Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh hà giang luận văn ths. kinh doanh và...

Tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh hà giang luận văn ths. kinh doanh và quản lý

.PDF
121
442
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o---------- CHU HOÀNG HIỆP PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o---------- CHU HOÀNG HIỆP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG CHUYEN NGANH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI HA NỘI - 2015 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên, chỉ bảo ân cần của các cá nhân, tập thể, các cơ quan nơi tôi công tác và các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc TS. Khu Thị Tuyết Mai đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc si ̃ Quản lý kinh tế. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè; tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến ngƣời thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt vật chất, chia sẻ những khó khăn và động viên về mặt tinh thần trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Kết quả nêu trong luân văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào. 2 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................5 DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................6 DANH MỤC HỘP ..........................................................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ ........................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...............................................................................5 1.2. Cơ sở lý luận về hợp tác xã ....................................................................................10 1.2.1. Bản chất của kinh tế hợp tác và hợp tác xã .........................................................10 1.2.2. Vai trò và nguyên tắc của hợp tác xã...................................................................14 1.2.3. Phân loại hợp tác xã.............................................................................................17 1.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến đến sự hình thành và phát triển của hợp tác xã .18 1.2.5 Tiêu chí đánh giá sự phát triển hợp tác xã ở Việt Nam .......................................20 1.3. Lịch sử phát triển của phong trào hợp tác xã, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và của Việt Nam .....................................................................................................21 1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phong trào HTX quốc tế ............................21 1.3.2 Kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nƣớc trên thế giới .................................22 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................................28 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................30 2.1 Địa bàn nghiên cứu .................................................................................................30 2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................................30 2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................................31 2.4 Phƣơng pháp phân tích ...........................................................................................31 2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH ................................ 33 HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH HÀ GIANG ........................................................................33 3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến phát triển hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang .......................................................................................................33 3.1.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên ..........................................................................33 3.1.2 Các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội .................................................................36 3.2 Phân tích thực trạng phát triển các loại hình Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang .......................................................................................................................................44 3 3.2.1 Những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và của tỉnh Hà Giang về phát triển HTX ...............................................................................................................44 3.2.2.Tình hình phát triển các loại hình hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 20062013 ...............................................................................................................................51 3.2.3 Đánh giá chung về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...........................67 CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................74 4. 1 Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển ..........................................................74 4.1.1. Quan điểm............................................................................................................74 4.1.2. Mục tiêu ...............................................................................................................74 4.1.3. Định hƣớng phát triển ..........................................................................................75 4.2 Dự báo về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang ...........................................76 4.2.1. Dự báo dân số và lao động đến 2020 ..................................................................76 4.3. Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 ..........79 4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh ......................................................................................................................79 4.3.2. Các nhóm giải pháp phát triển các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế ...81 4.3.3 Các giải pháp đột phá ...........................................................................................88 4.3.4. Các nhóm giải pháp khác ....................................................................................94 4.4 Một số kiến nghị ....................................................................................................100 4.4.1 Đối với Nhà nƣớc ...............................................................................................100 4.4.2. Đối với tỉnh Hà Giang .......................................................................................102 KẾT LUẬN .................................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................110 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt CN-TTCN Nguyên nghĩa ......................... Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH ......................... Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CVĐC ......................... Công viên địa chất DN ......................... Doanh nghiệp HTX ......................... Hợp tác xã HTXNN ......................... Hợp tác xã nông nghiệp HTXTM ......................... Hợp tác xã thƣơng mại NCKH ......................... Nghiên cứu khoa học PTNT ......................... Phát triển nông thôn QL ......................... Quốc lộ QTDND ......................... Quỹ tín dụng nhân dân SXKD ......................... Sản xuất kinh doanh XHCN ......................... Xã hội chủ nghĩa 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin .....................................................................30 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Hà Giang (%) .........................................36 Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang (năm 2010, đvt: %) ..................................36 Bảng 3.3 Số lƣợng HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang (2006-2013) ...............................52 Bảng 3.4 Số lƣợng HTX theo loại hình tại Hà Giang (2006-2013) ..............................53 Bảng 3.5 Phát triển HTX theo địa bàn ..........................................................................54 Bảng 3.6. Chất lƣợng bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX ...............56 Bảng 3.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực HTX ...........................59 Bảng 3.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX theo từng lĩnh vực ...................61 Bảng 4.1 Dự báo dân số và lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 .....................................77 Bảng 4.2 Dự báo cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 ............................77 Bảng 4.3 Dự báo phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang ........................78 Bảng 4.4 Tái cấu trúc các loại hình HTX phân theo lĩnh vực kinh tế Giai đoạn 20152020 ...............................................................................................................................91 Bảng 4.5 Một số tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực đối với HTX giai đoạn 2012 2020 ...............................................................................................................................92 DANH MỤC HỘP STT Hộp Nội dung Trang 1 Hộp 1.1 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã 16 2 Hộp 3.1 Chính sách hỗ trợ và ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với HTX và Liên hiệp HTX 49 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, đến nay hợp tác xã vẫn tỏ ra là mô hình hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng hơn nữa, thông qua hợp tác xã, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức mạnh để đối phó với khó khăn và tránh các nguy cơ thua lỗ cao. Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam, phong trào hợp tác xã đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm gắn với những thay đổi chung trong cơ chế quản lý kinh tế của đất nƣớc. Đến nay, mô hình hợp tác xã mới ra đời thay thế cho mô hình hợp tác xã kiểu cũ (chuyển đổi, thành lập mới theo Luật hợp tác xã năm 1996 và Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003, nay là Luật HTX 2012), đặt nền móng căn bản cho sự phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Sau khi thực hiện theo Luật hợp tác xã, kết quả là đã xuất hiện một số mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt cho kinh tế hộ gia đình xã viên, đã làm rõ và giải quyết đƣợc nhiều tồn tại trong các hợp tác xã. Tuy nhiên có thể nhận thấy, chất lƣợng chuyển đổi của các hợp tác xã còn chƣa cao, hoạt động của hợp tác xã mới còn nhiều lúng túng chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Phong trào Hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang là một điển hình, do nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, chịu ảnh hƣởng nặng nề của mô hình hợp tác xã kiểu cũ nên việc chuyển đổi, thành lập mới hợp tác xã theo Luật còn có nhiều hạn chế. Mặc dù trong những năm qua với những tác động tích cực từ quá trình thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có những chuyển biến tích cực, các HTX cũ cơ bản đã đƣợc chuyển đổi hoặc giải thể; các HTX yếu kém, tồn tại hình thức trong nhiều năm đã đƣợc giải thể; nhiều HTX mới đƣợc thành lập. Tuy nhiên bên cạnh đó khu vực HTX vẫn còn tồn tại những yếu kém nhất định chƣa phát huy đƣợc vai trò và vị trí của kinh tế tập thể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Nhiều HTX tổ chức và hoạt động chƣa tuân thủ đầy đủ các qui định của Luật HTX; các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối trong HTX còn biểu hiện xa rời bản chất và các giá trị của HTX. 1 Nhiều HTX nông nghiệp chuyển đổi còn hình thức, chƣa đảm bảo đầy đủ yêu cầu của Luật HTX và đòi hỏi phát triển của HTX, các xã viên của HTX chuyển đổi khi tham gia HTX nhiều nơi không viết đơn và góp vốn mới, nhiều xã viên không hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình với HTX; xã viên tham gia HTX với ý thức trông chờ vào sự giúp đỡ của tập thể và Nhà nƣớc; Chính vì vậy, nhiều HTX không huy động đƣợc nguồn lực từ chính xã viên, tính bền vững và ổn định trong tổ chức và hoạt động chƣa cao; chƣa thực hiện tốt chế độ hạch toán và báo cáo tài chính. Hoạt động của nhiều HTX hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về sản xuất, đời sống của xã viên và cộng đồng; năng lực nội tại cả về vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, trình độ quản lý rất yếu, trình độ công nghệ lạc hậu kéo dài dẫn đến sức cạnh tranh kém. Các hợp tác xã chuyển đổi, thành lập mới đã đi vào hoạt động nhƣng chƣa đem lại hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lúng túng trong công tác tổ chức quản lý điều hành, thậm chí trì trệ không phát triển, không có hoạt động cụ thể, một số HTX còn tồn tại hình thức, đặc biệt là loại hình hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi. Do đó, nghiên cứu thực trạng phát triển của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang để tìm ra giải pháp nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp tác xã tại địa phƣơng là vấn đề có tính cấp thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Phát triển các loại hình Hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang” đã đƣợc học viên lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang, làm rõ những thành công, những tồn tại và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; - Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang; 2 - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Luận văn đƣợc thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau : - Thực trạng phát triển và tình hình hoạt động của các loại hình Hợp tác xã hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có những điểm mạnh và những tồn tại gì? Nguyên nhân của chúng? - Cần có những giải pháp nào để phát huy những thuận lợi, tận dụng thời cơ, hạn chế những khó khăn vƣớng mắc nhằm thúc đẩy phát triển các loại hình hợp tác xã của tỉnh? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: - Các loại hình hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Tác nhân trực tiếp: Ban quản lý các hợp tác xã, xã viên và ngƣời lao động tham gia hợp tác xã; Tác nhân gián tiếp: Đảng uỷ, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành của tỉnh có liên quan... Luật, cơ chế chính sách tác động đến phát triển các loại hình hợp tác xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian:Trên phạm vi toàn tỉnh, nghiên cứu sâu tại một số điển hình mang tính đại diện cao cho các vùng, khu vực, theo địa bàn hoạt động. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các loại hình HTX tại tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2006-2013 . Tuy nhiên, tình hình phát triển trong ba năm gần đây (2010 -2013) sẽ đƣợc luận văn tập trung phân tích kỹ hơn. - Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc phát triển các loại hình hợp tác xã, trong đó nhấn mạnh đến công tác tổ chức quản lý điều hành, họat động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang. 4. Cấu trúc luận văn: Mở đầu Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác xã 3 Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng phát triển hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang tầm nhìn đến năm 2020 Kết luận 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Kinh tế hợp tác và hợp tác xã ra đời nhƣ một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của nền kinh tế và có một lịch sử phát triển lâu đời, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả, các cơ quan nghiên cứu, giới lãnh đạo các nƣớc cũng nhƣ các tổ chức quốc tế. Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc bàn về những khía cạnh khác nhau của kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu mà ngƣời viết có thể tiếp cận đƣợc: Về các công trình của nƣớc ngoài: - Marvin A.Scharrs (1980), Cooperatives, Principles and Practices, 4th ed., University of Wisconsin-Madison. Publication A1457. Công trình đƣợc đánh giá là tài liệu tham khảo hữu ích về HTX cho các đối tƣợng nhƣ các nhà lãnh đạo, các nhà kinh tế phát triển, các học viên sinh viên chuyên sâu về HTX, và cả chính các thành viên HTX không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Tác giả đã phân tích và làm rõ bản chất của HTX, lịch sử, xu hƣớng phát triển của HTX trên thế giới và tại Mỹ, phân loại HTX, vai trò, nghĩa vụ của HTX, những lợi ích và hạn chế của HTX. Tác giả nhấn mạnh, mặc dù HTX có một lịch sử phát triển nổi bật, nhƣng mô hình HTX không phải là là kiểu cấu trúc tốt nhất cho mọi công việc (dự án) kinh doanh. Do vậy, việc lựa chọn cấu trúc kinh doanh phù hợp nhất là một quyết định có tính chiến lƣợc quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. - UNDESA and ICA (2009), Background Paper on Cooperatives, báo cáo của nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc và Liên minh Hợp tác xã quốc tế đã đánh giá cao đóng góp của HTX đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đối với xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và an ninh, nhấn mạnh đến vai trò của các HTX nông nghiệp và tài chính trong bối cảnh khủng hoảng lƣơng thực và tài chính hiện hành. Các chuyên gia cũng chia sẻ về các kinh nghiệm quốc gia và khu vực trong việc củng cố HTX và xác định những biện pháp chính sách để nâng cao và đẩy mạnh tác động của các HTX đối với phát triển kinh tế-xã hội 5 - Birchall, Johnston (2004),Cooperatives and the Millenium Development Goals, ILO, Geneva. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra một luận điểm quan trọng rằng tiếng tăm trong quá khứ về cái gọi là HTX đƣợc hình thành và kiểm soát bởi nhà nƣớc mà đã không thể dẫn đến sự phát triển kinh tế-xã hội không phải là một phần di sản của HTX bởi chúng không phải là HTX thực sự, theo đúng nghĩa. Do đó, việc làm rõ HTX thực sự là gì và chúng có năng lực nhƣ thế nào là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Trong tác phẩm của mình Johnston nêu bật những thành tựu của HTX ở các nƣớc phát triển và đang phát triển. Ông đã chỉ rõ xét cả về lý luận và thực tiễn HTX là các doanh nghiệp phát đạt và đóng góp quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, khuyến khích bình đẳng giới, cung cấp dịch vụ y tế, đấu tranh với dịch bệnh HIV/AIDs, đảm bảo sự bền vững về môi trƣờng, làm việc thông qua quan hệ đối tác với nhiều bên liên quan. - Edgar Parnell (1992), A New Look at Cooperatives and Their Role in Developing Countries, Small Enterprise Development, Volume 13, No1.Theo tác giả, HTX đƣợc lựa chọn trong nhiều tình huống: ở các nƣớc XHCN nhƣ là một giai đoạn phát triển hƣớng tới một nền kinh tế ít tập trung hơn và ở Mỹ nhƣ là đối trọng với hệ thống kinh tế thị trƣờng thiên về CNTB. HTX đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ nhƣng cũng có không ít ngƣời phản đối và có nhiều ví dụ thành công cũng nhƣ thất bại hỗ trợ cho quan điểm mỗi bên. Bài báo cho rằng HTX là những DN “đặt con ngƣời là trung tâm” là lựa chọn thay thế cho các DN mà mục tiêu ƣu tiên hàng đầu là kiếm lợi nhuận từ vốn sở hữu. Bài báo đã làm rõ bản chất, sự khác biệt của HTX, và chỉ ra một số cạm bẫy mà HTX cần phải tránh để thành công. - Birchall Johnston and Lou Hammond Ketilson (2009), Resilience of the Cooperative Business Model in Time of Crisis, ILO, Geneva. Các tác giả nhận định, cuộc khủng hoảng tài chính và kéo theo nó là cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những tác động tiêu cực tới đa số các DN. Tuy nhiên, các DN hợp tác trên thế giới đang cho thấy khả năng chống đỡ kiên cƣờng của chúng đối với khủng hoảng. Các HTX tài chính cho thấy chúng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, các HTX tiêu thụ thì vẫn báo cáo gia tăng doanh thu, các HTX lao động vẫn cho thấy có sự tăng trƣởng do nhiều ngƣời lựa chọn HTX nhƣ là hình thức DN đáp ứng thực tiễn kinh tế mới. Câu hỏi đặt ra là tại sao DN hợp tác lại kiên cƣờng nhƣ vậy? Công trình nghiên cứu cung cấp bằng chứng lịch sử và bằng chứng thực tiễn hiện tại chứng minh rằng mô hình DN hợp tác 6 sống sót đƣợc trong khủng hoảng, nhƣng điều quan trọng hơn nó là mô hình DN bền vững có thể trụ vững trong khủng hoảng đồng thời duy trì sinh kế của các cộng đồng nơi nó hoạt động. Các tác giả đã đƣa ra khuyến nghị về các cách thức mà ILO có thể tăng cƣờng hoạt động của nó trong việc thúc đẩy các hợp tác xã nhƣ một phƣơng tiện để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại và ngăn ngừa khủng hoảng tƣơng lai. - Richard J. Sexton and Julie Iskow (1993), What Do We Know About the Economic Efficiency of Cooperatives: An Evaluative Survey, Journal of Agricultural Cooperation. Bài báo phân tích vấn đề hiệu quả kinh tế của HTX và đánh giá những tuyên bố có tính mâu thuẫn liên quan đến vấn đề. Các tác giả đƣa ra những quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với chủ đề thảo luận và liên hệ những quan niệm này với lý thuyết về HTX để rút ra giả thuyết về hiệu quả của HTX. Trên nền khái niệm này, các nghiên cứu về hiệu quả của HTX đã đƣợc hai tác giả xem xét, so sánh và phê phán. Kết luận của bài báo là mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của HTX nhƣng bằng chứng về hiệu quả kinh tế của HTX còn khá hạn chế và không ủng hộ cho quan điểm phổ biến cho rằng HTX là kém hiệu quả so với các hãng sở hữu bởi các nhà đầu tƣ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về HTX nhƣ: USAID and CLARITY (2006), Enabling Cooperative Development-Principles for Legal Reform […]; Taimni, Krishan K. (2001), Cooperatives in Asia: from Reform to Reconstruction, ILO Geneva; Jennifer D. Masicat, Batangas Heavy Fabrication Yard Multi-Purpose Cooperative: Basis for Business Operation, Asia Pacific Journal of Multidisciplinary Research, No 4 August 2014, … Về các công trình nghiên cứu trong nƣớc: Tại Việt Nam, HTX cũng là chủ đề đƣợc nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dƣới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu nhƣ: - Lƣơng Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999) “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp. Các tác giả đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam từ trƣớc đến khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng và phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phƣơng tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số 7 phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX. - Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lƣu Văn Sùng (2001) “Kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp. Các tác giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các lọai hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hƣớng phát triển phù hợp đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta. - Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003) “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia. Các tác giả tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nƣớc ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay. - Hồ Văn Vĩnh (2005): “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005. Ở bài viết này, tác giả bàn đến những cách thức chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới trên cơ sở quán triệt đƣờng lối đổi mới HTXNN của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác động qua lại giữa HTXNN và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự khó khăn khi phát triển HTXNN trong thời kì mới và những giải pháp để tháo gỡ khó khăn này. - Chu Tiến Quang, Lê Xuân Quỳnh (2004) “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở Việt Nam”, CIEM. Các tác giả đã khẳng định kể từ khi Luật HTX ra đời (3/1996) và chính thức có hiệu lực từ 1/1/1997 khu vực kinh tế hợp tác và HTX ở nƣớc ta đã thay đổi cơ bản cả về lƣợng và chất. Số lƣợng các đơn vị HTX tuy tăng không nhiều, nhƣng đã từng bƣớc đƣợc củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối với ngƣời lao động, trên cơ sở đó phát triển và ngày càng thu hút các đối tƣợng khác nhau tham gia, không chỉ là ngƣời lao động nhƣ những năm trƣớc khi có luật. HTX đã đóng góp tích cực hơn vào sức mạnh chung của kinh tế nhiều thành phần và làm rõ hơn bản chất của Kinh tế tập thể mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng phát triển. Các tác giả đã đề xuất 5 quan điểm mới đối với HTX trong đó đặc biệt nhấn mạnh “Phát triển KTTT, trong đó HTX là nòng cốt phải lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng, đồng thời thực hiện đúng các nguyên tắc HTX được quy định trong Luật” và 8 “Phải coi trọng chất lượng trong phát triển HTX” [32]. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2004), Nghiên cứu những nhân tố mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế trang trại và hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội. Đề tài NCKH mã số 01C-05/06-2005-1. Đề tài đã xác định và phân tích năm nhóm nhân tố mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế trang trại và HTX NN ở ngoại thành Hà Nội (i.Nhân tố về môi trƣờng kinh tế-xã hội (hệ thống cơ chế chính sách); ii.Nhân tố về khoa học công-nghệ; iii. Nhân tố về công nghiệp hóa, đô thị hóa; iv. Nhân tố về nguồn nhân lực; v. Nhân tố về hội nhập kinh tế). Đề tài đã phân tích kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực phát triển các nhân tố mới để thúc đẩy kinh tế trang trại và HTX NN phát triển. Đề tài đã đề xuất 8 giải pháp để phát huy các nhân tố mới trong sản xuất nông nghiệp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại và HTX NN ở ngoại thành Hà Nội. - Bộ Thƣơng Mại (2004), Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn nước ta hiện nay, Đề tài NCKH mã số 2003-78-011. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về tổ chức và phát triển HTXTM ở nông thôn; đã phân tích và làm rõ hiện trạng tổ chức và tác động của khung khổ pháp lý đến sự phát triển HTXTM ở nông thôn Việt Nam và đề xuất hệ thống giải pháp về tổ chức và phát triển HTXTM ở nông thôn nƣớc ta đến năm 2010: i. hoàn thiện mô hình tổ chức HTXTM; ii.hoàn thiện nội dung, phƣơng thức hoạt động của các HTXTM; hoàn thiện mô hình pháp lý; hoàn thiện chính sách và biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm phát triển HTXTM ở nông thôn. - Võ Thị Kim Sa, Một số góp ý cho Luật hợp tác xã hiện hành, Tạp chí Cộng sản điện tử, 3/1/2012. Tác giả bài báo cho rằng do nhận thức của một số ngƣời về bản chất của HTX chƣa thật sự rõ ràng, đầy đủ, thậm chí còn lệch lạc. Vì vậy, nhận thức đúng bản chất HTX, định hình đƣợc khuôn khổ pháp luật để hỗ trợ HTX phát triển bền vững và công tác quản lý nhà nƣớc về HTX có hiệu quả là việc làm cấp bách. Bài báo đã góp phần làm rõ tính chất nhị nguyên vừa là hiệp hội vừa là doanh nghiệp của HTX, đã phân định rõ sự khác biệt cơ bản giữa bản chất HTX với công ty cổ phần, đề xuất một cách thức phân loại HTX theo 4 loại hình cơ bản cũng nhƣ cách thức phân loại xã viên, xác định tỷ lệ dịch vụ tối thiểu mà hợp tác xã cung cấp cho xã viên, phân phối thu nhập theo mức độ sử dụng dịch vụ. Tác giả bài báo khẳng định “với vai trò kép vừa là tổ chức hiệp hội vừa là doanh nghiệp, HTX có thể hoạt động tốt nhƣ bất kỳ 9 doanh nghiệp nào. Thậm chí, HTX có thể hoạt động tốt hơn công ty, nếu chúng ta am hiểu tƣờng tận bản chất của nó, biết cách sử dụng và khai thác công cụ tập thể độc đáo này. HTX là phƣơng tiện hữu hiệu giúp kinh tế gia đình của mỗi xã viên nâng cao sức cạnh tranh và phát triển”. - Ngoài ra, có khá nhiều luận văn thạc sĩ bàn về phát triển kinh tế hợp tác và HTX đã đƣợc thực hiện nhƣ: Trần Minh Tâm (2000) “Phát triển kinh tế hợp tác ở ngọai thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”; Lê Thùy Hƣơng (2003) “Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”; Bùi Gia Long (2009) “Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”; Ngô Thị Cẩm Linh (2008) “Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, … Các công trình nghiên cứu trên góp phần cung cấp cho tác giả những tƣ liệu cần thiết để xây dựng khung khổ lý luận cũng nhƣ thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX và vận dụng vào nghiên cứu đề tài phát triển các loại hình HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 1.2. Cơ sở lý luận về hợp tác xã 1.2.1. Bản chất của kinh tế hợp tác và hợp tác xã 1.2.1.1 Bản chất của kinh tế hợp tác Hợp tác là sự kết hợp sức lực của những ngƣời hoặc những đơn vị, tổ chức để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi ngƣời, mỗi đơn vị, tổ chức hoạt động độc lập sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện đƣợc, hoặc thực hiện đƣợc nhƣng hiệu quả kém hơn so với hợp tác [1]. Hợp tác là hình thức tất yếu trong hoạt động kinh tế, lao động sản xuất của con ngƣời. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của hoạt động kinh tế và lao động sản xuất nói riêng của con ngƣời. Do đó, sự phát triển của hợp tác gắn liền và quy định bởi tiến trình phát triển kinh tế xã hội của loài ngƣời. Trong lao động sản xuất, hợp tác có tác dụng kích thích, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hợp tác lao động đã có từ khi loài ngƣời xuất hiện và ngày càng phát triển. Cùng với tiến trình phát triển xã hội, phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Do đó, nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Hợp tác không bị 10 giới hạn trong phạm vi từng đơn vị, từng ngành, địa phƣơng, trong một nƣớc mà còn mở rộng trong phạm vi quốc tế. Hợp tác là nhu cầu khách quan, hợp tác phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Trình độ xã hội hoá sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng. Do đó, tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn. Kinh tế hợp tác là một hình thức hợp tác trong lĩnh vực kinh tế trên cơ sở tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, tổng hợp sức mạnh của từng thành viên. Với ƣu thế và sức mạnh của tập thể nhằm giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống kinh tế một cách tốt hơn, nhằm hoạt động có hiệu quả và đem lại lợi ích cao hơn cho mỗi thành viên tham gia hợp tác [1]. Kinh tế hợp tác là một hình thức kinh tế mà nhờ đó các đơn vị kinh tế tự chủ (kinh tế hộ gia đình) có điều kiện phát triển. Kinh tế hợp tác của ngƣời lao động là việc cùng chung sức, chung vốn để tiến hành một công việc, một lĩnh vực hoạt động sản xuất dịch vụ nào đó theo kế hoạch nhằm mục đích chung và mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia hợp tác. Trong sản xuất và đời sống, sự hợp tác giữa các cá nhân cho phép thực hiện đƣợc hoặc thực hiện hiệu quả hơn nhiều công việc mà các cá nhân riêng lẻ không thực hiện đƣợc hoặc thực hiện kém hiệu quả. Những lợi ích này là nguồn gốc cho sự ra đời và là động lực phát triển của kinh tế hợp tác. Kinh tế hợp tác tồn tại dƣới hai hình thức là tổ hợp tác và HTX: + Kinh tế hợp tác giản đơn (tổ hợp tác): nhƣ tổ, hội nghề nghiệp; tổ, nhóm hợp tác; tổ kinh tế hợp tác thƣờng gọi tắt là "tổ hợp tác". + Hợp tác xã là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. Là một tổ chức kinh tế do những ngƣời lao động, các đơn vị kinh tế tự chủ có nhu cầu tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập theo quy định của pháp luật, nhằm giúp đỡ nhau cùng phát triển. Kinh tế hợp tác mà đỉnh cao là hợp tác xã đang là hình thức kinh tế hợp tác phổ biến ở các nƣớc trên thế giới, đóng vai trò là bà đỡ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp... thúc đẩy thƣơng mại dịch vụ, trao đổi hàng hoá, góp phần làm cho kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt ở nông thôn. 11 1.2.1.2 Bản chất của hợp tác xã Ở nhiều nƣớc trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Có nhiều cách định nghĩa về hợp tác xã: - Liên minh hợp tác xã quốc tế (International Cooperative Alliance - ICA) đƣợc thành lập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, vƣơng quốc Anh đã định nghĩa hợp tác xã nhƣ sau: "Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những ngƣời tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một Xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ" [42]. Năm 1995, định nghĩa này vẫn đƣợc giữ nguyên trong Bản tuyên bố của ICA về HTX. Bên cạnh đó các giá trị của HTX đƣợc nhấn mạnh: " Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những ngƣời sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tƣởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc ngƣời khác" [52]. - Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization - ILO) định nghĩa hợp tác xã là sự liên kết những ngƣời đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản của hộ đã chuyển giao vào hợp tác xã phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung [42]. Ở các nƣớc tƣ bản, kinh tế hợp tác mặc dù chỉ là dòng "kinh tế phụ", nhƣng nó đặc biệt quan trọng đối với nông dân. Hợp tác xã giúp đỡ các Chủ trang trại nông dân tồn tại trƣớc những tác động của kinh tế thị trƣờng và ảnh hƣởng của các tổ chức độc quyền lớn. Do vậy, ngoài mục tiêu kinh tế, hợp tác xã còn là loại hình kinh tế mang tính chất xã hội - nhân đạo. Ở Việt Nam, định nghĩa mới nhất về hợp tác xã (theo Luật HTX 2012) nhƣ sau: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã"[18]. Theo kết quả nghiên cứu RS - 04, 2012 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam: Về mặt bản chất, HTX khác với các hình thức tổ chức kinh tế 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan