Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phát huy th m nh nông nghi p

.DOCX
59
435
117

Mô tả:

Phát huy nông nhiệp
1 PHÁT HUY THẾ MẠNH NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY A – Dẫn nhập Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một trong những vùng đất quan trọng và giàu có của nước ta. Đồng bằng sông Cửu Long cũng có thể coi như là một đơn vị địa lý kinh tế nằm trong hệ thống các vùng kinh tế lớn của đất nước. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Vị trí địa lý kinh tế của châu thổ này rất đáng chủ ý: trên đất liền, các đường giao thông thuỷ bộ dễ dàng nối liền với nước Cộng Hoà Nhân dân Cam – pu – chia và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ở phía Tây và tây bắc, từ đó sang Thái Lan, còn ở phía bắc và đông bắc thì với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, và Nam Trung Bộ. Bộ phận Biển Đông bao quanh (bao gồm cả vịnh Thái Lan) là một trong những khu vực có những đường giao thông hàng hải và hành không quốc tế quan trọng giữa Đông Nam Á và Đông Á cũng như với châu Úc và các quần đảo trong Thái Bình Dương. Từ sau ngày giải phóng thống nhất đất nước năm 1975, vị trí địa lý kinh tế của đồng bằng châu thổ này không ngừng đươc tăng lên. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã khẳng định rằng : “Xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng trọng điểm số 1 về lương thực, thực phẩm trong cả nước”. Như vậy nghị quyết cũng đã khẳng định tiềm năng to lớn của đồng bằng này về mặt các điều kiện thuận lợi của tự nhiên và về con người, trong đó trước hết đặt niềm tin vào con người. Đặt tiềm năng ấy trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, người viết thiết nghĩ, cần phải phát huy hết sức có thể những tiềm năng, những thế mạnh ấy, để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 1. Lý do chọn đề tài Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan thường nằm ở vị trí hàng đầu trong những nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, xét về góc độ giá trị xuất khẩu thì Việt Nam cho đến nay hầu như đứng sau cùng trong nhóm 4 nước này. Chất lượng gạo kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp và 2 chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân sản xuất lúa cho xuất khẩu. Vấn đề đặt ra là không chỉ cạnh tranh ngôi vị xuất khẩu, cần mà điều quan trọng nhất là gia tăng giá trị thông qua tăng chất lượng và phát triển thị trường xuất khẩu cho từng loại gạo với thương hiệu riêng của Việt Nam nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, doanh nghiệp tham gia và nhất là cải thiện đời sống người nông dân. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng phát triển vào loại bậc nhất của cả nước, là vùng có vai trò quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta, hằng năm khu vực này đóng góp 27% GDP, sản xuất 50% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản của cả nước... Đó là những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khẳng định vị trí số một về bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Với một tiềm năng như Đồng bằng sông Cửu Long, người viết thiết nghĩ, nước ta cần có những chính sách để phát huy thể mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong nông nghiệp, là cây lúa nước,cây ăn trái và thuỷ hải sản, để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, để có thể tăng chất lượng và giá trị sản phẩm. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, và nâng cao đời sống nhân dân, đưa nên kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nền kinh tế cả nước phát triển, hội nhập cùng khu vực và quốc tế. Những trăn trở ấy là lý do thôi thúc người viết chọn đề tài này. 2. Đối tượng nghiên cứu Nông nghiêp và thế mạnh nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long, những sách của Đảng và nhà nước, đề xuất một số biện pháp, chính nhằm phát những huy thế mạnh đó. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: 3 Nêu lên thế mạnh nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long, chính sách của Đảng và nhà nước và đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy thế mạnh nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Nhiệm vụ: - Làm rõ: + Điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội tác động đến nông nghiệp + Vai trò của nông nghiệp và việc phát huy thế mạnh của nó trong sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 4. Phạm vi nghiên cứu Điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long và chính sách của Đảng và nhà nước nhằm phát huy thế mạnh nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 5. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm toàn diện… Phương pháp cụ thể là phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, lịch sử - logic, so sánh đối chiếu,.. 6. Kết cấu của đề tài A – Dẫn nhập 1. Lý do chọn đề tài 2. Đối tượng nghiên cứu 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu của đề tài 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8. Ý nghĩa của đề tài B – Nội dung I.Điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội tác động đến nông nghiệp 1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 1.2. Điều kiện lịch sử, chính trị - xã hội 1.2.1 Lịch sử phát triển của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long 1.2.2 Lịch sử chinh phục đồng bằng châu thổ sông Cửu Long 1.2.3. Khái quát về lịch sử phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long 1.2.4.Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long II. Vai trò của nông nghiệp và việc phát huy thế mạnh của nó trong sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 2.1. Vai trò của nông nghiệp 2.2. Đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc phát huy thế mạnh nông nghiệp 2.3. Những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của việc phát huy phát huy thế mạnh của nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long 2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát huy thế mạnh nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long 5 III. Phương hướng, giải pháp để phát huy thế mạnh nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 3.1. Quan điểm, phương hướng 3.2. Dự báo 3.3. Giải pháp C – Kết luận 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu Bàn về chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu của nước ta (TS. Nguyễn Công Thành Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, TP. Hồ Chí Minh), Đề tài nghiên cứu ‘Quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và phát triển kinh tế-xã hội tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)’(GS.TS. Đào Xuân Học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT), Địa lý Đồng bằng sông Cửu Long,Nxb Tổng hợp Đồng Tháp,Đồng Tháp, 1986 do GS Lê Bá Thảo viết. 8. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa lý luận Đề tài cung cấp thêm sâu hơn cái nhìn về thế mạnh nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy thế mạnh đó. Ý nghĩa thực tiễn Góp thêm vào tài liệu nghiên cứu về Đồng bằng sông Cửu Long cho giúp phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập 6 B – Nội dung I. Điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, chính trị, xã hội tác động đến nông nghiệp I.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, bao gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước. Vùng có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 106°26´(xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông ở 106°48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11°1´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) cực Nam ở 8°33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp với Campuchia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam Á và Đông Nam Á cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này giúp Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công, và rất quan trọng trong giao lưu quốc tế.“Đồng bằng Sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, bên cạnh các nước Đông Nam Á, giáp Campuchia, gần Tây Nguyên là 7 những vùng đất có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, thuận lợi cho việc phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế”1. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả khu vực Nam Bộ, và cả Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Trên địa bàn có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như Vườn Quốc gia Tràm Chim, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau Phú Quốc, khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, Vàm Hồ, Thạnh Phú.. chứa đựng nhiều đặc trưng về tự nhiên và đa dạng sinh học, với các loài sinh vật quý hiếm, có diện tích rừng phòng hộ ven biển cửa sông... Việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học trong việc giữ gìn môi trường sinh thái cho cả Nam Bộ và Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công. Địa hình: Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Ngoại trừ một vài khu vực có các núi sót ở phía tây An Giang, Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình xấp xỉ 0,8m, một số nơi dọc theo biện giới phía Bắc với Campuchia có độ cao khoảng 1,5m. Vào thời kỳ lũ lớn, một số nơi trên thượng châu thổ sông Mê Công từ phía dưới Công pông Chàm đến phía trên Cần Thơ bị ngập sâu có chỗ đến 3-4m. Hiện tượng xói mòn đang xảy ra dọc theo bờ biển Đông, trong khi đó, quá trình bồi tích đang tiếp tục mở rộng theoe bản đảo Cà Mau về phía Nam và Tây. Khí hậu: Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 – 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa 1 Lê Thông, Việt Nam đất nước con người, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng, 2007, 491. 8 mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 9500 0C - 1000 0C, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Nhiệt và nắng là một trong những lợi thế ở Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ. Đây là vùng có khí hậu thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực. Đất đai: Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%. Diện tích đất trong vùng bao gồm các nhóm đất sau: Đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sống Tiền và sông Hậu, diện tích 1,2 triệu ha chiếm 29,7% diện tích đất tự nhiên toàn vùng và khoảng 1/3 diện tích đất phù sa của cả nước. Nhóm đất này có độ phì cao và cân đối, là một trong những loại đất được khai thác khá lâu, khả năng đáp ứng với phân bón tốt, có mức thuần thục cao, địa bàn năng suất cao và thích hợp với nhiều loại cây trồng (thích hợp đối với nhiều loại cây trồng lúa, cây ăn quả, màu, cây công nghiệp ngắn ngày). Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bản đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha chiếm 40% diện tích toàn vùng. Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt nẻ nhanh. Đất mặn phân bố dọc theo biển Đông và vịnh Thái Lan, chiếm diện tích khoảng 744,5 nghìn ha. Đất này có độ phì tự nhiên khá, hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt tương đối cao. Hiện nay, đại bộ phận đất được trồng hai vụ lúa, những nơi chủ động tưới tiêu 9 thường có năng suất cao. Đây là địa bàn trồng lúa có năng suất và chất lượng cao, cũng như thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản hơn vùng nội đồng. Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng. Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười. Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp, độc tố bình thường. Đất xám được hình thành trên nền phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha thịt nhẹ, tầng đất mịn, dày, dễ thoát nước. Nhìn chung đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, kể cả đạm, lân và Kali, thích hợp việc trồng cây ăn trái và các loại cây hoa màu như đậu, các loại rau, màu, thuốc lá... đối với nơi có địa hình thấp, có khả năng trồng lúa hoặc luân canh lúa, màu. Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn… chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng. Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp trồng lúa, dừa, mía, dứa, cây ăn quả. Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông và kênh đào chằng chịt, mang nguồn nước dàn trải hầu như rộng khắp đồng bằng, mà lớn nhất, chủ yếu nhất là hai hệ thống sông chính: Hệ thống sônng Cửu Long, và hệ thống sông Vàm Cỏ. Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%. Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng ngày nay. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. Chế độ nước ngầm khá phức tạp, phần lớn ở độ sâu 100 mét. Nếu khai thác quá nhiều có thể làm nhiễm mặn trong vùng. Nước ngầm ở đây ưược đánh giá là có trữ lượng 10 lớn, trên 84 triệu m3/ ngày. “Với các nghiên cứu hiện nay về địa chất thuỷ văn thì sản lượng khai thác an toàn được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ ngày đêm, chủ yếu dựa vào tầng bên trên là một trong 5 tầng chứa nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay, tổng lượng nước đang khai thác sử dụng là 854 nghìn m3/ ngày, trong đó lượng nước ngầm mới chiếm 12%”2. Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng. Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Chế độ thuỷ văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật là nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng, nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển, nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn. Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt. Tài nguyên biển: Chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và vịnh. Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quí với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có hải sản quí như đồi mồi, mực… Trên biển có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc. Tài nguyên rừng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rừng là trên 376 nghìn ha, chủ yếu là rừng ngập mặn và đất chua phèn ven biển, phân bố tập trung ở hai tỉnh Kiên Giang với 30,5%, và Cà Mau là 32% diện tích rừng của cả vùng. Tài nguyên đất và rừng phong phú đã tạo cho vùng tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. “Đến năm 2005, diện tích có khả năng cho nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ của vùng là 897 nghìn ha, chiếm 90% tổng diênj tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ trên toàn quốc và diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt 478 nghìn ha, chiếm 52% của toàn quốc”3. Đối với diện tích có khả năng nuôi vùng bãi triều khoảng 157 nghìn ha, đối tượng có thể nuôi chủ yếu là nhóm nhuyễn thể như nghêu, sò huyết. Diện tích có khả 2 Lê Thông, Việt Nam đất nước con người, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng, 2007, 496. 3 Lê Thông, Việt Nam đất nước con người, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng, 2007, 497. 11 năng nuôi chỉ tập trung ở các vùng cửa sông Tiền và sông Hậu và một phần ở vùng bán đảo Cà Mau như các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang và Tiền Giang. Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật. Hệ sinh thái rừng ngập mặn trên 80 nghìn ha, đây là tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với rừng ngập mặn. Tài nguyên rừng cũng giữ những vai trò quan trọng, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học vô cùng đa dạng. Tài nguyên khoáng sản: Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng… Đây là khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi, Thổ Chu – Mã Lai. Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi.... Hệ sinh thái và động vật Hệ sinh thái Sông Mê Công đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa. Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và không thể được do quản lý. Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Việc 12 quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái. Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau: Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa. Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn. Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này. Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông. Hệ động vật 13 Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại. Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi). Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận. Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại. I.2. Điều kiện lịch sử, chính trị - xã hội 1.2.1 Lịch sử phát triển của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Mặc dù vấn đề lịch sử phát triển địa chất của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long chưa được làm sáng tỏ cho lắm nhưng cũng có thể tổng kết những ý kiến đã có về vấn đề này để hiểu rõ hơn các đặc điểm của cảnh quan hiện đại. Cần phải nói thêm rằng, lịch sử phát triển của đồng bằng này nó liên quan đến lịch sử phát triển chung của toàn Đông Nam Á, từ thời kỳ cổ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chú trọng đến lịch 14 sử này trong kỷ đệ tứ vì có liên quan đến các đặc điểm hiện đại của đồng bằng này hơn cả. Vào đầu kỷ đệ tứ (còn gọi là kỷ nhân sinh do bắt đầu có sự xuất hiện của con người) cách đây chừng trên dưới 2 triệu năm, toàn bộ Đông Nam Á được nâng lên khỏi mặt biển. Vào thời gian đó đã có thể hình thành các châu thổ cổ - gọi là châu thổ Plêistôxen. Vị trí và phạm vi của các châu thổ cổ này khó mà xác định được, nhưng căn cứ trên lục địa nông thoải và rộng lớn mà chúng ta thấy có ngày nay ở Nam biển Đông, có thể phán đoán rằng các châu thổ cổ này có diện tích khổng lồ. Sông Mê Công (và phần hạ lưu của nó là sông Cửu Long) vào thời kỳ đó mang vật liệu thô hơn bây giờ như thành phần vật chất của các bậc thềm phù sa cổ ở Đông Nam Á. Các châu thổ cũ lẫn châu thổ mới đều được bồi đắp trong một bồn trũng – gọi là bồn trũng Kainôzôi (cũng có người cho là tuổi Mêzôzôi) mà trục đáy nằm ở ngay phía tây và nam thành phố Hồ Chí Minh. Di tích của các châu thổ cổ Plêistôxen hiện thấy ở các bậc thềm phù sa cổ Đông Nam Bộ và ở đông bắc Campuchia (Cro Chê) ở độ cao có thể đến 100m, còn thì phần lớn chìm dưới đồng bằng châu thổ Hôlôxen hiện đại. Cũng cần phải nói rằng mực độ sâu của phù sa cổ trong châu thổ không phù hợp với mực độ sâu khi chúng được hình thành do đã bị nén ép bởi các thành tạo trầm tích nằm trên, không kể rằng còn chịu ảnh hưởng của vận động sụt lún chung của vỏ quả đất mà châu thổ nào cũng có. Cách đây khoảng 17.000 – 20.000 năm, mực nước biển (lúc đó còn ở thấp hơn 120m so với mực nước biển hiện đại) bắt đầu dâng lên và đạt đến độ cao cực đại khoảng 4 – 5.000 năm trước, do hiện tượng tan băng ở hai cực. Từ độ cao cực đại đó (chừng 4 – 5m cao hơn mực nước biển hiện đại), biển lại bắt đầu thoái lui, lúc đầu ở độ cao 3m, dừng lại lâu hơn ở độ cao 2m rồi mới có vị trí mực nước như ngày nay. Sự xâm nhập của biển vào lúc đạt đến độ cao cực đại có thể bao phủ không những đồng bằng châu thổ Plêistôxen cũ mà còn lan đến tận Biển Hồ ở Campuchia. Thành tạo trầm tích Hôlôxen được hình thành. Cùng với sự rút lui của biển, bề mặt châu thổ hiện đại nổi dần lên trên mặt nước và nhờ có sự tiếp tế phù sa với khối lượng lớn – tiến nhanh ra phía biển, rõ nhất là ở mũi Cà Mau như đã nói ở trên. 1.2.2 Lịch sử chinh phục đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Nhiều bằng chứng cho thấy cách đây khoảng 2500 năm, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đã nổi lên trên mực nước biển, ở phía bắc – thí dụ ở Long An – được 15 bồi lấp nhanh hơn ở phía nam. Bề mặt châu thổ vẫn nằm trong trạng thái lầy lội, trừ một số đất cao ở vùng Bảy Núi hay là các gò sông, các cồn cát duyên hải. Hệ thống sông rạch chi chít dẫn thủy triều lên xuống hàng ngày làm gần như toàn châu thổ bị ngập mặn. Các dòng sông Tiền, sông Hậu và các chi nhánh của chúng vào mùa lũ còn đổi dòng, bằng chứng là vô số khúc sông chết (các hồ sừng trâu) còn được để lại rải rác trong châu thổ, kể cả ở Đồng Tháp Mười. Không có tài liệu khảo cổ nào chứng minh sự có mặt của con người trong châu thổ vào thời kỳ nói trên. Mãi đến đầu công nguyên, mới có bằng chứng về sự định cư của con người thông qua di chỉ Ốc Eo – Ba Thê (thuộc hai tỉnh Kiên Giang và An Giang) trong vùng đất phèn tứ giác Long Xuyên, nhưng gần như nền văn hóa này chỉ phát triển một thời kỳ ngắn ngủi, sau đó coi như mất tích. Cho đến nay, vẫn chưa có sự cắt nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi về sự tàn lụi của nền văn minh Ốc Eo – Ba Thê, nhưng điều dễ hiểu hơn cả có thể là những điều kiện của sức sản xuất lúc bấy giờ không cho phép con người chống cự lại với những tai họa đột biến của tự nhiên, thí dụ dưới dạng những cơn lũ lớn hay dòng sông đổi dòng. Cho đến thế kỷ XVII, vùng cửa sông Đồng Nai và “từ Sài Gòn trở vào toàn là rừng rậm đến hơn mất nghìn dặm”, “đất nhiều khe suối, đường thủy như mắc cửi, không thể đi đường bộ được” 4. Sự sinh sống ở vùng châu thổ, do đó, không dễ dàng: con người sống trên những vùng đất cao vẫn phải chống chọi với các cơn lũ đe dọa tràn ngập, với hiện tượng sông đổi dòng, với triều làm ngập mặn, với đầm lầy và bệnh sốt rét cố hữu ở đây. Do điều kiện tự nhiên và kinh tế - kỹ thuật thời đó, sự chinh phục đồng bằng sông Cửu Long phải tiến hành từng bước. Dân số đồng bằng được ước lượng vào thời đó khoảng 200.000 người, điều rõ ràng không chính xác lắm, trong đó người Khơme cổ chưa phải đã là đa số (đến giữa thế kỷ thứ XIX, dân số người Khơme cổ cũng mới 4 Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. 16 có 146.718 người5, nhưng số dân đó cũng chỉ tập trung ở những vùng đất giáp với vùng đất cao Đông Nam Bộ và vùng đất cao Châu Đốc mà thôi. Chính những người Việt đã là những người chủ nhân đầu tiên của đồng bằng châu thổ, xét theo nghĩa là những người thực sự khai phá miền đất hoang vu này. Vùng quanh Sài Gòn chỉ được khai phá và có dân định cư vào 1672, đến 1698 mới đến vùng đồng bằng châu thổ, 1724 là vùng Hà Tiên, 1732 mới đến vùng sông Tiền, 1750 vùng Tân An và Gò Công, 1757 toàn bộ vùng bắc sông Hậu ( Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sa Đéc) và sau đó không bao lâu thì toàn bộ châu thổ coi như đã được chinh phục gần hết, mặc dù mức độ chinh phục không đồng đều giữa các vùng. Ở giai đoạn này, con người đã “chặt cây, vỡ đất hoang thành bằng phẳng, đất tốt nước nhiều”6. Căn cứ trên độ cao thấp của địa hình, nơi thì làm rẫy, nơi khác thì dùng trâu cày, nơi thì cắt bỏ lùng lác, cào cỏ cấy mạ. Một hệ thống kênh rạch nhân tạo – được coi như là hệ thống dày đặc nhất thế giới – được xây dựng từ đời này qua đời khác nhằm mục đích dẫn nước vào ruộng, tiêu mặn tiêu phền, giao thông và ngay cả quốc phòng, thông thường chạy theo hướng đông bắc – tây nam hay bắc – nam nối liền sông với sông, sông với biển. Hoạt động đánh bắt thủy hải sản cũng đã có từ rất sớm cũng như việc săn thú. Bề mặt của đồng bằng châu thổ do đó đã bị biến đổi đáng kể. Ngày nay các cảnh quan nhân tạo chiếm phần lớn diện tịch của đồng bằng, những cảnh quan tự nhiên nguyên thủy hầu như không còn bao nhiêu, trừ các rừng nước mặn mới sinh. Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long vì vậy có thể coi là sản phải của hoạt động lao động của con người, một hoạt động lao động nhẫn nại, bền bĩ và đầy sáng tạo kéo dài hàng mấy trăm năm nay. 1.2.3. Khái quát về lịch sử phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long: 5 Huỳnh Lứa: Công cuộc khai phá vùng Đồng Nai – Gia Định trong các thể kỷ XVII – XVIII, trong cuốn Một số vấn đề khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. KHXH, Hà Nội, 1982. 6 Lê Quý Đôn: Phủ biên tạp lục, Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. 17 Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng Tây Nam của đất Nam Bộ, khảo cổ học đã chứng minh vào chục vạn năm trước đây đã có người sống. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cho nên ngay từ rất sớm Đồng bằng sông Cửu Long đã là cơ sở cho sự tụ cư của người Tiền – Sơ sử của các dân tộc khu vực Đông Nam Á và có sự ra đời, phát triển của nhà nước cổ, của nền văn minh đô thị thương mại phát triển. Vào thế kỷ thứ II – III, phần phía tây của Nam bộ từng là trung tâm của quốc gia có tên gọi là Phù Nam. Từ những phát hiện ban đầu ở di chỉ Óc – Eo (An Giang) cho tới nay, ngành khảo cổ học đã chứng minh Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng phủ sóng của văn hoá Óc – Eo, có dấu tích mặt trên địa bàn các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang và U Minh. Nhưng đến cuối thế kỷ VIII, những biến động điều kiện tự nhiên đã tác động mạnh và làm cho cư dân Phù Nam không thể tiếp tục sinh sống trên vùng đất này và sau đó học “nhường chỗ” cho các bộ tộc dân cư đến từ Đông Nam Á, chủ yếu là cư dân Chân Lạp. Thế kỷ VIII – XVI trong các thế kỷ này, do những biến động của khu vực, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trên danh nghĩa là vùng đất thuộc sự kiểm soát của Chân Lạp. Nhưng trên thực tế vùng này có sự quản lý và khai thác lỏng lẻo, có quy mô dân số ít ỏi, mặt khác người Khơmer chỉ sống ở gò đất cao trong vùng. Bấy giờ, Nam bộ còn có tên gọi khác là Thuỷ Chân Lạp, dưới quyền cai trị của Chân Lạp. Tuy nhiên Thuỷ Chân Lạp lại trải qua những cuộc xâm lược của Java và ảnh hưởng của Chămpa ở thế kỷ VII – X và cho đến thế kỷ XVI, sự suy yếu của Chân Lạp thì vùng Thuỷ Chân Lạp mất dần sự kiểm soát. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thế kỷ XVII – 1867: Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Nam bộ trước thế kỷ XVI trên danh nghĩa đặt dưới quyền kiểm soát của Chân Lạp, nhưng thực tế vùng này lại gặp nhiều khó khăn về Tổ chức cai trị, sản xuất, quy mô khai thác chủ yếu của Chân Lạp chỉ trên những gò đất nổi và giồng đất cao. 18 Trong quá trình phát triển lịch sử Đồng bằng sông Cửu Long, vào thế kỷ XVI – XVII, khi lưu dân người Việt (Kinh) và người Hoa di cư tới đây, họ đã sớm cộng cư với các dân tộc Đông Nam Á bản địa có mặt trước đó. Với sự kiện 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chet – tha II làm Hoàng hậu. và dưới sự bảo hộ của hoàng hậu người Việt, cho nên người dân từ vùng Thuận - Quảng đến sinh sống và làm ăn ở khu vực soong Đồng Nai ngày càng đông. Theo Gia Định thành Thông Chí, năm 1698, người Việt đã đến đây lập phủ để tổ chức cai quản, lúc đó Chúa Nguyễn cử Thống suất chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược và đặt phủ Gia Định. Và khi Lễ thành hầu đến đây đã có ba nhóm dân sinh sống, nhóm cư bản địa (Stiêng, Khơme, Chăm…) và nhóm người Kinh và người Hoa chiếm đông nhất. Từ khi khai phá vùng đất đàng Trong, ở Nam bộ, các chúa Nguyễn đã thực hiện các biện pháp mềm dẻo để tổ chức khai thác, quản lý và ngày càng phát triển thành hệ thống quản lý hành chính khá chắc chắn. Với chính sách “phù hộ - bảo trợ” và đãi ngộ cho những người có công mở mang bờ cõi vũng Nam bộ của các chủa Nguyễn đã góp phần đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của người Việt trên vùng Tây Nam, nay là Đồng bằng Sông Cứu Long. Cụ thể là từ 1698 đến 1708, họ Mạc đã dâng vùng do mình quản lý cho chúa Nguyễn, và được chúa Nguyễn bảo trợ cho họ Mạc phát triển Hà Tiên. Đến 1756, Vua Chân Lạp dâng phần đất phía Tây để nhận sự bảo trợ về quân sự, và đến năm 1757 toàn bộ vùng đất Tây Nam Bộ, nay là Đồng bằng Sông Cửu Long được chúa Nguyễn kiểm soát và được quản lý chặt chẽ. Vậy là, đến giữa thế kỷ XVIII vùng đất Đồng bằng Sông Cửu Long được các chúa Nguyễn xác lập chủ quyền đầy đủ mang tính lịch sử. Trải qua các biến cố lịch sử cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, khi thành lập vương triều, các vua triều Nguyễn ngày càng ý thức về phát triển vùng đất Nam bộ. Cụ thể đến đời vua Minh Mạng. Ông đã cho thiết lập hoàn chỉnh hệ thống quản lý hành chính trên vùng đất với sáu tỉnh (lục tỉnh): Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh 19 Long, An Giang và Hà Tiên. Trong đó, ông chú trọng khai thác vùng đất miền Tây (Vĩnh –An –Hà), tổ chức đắp đường, đào kinh và đã có 3 kinh lớn được đào thời này, đó là: Thoại Hà, Vĩnh Tế, Vĩnh An. Các công trình này do ông Thoại Ngọc Hầu trực tiếp đảm trách tổ chức thực hiện và được đưa vào khai thác, việc này đã tạo điều kiện cho người dân phía Tây Nam mở đất, phát triển nền sản xuất nông nghiệp và cũng nhằm bảo vệ biện giới ở ba tỉnh phía Tây. Thời kỳ thuộc địa của Pháp (1867 – 1954) Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam bộ từ 1867, lục tỉnh trở thành vùng đất thuộc địa của Pháp. Thực dân Pháp đã thiết lập chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, tiến hành khai thác, bóc lột nền kinh tế Nam kỳ, trong đó vùng 3 tỉnh miền Tây thực dân Pháp đã tổ chức khai thác ngồn lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Trong quá trình khai thác, thực dân Pháp tiến hành đo đạc và quy hoạch, xác định biện giới giữa NAm kỳ và vùng đất Campuchia.Năm 1896, Pháp và Campuchia đã kí nhiều văn bản pháp lí về hoạch định, phân giới, cắm mốc biên giữa Nam kì và Campuchia, trong đó quy định rõ ràng vùng đất Nam kì thuộc Việt Nam. Cùng với việc cắm mốc trên thực địa, Sở Địa chính Đông Dương đã cho in bản đồ thể hiện đầy đủ, rõ ràng đường biên giới giữa Nam kỳ và Campuchia. Ngày 04/06/1949, Chính phủ Pháp thông qua Luật 49 – 733 trao trả Nam kì cho Việt Nam (Vua Tự Đức nhượng cho Pháp theo Hiệp ước 1862 và 1874), và vĩnh viễn chấm dứt quy chế “Lãnh thổ hải ngoại của Pháp” đối với vùng đất Nam kì. Đến 1954, toàn bộ biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia đã được xác định trên bản đồ gồm 26 mảnh, bản đồ có tỷ lệ 1/100,000 do Sở Địa chính Đông Dương xuất bản. Trong đó, về cơ bản đường biên giữa Nam kì và Campuchia không có thay đổi so với biên giới đươc xác định dưới triều Nguyễn. Về kinh tế, từ khi chiếm vùng đất Nam bộ và biến thành thuộc địa, thực dân Pháp đẩy nhanh quá trình khai thác các tài nguyên nông nghiệp và đặc biệt vùng ĐBSCL đã nhanh chóng trở thành vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu lớn nhất Đông Dương của thực dân Pháp. Cụ thể đầu những năm 1900, ĐBSCL đã đem lại cho thực dân Pháp nguồn 20 gạo xuất khẩu rất lớn và đến năm 1939 là 1,5 triệu tấn gạo. Ngoài ra ĐBSCL còn cung cấp cho Tp. Sài Gòn những nguồn nông thực phẩm khác để chế biến và xuất khẩu. Nam bộ và ĐBSCL trong thời kì 1954 – 1975 Sau khi Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam, Mỹ dựng chính quyền tay sai, phần lớn đất đai ở Nam bộ do chính quyền Ngô Đình Diệm kiểm soát và biên giới phía Tây được tiếp tục ổn định. Chính quyền Sài Gòn đã có những chủ trương phát triển nền nông nghiệp thuần nông của ĐBSCL. Về tình hình chính trị, năm 1956, Mỹ dựng lên chính quyền độc tài ở Sài Gòn , do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Chính quyền Sài Gòn chia miền Nam làm 44 tỉnh. Chính quyền Sài Gòn là chính quyền tay sai của Mỹ cho nên nền chính trị của miền Nam là nền chính trị độc tài. Ngô Đình Diệm đã thưc hiện chính trị đôc tài và thực hiện chính sách “tố cộng diệt cộng” nhằm khủng bố lực lượng cách mạng miền Nam, làm cho đời sống chính trị - xã hội luôn bất ổn trong suốt thời gian cầm quyền. Sau lật đổ Diệm, Mỹ dựng lên chính quyền do Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống 1965 – 1975. Trong thời kì này, chính quyền này tiếp tục làm tay sai cho Mỹ, thực hiện chống phá cách mạng Việt Nam và chống lại nhân dân miền Nam với nhiều hình thức chiến tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động nhân dân Việt Nam đã đứng lên giair phóng dân tộc và thống nhất đất nước (30/04/1975). Về tình hình kinh tế, chính quyền Sài Gòn đã tổ chức nền kinh tế mới có tính chất vay mượn bằng việc nhận viện trợ thông qua nhập khẩu, và chủ yếu là dựa vào nguồn viện trợ của Mỹ. Tuy nhiên, ở một số trung tâm đô thị lớn ở miền Nam nền sản xuất cũng đã phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa như: ở Sài Gòn, Mỹ Tho và Cần Thơ, con ở nông thôn ĐBSCL chủ yếu phát triển nền nông nghiệp thuần nông. Cụ thể là sau năm 1954, nền sản xuất nông nghiệp ĐBSCL tiếp tục phát triển và một lượng lớn sản lượng lúa của vùng được xuất khẩu kéo dài thì cho đến 1964, thời gian này thì ngừng xuất khẩu (do sản xuất giảm), và thời điểm cao nhất năm 1960 đã xuất khẩu 350000 tấn [470, tr.123]. Thời kì này, lúa gạo và cao su đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho miền Nam. Sang những năm cuối thập niên 60 đến đầu những 70, mặc dù chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp ở
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan