - Mô hình trang trại truyền thống xét trên phương diện công nghệ sử dụng các công nghệ truyền thống, thực chất là các trang trại sản xuất ở trình độ công nghệ thấp. Do đó, tính chất sản xuất hàng hoá và năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; hiệu quả sản xuất không cao. - Mô hình trang trại công nghệ cao là các trang trại được đầu tư công nghệ cao từ công nghệ làm đất đến tưới nước, cung cấp dinh dưỡng đối với các hoạt động trồng trọt, nuôi dưỡng, chăm sóc và chế biến sản phẩm đối với các hoạt động chăn nuôi. - Mô hình trang trại hỗn hợp về công nghệ là những trang trại kết hợp giữa công nghệ truyền thống (không theo nghĩa công nghệ lạc hậu) và công nghệ ở trình độ cao, tùy theo các khâu của quá trình sản xuất. * Phân theo quy mô sản xuất kinh doanh: có mô hình trang trại quy mô lớn, trang trại quy mô vừa và trang trại quy mô nhỏ. Quy mô của các trang trại thường được xem xét ở các yếu tố cấu thành như đất đai, nguồn lao động, vốn và tư liệu sản xuất và được thể hiện ở kết quả sử dụng các yếu tố cấu thành đó qua các chỉ tiêu giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trong năm. Tùy theo tình trạng của quỹ đất đai, trình độ của chủ trang trại, phương hướng kinh doanh... quy mô của các trang trại được quy định ở các mức cụ thể và có sự thay đổi theo thời gian. 2.1.2.3. Mô hình trang trại phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia mình. Trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển bền vững được hiểu một cách cụ thể hơn. Đó là quá trình thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Phát triển bền vững là thuật ngữ có nội dung rộng, được xem xét theo các mặt: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Có nhiều khái niệm về nông nghiệp bền vững. Ngân hàng thế giới đã đưa ra 27 định nghĩa, trong đó mỗi định nghĩa đề cập đến những góc độ khác nhau, theo những mục đích và cách thức tiếp cận khác nhau. Theo Tổ chức FAO (1989) đã xác định: “Phát triển bền vững là sự quản lý và bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên. Các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới và thoả mãn được nhu cầu của con người cả ở hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững không làm thoái hoá môi trường mà bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di truyền động, thực vật, đồng thời phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và được chấp nhận về xã hội”. Richard R. Harwood (1990) cho rằng: "nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp, trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn lực, tối thiểu hoá lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trường, trong khi duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiện". Như vậy, nông nghiệp bền vững đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến cả khía cạnh tự nhiên và khía cạnh kinh tế, xã hội của phát triển nông nghiệp. Trên khía cạnh tự nhiên, nó là quá trình tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố tự nhiên (đất đai, nguồn nước, phân bón, năng lượng tự nhiên) nhằm giảm thiểu tác hại môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên. Ở khía cạnh kinh tế, nó là quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho các tổ chức nông nghiệp trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội. Trên khía cạnh xã hội, nó là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị xã hội như sức khoẻ, văn hoá tinh thần của con người. Phát triển bền vững trong nông nghiệp, nông thôn đồng nghĩa với việc đạt được các chỉ tiêu sau: hiệu quả và năng suất; đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của xã hội; Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất