Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ - KHẢO SÁT TR...

Tài liệu PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ - KHẢO SÁT TRÊN MỘT MẪU PHI LÂM SÀNG

.DOCX
10
260
92

Mô tả:

liên hệ 0906512662
PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ÁP LỰC CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ - KHẢO SÁT TRÊN MỘT MẪU PHI LÂM SÀNG 1 Lê Đỗ Mười Thương, Phan Thị Mỹ Linh, Hồ Thị Thanh, 2Đỗ Xuân Hiếu, 3Nguyễn Thị Ngọc Sao. (1): Bộ môn y học cộng đồng Trường Cao đẳng y tế Quảng Nam. (2): Sinh viên y đa khoa- đại học Duy Tân. (3): Khoa cấp cứu bệnh viện VinMec Hà Nội. Tóm tắt nghiên cứu: Ngành Y là một trong những ngành nghề mà nhân viên y tế phải chịu áp lực công việc rất lớn. Các áp lực công việc nếu không được đánh giá chính xác có thể gây những hậu quả xấu cho sức khỏe của nhân viên y tế lẫn quá trình điều trị của các bệnh nhân. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phát triển một bộ công cụ riêng bằng tiếng Việt để đánh giá áp lực công việc của nhân viên y tế. Nghiên cứu dựa trên việc xây dựng bộ công cụ từ tài liệu tham khảo kết hợp với các phép kiểm định thống kê nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến số ở một mẫu phi lâm sàng. Kết quả từ 46 câu hỏi ban đầu, qua các vòng xây dựng, rút gọn 23 câu hỏi đã được hoàn thiện để đưa vào khảo sát. Trong đó 22 biến số có tương quan với biến tổng từ 0,36-0,61; 1 câu hỏi có giá trị thấp không phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,891 cho thấy bộ câu hỏi trực quan, rõ ràng và mẫu nghiên cứu tốt. Hệ số tải nhân tố ( Factor Loading): 0,48-0,80 chỉ ra rằng các biến số đều ở mức quan trọng đến có giá trị thực tiễn cao. Phân tích nhân tố cũng cho thấy 22 câu hỏi thể hiện cho 6 nhóm áp lực công việc của nhân viên y tế bao gồm: nhóm áp lực từ điều kiện thiết yếu và khả năng làm việc của nhân viên y tế; nhóm áp lực từ các mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp; nhóm áp lực từ sự quá tải trong công việc; nhóm áp lực từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; nhóm áp lực từ môi trường làm việc và nhóm áp lực từ tài chính. Summary of the study: The medical profession is one of the occupations in which medical workers are under tremendous pressure. Work stress, if not accurately assessed, can have negative consequences for the health of medical workers and the treatment process of patients. The objective of this study is to develop a set of separate tools in Vietnamese to assess the work pressure of medical workers. The study is based on the construction of a set of tools from reference materials combined with statistical tests to assess the reliability, convergence value and differential value of variables in a non-clinical sample. . The result from the 46 original questions, through the construction rounds, shortened 23 questions were completed for inclusion in the survey. Of which 22 variables were correlated with total variation of 0.36-0.61; one questionnaire having low value is not suitable for inclusion in factor analysis. The Cronbach's Alpha coefficient of 0.891 shows a clear, intuitive set of questionnaires and good samples. Factor Loading: 0.48-0.80 indicates that the variables are important to the high practical value. Factor analysis also revealed that 22 questions were posed to 6 groups of working pressure of medical workers, including pressure group from the critical condition and working capacity of medical workers; pressure group from relationships with superiors and colleagues; pressure group from overload in work; pressure group from patients and patients’ relatives; pressure group from the working environment and pressure group from finance. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU Áp lực công việc và các yếu tố phát sinh trong môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe như gây nên các vấn đề tim mạch [1], [2], tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp [3] hay tác động đến các hội chứng chuyển hóa [4]... Trong ngành y, áp lực công việc của nhân viên y tế có thể gây nên một loạt các vấn đề sức khỏe cho chính nhân viên y tế cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Y tế cũng là một trong những ngành nghề mà người lao động phải chịu áp lực công việc tương đối lớn và có những đặc thù riêng. Tuy nhiên cho đến nay, rất ít các nghiên cứu tập trung phát triển bộ câu hỏi nhằm phục vụ việc đánh giá có hiệu quả áp lực công việc của nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm phát triển bộ công cụ đo lường áp lực công việc của nhân viên y tế bằng tiếng Việt dựa trên việc sử dụng các định nghĩa và bộ công cụ đo lường áp lực công việc chung được phát triển bởi viện y học dự phòng Hoa Kỳ [5]. Thang đo được kiểm định lại bằng việc phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố trên một mẫu phi lâm sàng tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Phát triển bộ công cụ đo lường áp lực công việc của nhân viên y tế phiên bản tiếng Việt. 2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo áp lực cộng việc của nhân viên y tế trên một mẫu phi lâm sàng. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. - 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng bộ câu hỏi thông qua các tài liệu tham khảo về áp lực công việc nói chung và các nghiên cứu về áp lực công việc trên đối tượng nhân viên y tế cụ thể đã từng được triển khai trước đây. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua một mẫu bao gồm tất cả các nhân viên y tế khoa cấp cứu, hồi sức của 5 bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Đức Giang và bệnh viện VinMec Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. 1.3. Mẫu và cỡ mẫu (dành cho kiểm định độ tin cậy của thang đo): Phương pháp chọn mẫu có chủ đích bao gồm toàn bộ các nhân viên y tế 2 khoa cấp cứu và hồi sức của 5 bệnh viện trong đó: Bệnh viện Vinmec 50 nhân viên, bệnh viện Thanh Nhàn 67 nhân viên, bệnh viện Bạch mai 135 nhân viên, bệnh viện Đức Giang 54 nhân viên và bệnh viện Đống Đa 35 nhân viên. Tổng mẫu là 341 người. 1.4. Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi được phát triển dựa trên thang đo áp lực công việc chung được phát triển bởi viện quản lý stress Hoa Kỳ [6] và thang đo áp lực công việc của Viện y học dự phòng Hoa Kỳ [5]. Thang đo được tham khảo ý kiến của chuyên gia ngôn ngữ học và tâm lý học và được triển khai khảo sát trên 341 mẫu tại 5 bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.5. Xử lý và phân tích số liệu. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.1. Độ tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Giá trị hội tụ và phân biệt của biến số được thực hiện với EFA. 1.6. Sai số và khống chế sai số: - Trong quá trình phát triển bộ câu hỏi có thể phát sinh những sai lệch liên quan đến việc hiểu sai các định nghĩa. Để hạn chế những sai lệch này chúng tôi dựa trên các nghiên cứu và tài liệu đã được kiểm định. Bộ câu hỏi cũng được tham khảo ý kiến chuyên gia về ngôn ngữ học và sức khỏe nghề nghiệp. - Sai số hệ thống có thể xảy ra do quy trình lấy mẫu không chính xác. Để hạn chế tối đa các sai số lại này chúng tôi lựa chọn nhân viên điều tra có kinh nghiệm về dịch tễ học là sinh viên và giảng viên y tế công cộng tại trường đại học Thăng Long, Đại học Duy Tân và trường Cao đẳng y tế Quảng Nam. Đồng thời tổ chức tập huấn trước khi triển khai điều tra số liệu. 2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. Bộ câu hỏi được xây dựng khởi điểm với 46 câu hỏi, được dựa trên việc tham khảo ý kiến các chuyên gia về sức khỏe nghề nghiệp và 2 bộ công cụ đo áp lực công việc chung của viện y học dự phòng Hoa Kỳ [5] và viện quản lý stress Hoa kỳ [6]. Mỗi câu hỏi có 5 mức độ trả lời từ “không xảy ra” đến “luôn luôn”. Số câu hỏi tiếp tục được chúng tôi điều chỉnh bằng cách lược đi những câu hỏi có ý nghĩa tương đương nhau hoặc các câu hỏi ít liên quan đến áp lực công việc. Cuối cùng 23 câu hỏi được chúng tôi đưa vào khảo sát trên mẫu. Bảng 2. 1. Độ tin cậy của thang đo thông qua kiểm định Cronbach's Alpha Câu hỏi 1. Nơi làm việc của tôi rất ngột ngạt 2. Ánh sáng nơi làm việc của tôi quá yếu hoặc quá mạnh 3. Nơi làm việc của tôi không sạch sẽ/dễ nhiễm bệnh 4. Tôi phải nghĩ cách làm thêm để đảm bảo thu nhập 5. Tôi không tạo được mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp 6. Tôi khó phối hợp công việc với đồng nghiệp 7. Đồng nghiệp không coi trọng năng lực của tôi 8. Tôi sợ làm mất lòng cấp trên 9. Tôi cảm thấy khó nói chuyện với cấp trên về công việc 10. Cấp trên ít chú ý đến tôi 11. Cấp trên đối xử không công bằng với tôi 12. Tôi thường xuyên chịu các áp lực từ bệnh nhân 13. Tôi thường xuyên chịu các áp lực từ người nhà bệnh nhân Corrected Cronbach's Item-Total Alpha if Correlation Item Deleted 0,55 0,88 0,36 0,89 0,40 0,89 0,36 0,89 0,42 0,89 0,37 0,89 0,25 0,89 0,44 0,89 0,57 0,88 0,51 0,89 0,39 0,89 0,61 0,88 0,58 0,88 14. Tôi lo sợ bị tấn công bởi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân 15. Tôi cảm thấy thời gian công việc quy định không thực tế 16. Tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau khi làm việc 17. Thời gian làm việc của tôi quá nhiều 18. Thời gian làm việc của tôi rất gò bó 19. Tôi không được tạo điều kiện để hoàn thành công việc của mình 20. Tôi không được cung cấp đủ thông tin trong công việc 21. Tôi không được phân công công việc rõ ràng 22. Tôi làm việc một cách thiếu tự tin 23. Tôi thường xuyên được giao việc vượt quá khả năng của bản thân Cronbach’s Alpha: 0,891 0,45 0,61 0,58 0,61 0,59 0,89 0,88 0,88 0,88 0,88 0,61 0,52 0.49 0.38 0,88 0,89 0.89 0.89 0.62 0.88 Bảng 2.1 cho thấy chỉ có một biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 ( câu hỏi số 7: “Đồng nghiệp không coi trọng năng lực của tôi”). Các biến còn lại có hệ số tương quan biến tổng giao động từ 0,36-0,61. Đồng thời không có biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0,891. Như vậy có 22 biến đủ tiêu chuẩn sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,891 cho thấy bảng câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng, mẫu tốt và không có hiện tượng trùng biến, mẫu giả. Hoàn toàn thích hợp để thực hiện nghiên cứu [7], [8]. Bảng 2. 2. Kiểm định KMO và Barlett's với biến phụ thuộc. Kiểm định Chỉ số KMO Kiểm định Barlett's Df Sig Tổng phương sai trích (Comp:6; TIE:1,01) Hệ số/Chỉ số 0,85 3.835,2 231 0,00 67,26 Bảng 2.2 cho thấy chỉ số KMO= 0,85>0,5 cho thấy phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Barlett’s là 3835.2 với sig<0,05 cho thấy dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Với 6 nhân tố, tổng phương sai trích là 68,90%>50%. Như vậy có thể nói việc chia 22 biến thành 6 nhân tố là hoàn toàn phù hợp. Các nhân tố có thể giải thích cho khoảng 68,90% biến thiên của dữ liệu. Bảng 2. 3. Ma trận nhân tố theo 22 biến số cụ thể. Câu hỏi 1. Tôi không được phân công công việc rõ ràng 2. Tôi không được cung cấp đủ thông tin trong công việc 3. Tôi không được tạo điều kiện để hoàn thành công 1 0,80 0,80 0,78 2 Nhân tố 3 4 5 6 việc của mình 4. Tôi làm việc một cách thiếu tự tin 5. Tôi thường xuyên được giao việc vượt quá khả năng của bản thân 6. Tôi cảm thấy khó nói chuyện với cấp trên về công việc 7. Tôi sợ làm mất lòng cấp trên 8. Cấp trên ít chú ý đến tôi 9. Tôi khó phối hợp công việc với đồng nghiệp 10. Tôi không tạo được mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp 11. Cấp trên đối xử không công bằng với tôi 12. Thời gian làm việc của tôi rất gò bó 13. Thời gian làm việc của tôi quá nhiều 14. Tôi thường xuyên cảm thấy mệt mỏi sau khi làm việc 15. Tôi cảm thấy thời gian công việc quy định không thực tế 16. Tôi thường xuyên chịu các áp lực từ người nhà bệnh nhân 17. Tôi lo sợ bị tấn công bởi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân 18. Tôi thường xuyên chịu các áp lực từ bệnh nhân 19. Ánh sáng nơi làm việc của tôi quá yếu hoặc quá mạnh 20. Nơi làm việc của tôi rất ngột ngạt 21. Nơi làm việc của tôi không sạch sẽ/dễ nhiễm bệnh 22. Tôi phải nghĩ cách làm thêm để đảm bảo thu nhập 0,67 0,61 0,76 0,74 0,73 0,64 0,64 0,50 0,83 0,83 0,66 0,48 0,78 0,76 0,74 0,80 0,73 0,66 0,78 Hệ số tải nhân tố được thể hiện trong bảng 2.3 cho thấy các biến số trong nhân tố được xem là quan trọng đến có ý nghĩa thực tiễn (Factor Loading: 0,48-0,80) [9]. Cuối cùng, chúng tôi xem xét 6 nhân tố về áp lực công việc của nhân viên y tế bao gồm: Điều kiện thiết yếu và khả năng thực hiện công việc (Từ câu 1 đến câu 5); quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp (từ câu 6 đến câu 11); Sự quá tải trong công việc (từ câu 12 đến câu 15); Áp lực từ bệnh nhân và người nhà (từ câu 16 đến câu 18); môi trường làm việc (từ câu 19 đến câu 21) và lý do tài chính (câu 22). 3. KẾT LUẬN. Nghiên cứu đã thành lập được bộ công cụ đánh giá áp lực công việc của nhân viên y tế phiên bản tiếng Việt dựa trên định nghĩa và các tài liệu tham khảo sẵn có. Phân tích độ tin cậy cho thấy 22 trong tổng số 23 câu hỏi phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện bộ câu hỏi được thiết kế trực quan, rõ ràng hoàn toàn thích hợp để đưa vào các nghiên cứu đánh giá áp lực công việc của nhân viên y tế. Kiểm định KMO và Barlett's khẳng định việc phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và các dữ liệu nghiên cứu cũng thích hợp cho phân tích. Nghiên cứu cũng cho thấy các cấu phần riêng biệt từ 22 câu hỏi được lựa chọn bao gồm 6 nhóm áp lực công việc: Nhóm áp lực từ điều kiện thiết yếu và khả năng làm việc của nhân viên y tế gồm 5 câu hỏi, nhóm áp lực từ các mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp gồm 5 câu hỏi, nhóm áp lực từ sự quá tải trong công việc gồm 4 câu hỏi, nhóm áp lực từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân gồm 3 câu hỏi, nhóm áp lực từ môi trường làm việc gồm 3 câu hỏi và áp lực từ tài chính gồm 1 câu hỏi. Việc phân tích độ hội tụ và phân biệt của thang đo giúp cho người nghiên cứu có thể xác định được cách tính điểm cũng như là cơ sở cho việc diễn giải các dữ liệu nghiện cứu của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. H Bosma and Et al (1998). Two alternative job stress models and the risk of coronary heart disease. American Journal of Public Health, 88 (1), 68-74. 2. Mika Kivimäki . Et al (2007). Early Risk Factors, Job Strain, and Atherosclerosis Among Men in Their 30s: The Cardiovascular Risk in Young Finns Study. American Journal of Public Health, 97 (3), 450-452. 3. Katja Radona . Et al (2016). Job strain, bullying and violence at work and asthma in Peruvian cleaners – a cross-sectional analysis. Journal of Asthma, Epub ahead of print, 4. Arbarino S and Et al (2015). Work Stress and Metabolic Syndrome in Police Officers. A Prospective Study. PLoS ONE, 10 (12), 5. American Institute for Preventive Medicine (2012). Work Stressor Questionnaire, , 1/3/2018. 6. The American Institute of Stress (1998). Workplace Stress Survey, , 22/8/2016. 7. Cronbach L. J (1951). Coefficient alpha and the internal structure of tests. Psychometrika, 16 (3), 297-334. 8. Nunnally J. C (1978). Psychometric theory (2nd ed.), New York: McGraw-Hill, 9. Hair JF. Et al (1998). Multivariate data analysis, (Fifth Ed.) PrenticeHall:London, BÁO CÁO TÓM TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU: Trong ngành y, áp lực công việc của nhân viên y tế có thể gây nên một loạt các vấn đề sức khỏe cho chính nhân viên y tế cũng như ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Y tế cũng là một trong những ngành nghề mà người lao động phải chịu áp lực công việc tương đối lớn và có những đặc thù riêng. Đến nay, rất ít các nghiên cứu tập trung phát triển bộ câu hỏi nhằm phục vụ việc đánh giá có hiệu quả áp lực công việc của nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm phát triển một bộ công cụ đo lường áp lực công việc của nhân viên y tế bằng tiếng Việt với 2 mục tiêu chính sau: 1. Phát triển bộ công cụ đo lường áp lực công việc của nhân viên y tế phiên bản tiếng Việt. 2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo áp lực cộng việc của nhân viên y tế trên một mẫu phi lâm sàng. 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi thông qua các tài liệu tham khảo về áp lực công việc nói chung và các nghiên cứu về áp lực công việc trên đối tượng nhân viên y tế cụ thể đã từng được triển khai trước đây. Cùng với đó độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua một mẫu bao gồm tất cả các nhân viên y tế khoa cấp cứu, hồi sức của 5 bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Đức Giang và bệnh viện VinMec Hà Nội.Từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.1. Độ tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha. Giá trị hội tụ và phân biệt của biến số được thực hiện với EFA. 2. KẾT QUẢ VÀ PHÁT HIỆN CHÍNH. Từ 46 câu hỏi ban đầu, qua các vòng xây dựng, rút gọn 23 câu hỏi đã được hoàn thiện để đưa vào khảo sát. Trong đó 22 biến số có tương quan với biến tổng từ 0,36-0,61; 1 câu hỏi có giá trị thấp không phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0,891 cho thấy bộ câu hỏi trực quan, rõ ràng và mẫu nghiên cứu tốt. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): 0,480,80 chỉ ra rằng các biến số đều ở mức quan trọng đến có giá trị thực tiễn cao. Phân tích nhân tố cũng cho thấy 22 câu hỏi thể hiện cho 6 nhóm áp lực công việc của nhân viên y tế bao gồm: nhóm áp lực từ điều kiện thiết yếu và khả năng làm việc của nhân viên y tế; nhóm áp lực từ các mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp; nhóm áp lực từ sự quá tải trong công việc; nhóm áp lực từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; nhóm áp lực từ môi trường làm việc và nhóm áp lực từ tài chính. 3. KẾT LUẬN. Nghiên cứu đã thành lập được bộ công cụ đánh giá áp lực công việc của nhân viên y tế phiên bản tiếng Việt. Qua các kiểm định thống kê cho thấy bộ câu hỏi có độ tin cậy cao, có tính trực quan, rõ ràng, phù hợp để triển khai các nghiên cứu tiếp theo về áp lực công việc của nhân viên y tế. Đồng thời phân tích cũng gợi ý cách tính điểm cũng như việc diễn giải dữ liệu cho người sử dụng bộ công cụ này một cách phù hợp. SUMMARY REPORT DEVELOPING A SET OF TOOLS FOR EVALUATING THE WORKING PRESSURE OF MEDICAL WORKERS - SURVEYING ON A NON-CLINICAL FORM BACKGROUND AND OBJECTIVES: In the medical profession, the working pressure of medical workers can cause a variety of health problems for the medical workers as well as affect the patient's treatment process. Medicine is also one of the occupations in which workers are under the relatively large working pressures and individual characteristics. Up to now, very few studies have focused on developing questionnaires to effectively assess the workig pressure of medical workers in hospitals. Our study was conducted to develop a set of tools in Vietnamese version for measuring the working pressure of medical workers with two main objectives: 1. To develop a set of tools to measure working pressure of medical workers in Vietnamese version. 2. To evaluate the reliability of the working pressure scale of medical workers on a non-clinical sample. 1. SUBJECTS AND METHODS OF THE RESEARCH The study formulates the questionnaires through reference materials on working pressure in general and studies of working pressure on specific medical workers that have been conducted in the past. In addition, the reliability of the scale was verified through a sample of all medical workers of emergency and resuscitation department at five hospitals in Hanoi including Thanh Nhan Hospital, Bach Mai Hospital, Dong Da Hospital, Duc Giang Hospital and Hanoi VinMec Hospital. From February 2017 to February 2018. Data was processed on the software SPSS 16.1. The reliability of the questionnaire was assessed through the Cronbach Alpha coefficient. Convergence and discriminant value of the valiable are implemented with EFA. 2. RESULTS AND MAJOR FINDINGS. From the 46 original questions, through the construction rounds, shortened 23 questions were completed for inclusion in the survey. Of which 22 variables were correlated with total variation of 0.36-0.61; one questionnaire having low value is not suitable for inclusion in factor analysis. The Cronbach's Alpha coefficient of 0.891 shows a clear, intuitive set of questionnaires and good samples. Factor Loading: 0.48-0.80 indicates that the variables are important to the high practical value. Factor analysis also revealed that 22 questions were posed to 6 groups of working pressure of medical workers, including pressure group from the critical condition and working capacity of medical workers; pressure group from relationships with superiors and colleagues; pressure group from overload in work; pressure group from patients and patients’ relatives; pressure group from the working environment and pressure group from finance. 3. CONCLUSION The research set up a toolkit in Vietnamese version for assessing the working pressure of medical workers. Statistical tests show that questionnaires are highly reliable, intuitive, clear and relevant to carry out futher researches on working pressure of medical workers. At the same time, the analysis also suggests scoring as well as interpretating appropriately the data for users of this toolkit.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan