Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phư...

Tài liệu Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương hà nội trong giai đoạn hiện nay

.PDF
175
117
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - NGUYỄN THỊ MẾN PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC [ Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN ĐỨC LỮ HÀ NỘI - 2009 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Đức Lữ. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2009. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mến 2 MỤC LỤC Mở đầu 1 Chƣơng 1. Thờ cúng Tổ tiên và vai trò của Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt Nam ...................................................... 7 1.1. KHÁI NIỆM TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÖNG TỔ TIÊN .............................................................................................. 7 1.1.1. KHÁI NIỆM TÔN GIÁO, TÍN NGƢỠNG VÀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN .............. 7 1.1.2. Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ......................................................................................... 14 1.1.3. Các loại hình tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam ............................................... 24 1.2. Vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở nước ............................................................. 39 1.2.1. Vai trò văn hoá - đạo đức............................................................................................... 39 1.2.2. Vai trò chính trị - xã hội................................................................................................. 44 Chƣơng 2. Phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phƣơng Hà Nội hiện nay - Thực trạng và vấn đề đặt ra ................................ 51 2.1. Thực trạng Thờ cúng Tổ tiên ...................................................................... 51 2.1.1. Thực trạng Thờ cúng Tổ tiên trong gia đình, họ tộc ở một số địa phương của Hà Nội hiện nay...................................................................................................................... 51 2.1.2. Thực trạng thờ Thành hoàng ở một số địa phương Hà Nội (Hà Tây cũ)....................... 70 2.1.3. Thực trạng thờ Quốc tổ Hùng Vương một số địa phương Hà Nội (Hà Tây cũ) ............ 74 2.2. Xu hướng biến động và những vấn đề đặt ra đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội hiện nay .......................................................................... 79 2.2.1. Xu hướng biến động của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội hiện nay...................................................................................................................... 79 2.2.2. Những vấn đề đặt ra ....................................................................................................... 84 Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng, giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm phát huy những giá trị tích cực của tín ngƣỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phƣơng Hà Nội hiện nay ............................................................................................................................. 92 3.1. Phương hướng cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội ............................................ 92 3 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội ......................... 95 3.2.1. Một số giải pháp cơ bản ................................................................................................. 95 3.2.2. Một số kiến nghị .......................................................................................................... 102 Kết luận .................................................................................................................................. 104 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................... 106 Phụ lục 113 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thờ cúng Tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Cho đến ngày nay, tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người. Tuy nhiên, sự nhìn nhận đánh giá vai trò và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử ở mỗi quốc gia lại không giống nhau. Trước xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại sinh, hay nói đúng hơn là hiện tượng "dân tộc hoá tôn giáo", đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Trước bối cảnh đó, nhiều quốc gia, dân tộc đã có những động thái rất tích cực để chống lại hiện tượng "xâm lăng tôn giáo" đó bằng cách chấn hưng tín ngưỡng văn hoá dân gian, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã từng bị mai một hoặc có thời kỳ người ta thờ ơ, xem nhẹ nó. Như người Nhật Bản đã rất tích cực trong việc khôi phục vị trí của Thần đạo, một tôn giáo được sùng bái ở Nhật, hay như Trung Quốc cũng nỗ lực để tăng cường vị trí của đạo Khổng, còn Việt Nam lại rất chú ý đến tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong dòng tộc, làng xã và phạm vi cả nước. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên là một việc làm rất cấp thiết hiện nay. Những việc làm thiết thực đó sẽ góp phần làm tăng sức đề kháng cho văn hoá dân tộc. Đó cũng là vấn đề được Đảng ta đặc biệt quan tâm trong bối cảnh chung hiện nay. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VIII), đưa ra quan điểm chỉ đạo cơ bản là: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội" và "Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng 5 là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [17, tr.55]. Theo tinh thần của Nghị quyết 35/NQ- TW của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm Đảng và Nhà nước ta đã quyết định từ năm 2005 ngày 10/3, ngày giỗ tổ Hùng Vương được coi là quốc lễ của dân tộc và việc tổ chức các lễ hội Thành hoàng làng cũng được khôi phục. Một nguyên nhân nữa, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đánh đổi, hy sinh rất nhiều, nhiều anh em, đồng chí đồng đội của chúng ta đã ngã xuống, nhiều người thân yêu ruột thịt của chúng ta đã không trở về. Sự mất mát, hy sinh đó không thể nào bù đắp được vì vậy người ta nghĩ nhiều đến vấn đề tâm linh và tìm đến tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên với mong muốn khoả lấp được sự cô đơn trống trải trong lòng, xoa dịu tâm hồn. Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hoá đời sống xã hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự may rủi trong cơ chế thị trường, sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bị huỷ diệt... Trước đây, đã có một thời gian dài chúng ta có biểu hiện tả khuynh tôn giáo, chúng ta đã có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động, nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng... đều là mê tín dị đoan, cần phải bài trừ. Đó là những nguyên nhân, tâm lý, xã hội và nhận thức dẫn đến việc các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng có chiều hướng gia tăng. Hoạt động Thờ cúng Tổ tiên trong các gia đình, dòng họ, làng xã, diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương trong cả nước. Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, đã làm cho tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên đang có những biểu hiện tiêu cực như phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây chia rẽ, bè phái, bầy ra những lễ thức cầu kỳ tốn kém làm mất đi tính thiêng của tín ngưỡng, nặng về yếu tố mê tín... Bởi vậy, việc khôi phục lại những giá trị tốt 6 đẹp của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên là một việc làm hết sức cần thiết và là trách nhiệm của mọi người. Hà Tây (nay là Hà Nội), là một vùng đất cổ, với hơn hai nghìn di tích lịch sử gắn liền với những sự tích, truyền thuyết, phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần của người dân Hà Tây. Vì vậy, việc khôi phục và bảo tồn những hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng, những phong tục tập quán tốt đẹp, đặc biệt là tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm rất quan trọng đối với người dân Hà Tây (nay là Hà Nội). Ngoài ra, với tư cách là một người con của đất Hà Tây giàu truyền thống lịch sử, và cũng là một cán bộ đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở Hà Tây nên tôi nhận thấy việc bảo tồn, phát huy giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở Hà Tây (nay là Hà Nội) sẽ có tác động rất thiết thực, trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, biết hướng về cội nguồn đối với thế hệ trẻ Hà Tây nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội nhập. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi đã chọn đề tài "Phát huy giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên từ lâu đã được khá nhiều tác giả trong nước cũng như trên thế giới quan tâm nghiên cứu, như tác giả Tô-ca-rép với “Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1994; tác giả Vũ Quỳnh, với “Lĩnh nam chính quái”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1992; tác giả Lý Tế Xuyên với “Việt điện u linh”, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội năm 1992; tác giả Phan Kế Bính với “Việt Nam phong tục”, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995; tác giả Toan Ánh với “Phong tục thờ cúng trong gia đình 7 Việt Nam”, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, năm 1996; tác giả Vũ Ngọc Khánh với “Tín ngƣỡng làng xã“, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, năm 1994; tác giả Lê Xuân Quang với “Thờ thần ở Việt Nam”, nhà xuất bản Hà Nội, năm 1996; tác giả Tân Việt với “Tập văn cúng gia tiên”, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội, năm 1999; tác giả Đặng Nghiêm Vạn chủ biên với "Về tôn giáo tín ngƣỡng Việt Nam hiện nay”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996; tác giả Trần Đăng Sinh với "Những khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng Thờ cúng Tổ tiên của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; tác giả PGS, TS Nguyễn Đức Lữ chủ biên với “Góp phần tìm hiểu tín ngƣỡng dân gian ở Việt Nam”, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, năm 2005... Ngoài ra còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí như: Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Tư tưởng văn hoá; Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Thông tin lý luận; Tạp chí Triết học; Tạp chí Lịch sử; Tạp chí Văn hoá nghệ thuật; Tạp chí Tuyên truyền, Tạp chí Dân tộc học, Tạp chí Xưa và nay… của nhiều tác giả như Nguyễn Hữu Vui, Ngô Hữu Thảo, Nguyễn Đức Lữ, Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Tài Thư... Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên của người Việt nói riêng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên tiếp cận tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên của người Việt nói riêng là từ góc độ Văn hoá học, Sử học, Dân tộc học, Tôn giáo học, Triết học. Các quan điểm của các tác giả về tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên rất đa dạng, nhưng có thể khái quát thành ba loại như sau: Một là, nghiên cứu tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên như một loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Hai là, nghiên cứu tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên như một tập tục văn hoá và truyền thống đạo đức. 8 Ba là, nghiên cứu tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên vừa là tín ngưỡng, vừa là tập tục văn hoá và truyền thống đạo đức. Từ thực tế đó, tác giả luận văn mong muốn trên cơ sở tập hợp các nguồn tư liệu và kế thừa những thành quả của các học giả đi trước, có thể phác họa một bức tranh về tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Đánh giá thực trạng, vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp để giữ gìn, phát huy các giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền văn hoá mới hiện nay. * Nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm, nguồn gốc và vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. - Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội hiện nay (Hà Tây cũ). - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). - Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây trước đây) từ năm 1990 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 9 - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng phương pháp luận chung là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, lịch sử và lôgích, so sánh... 10 6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thêm vấn đề phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội (Hà Tây cũ). - Đề xuất được một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên. - Luận văn góp phần làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy những môn học có liên quan tới văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Tây (ngoại vi Hà Nội) nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Thờ cúng Tổ tiên và vai trò của Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Chương 2: Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội hiện nay - Thực trạng và vấn đề đặt ra. Chương 3: Phương hướng, giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội hiện nay. 11 Chƣơng 1 THỜ CÖNG TỔ TIÊN VÀ VAI TRÕ CỦA THỜ CÖNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tín ngƣỡng, tôn giáo và tín ngƣỡng Thờ cúng Tổ tiên 1.1.1. Khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan * Tôn giáo Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Các nhà thần học đều cho rằng: tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người. Một số nhà tâm lý học lại cho rằng, tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo. Theo Desplend thì: “Tôn giáo là những gì con người muốn thu lượm thêm vì nó là một phần văn hoá do con người sáng tạo nên”, và “tôn giáo hiện nay được coi như một lĩnh vực cần thiết cho những con người muốn đối thoại và thực hành với cái thiêng và thần thánh” [83, tr.16]. C. Mác lại định nghĩa: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Còn Ph. Ăngghen trong tác phẩm "Chống Đuyrinh" lại cho rằng: Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày [87, tr.68]. Tóm lại, khi nói về tôn giáo dù theo nghĩa rộng hay hẹp, chúng ta cần phải chú ý: Bàn về tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn phải đề cập đến hai thế giới (thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế 12 giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình). Tôn giáo không chỉ là những bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, mà còn do con người thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình nên phải dựa vào thần thánh để an ủi, để hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy, từ những quan điểm trên chúng ta có thể đi đến định nghĩa: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lƣợng siêu nhiên, quyết định số phận con ngƣời. Con ngƣời phải phục tùng, tôn thờ [45, tr.9]. * Tín ngƣỡng Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử, thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Trên thế giới có tới hàng ngàn loại hình tín ngưỡng khác nhau rất đa dạng, phong phú. Do cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên các cách hiểu tín ngưỡng cũng rất khác nhau. Vì vậy, để đưa ra một khái niệm khoa học về tín ngưỡng thì phải xem xét một số quan điểm về tín ngưỡng của các nhà nghiên cứu. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan, với đại biểu như Platon, Hêghen… đã xuất phát từ thực thể tinh thần, “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối” để lý giải các hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng. Họ xem tín ngưỡng, tôn giáo là sức mạnh thần bí thuộc tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là nhân tố chủ yếu đem lại sinh khí cho con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan: Cho rằng, tín ngưỡng là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không phụ thuộc vào hiện thực khách quan và theo họ con người có thể cảm nhận được, tin chứ không lý giải được. Còn các quan điểm thuần tuý xã hội học về tín ngưỡng với các nhà xã hội học tư sản như Spenser, Durkheim, M.Weber... từ giác độ xã hội học đã có những cái nhìn mới về tín ngưỡng, tôn giáo. Emile Durkheim cho rằng, tín 13 ngưỡng là những trạng thái tư tưởng, nằm ở các biểu tượng và được biểu hiện thông qua các nghi lễ thờ cúng. Nhìn chung các quan điểm về tín ngưỡng nêu trên, do hạn chế về điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp nên còn thiếu cơ sở khoa học. Đối các nhà nhà triết học duy tâm, họ đã sai lầm vì họ đã lấy ý thức, tinh thần để lý giải một hiện tượng cũng thuộc về tinh thần là tín ngưỡng tôn giáo. Còn các nhà duy vật, đặc biệt là Phoi-ơ-bắc lại rơi vào lập trường duy tâm trong việc lý giải vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng. Ông đã chỉ ra nguồn gốc nhận thức tín ngưỡng, tôn giáo nhưng chưa chỉ ra được nguồn gốc xã hội, chức năng “đền bù hư ảo” và những mặt tiêu cực của tôn giáo, tín ngưỡng. Do vậy, để có cách nhìn khách quan và khoa học hơn đối với hiện tượng tín ngưỡng đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận khoa học, đó là những phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin. Theo C.Mác, con người đã sáng tạo ra tín ngưỡng, tôn giáo chứ không phải chỉ sáng tạo ra biểu tượng của tín ngưỡng, tôn giáo như các nhà duy vật trước Mác đã thừa nhận. Về bản chất, tín ngưỡng là sản phẩm của con người sống trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá cụ thể nào đó. Tín ngưỡng thuộc về đời sống tinh thần của xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự quy định của xã hội. Chính con người đã thần thánh hoá, khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên, tạo thành cái bản chất khác mình và trở thành chỗ dựa cho chính mình. Trong quá trình hoạt động của mình,C.Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra sản xuất vật chất là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các hiện tượng mang tính chất lịch sử xã hội, trong đó có tín ngưỡng, tôn giáo. Thời đại C.Mác, Ph.Ănghen sống trong xã hội phương Tây, tín ngưỡng thường được hiểu là tín ngưỡng tôn giáo, và cụ thể là tín ngưỡng Cơ Đốc giáo.Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, C.Mác và Ph.Ănghen đã đề cập tới vấn đề tín ngưỡng tôn giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau, với các khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng Cơ Đốc giáo. 14 Các ông cho rằng, về cơ bản, tín ngưỡng không có gì thần linh, hai cái đều là tôn giáo đang ngự trị con người. ở đây, tín ngưỡng với hàm nghĩa tôn giáo [62, tr.9]. Như vậy, với các nhà triết học duy tâm thì ý thức, tín ngưỡng tôn giáo là để giải thích lịch sử, coi tín ngưỡng tôn giáo là phạm trù vượt qua lịch sử, lấy sự thay đổi của tôn giáo, tín ngưỡng để phân định lịch sử nhân loại, còn với nhà sáng lập chủ nghĩa Mác thì lịch sử để giải thích tín ngưỡng và đi đến nhận định khách quan, khoa học: Tín ngưỡng cũng là một hiện tượng lịch sử, là sự phản ánh điều kiện kinh tế xã hội của thời đại, có quá trình hình thành, biến đổi và có ảnh hưởng nhất định đối với tiến trình lịch sử . Khi nghiên cứu về tín ngưỡng, các học giả Việt Nam cũng đã đưa ra một số quan điểm khác nhau như: Nguyễn Văn Đạm trong cuốn từ điển Tiếng Việt đã khẳng định: Tín ngưỡng, là “Sự tin tưởng vào sức mạnh của một đấng thiêng liêng và những giáo lý của một tôn giáo” [21, tr.823]. Còn tác giả Đặng Nghiêm Vạn lại xem “Tín ngưỡng là một yếu tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn giáo đó với cộng đồng” [85]. Nguyễn Quốc Phẩm lại xem tín ngưỡng, theo nghĩa hẹp là niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người và thường gắn với niềm tin tôn giáo. Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng là khái niệm có nội hàm ngoại diên rộng hơn tôn giáo thuộc ý thức xã hội, phản ánh niềm tin sự ngưỡng mộ của quần chúng nhân dân vào các lực lượng siêu nhiên ít nhiều mang màu sắc tôn giáo [56, tr.11]. Với học giả, Nguyễn Chí Bền từ góc độ văn hoá, xem tín ngưỡng là một bộ phận cấu thành của văn hoá được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng, là lòng ngưỡng mộ, thành kính với những thế lực có ảnh hưởng trong quan hệ với con người [5]. Còn với các nhà nghiên cứu như Toan Ánh, Phan Kế Bính, Tân Việt… lại tiếp cận tín ngưỡng từ giác độ văn hoá dân gian, xem tín ngưỡng là tín 15 ngưỡng dân gian với các lễ nghi thờ cúng thể hiện qua lễ hội, phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng, theo cách hiểu thông thường là tín ngưỡng tôn giáo. Thực ra về mặt nội dung và hình thức phản ánh thì tín ngưỡng và tôn giáo có sự tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt. Sự tương đồng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự thể hiện niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào một thực thể siêu việt như Thượng đế, Thần, Phật, Tổ tiên… Niềm tin trong tín ngưỡng và tôn giáo là trạng thái tâm lý đặc biệt của chủ thể nhận thức. Niềm tin xuất hiện và tồn tại như thế nào thì còn phụ thuộc vào khả năng và trình độ nhận thức của con người (chủ thể). Do vậy, niềm tin vào đấng thiêng liêng là hạt nhân của tín ngưỡng và tôn giáo. Thứ hai, tín ngưỡng và tôn giáo đều là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã hội về tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội đã sinh ra chúng. Tín ngưỡng và tôn giáo đều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý trong quá trình hình thành và tồn tại; đều có chức năng đền bù hư ảo, xoa dịu nỗi đau hiện thực và hướng con người tới sự giải thoát về tinh thần. Bên cạnh những điểm tương đồng, giữa tín ngưỡng và tôn giáo cũng có những điểm khác nhau: Một là, tín ngưỡng xét về mặt lôgích hình thức là khái niệm có nội hàm hẹp hơn tôn giáo, bởi mọi tôn giáo đều là tín ngưỡng, nhưng không phải mọi hình thức tín ngưỡng là tôn giáo. Vì chúng thiếu hoặc chỉ là sự thể hiện mờ nhạt những đặc trưng cơ bản của tôn giáo như: Đáng sáng thế, giáo chủ, hệ thống tổ chức, hệ thống giáo lý, kinh sách và các điện thờ... Hai là, tín ngưỡng được hình thành từ chính cuộc sống phong phú, đa dạng của con người. Tín ngưỡng là sự phản ánh tự nhiên, thiếu cơ sở lý luận và khái quát, nên nó mang tính dân gian, đời thường. Còn tôn giáo thường được hình thành và tồn tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ, cho nên nó có tính khái quát và hệ thống hơn. 16 Ba là, tín ngưỡng có kết cấu đơn giản, nó được hình thành và tồn tại dựa trên cơ sở niềm tin vào các phép lạ, thần linh, tổ tiên. Và các nhà nghiên cứu cũng nhất trí rằng yếu tố quyết định của một tôn giáo là đức tin hay niềm tin. Những niềm tin ấy lại mờ ảo không rõ ràng, mang tính đơn giản (đơn giản cả trong các nghi lễ). Còn tôn giáo có kết cấu phức tạp và nghi lễ trong tôn giáo là yếu tố đặc biệt được coi trọng, mang tính hệ thống và được quy định chặt chẽ bởi giáo lý, giáo luật, mang tính bắt buộc với các tín đồ. Bốn là, tín ngưỡng và tôn giáo đều có hệ thống nghi lễ, bao gồm những biểu tượng mang tính thần thánh. Nghi lễ được thực hiện trong tín ngưỡng mang tính đơn giản. Còn với tôn giáo thì nghi lễ là yếu tố đặc biệt được coi trọng, nó mang tính hệ thống, được quy định chặt chẽ bởi giáo lý, giáo luật, được duy trì thường xuyên, có tổ chức và mang tính bắt buộc với tín đồ. Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng, có thể quan niệm: Tín ngƣỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc về đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, đƣợc hình thành trong lịch sử, là niềm tin của con ngƣời vào cái thiêng liêng thông qua hệ thống các nghi lễ thờ cúng đặc trƣng của con ngƣời và cộng đồng ngƣời trong xã hội. Thông thường thuật ngữ tín ngưỡng bao gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những nguyên tắc thực hành tôn giáo nhất định. Tín ngưỡng dân gian là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn liền với tập tục, thói quen truyền thống. Nó là một bộ phận của văn hoá dân gian, phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người và cả cộng đồng. Khi bàn về tín ngưỡng dân gian giáo sư Phạm Ngọc Quang cũng cho rằng: "Tín ngưỡng dân gian cũng có thể xem là loại hình tín ngưỡng tôn giáo do chính nhân dân- trước hết, là những người lao động sáng tạo ra trên cơ sở 17 những tri thức phản ánh sai lạc dưới dạng kinh nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình" [47, tr.8]. Ở Việt Nam phần lớn các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo đều cho rằng, tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, là yếu tố thuộc đời sống tinh thần, phản ánh niềm tin của con người vào hệ thống thần linh thông qua lễ nghi thờ cúng, phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc. 18 * Mê tín dị đoan. Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn nó tồn tại cho đến ngày nay. Mê tín dị đoan thường đan xen, gắn liền với các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Theo Đại đức Thích Đức Thiện: chữ Hán "mê" là mơ hồ, không rõ, là lầm lẫn trái với "tỉnh", còn "tín" nghĩa là tin. Như vậy, mê tín là tin một cách mơ hồ, tin mà chẳng hiểu và cố chấp vào điều mình tin. Mê tín là tin vào những cái thần bí như thần, thánh, ma, quỷ, số mệnh, bùa phép… không dựa trên một cơ sở nào hay một tổ chức tôn giáo nào. Dị đoan là tin theo những việc kì dị, những việc không thể có được. Mê tín thường gây ra hậu quả xấu đối với con người và xã hội. "Mê tín đến mức độ mê muội, cuồng tín, mất hết lý trí, óc suy đoán tin vào tất cả những điều quái dị không có trong thực tế thì sẽ trở thành mê tín dị đoan" [63, tr.24]. Theo tác giả Toan Ánh thì : Người có óc mê tín thì bạ đâu tin đấy, tin cả điều hay tin cả điều dở, tin điều phải mà cũng tin điều trái không suy xét, còn người có óc dị đoan thì ưa tin những điều huyễn hoặc, càng dị kì lại càng tin. Tác giả Toan Ánh còn khẳng định: "Khắp trên thế giới ở đâu cũng có người mê tín dị đoan, nhưng sự mê tín dị đoan cũng thay đổi theo không gian và thời gian, và cũng tuỳ theo tôn giáo nữa. Có khi một điều với tôn giáo này là phép lạ nhưng với tôn giáo khác lại là một điều mê tín dị đoan. Xưa kia dân ta sợ sấm sét mưa bão, tin tưởng đó là những vị thần có quyền uy và có thể giết hại con người được. Ngày nay với khoa học tiến bộ, dân ta không còn hoàn toàn tin như vậy nhưng lại có những điều mê tín mới, ví dụ như kiêng số 13, lựa số xe 9 nút và sợ những con số bù…” [3, tr.135]. Còn theo giáo sư Nguyễn Đức Lữ : "Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng vào những điều nhảm nhí gây tổn hại về sức khoẻ, tài sản, tính mạng và tổn phí về thời gian cho cá nhân, gia đình và xã hội" [45, tr.9]. Bên cạnh đó, một số người còn cho rằng, mê tín cũng là tín ngưỡng, nhưng là một dạng tín ngưỡng tiêu cực nhất "là tín ngưỡng sai lầm, nhảm nhí 19 vào sự tồn tại của sức mạnh siêu nhiên, hư ảo như: thần thánh, ma quỷ, số phận, ảo mộng, phù thuỷ, tướng số, vào phép lạ... " [47, tr.184]. Từ những thực tế trên cho thấy, các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan thường tồn tại đan xen nhau. Chúng đều có bản chất chung là tin vào lực lượng siêu nhiên, là sự phản ánh hư ảo hiện thực nên khó mà phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Khi con người mà mắc phải mê tín dị đoan thì rất dễ bị người xấu lợi dụng, làm tổn hại tiền bạc, sức khoẻ thậm chí nguy hại đến cả tính mạng. 1.1.2. Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên Khái niệm tín ngƣỡng Thờ cúng Tổ tiên Khi bàn về khái niệm tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, cần phải xem xét khái niệm "tổ tiên" và "Thờ cúng Tổ tiên". Theo quan niệm của nhiều người, "Tổ tiên" là những người đã qua đời trong một dòng họ. Với tác giả Trần Đăng Sinh thì: “Tổ tiên là những người có cùng huyết thống, đã mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ… là những người có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của các thế hệ con cháu” [63, tr.25]. Còn Tổ tiên trong xã hội nguyên thuỷ là tổ tiên tô tem giáo của thị tộc. Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên tô tem giáo ra đời khá sớm. Ở thời kỳ thị tộc mẫu hệ tổ tiên tô tem là những vật trong thiên nhiên được thần thánh hoá hoặc các vị thần. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên lại là những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy, khi mất đi họ trở thành thần che chở cho gia đình thị tộc. Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng trong không gian thờ cúng. "Thờ" có ý bao hàm một hành động biểu hiện sự sùng kính một đấng siêu nhiên như thần thánh, tổ tiên, đồng thời cũng có nghĩa là cách ứng xử với bề trên cho phải đạo như thờ cha mẹ, thờ thầy hay một người có ơn với mình. "Thờ" trong Thờ cúng Tổ tiên là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất