Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên...

Tài liệu Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
134
279
61

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------ NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------ NGUYỄN THỊ KHÁNH CHI PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN KHOA CƯƠNG HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Luận văn không sao chép bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn. Qua đây tác giả xin gửi lời cám ơn tới tất cả những người đã quan tâm giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn đến Quý thầy cô ở Trường Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy, trang bị những kiến thức cần thiết cho tác giả trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài. Đặc biệt hơn, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn – TS. PHAN KHOA CƯƠNG, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã luôn luôn bên cạnh, quan tâm, ủng hộ, giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Tác giả luận văn ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: Chuyên ngành Mã số : Quản lý kinh tế : 60 34 04 10 Định hướng đào tạo: Ứng dụng Niên khoá : 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học : TS. PHAN KHOA CƯƠNG Tên đề tài: PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Tính cấp thiết đề tài Trong những năm gần đây, công tác triển khai BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế vẫn còn khá nhiều hạn chế, thiếu sót và bất cập.Việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là rất quan trọng và cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cho người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm Luật BHYT của Quốc hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. 2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu nhằm đo lường đánh giá của người dân đến công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thu được 173 bảng hỏi hợp lệ. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích: thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu: thống kê mô tả, kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbah’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA, hồi quy tương quan. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình, đó là: (1) Hiểu biết về BHYT hộ gia đình, (2) Công tác thông tin truyền thông, (3) Chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, (4) Thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, (5) Nhận thức về sức khỏe. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. Tác giả luận văn iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BLĐTBXH Bộ Lao động Thương Binh Xã Hội BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CT Chỉ thị GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh KH Kế hoạch KMO Kaiser-Meyer-Olkin NLĐ Người lao động NQ Nghị quyết QĐ Quyết định SDLĐ Sử dụng lao động TT Thông tư TW Trung Ương UBND Uỷ ban nhân dân iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .............................................................. ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................................................3 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu ...............................................................5 4.3. Phương pháp phân tích.........................................................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH.......................................................................................8 1.1. Tổng quan về Bảo hiểm y tế ................................................................................8 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam......................................8 1.1.2. Sự cần thiết và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế ..........................................10 1.1.3. Lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế hộ gia đình.......................13 1.1.4. Quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình ...............................16 1.1.5. Nội dung phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình...............................................17 v 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình và mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................................20 1.2.1. Những nghiên cứu có liên quan đến phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình .....20 1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................24 1.3. Một số kinh nghiệm về phát triển bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế hộ gia đình nói riêng trong và ngoài nước .....................................................................24 1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của Cộng hòa liên bang Đức ..............25 1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế của Hàn Quốc .....................................26 1.3.3. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình tại thành phố Hải Phòng, Việt Nam...................................................................................................................29 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Huế trong việc phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn .......................................................................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, .................................................32 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.......................................................................................32 2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội thành phố Huế..................................................32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội thành phố Huế........32 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Huế............................32 2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội thành phố Huế ..33 2.2. Thực trạng công tác phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế 36 2.2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển BHYT hộ gia đình .....................36 2.2.2. Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình ...............................................39 2.2.3. Đánh giá công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình..................................43 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình ......46 2.3. Ý kiến đánh giá của người dân về công tác phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế .......................................................................................50 2.4. Đánh giá về công tác phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế thông qua thống kê mô tả giá trị trung bình của các nhân tố ảnh hưởng ...70 vi 2.5. Đánh giá chung về công tác phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế ...........................................................................................................73 2.5.1. Kết quả đạt được...............................................................................................73 2.5.2. Hạn chế ............................................................................................................74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...................................76 3.1. Định hướng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế .........76 3.2. Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế......77 3.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về chính sách bảo hiểm y tế .....................................................................................................77 3.2.2. Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới Đại lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại các xã, phường......................................................79 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông BHYT hộ gia đình.........80 3.2.4. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ......................................81 3.2.5. Cải cách thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế và trong công tác thu, cấp thẻ bảo hiểm y tế .................................................................................................83 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................85 1. Kết luận .................................................................................................................85 2. Kiến nghị ...............................................................................................................86 2.1. Kiến nghị với BHXH Việt Nam.........................................................................86 2.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương..............................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................90 PHỤ LỤC..................................................................................................................92 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mức đóng BHYT theo hộ gia đình........................................................18 Bảng 2.1. Tình hình thực hiện BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 – 2016 ...........................................................................................36 Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHYT của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế trong 3 năm từ 2014 - 2016 ...........................................................37 Bảng 2.3. Tình hình tham gia BHYT theo 5 nhóm đối tượng giai đoạn 2014 – 2016 tại thành phố Huế..........................................................................38 Bảng 2.4. So sánh tình hình thực hiện bao phủ BHYT hộ gia đình Giai đoạn 2014 – 2016 ....................................................................................................39 Bảng 2.5. Tình hình thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2014 – 2016 .....................39 Bảng 2.6. Số liệu về lượt khám bệnh, chữa bệnh BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 – 2016....................................................................40 Bảng 2.7. Tình hình chi BHYT hộ gia đình tại thành phố Huế giai đoạn 2014 2016 .......................................................................................................41 Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu khảo sát..........................................................................51 Bảng 2.9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo..................................................59 Bảng 2.10: Kiểm định KMO và Bartlett'st...............................................................62 Bảng 2.11: Tổng biến động được giải thích.............................................................63 Bảng 2.12: Ma trận xoay nhân tố.............................................................................64 Bảng 2.13: Kết quả phân tích mô hình hồi quy .......................................................67 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Biểu đồ 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................24 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tham gia BHYT của các đối tượng khảo sát ................................51 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tham gia BHYT phân theo độ tuổi ...............................................52 Biểu đồ 2.3: Thu nhập hiện tại mỗi tháng của đối tượng khảo sát ............................53 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tham gia và không tham gia BHYT theo mức thu nhập ..............54 Biểu đồ 2.5: Sự hiểu biết về BHYT của đối tượng phỏng vấn ..................................55 Biểu đồ 2.6: Ai có trách nhiệm tham gia BHYT?......................................................56 Biểu đồ 2.7: Tham gia BHYT theo hộ gia đình .........................................................56 Biểu đồ 2.8: Mức đóng BHYT được giảm trừ đối với thành viên thứ 2 trong hộ gia đình so với người thứ nhất.....................................................................57 Biểu đồ 2.9: Điều người dân quan tâm nhất khi tham gia BHYT .............................58 Biểu đồ 2.10: Giá trị trung bình về đánh giá của người dân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế ...............................................................................................................70 ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm y tế là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được ghi nhận trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết, Văn kiện Đại hội của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm góp phần ổn định đời sống cho người dân tham gia BHYT, góp phần thực hiện an sinh xã hội của đất nước. Góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo yêu cầu mà Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng. Tuy nhiên vấn đề này đã đặt ra một yêu cầu rất cấp thiết, dự báo triển khai sẽ gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, do đó cần phải có các giải pháp đồng bộ, khoa học để triển khai thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT trên địa bàn thành phố Huế, để gia tăng tỷ lệ tham gia BHYT của người dân, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình BHYT toàn dân được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1584/QĐ-TTg [12]. Bên cạnh đó, công tác thực hiện BHYT cho người dân tham gia theo hình thức hộ gia đình hiện nay trên địa bàn thành phố, mặc dầu cơ quan BHXH đã chủ động tham mưu cho thành ủy, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố ban hành các văn bản, chỉ thị để chỉ đạo tổ chức thực hiện; cùng với sự phối hợp chặt chẽ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu cần phải quan tâm, cụ thể như: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT chưa được thường xuyên, chưa tạo được sức mạnh phổ biến lan tỏa trong xã hội, người dân vẫn chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm tham gia BHYT nên hiệu quả chưa cao. 1 Một số cấp ủy chính quyền địa phương, đơn vị chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện Luật BHYT tại địa phương, đơn vị mình. Sự phối hợp giữa các ban ngành trong công tác triển khai thực hiện Luật BHYT vẫn chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHYT cho người dân. Tình hình nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền, cán bộ chuyên quản thu BHYT hộ gia đình của ngành BHXH vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu đề ra. Hệ thống Đại lý thu BHYT hộ gia đình còn mỏng, hoạt động chưa hiệu quả. Vẫn còn một số nhân viên Đại lý thu chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm và chưa có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, nên sự vận động người dân chưa đạt hiệu quả cao. Công tác KCB BHYT cho người dân tại một số cơ sở y tế chưa có sự chuyên nghiệp, chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHYT, nên chưa mang lại sự tin tưởng, hài lòng của người bệnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tham gia BHYT của người dân. Với mô hình triển khai BHYT tự nguyện như trước đây, chưa quy định tham gia BHYT mang tính bắt buộc, tình trạng người dân chỉ tham gia BHYT khi có bệnh, nên không đảm bảo cân đối quỹ BHYT những năm trước. Đứng trước những thách thức nói trên, việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế là rất quan trọng và cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHYT cho người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 21NQ/TW của Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm Luật BHYT của Quốc hội, hoàn thành lộ trình BHYT toàn dân đã được Thủ tướng giao cho địa phương, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nhà. Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất giải pháp phát triển đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT, đạt mục tiêu tiến tới lộ trình BHYT toàn dân, góp phần đảm bảo sự nghiệp an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHYT và BHYT hộ gia đình; - Đánh giá thực trạng công tác phát triển BHYT hộ gia đình và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Huế. Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2014 - 2016. Điều tra, khảo sát một số đối tượng đang tham gia và chưa tham gia BHYT từ tháng 12/2017 đến tháng 3/2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Dữ liệu thứ cấp: - Các kế hoạch, các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND Thành phố; báo cáo, thống kê của BHXH thành phố Huế và BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế; báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; 3 - Niên giám thống kê Tp.Huế các năm, các đề tài, đề án, tạp chí khoa học chuyên ngành, bài báo khoa học, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công bố. - Các nguồn Internet, các website của BHXH Việt Nam, BHXH Thừa Thiên Huế, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế và một số website liên quan khác.  Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát ý kiến bằng bảng hỏi (phương pháp phỏng vấn trực tiếp) đối với một số đối tượng đang tham gia và chưa tham gia BHYT hộ gia đình. - Xác định cỡ mẫu: Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc [15]: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát. Với 33 biến quan sát trong phiếu điều tra, kích cỡ mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau: n ≥ 5 * k = 5 * 33 ≥ 165 (quan sát) Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi bảng hỏi, tôi chọn 200 mẫu để tiến hành điều tra khảo sát. Số lượng bảng hỏi hợp lệ để tiến hành phân tích là 173 bảng hỏi. - Về phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Trước hết, luận văn tiến hành khảo sát thử ban đầu với 35 đối tượng nhằm thu thập những thông tin cơ bản và hiệu chỉnh bảng hỏi, từ đó hoàn thiện bảng hỏi cho cuộc điều tra khảo sát chính thức. Tiếp đến, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa để tiến hành khảo sát các đối tượng. Tác giả đã tiến hành khảo sát 200 đối tượng trên địa bàn 4 phường đại diện được chọn khảo sát của thành phố Huế (dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực BHYT của thành phố Huế), bao gồm 2 phường nội thành và 2 phường ngoại thành, mỗi phường khảo sát ngẫu nhiên 50 đối tượng bằng phiếu khảo sát được thiết kế sẵn nhằm đánh giá công tác phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế. 4 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu - Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phân loại dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS và Excel. 4.3. Phương pháp phân tích Dữ liệu được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các bước như sau: - Phân tích thống kê mô tả Bảng tần số, biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai…Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. - Phân tích hệ số Cronbach Alpha Trước khi đưa vào phân tích hay kiểm định thì tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8: Hệ số tương quan cao. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được nếu thang đo mới. Theo đó những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 là những biến không phù hợp hay những biến rác sẽ bị loại ra khỏi mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). - Phân tích nhân tố khám phá Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì điều kiện cần đó là dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. 5 Phương pháp phân tích nhân tố được chấp nhận khi giá trị hệ số Kaiser-MeyerOlkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%. Trong phân tích nhân tố các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0,5 sẽ tiếp tục bị loại (Hair và cộng sự, 1998). Nếu một biến quan sát thuộc 2 nhân tố trở lên thì khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải > 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Axis Factoring với phép xoay Varimax. Phương pháp Principal Axis Factoring sẽ cho ta số lượng nhân tố là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). - Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient): Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trong khoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ. Hệ số tương quan Pearson sẽ nhận giá trị ừ -1 đến +1, hệ số này lớn hơn 0 cho biết có sự tương quan dương giữa hai biến và ngược lại là tương quan âm giữa hai biến nếu hệ số này bé hơn 0. Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng cao thì mức độ tương quan của hai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến. 6 Giá trị của hệ số bằng -1 hay +1 cho thấy dữ liệu hoàn toàn phù hợp với mô hình tuyến tính. Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến. Mô hình dự đoán có thể là: Y=B0 + B1X1i + B2X2i + B3X3i + ..... + BkXki + ei Trong đó: Y là biến phụ thuộc ; Xki là biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i ; Bk là hệ số hồi quy riêng ; ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi. Biến phụ thuộc là nhân tố “Sự phát triển BHYT hộ gia đình” và biến độc lập là các các yếu tố chất lượng dịch vụ rút ra từ quá trình phân tích EFA và có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm y tế và y tế hộ gia đình Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH 1.1. Tổng quan về Bảo hiểm y tế 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế ở Việt Nam Từ đầu những năm 80, tình hình chăm sóc y tế cho nhân dân nói chung và người lao động nói riêng ở các cơ sở KCB lâm vào tình trạng thiếu kinh phí hoạt động, không đủ điều kiện để củng cố và phát triển, các bệnh viện từ Trung ương đến tỉnh, thành phố xuống cấp nhiều. Trong khi đó, chi phí cho việc KCB ngày càng tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật y tế, sử dụng các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền trong chẩn đoán và điều trị. Mặc dù, đầu tư của Nhà nước cho y tế tăng nhanh nhưng ngân sách chỉ đáp ứng được từ 50-54% nhu cầu chi phí thực tế của ngành Y tế. Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và để bổ sung nguồn kinh phí, giảm bớt sức ép căng thẳng cho các cơ sở KCB, ngày 24/4/1989 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 45/HĐBT cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí. Việc thực hiện Quyết định số 45/HĐBT bước đầu đã giảm bớt khó khăn về kinh phí cho các cơ sở KCB, nhưng cũng không thể đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng tăng của nhân dân: Đối tượng miễn giảm nhiều, người phải nộp viện phí chủ yếu là dân cư nông thôn, người lao động tự do ở thành thị; số thu từ viện phí không đáng kể đòi hỏi phải có phương thức huy động nguồn tài chính phục vụ KCB phù hợp. Trong hoàn cảnh đó, một số địa phương đã mạnh dạng tháo gỡ những khó khăn trong công tác KCB bằng cách vận động, quyên góp trong nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau, để có thêm nguồn tài chính phục vụ nhu cầu KCB của nhân dân: Sông thao (Phú Thọ), Krông Bông (Đắk Lắk) - đây là việc làm tự phát, hướng tới bảo hiểm y tế sau này. 8 Ngay từ đầu năm 1992, khi Quốc hội sửa đổi hiến pháp, mặc dù chính sách về BHYT chưa được ban hành, nhưng đã được đưa vào quy định tại điều 39:...“thực hiện BHYT, tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ”, đó là cơ sở hết sức quan trọng để dự thảo pháp lệnh BHYT được triển khai thuận lợi; Tại phiên họp từ ngày 25 đến 28/5/1992, Hội đồng Nhà nước đã tiến hành xem xét Dự án Pháp lệnh BHYT do Hội đồng Bộ trưởng trình bày. Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Y tế và Xã hội, ý kiến của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, hội đồng Nhà nước đã nhận xét: “Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, để đảm bảo công bằng và nhân đạo xã hội trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ nhân dân, việc thực hiện bảo hiểm y tế là cần thiết nhằm động viên khả năng đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm mới ở nước ta, hội đồng Bộ trưởng và các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng thí điểm, tiến hành tổng kết kinh nghiệm và tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân để có cơ sở để tiếp tục hoàn thiện dự án Pháp lệnh này”; Theo đề xuất của Ban dự thảo Pháp lệnh BHYT, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trình Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) để chuyển sang xây dựng Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ BHYT; Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận, đến đầu tháng 8 năm 1992 dự thảo Nghị định đã hoàn chỉnh. Ngày 15/8/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký ban hành Nghị định số 299/HĐBT [4]. BHYT là một chính sách xã hội mới ở nước ta, cũng như các quốc gia khác, BHYT ở nước ta nhằm thực hiện các mục tiêu sau: - Một là: Tạo nguồn kinh phí để bổ sung cho nguồn ngân sách hạn hẹp cấp cho hệ thống y tế nhà nước. Huy động sự đóng góp của chủ sử dụng và người lao động để hình thành quỹ tập trung của BHYT, nguồn quỹ này được sử dụng cùng với nguồn ngân sách cấp cho các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương để nâng cao chất lượng KCB cho người tham gia BHYT; 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan