Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình việt nam thời kỳ ...

Tài liệu Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình việt nam thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay.

.PDF
109
8
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  HÀ THỊ BẮC PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀ THỊ BẮC PHÁT HUY GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS, TS. HOÀNG CHÍ BẢO HÀ NỘI – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS, TS. Hoàng Chí Bảo. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2010. Tác giả luận văn Hà Thị Bắc MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY .... 7 1.1. Gia đình và hệ giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam ................... 7 1.1.1. Khái quát về gia đình và gia đình truyền thống Việt Nam ........................ 7 1.1.2. Đạo đức và giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam........................ 20 1.1.3. Hệ giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam ................................. 22 1.2. Đổi mới và hội nhập quốc tế - sự tác động của nó đến giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam ........................................................ 29 1.2.1. Đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay ..................................... 29 1.2.2. Tác động của đổi mới và hội nhập quốc tế đến giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam .................................................................... 36 Chƣơng 2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY ...... 48 2.1. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay ... 48 2.1.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay ................................................... 48 2.1.2. Yêu cầu khách quan của việc phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay ........... 68 2.2. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát huy những giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ............................................................................................. 73 2.2.1. Phương hướng .......................................................................................... 73 2.2.2. Những giải pháp ....................................................................................... 79 KẾT LUẬN......................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 95 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chưa bao giờ vấn đề gia đình lại được nhiều người, nhiều giới, nhiều quốc gia quan tâm như hiện nay. Ở nước ta, quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc xây dựng gia đình và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống Việt Nam. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với những chuẩn mực giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam nhưng dưới tác động của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam đang có những biến đổi một cách mạnh mẽ. Sự biến đổi ấy là một quá trình thống nhất, liên tục vừa bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị tích cực của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị của gia đình hiện đại. Có thể nói, gia đình Việt Nam hiện nay chính là sản phẩm của sự hiện đại hoá các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam và truyền thống hoá những tinh hoa của gia đình hiện đại. Nhiều giá trị của gia đình hiện đại được thế giới tạo ra trong quá trình xây dựng nền văn hoá mới, gia đình mới cũng đã được các gia đình Việt Nam tiếp thu và đang góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Trong quá trình diễn ra những biến đổi của gia đình, có những giá trị của gia đình truyền thống sẽ bị mất đi; lại có những giá trị đang biến đổi dần dần, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới và cũng có những giá trị quý báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình yêu lứa đôi trong sáng, lòng chung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng; trách nhiệm và sự hy sinh của cha mẹ với con cái; con cái hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, tổ tiên… đồng thời gia đình Việt Nam hiện nay cũng đang tiếp nhận nhiều giá trị của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, tôn trọng quan niệm và sự lựa chọn của mỗi thành viên trong gia đình; tôn trọng lợi ích cá nhân, bình đẳng nam nữ, vợ chồng…Điều đó cho thấy, gia đình Việt Nam hiện nay đang được củng cố và xây dựng theo xu hướng hiện đại hoá: dân chủ, bình đẳng, tự do và tiến bộ. Cùng với những cơ hội đang thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam thì quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế cũng đang đặt gia đình Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức, biến động và bất trắc, có nguy cơ xâm hại và làm mai một những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống. Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là những khu đô thị lớn, gia đình đang có những dấu hiệu của sự khủng hoảng, những giá trị của gia đình truyền thống tốt đẹp đang bị lấn át bởi sự thao túng của đồng tiền, lối sống lai căng, thiếu văn hoá, tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; sống chung không kết hôn; tình trạng trẻ em nghiện hút; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; bạo lực gia đình; ngoại tình… đang tấn công vào gia đình từ nhiều phương diện khác nhau. Có một thực tế đang đặt ra, nhiều gia đình đang lúng túng trong việc nuôi dạy, giáo dục con cái, hướng con cái vào những giá trị đạo đức cổ truyền thì xem ra lỗi thời, không thích hợp; hướng con cái vào các giá trị hiện đại thì chưa được xác định rõ ràng… nhiều gia đình chỉ biết dạy con theo kinh nghiệm của mình; bộ phận khác lại hướng con cái theo suy nghĩ, lối sống hiện đại đang được du nhập vào nước ta thông qua quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, không ít gia đình lại phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội… dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với việc xây dựng gia đình, giáo dục và định hình nhân cách cho thế hệ trẻ đang lớn lên và đang hàng ngày, hàng giờ chịu tác động bởi kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta cần phải xác định rõ những tác động của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đến gia đình Việt Nam nói chung và các giá trị gia đình truyền thống Việt Nam nói riêng để giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy trong xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay. Do đó, việc lựa chọn vấn đề “Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về gia đình dưới nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài của luận văn có thể phân chia các công trình này thành các nhóm cơ bản sau: - Nhóm vấn đề chung về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam có một số công trình như : “Gia đình Việt Nam ngày nay” NXB. Khoa học xã hội, 1996; “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê Thi, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; “Suy nghĩ về việc xây dựng chiến lược phát triển gia đình hiện nay” của Lê Thị Quý, Tạp chí Cộng sản, số 30 - 2003; “Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay ” của GS. Lê Thi, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; “Gia đình học” của Đặng Cảnh Khanh Lê Thị Quý, NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009… Qua các công trình này, các tác giả đã khái quát một cách có hệ thống về sự biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình… trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. - Nhóm vấn đề quan hệ giới và sự bất bình đẳng, bạo lực gia đình, có một số công như: “Một số vấn đề về bạo lực gia đình hiện nay” của Lê Thị Quý, Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, số 4 - 1991; “Bất bình đẳng nam nữ nhìn từ góc độ lịch sử” của Lê Thị Quý, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 32 - 1998; “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới Việt Nam”, NXB. Phụ nữ, Hà Nội, 1998; “Bạo lực gia đình - Bất bình đẳng trong quan hệ giới” của Lê Thị Quý, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 42 - 2000; “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị”, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007… Qua các công trình này, các tác giả đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và hậu quả của sự bất bình đẳng giữa các thành viên, nạn bạo lực gia đình đang diễn biến nghiêm trọng, tác động xấu đến gia đình và xã hội ở nước ta hiện nay. - Nhóm vấn đề tiếp cận và nghiên cứu gia đình dưới góc độ văn hoá, đạo đức có một số công trình như: “Nho giáo và gia đình”, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995; “Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; “Văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá trong thời kỳ hội nhập quốc tế” của Th.s Trần Thị Tuyết Mai, Tạp chí Cộng sản, số 161 - 2008… Qua các công trình này, các tác giả đã khái quát được những giá trị văn hoá của gia đình, chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng văn hoá gia đình và gia đình văn hoá ở Việt Nam hiện nay. Ngoài một số công trình nêu trên còn có các luận án, luận văn nghiên cứu về gia đình, về đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình như: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay ” của TS. Lê Ngọc Văn; “Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đạo đức gia đình truyền thống ở Việt Nam” của ThS Nguyễn Thị Thọ… Tuy nhiên, các công trình nêu trên chỉ đề cập một cách khái quát hoặc một số khía cạnh của gia đình, cho đến nay còn rất thiếu những công trình nghiên cứu cơ bản và hệ thống về việc phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xác định hệ giá trị đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam, luận văn khẳng định sự cần thiết phải phát huy những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, đồng thời chỉ ra phương hướng, giải pháp để kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức ấy trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, xác định hệ giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam và sự tác động của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đến hệ giá trị gia đình truyền thống Việt Nam hiện nay. Thứ hai, làm rõ yêu cầu khách quan cần kế thừa, phát huy các giá trị đạo đức tích cực của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam. Thứ ba, nêu lên phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những giá trị tích cực của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những giá trị gia đình truyền thống Việt Nam và phát huy các giá trị tích cực của gia đình truyền thống Việt Nam trong xây dựng gia đình hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống mà ngày nay vẫn có ý nghĩa tích cực trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta trong những năm gần đây. 5. Cở sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, chú ý tính chính trị - xã hội của vấn đề nghiên cứu, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp như lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh…để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn * Đóng góp mới về mặt khoa học Luận văn góp phần làm rõ hơn hệ giá trị đạo đức tích cực của gia đình truyền thống Việt Nam, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn làm rõ và sâu sắc hơn những giá trị gia đình truyền thống và sự tác động của đổi mới, hội nhập quốc tế đối với hệ giá trị của gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay. Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan đến gia đình; là cơ sở giúp các gia đình ở Việt Nam hiện nay nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải kế thừa và phát huy những giá trị của gia đình truyền thống trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái… 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chƣơng 1. Giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay Chƣơng 2. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Chƣơng 1 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 1.1. Gia đình và hệ giá trị đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam 1.1.1. Khái quát về gia đình và gia đình truyền thống Việt Nam * Khái quát về gia đình: Trong cuộc đời mỗi người, gia đình luôn luôn là điểm tựa, là cội nguồn, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho mỗi người và xã hội. Nghiên cứu di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen, chúng ta thấy, trong suốt tiến trình xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, bao giờ các Ông cũng dựa vào những tiền đề hiện thực. Những tiền đề hiện thực này thường được các Ông sử dụng với tư cách những phạm trù xuất phát để nghiên cứu, mổ xẻ các quá trình xã hội nhằm phát hiện ra các quy luật, các mâu thuẫn, các xu hướng vận động và phát triển của nó. Những tiền đề hiện thực này được biểu hiện một cách cụ thể qua các phạm trù, như phạm trù hàng hóa, phạm trù con người, phạm trù sở hữu,... Ở đây, điều đáng nói là, tất cả các phạm trù này đều có liên quan đến phạm trù gia đình. Bởi, trong quan niệm của các Ông, gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm; từ việc tái tạo ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người; từ chỗ tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề sở hữu. Và, ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo,... đều tác động trở lại gia đình, củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu của gia đình. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề gia đình như vậy, nên trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không ít đề cập tới vấn đề gia đình. Các Ông đã xem xét gia đình với tư cách một xã hội thu nhỏ, các hình thức lịch sử của gia đình, nhất là gia đình với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình và nhà nước, sự khác biệt giữa gia đình dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa tương. Không những thế, các Ông còn nghiên cứu gia đình trong quan hệ tính giao - vấn đề trong hôn nhân, và gia đình với tư cách yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất trong lịch sử phát triển xã hội. Có thể nói, vấn đề gia đình trong di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ lại dừng ở khái niệm "gia đình" thuần túy, mà còn khám phá nguồn gốc gia đình, tác động của gia đình tới xã hội và ảnh hưởng của những biến đổi xã hội tới gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế, của tiến trình công nghiệp hoá. Trong Hệ tư tưởng Đức, khi nói về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xem xét ba mối quan hệ con người đã được hình thành trong lịch sử nhân loại. Quan hệ thứ nhất là quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên, nghiên cứu tự nhiên để tồn tại và cũng để nhằm thỏa mãn những nhu cầu không ngừng nảy sinh của con người. Quan hệ thứ hai là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phản ánh các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động. Quan hệ thứ ba là quan hệ gia đình. Cũng theo các Ông, ba quan hệ này tồn tại đan xen với nhau, hòa vào nhau, cùng tồn tại bên nhau. Nhờ những nghiên cứu của C.Mác và Ph.Ăngghen về các hình thức gia đình, chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn nội dung của lực lượng sản xuất (quan hệ thứ nhất), nội dung của quan hệ sản xuất (quan hệ thứ hai) và ngược lại. Khi nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen còn cho rằng, thực ra, gia đình là “quan hệ xã hội duy nhất” trong buổi đầu của lịch sử xã hội. Nhờ quan hệ thứ ba này, với chức năng sinh con đẻ cái, quan hệ gia đình đã sản sinh ra và duy trì các quan hệ xã hội khác. Theo ý nghĩa đó, gia đình là một xã hội thu nhỏ: gia đình sản sinh ra các cá thể người, gắn kết các cá thể người thành xã hội và khi xã hội loài người được hình thành thì những hoạt động của nó thường xuyên tác động tới gia đình làm cho gia đình biến đổi về cả hình thức, cấu trúc cũng như vai trò của nó đối với xã hội. Chính vì vậy, các Ông luôn đòi hỏi nghiên cứu gia đình, nghiên cứu lịch sử loài người phải gắn liền với lịch sử của công nghiệp và của sự trao đổi sản phẩm. Khi luận chứng về những tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, C. Mác đã viết: “Hằng ngày khi tái tạo ra đời sống bản thân mình, con người bắt đầu tái tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [25, tr.41]. Với quan niệm này gia đình được nhìn nhận với một số nội dung chính sau: Thứ nhất, gia đình ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người; con người cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân mình thì đồng thời cũng tạo ra gia đình. Thứ hai, chức năng chính của gia đình là tái tạo, sinh sôi nảy nở ra con người. Thứ ba, gia đình được tạo bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân (vợ - chồng), quan hệ huyết thống (cha, mẹ - con cái). Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng, sự ra đời của nền sản xuất bằng máy móc hiện đại - nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa với lực lượng sản xuất mới đã dần xóa bỏ toàn bộ hệ thống công trường thủ công, đã thay đổi sự phân bố dân cư và kết cấu ngành nghề của xã hội và do vậy, sự "yên ấm” của từng gia đình cũng bị phá vỡ theo dòng xoáy của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Không chỉ thế, nó còn làm thay đổi vị trí và điều kiện sinh sống của gia đình, thay đổi nhu cầu thưởng thức những giá trị vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong gia đình. Nếu trước đây, nhu cầu tiêu dùng được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nay đã nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về và một khi “sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế”, nó làm cho những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa còn tạo ra một chế độ xã hội và chính trị thích ứng với quan hệ sản xuất mới, với cơ sở hạ tầng mới. Nó xóa bỏ mọi phẩm chất và đức hạnh do chế độ phong kiến tạo dựng; nó "tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng" [26, tr.600]; nó biến đổi cả quan hệ gia đình vốn được xem là thiêng liêng nhất, "xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơn thuần" [26, tr.600]. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã khẳng định, với sự hình thành và phát triển của nền đại công nghiệp thì không chỉ các quan hệ xã hội, mà cả quan hệ gia đình cũng đã bị thay đổi. Tiếp tục nghiên cứu về gia đình, trong một tác phẩm chuyên khảo đặc biệt có giá trị Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước (1884), Ph. Ăngghen đã chỉ ra vị trí quy định của gia đình đối với các thiết chế xã hội, Ông chỉ ra rằng: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [27, tr.414]. Theo Ph. Ăngghen, quá trình sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp là nhân tố quyết định tiến trình phát triển của lịch sử; cùng với trình độ phát triển của lao động, trình độ phát triển của gia đình quyết định trình độ phát triển của xã hội, đồng thời đến lượt mình trình độ phát triển của gia đình cũng tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất, của lao động và của xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin về hôn nhân và gia đình đã và đang được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn có cơ sở khoa học, có giá trị thực tiễn cao, nhất là những tư tưởng về những biến đổi của gia đình phụ thuộc và gắn liền với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội nhưng có tác động quan trọng đối với những biến đổi kinh tế - xã hội ấy. Trên thế giới, hiện tồn tại rất nhiều hình thức gia đình với cấu trúc và chức năng khác nhau, do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa chung và khoa học về gia đình. Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, gia đình, đặc biệt là gia đình truyền thống không chỉ là cộng đồng mà còn cộng cảm, tính xã hội đặc biệt của gia đình là ở đó. Căn cứ vào thực tiễn của hôn nhân và gia đình ở nước ta, GS. Lê Thi đã đưa ra quan niệm về gia đình: “Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại) cùng chung sống. Đồng thời gia đình có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm), giữa họ có những điều kiện ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong Luật hôn nhân và gia đình nước ta). Đồng thời trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [39, tr.7]. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về gia đình, mỗi khái niệm đều nhằm mục đích khái quát lên những yếu tố cơ bản, đặc thù. Sau đây là một số khái niệm: a. Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái. b. Gia đình là nhóm người chung sống với nhau dưới một mái nhà có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nền kinh tế chung. c. Theo Levi strauss thì gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật là: bắt nguồn từ hôn nhân bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ sự hôn phối của đôi nam nữ, tuy nhiên trong gia đình có mặt của những người họ hàng, bà con hoặc con nuôi, họ gắn bó với nhau bởi các nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và về sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên. Hướng tới xây dựng gia đình bền vững, tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm Quốc tế gia đình và thống nhất khẳng định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại cần được giữ gìn và phát huy. Trên tình thần đó UNESCO đã đưa ra định nghĩa về gia đình: Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng chung sống và có ngân sách chung. Trong thời đại ngày nay, trước yêu cầu của phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế là vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia dân tộc trong đó có Việt Nam. Trong quá trình này, không thể không xét đến mối quan hệ của nó đối với vấn đề gia đình và do vậy, không thể không vận dụng lý luận về gia đình trong kho tàng lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Nghiên cứu quan hệ gia đình trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mối quan hệ giữa gia đình và sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen không những giúp cho chúng ta thấy được tác động của quá trình cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội, thấy được những khuynh hướng biến đổi tất yếu của gia đình, mà còn giúp chúng ta nhận thức được vai trò của gia đình đối với sự nghiệp đổi mới và mở rộng hợp tác quốc tế của nước ta hiện nay. Đó là vai trò của gia đình trong việc trang bị tri thức mới cho thế hệ lao động tương lai, trang bị những hiểu biết căn bản về những giá trị và văn hóa đạo đức; nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải bảo vệ những ngành, nghề truyền thống trước những tác động tiêu cực do mặt trái kinh tế thị trường gây ra. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời cũng có những thách thức nghiệt ngã cần phải vượt qua, trong đó có thách thức về xây dựng gia đình Việt Nam, gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Không thể phủ nhận được vai trò to lớn và rất quan trọng của gia đình trong đời sống xã hội. Các tế bào cấu thành xã hội ấy vẫn còn và sẽ còn là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam. Từ quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về gia đình trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế -xã hội, có thể khẳng định chủ trương đó của Đảng ta là định hướng chiến lược không chỉ đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam mới, mà còn đối với việc phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế. * Gia đình truyền thống Việt nam: - Khái niệm gia đình truyền thống: Nếu khái niệm gia đình khó xác định trên diện rộng và rất đa dạng thì khái niệm “gia đình truyền thống” cũng là một khái niệm khó xác định không kém, hơn nữa nó còn được ít người nghiên cứu. Gia đình truyền thống là một khái niệm mà các nhà nghiên cứu dùng để chỉ loại gia đình đã hình thành và tồn tại trong quá khứ mà trong đó chứa đựng nhiều yếu tố bền vững, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, những yếu tố đó phản ánh nền văn hoá bản địa và tạo nên nét đặc sắc của văn hoá dân tộc. Ở Việt Nam, gia đình truyền thống là một khái niệm mang nhiều hàm nghĩa khác nhau. Trên thực tế, khái niệm này thường được hiểu chỉ là một phần trong các ý nghĩa đó, chẳng hạn người ta có thể hiểu gia đình truyền thống là gia đình Nho giáo hoặc gia đình phong kiến. Một số khác muốn nhấn mạnh tinh thần dân tộc, muốn gạt yếu tố “Nho giáo” hoặc “phong kiến” ra khỏi khái niệm gia đình truyền thống để đồng nhất gia đình truyền thống với hình thái gia đình Việt Nam cổ, trước khi Nho giáo xâm nhập. Khi ấy gia đình được coi là tổ ấm của mỗi người, trong đó sự thuỷ chung, lòng thương yêu và ý thức trách nhiệm là những giá trị cơ bản. Khi nghiên cứu về gia đình truyền thống, GS. Đỗ Thái Đồng đã đưa ra cách hiểu về gia đình truyền thống như sau: “Gia đình truyền thống chắc hẳn là hình thái gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp Á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền, sự nhất trí về khái niệm gia đình truyền thống có lẽ chỉ giới hạn đến đó” [8, tr.72]. Như vậy, gia đình truyền thống có thể được hiểu là loại hình gia đình gắn với nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông với đặc trưng sản xuất lúa nước, ít biến đổi qua những thay đổi của lịch sử, tồn tại cho đến thế kỷ XIX (trước khi tiếp xúc với phương Tây), đó là loại gia đình hạt nhân và nửa hạt nhân hoá (gia đình mở rộng ba thế hệ), gia đình này gắn chặt với nền văn hoá cộng đồng làng xã, với chế độ ruộng công phân chia định kỳ, là một đơn vị tổ chức sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất thủ công và tiểu thương nghiệp, tự thoả mãn các nhu cầu sống của các thành viên. Đó là gia đình phụ hệ, coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo, tuy nhiên trong gia đình truyền thống Việt Nam, người phụ nữ vẫn được tôn trọng, đây là sự chi phối của văn hoá bản địa và chịu sự tác động lớn của Phật giáo… những tác động này đã làm mềm hoá các nguyên tắc cứng nhắc trong Nho giáo cho phù hợp với tâm lý, lối sống của con người Việt Nam. - Đặc điểm của gia đình truyền thống Việt Nam: Đạo đức truyền thống của gia đình được hình thành và chịu sự quy định trực tiếp từ những đặc điểm của gia đình truyền thống, đó là đặc điểm về kinh tế xã hội, văn hoá gia đình và bản sắc văn hoá gia đình truyền thống. Thứ nhất, đặc điểm kinh tế xã hội của gia đình : Gia đình truyền thống là một đơn vị sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Các hộ gia đình tự sản xuất những sản phẩm tiêu dùng cho gia đình mình. Có thể nói, gia đình truyền thống là một hộ nông - công - thương kết hợp trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Ngoài công việc cày cấy ra mỗi gia đình làm thêm một số nghề thủ công như đan lát, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải để tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho cả gia đình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan